Nghỉ Ngơi, Thư Giãn, Dinh Dưỡng Đạm Và Sinh Tố.

BÀI 8: ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH TRONG CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

Mục tiêu: sau khi học xong học viên phải:

1. Kể được các nguyên nhân chính gây viêm khớp dạng thấp.

2. Trình bày được nguyên tắc chung để điều trị viêm khớp dạng thấp.

3. Trình bày được ứng dụng dưỡng sinh để chăm sóc điều trị viêm khớp dạng thấp.

1. ĐẠI CƯƠNG

Hàng năm có khoảng 700 – 750 người mới mắc bệnh VKDT trên 1 triệu dân số số từ 15 tuổi trở lên. Viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung tới 80% vào lứa tuổi trung niên.

Ngoài ra, các yếu tố dịch tễ cũng ảnh huởng đến tỷ lệ mắc bệnh như: tình trạng kinh tế, xã hội, các stress tâm lý, và các trạng thái cơ thể như thai nghén, thuốc ngừa thai, mãn kinh…

Có thể nói về mặt dịch tễ học, viêm khớp dạng thấp là bệnh của phụ nữ ở tuổi trung niên, vì 70 – 80% bệnh nhân là nữ và 60 – 70% xuất hiện ở lứa tuổi trên 30.

Tỷ lệ mắc bệnh ở người phụ nữ cao hơn hẳn ở nam giới. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1/5,5. Ở lứa tuổi dưới 60, tỷ lệ này là 1/5 – 6, nhưng trên 65 tỷ lệ này chỉ là ½

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Ở nước ta, theo nghiên cứu các tỉnh phía Bắc, tỷ lệ này là 0,5% dân số và chiếm 20% số bệnh nhân khớp đến điều trị tại bệnh viện

2. NGUYÊN NHÂN SINH BỆNH

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, có nhiều giả thiết được đưa ra mặc dù đã tìm được sự hiện diện của nhóm kháng thể kháng globuline miễn dịch ở trong huyết thanh cũng như trong dịch khớp của người bệnh gọi chung là nhân tố thấp.

Kháng thể có thể là: IgM anti IgG, IgG anti IgG, IgA anti IgG. Các kháng thể này tự nó không đủ giải thích các tổn thương bệnh học, và vì vẫn chưa giải thích được lý do sản xuất và hiện diện của nhân tố thấp, người ta xếp viêm khớp dạng thấp vào loại bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều nhân tố.

Các yếu tố tham gia

• Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ đến giới tính và lứa tuổi.

• Yếu tố di truyền: bệnh viêm khớp dạng thấp có tính chất gia đình. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm khớp dạng thấp ở những gia đình có cha mẹ bị bệnh cao hơn 2 – 3 lần so với gia đình khác.

Yếu tố tác nhân gây bệnh

• Có thể là một nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

• Một loại dị ứng nguyên từ ngoài vào hoặc nội sinh.

• Một enzyme do thay đổi cấu trúc.

Các yếu tố thuận lợi có tính cách phát động gây bệnh

• Cơ thể suy yếu do bất thường về dinh dưỡng và chế độ ăn uống, hoặc sau khi mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng.

• Các yếu tố tâm lý, các stress, các trạng thái cơ thể (thai nghén, mãn kinh, dùng thuốc ngừa thai…), các rối loạn nội tiết.

• Môi trường khí hậu lạnh và ẩm kéo dài.

• Sau phẫu thuật.

Cơ chế sinh bệnh: Những kiến thức mới về miễn dịch học và sinh học phân tử đã làm sáng tỏ hơn cơ chế sinh bệnh viêm khớp dạng thấp.

3. SƠ ĐỒ SINH LÝ BỆNH.


4 NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG 1 Thuốc chống viêm không steroit và thuốc chống 1

4. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG

1. Thuốc chống viêm không-steroit, và thuốc chống viêm steroit.

2. Xoa ngoài với các loại dầu để tăng tuần hoàn tại khớp.

3. Tập vận động khớp để chống cứng khớp.

4. Dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh tố.

5. ỨNG DỤNG DƯỠNG SINH

1. Xoa bóp và vận động khớp đểû tăng nuôi dưỡng khớp, chống cứng khớp.

2. Thở 4 thời có kê mông để tăng tuần hoàn chung và ảnh hưởng đến khớp.

3. Tập các động tác ngồi hoa sen vì có ảnh hưởng đến các khớp chi trên và chi dưới. Cần chú ý đến thở đúng bảo đảm đủ oxy.

4. Nếu viêm khớp đốt sống mạn thì tập các bài tập ở tư thế nằm, như động tác Ưỡn Cổ, Ưỡn Mông, Vặn Cột Sống, Chào Mặt Trời...

5. Nếu viêm khớp ở chi trên chi dưới nên tập các động tác dưỡng sinh như Xem xa xem gần, Co tay rút ra phía sau, Để tay giữa lưng nghiêng mình, Bắt chéo tay sau lưng, Cầm tạ...

Tốt hơn hết là tập đủ các đôïng tác dưỡng sinh vì có ảnh hưởng toàn diện.

6. Nghỉ ngơi, thư giãn, dinh dưỡng đạm và sinh tố.

BÀI 9: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔN XOA BÓP.

1.Vài nét về lịch sử môn xoa bóp trên thế giới.

Ở Ai cập, trên các bức tranh khắc trên đá, cách đây 5000 năm, đã ghi lại hình những người đang xoa bóp.

Hipôcrat (người Hy lạp), y tổ phương Tây, đã khuyên dạy môn đồ dùng xoa bóp để chữa cứng khớp …

Ở La mã, từ thời cổ đại, xoa bóp được coi là môn bổ trợ sau khi tắm.

Ở An độ gọi xoa bóp là săm-va-na (Schamvahna), luôn luôn được thực hiện trong các buổi lễ tôn giáo, và sau buổi tập thở, tập Yoga.

Ở Trung quốc, xoa bóp đã có một lịch sử rất lâu đời; trong quyển Nội kinh Tố vấn, thiên dị pháp đã đề ra những phép xoa bóp; và càng ngày càng phát triển

Ở các nước Châu Âu, vào thế kỷ thứ 17, tại trường đại học y khoa người ta đã tìm thấy nhiều luận án đề cập đến lợi ích của xoa bóp

Các nước Anh, Đức, Mỹ … môn xoa bóp cũng được phổ biến rộng rãi; đặc biệt nhất là trong giới thể dục, thể thao …

Xoa bóp đã được áp dụng để bồi dưỡng sức khỏe, phòng bệnh và trị bệnh từ nhiều ngàn năm trước cho đến hiện nay, tại nhiều nước từ Âu sang Á; và ngày càng phát triển.

2. Vài danh y cổ truyền ở nước ta đã đề cập đến những phương pháp chữa bệnh bằng xoa bóp.

2.1 Tuệ Tĩnh: vào thế kỷ thứ 14 đã tổng kết những kinh nghiệm xoa bóp thời bấy giờ để chữa một số bệnh (sách Nam dược thần hiệu).

Ví dụ: -Xoa với bột gạo tẻ để chữa chứng có nhiều mồ hôi.

- Xoa với bột hoạt thạch và bột đậu xanh để trị rôm.

- Xoa với hạt cải ngâm dấm chữa da thịt tê dại.

- Xoa với hạt cải ngâm rượu điều trị đau lưng.

- Xoa với rượu ngâm quế điều trị bại liệt.

2 2 Nguyễn Trực Thế kỷ thứ 15 trong cuốn Bảo anh lương phương chữa bệnh cho 2

2.2.Nguyễn Trực: Thế kỷ thứ 15, trong cuốn Bảo anh lương phương (chữa bệnh cho trẻ em) đã đúc kết nhiều kinh nghiệm xoa bóp với các thủ thuật xoa, bấm, miết, vận động, kéo... tác động lên kinh lạc huyệt để điều trị các chứng đau bụng, ỉa chảy, tích trệ....

2.3. Đào công Chính: thế kỷ 18, trong cuốn Bảo sinh diên thọ toản yếu đã tổng kết các phương pháp tự tập luyện, tự xoa bóp để phòng và trị bệnh.

2.4. Hải Thượng Lãn Ông: thế kỷ 18, đã nhắc lại các phương pháp trị liệu bằng xoa bóp để phòng và trị bệnh trong cuốn Vệ sinh yếu quyết.

3 Định nghĩa xoa bóp Xoa bóp dân tộc là một phương pháp phòng bệnh và chữa 3

3. Định nghĩa xoa bóp

Xoa bóp dân tộc là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của nó là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục đích phòng bệnh và chữa bệnh.

- Ưu điểm là giải tiện, rẻ tiền có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh rộng, có gía trị phòng bệnh lớn.

- Giản tiện, rẻ tiền vì chỉ dùng bàn tay để phòng bệnh và chữa bệnh. Do đó, có thể dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào phương tiện khác.

- Có hiệu quả vì có khả năng chữa một số bệnh cấp tính như nhức đầu, đau lưng cấp, cảm cúm, … cũng như một số bệnh mạn tính khác như thấp khớp, hội chứng dạ dày… Tự xoa bóp thì rất chủ động để giữ gìn sức khỏe.

4. Những nhận thức đúng về xoa bóp

- Xoa bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh như các phương pháp khác (thuốc, châm cứu).

- Có một số bệnh chứng có thể dùng xoa bóp để chữa như vẹo cổ, đau lưng, thấp khớp, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, cảm cúm...

- Có những bệnh phải phối hợp với những phương pháp khác, mà xoa bóp chỉ ở vị trí thứ yếu: sốt cao cấp tính, cơn đau quặn thận, cơn đau quặn gan...

5. những điều cần chú ý khi chữa bệnh bằng xoa bóp

- Cần làm cho người bệnh tin tưởng vào phương pháp để người bệnh phối hợp với thầy thuốc, phát huy sự nỗ lực chủ động trong quá trình chữa bệnh, bằng

cách giải thích rõ nguyên nhân gây bệnh, chỉ dẫn những điều kiêng cữ, những điều nên làm khi ở nhà.

- Cần có chẩn đoán rõ ràng rồi mới tiến hành xoa bóp; Không làm xoa bóp khi người bệnh quá đói hoặc quá no; bệnh nhân mới đến cần nghỉ 5 đến 10 phút trước khi xoa bóp; Thủ thuật nặng nhẹ phải phù hợp với tình hình bệnh tật của người bệnh; Thí dụ: Lần đầu làm nhẹ nhàng; bắt đầu và kết thúc làm nhẹ; Làm ở nơi đau phải chú ý sức chịu đựng của bệnh nhân, không làm quá mạnh. Sau một lần xoa bóp, hôm sau bệnh nhân thấy mệt mỏi, tức là đã làm quá mạnh, lần sau cần phải nhẹ hơn.

- Khi xoa bóp thái độ thầy thuốc phải hòa nhã nghiêm túc, luôn theo dõi diễn tiến người bệnh. Đối với bệnh mới, nhất là bệnh nhân nữ cần nói rõ cách làm để họ yên tâm, tránh hiểu lầm đáng tiếc.

6. Một đợt chữa bệnh và thời gian một lần xoa bóp.

Một đợt chữa bệnh từ 10 đến 15 lần là vừa, để tránh hiện tượng lờn xoa bóp và ghiền xoa bóp.

- Đối với chứng bệnh cấp tính mỗi ngày có thể làm 1 lần.

- Đối với chứng bệnh mạn tính, có thể xoa bóp cách ngày, hoặc một tuần 2 lần.

Thời gian một lần làm xoa bóp:

- Nếu xoa bóp toàn thân làm từ 40 đến 60 phút.

- Nếu xoa bóp từng bộ phận có thể làm từ 10 đến 15 phút.

BÀI 10: TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP THEO LÝ LUẬN Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Quan hệ giữa xoa bóp với thuyết âm dương ngũ hành

Trong xoa bóp cũng phải chẩn đoán rõ âm dương, tạng phủ bị bệnh; xác định bệnh hư hay thực, ở một tạng hay nhiều tạng phủ.

Nếu bệnh thuộc hư thì phải bổ, bệnh thực thì phải tả.

Tả thì động tác mạnh, nhanh, ngược đường kinh; Bổ thì động tác nhẹ nhàng, khoan thai, thuận đường kinh.

Ví dụ: nếu bị cảm lạnh, gây chứng biểu thực hàn, với các triệu chứng sốt, gai rét, đau đầu. Phải dùng các thủ thuật ấn, day, bóp, véo ở các kinh dương, động tác nhanh mạnh để làm ra mồ hôi.

Nếu là mất ngủ do âm hư dương vượng, thì phải dùng các động tác xoa, day, nhẹ, dịu dàng, tác dụng lên các huyệt Tam âm giao, dung tuyền để bổ âm, ấn, véo, mạnh nhanh vào các huyệt Thái xung, Bách hội, Ấn đường, để tả dương, nhằm điều hòa âm dương.

2. Quan hệ giữa xoa bóp với thuyết tạng tượng, vệ, khí, dinh, huyết

Tạng tượng là 6 tạng phủ ( tâm, tâm bảo), can, tỳ, phế, thận, tiểu trường, đởm, vị, đại trường,

bàng quang, tam tiêu, các phủ khác ( não, tủy, xương, mạch, da con) ngũ quan, ngũ thể, tinh, khí,thần và các nhóm chức năng của chúng. Kinh lạc là hệ thống mạng dẫn truyền khí huyết dọc ngang chằng chịt khắp cơ thể; bên trong vào đến tạng phủ, bên ngoài ra đến cơ da; kinh lạc là nơi tuần hoàn khí huyết, để đi nuôi dưỡng toàn thân, làm ấm cơ thể, điều hòa âm dương và kết cơ thể thành một khối thống nhất.

Vệ khí là khí bảo vệ cơ thể (bắt nguồn từ thận và phế); doanh khí là chất nuôi dưỡng cơ thể màu trắng trong; huyết là chất nuôi dưỡng cơ thể màu đỏ (bắt nguồn từ tỳ); quá trình hoạt động của cơ thể là do khí (bắt nguồn từ thận, phế, tỳ).

Bệnh tà xâm nhập vào cơ thể, lần lượt vào lạc mạch trước, sau đó chuyển vào kinh, và sau cùng chuyển vào tạng phủ; cũng có khi trực tiếp trúng vào tạng phủ ngay… sẽ gây dinh vệ mất điều hòa, hoặc kinh lạc bị bế tắc, làm khí huyết ứ trệ (gây đau nhức), hoặc làm rối loạn công năng của tạng phủ (với những triệu chứng cơ năng hay thực thể)

Tác dụng của xoa bóp theo YHCT: xoa bóp thông qua tác động vào huyệt, kinh lạc, có thể đuổi ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông được kinh lạc, khí huyết và điều hòa được chức năng của tạng phủ.

Ví dụ: nếu hàn thấp vào người ( vệ khí không bảo vệ đươc ) cơ có thể bị co, lúc đó dinh huyết vận hành khó khăn. Dùng xoa bóp có thể làm giãn cơ, thúc đẩy khí huyết lưu thông, làm ấm người, và thì bệnh sẽ giảm nhẹ.

Trong xoa bóp cũng phải chẩn đoán bệnh thuộc hư thực, hàn nhiệt biểu lý, âm dương, tạng phủ.

Xoa bóp thông qua tác động lên hệ thống kinh lạc, huyệt vị có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, bồi bổ được chức năng của tạng phủ.

BÀI 11: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI.

1.Tác dụng đối với da và tổ chức dưới da :

Da và tổ chức dưới da có nhiều mạch máu đầu dây thần kinh .Khi thực hiện xoa bóp sẽ kích thích dây thần kinh qua cung phản xạ gây ra phản ứng vận mạch làm giãn các mạch máu

.Các động tác của xoa bóp như xoa, bóp, vuốt, nhào v.v…có tính chất như một cái bơm đẩy làm tăng lưu thông máu tuần hoàn khu vực,nhờ đó dinh dưỡng được chuyển hoá tốt hơn .

Xoa bóp làm cho da tăng tính đàn hồi, tổ chức dưới da săn lại .Các tuyến bã tuyến mồ hôi hoạt động tốt hơn .Da trở nên mềm mại căng bóng .Các thẩm mỹ viện đã ứng dụng tác dụng này để xoa bóp mặt làm cho ,khuôn mặt bớt nếp nhăn,da dẻ tươi trẻ .

Khi xoa bóp da còn tiết chất Histamin, Acetylcholin có tác dụng tại chỗ và toàn thân .

Khi xoa bóp, những vẩy sừng của biểu bì bị bong ra; đồng thời tạo điều kiện cho tuyến mồ hôi, và tuyến mỡ bài tiết tốt hơn; tức là làm cho quá trình đào thải những sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá được tốt hơn.

Khi xoa bóp, da được cung cấp máu tốt hơn, đồng thời loại trừ những khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch; sự chuyển động của bạch huyết cũng gia tăng, chẳng những tại chỗ mà còn ở vùng lân cận nữa.

Nhờ vậy da trở nên hồng hào, săn chắc và đàn hồi; Quá trình chuyển hoá tại chỗ tốt hơn, góp phần vào chuyển hoá chung của cơ thể.

2.Đối với hệ thần kinh :

Tác động vào da bằng xoa bóp là tác động vào hệ thần kinh. Vô số các đầu tận cùng cuả dây thần kinh cảm giác tỏa dưới làn da. Chúng nối da với các trung khu thần kinh não tủy (chi phối sự liên hệ giữa các cơ quan hệ thống với nhau, giữa cơ thể với ngoại giới), với các hạch của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm (chi phối sự hoạt động của các nội tạng và đời sống thực vật). Như vậy tác động vào da là tác động vào toàn bộ của hệ thần kinh. Da là khởi điểm của các phản xạ quan trọng như động tác hô hấp, nhịp tim, điều tiết nhiệt.

Xoa bóp kích động các ngọn dây thần kinh, kích thích các trung khu thần kinh và truyền đến các sợi giao cảm bao quanh huyết quản, gây ra tác động co giãn huyết quản (mạnh hay yếu) do đó ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

2.1.Xoa bóp có tác dụng tới hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: Tuỳ theo kỹ thuật thao tác mà làm hưng phấn hay ức chế thần kinh .Những thao tác chậm nhịp nhàng mềm mại sẽ có tác dung ức chế thần kinh làm cơ thư giãn và giảm đau .Ngược lại những động tác mạnh, sâu, nhanh có tác dụng hưng phấn thần kinh co cơ lại trương lực cơ tăng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí