Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 1

1


TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN


SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--oOo--


TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC TÀI LIỆU DÙNG ĐÀO TẠO Y SỸ Y HỌC 1


GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH


NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC

TÀI LIỆU DÙNG ĐÀO TẠO Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN


Tp Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2020 TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH 2


Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH


NHẬN THỨC ĐÔNG DƯỢC

TÀI LIỆU DÙNG ĐÀO TẠO Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN

LỜI NÓI ĐẦU


Giáo trình Thực hành nhận thức đông dược là tài liệu dùng cho học sinh y sỹ y học cổ truyền được viết ngắn gọn và chỉnh lý lại một số chi tiết cho phù hợp với các tài liệu khoa học mới của môn Dược cổ truyền, dựa theo giáo trình Y học cổ truyền (chuẩn tay nghề) của trường trung cấp Tây Sài Gòn.

Các vị thuốc ở tài liệu này, dựa trên cơ sở 80 vị thuốc của giáo trình trên dược sắp xếp thành 5 bài để phù hợp với thời lượng thực hành của môn đông dược. Đồng thời các vị thuốc cũng được sắp xếp theo nhóm dược lý (tính dược) theo cách phân loại phổ biến của môn đông dược. Với tài liệu này các bạn học y sỹ y học cổ truyền sẽ thuận lợi hơn khi ôn và thi tốt nghiệp

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp và mong nhận được nhiều đóng góp quý báu của quý vị.


TỔ CHỨC BIÊN SOẠN


DS. Hồ Đông Thảo

MỤC LỤC





Trang Bài 1. Nhóm dược liệu có tác dụng Giải biểu – Trừ hàn 5

Bài 2. Nhóm dược liệu có tác dụng Thanh nhiệt – Hóa đàm – Chỉ khái, bình suyễn 13

Bài 3. Nhóm dược liệu có tác dụng An thần – Lý khí – Lý huyết 24

Bài 4. Nhóm dược liệu có tác dụng Lợi thủy, thẩm thấp - Khử thấp - Tả hạ - Tiêu đạo - Cố sáp 34

Bài 5. Dược liệu có tác dụng Bổ dưỡng 43

Tài liệu tham khảo 50

BÀI 1. NHẬN THỨC NHÓM THUỐC GIẢI BIỂU – TRỪ HÀN


MỤC TIÊU:

Sau khi thực tập xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được đại cương về thuốc Giải biểu – Trừ hàn

2. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc Giải biểu – Trừ hàn

3. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc Giải biểu – Trừ hàn

4. Liệt kê được công năng chủ trị của các vị thuốc Giải biểu – Trừ hàn


NỘI DUNG:

I. THUỐC GIẢI BIỂU

I. Đại cương:

1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi, chỉ dùng khi tà còn ngoài biểu.

2. Phân loại: Tùy theo tính chất, có thể chia thuốc giải biểu làm hai loại:

+ Phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu): là những thuốc có vị cay, tính ẩm. Nhóm này gồm các vị thuốc Quế chi, Ma hoàng, Gừng, Kinh giới, Tía tô, Hành, Hương nhu, Tế tân, Bạch chỉ, Phòng phong…

+ Phát tán phong nhiệt (tân lương giải biểu): là những vị thuốc giải biểu có vị cay, tính mát. Nhóm này gồm có Bạc hà, Tang diệp, Cúc hoa, Cát căn, Phù bình, Sài hồ, Thăng ma...

Phần lớn thuốc nhóm này có tác dụng hạ sốt, một số thuốc có tác dụng lợi tiểu, giải dị ứng.

Một số vị thuốc có thể dùng cho cả 2 loại cảm hàn và cảm nhiệt, như Bạc hà, Kinh giới.

Ngoài hai nhóm trên các vị thuốc khử phong thấp cũng có thể xem là nhóm phát tán phong thấp cũng nằm trong chương thuốc này.

3. Công năng chủ trị chung của các thuốc giải biểu:

3.1. Theo y học cổ truyền.

- Phát tán giải biểu: dùng trị các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt.

- Sơ phong giải kinh: dùng khi đau dây thần kinh, đau thần kinh liên sườn do hàn, co cứng cơ, đau gáy, đau lưng, liệt dây VII…

- Tuyên phế: dùng trị các chứng ho gió, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, khó thở do hàn, nhiệt làm phế khí không tuyên giáng.

- Giải độc, giải dị ứng, thúc đẩy ban chẩn mọc: trị các chứng mụn nhọt, sởi, đậu thời kỳ đầu.

- Hành thủy tiêu thũng: dùng trị chứng phù do viêm cẩu thận cấp (phong thúy), dị ứng nổi ban gây phù.

- Trừ thấp khớp: điều trị chứng tý (thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cấp).

3.2. Theo y học hiện đại:

Tinh dầu có khả năng sát trùng da và đường hô hấp, kích thích làm ra mồ hôi vì vậy các dược liệu có tinh dầu được sử dụng làm thuốc giải cảm, sát trùng, thuốc ho, dầu bôi xoa. Tinh dầu còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau, do đó được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy do hàn.


MỘT SỐ VỊ THUỐC TIÊU BIỂU


BẠC HÀ Bộ phận dùng là toàn cây mang cành lá bắt đầu ra hoa loại bỏ rễ 3

BẠC HÀ


Bộ phận dùng: là toàn cây mang cành lá bắt đầu ra hoa, loại bỏ rễ phơi trong râm mát đến khô của cây Bạc hà Á có tên khoa học là : Mentha arvensis L. hoặc của loài Bạc hà Âu Mentha piperita L., họ Hoa môi (Lamiaceae).

Đặc điểm: thân hoặc cành dài 20 – 80 cm, hình trụ vuông, đường kính 0,15 - 0,3 cm, màu nâu tím, cành mọc đối. Thể chất nhẹ, xốp,

dễ bẻ gãy. Mặt cắt ngang màu trắng, thường rỗng ở giữa, lá mọc đối cuống ngắn, dài 3 – 6 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, mép có răng cưa nhọn, hai mặt đều có lông, giòn, mùi thơm dễ chịu, vị cay, sau mát, hoa tụ tập ở nách lá (M. arvensis) hoặc mọc thành bông ở đầu cành (M. piperita).

Thành phần hóa học: có tinh dầu thành phần chính là L - menthol (≥ 60%), menthyl acetat, L - menthon, L - α-pinen, L - limonen.

Tính vị qu kinh : Vị cay, tính mát. Qui kinh Phế, Can


Công năng: Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu mục, thấu chẩn


Công dụng : Chữa cảm mạo có sốt, viêm họng, nhức đầu, đau mắt, đỏ mắt, ban sởi.

Cách dùng, liều dùng: Bạc hà dùng 12 – 20 gam/ ngày dạng thuốc xông hay thuốc sắc.


CÚC HOA Bộ phận dùng là cụm hoa đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa vàng 4

CÚC HOA

Bộ phận dùng: là cụm hoa đã chế biến và làm khô của cây Cúc hoa vàng có tên khoa học là Chrysanthenum indicum L., họ Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm: cụm hoa hình đầu màu vàng, đôi khi còn dính cuống. Đường kính cụm hoa 1 – 2 cm, gồm 2 loại hoa: hoa hình lưỡi nhỏ đơn tính, không đều ở bên ngoài. Hoa hình ống, lưỡng tính, đều mẫu 5 ở bên trong, ở mỗi hoa đài rất đơn giản, chỉ còn là 1 gờ nhỏ. Cả hai loại hoa đều màu vàng, lá bắc màu nâu, gồm

nhiều vòng bao bọc thành tổng bao, ở giữa có lá bắc màu sẫm, rìa bên rất nhạt. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

Thành phần hoá học: tinh dầu, flavonoid.

Tính vị - Qui kinh : Vị ngọt, tính mát. Qui kinh phế, can, thận.

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong, minh mục.

Công dụng: chữa chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm phong nhiệt, chảy nhiều nước mắt, đau mắt đỏ, huyết áp cao.

Cách dùng: dùng 8 – 12 gam/ ngày dạng thuốc sắc, thuốc xông.


CÁT CĂN Bộ phận dùng là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây có tên 5

CÁT CĂN


Bộ phận dùng: là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây có tên khoa học là: Pueraria thomsoni Benth., họ Đậu (Fabaceae).

Đặc điểm: rễ củ đã bóc vỏ ngoài, cắt thành từng khúc hình trụ, dài 10 – 15 cm, đường kính 2 cm trở lên, rễ to được bổ dọc thành miếng dày 0,5 – 1 cm. Mặt cắt màu trắng hoặc

vàng nhạt, bóng, xen lẫn những phần bột màu trắng tạo thành nhiều vân dọc. Trên mặt cắt ngang thấy rõ vòng libe.

Thành phần hoá học: tinh bột, flavonoid, saponin


Tính vị - Qui kinh : Vị ngọt, tính mát. Qui kinh can, tỳ, thận.


Công năng : Giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, thăng dương, chỉ tả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2023