Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Trong Giai Đoạn Lập Kế Hoạch Kiểm Toán Theo Yêu Cầu Của Vsa 315


Mặc dù được biểu thị bằng công thức, nhưng cần nhận thức rằng đây không phải là một công thức toán học thuần tuý, mà nó được dùng để trợ giúp cho kiểm toán viên khi phán đoán và xác định mức độ sai sót có thể chấp nhận được để làm cơ sở thiết kế các thủ tục và điều hành cuộc kiểm toán.

Những hạn chế nhất định của mô hình rủi ro kiểm toán:

- Tuy kiểm toán viên có những nỗ lực cao nhất trong việc lập kế hoạch, nhưng đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn mang tính chủ quan.

- Mô hình rủi ro kiểm toán là mô hình kế hoạch, do đó nó bị hạn chế trong việc sử dụng để đánh giá các kết quả kiểm toán.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán:

- KTV chỉ đánh giá chứ không thể tác động đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.

Trong trường hợp không đánh giá được, KTV sẽ chấp nhận rủi ro ở mức tối đa.

- Trong trường hợp rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp nhất, KTV vẫn phải thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các nghiệp vụ và số dư tài khoản trọng yếu.

- KTV chủ động quyết định mức rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung, phạm vi và thời gian của các thử nghiệm cơ bản.

2.1.5.2. Ma trận rủi ro kiểm toán

Trong VSA 400, mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập bằng một bảng dưới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện như sau:

Bảng 2.1: Ma trận rủi ro kiểm toán



Đánh giá rủi ro kiểm soát

Cao

Trung bình

Thấp


Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Cao

Thấp nhất

Thấp

Trung bình

Trung bình

Thấp

Trung bình

Cao

Thấp

Trung bình

Cao

Cao nhất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 3


Qua ma trận rủi ro kiểm toán, ta có thể nhận thấy rủi ro phát hiện luôn tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.


2.2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA VSA 315

Từ cuối những năm 1990, kiểm toán dựa trên phương thức tiếp cận theo rủi ro tài chính được nâng tầm chuyển sang dựa trên phương thức tiếp cận với rủi ro kinh doanh mang tính chiến lược của khách hàng. Rủi ro kinh doanh được định nghĩa theo VSA 315: “Rủi ro kinh doanh là rủi ro phát sinh từ các điều kiện, sự kiện, tình huống, việc thực hiện hay không thực hiện các hành động có ảnh hưởng đáng kể mà có thể dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới khả năng đạt được mục tiêu và thực hiện được chiến lược kinh doanh của đơn vị, hoặc là rủi ro phát sinh từ việc xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh không phù hợp”.

Đoạn 3 VSA 315 nêu rò KTV phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cả mức độ toàn bộ BCTC và mức độ từng cơ sở dẫn liệu thông qua hiểu biết về đơn vị khách hàng và môi trường hoạt động, kể cả hệ thống kiểm soát nội bộ làm cơ sở thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối phó với rủi ro được đánh giá. Việc hiểu biết khách hàng giúp KTV:

- Xác định được các rủi ro kinh doanh liên quan đến BCTC, rủi ro có sai sót trọng yếu.

- Quyết định các thủ tục đối phó rủi ro.

- Cơ sở để KTV thực hiện các xét đoán nghề nghiệp.

Theo đó, KTV phải tăng việc thực hiện các thủ tục phân tích phức tạp để nhận biết được các rủi ro kinh doanh. Đối với những nghiệp vụ thường xuyên xảy ra, KTV sẽ chủ yếu dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng và chỉ tập trung kiểm tra chi tiết đối với những nghiệp vụ, số dư, tài khoản mà KTV cho rằng chứa đựng rủi ro có sai sót trọng yếu.

2.2.1. Vận dụng khái niệm rủi ro kiểm toán

Khái niệm này được vận dụng trong kiểm toán BCTC nhằm giúp KTV kiểm soát rủi ro trong giới hạn cho phép. Để đạt được điều này:

- Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm toán, bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nhằm xác định mức rủi ro phát hiện phù hợp, đồng thời trên cơ sở đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán sau cùng sẽ nằm trong giới hạn được phép. Đối với các khoản mục mà rủi ro phát hiện chấp nhận được là thấp, KTV cần tăng cường các thử nghiệm chi tiết, mở rộng cỡ mẫu. Ngược lại, đối với các khoản mục có thể cho phép mức rủi ro phát hiện


cao, KTV có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản và giảm cỡ mẫu để tăng tính hiệu quả.

- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV luôn cần lưu ý bổ sung hoặc điều chỉnh các đánh giá ban đầu về rủi ro. Khi chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, căn cứ vào kết quả của quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần rà soát lại xem cuối cùng rủi ro kiểm toán đã giảm xuống thấp ở mức chấp nhận được hay chưa.

2.2.2. Hiểu biết về đơn vị và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

Hiểu biết về đơn vị

Các hiểu biết về đơn vị mà KTV cần thu thập theo VSA 315 bao gồm:

- Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày BCTC;

- Lĩnh vực hoạt động;

- Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị;

- Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt;

- Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý, cơ cấu nguồn vốn của đơn vị;

- Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có);

- Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và các rủi ro kinh doanh có liên quan;

- Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

VSA 315 yêu cầu KTV phải hiểu biết về hệ thống KSNB của doanh nghiệp liên quan đến cuộc kiểm toán bởi mọi sự kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán đều liên quan đến BCTC, nhưng mọi sự kiểm soát liên quan đến BCTC không có nghĩa liên quan đến cuộc kiểm toán (Đoạn 12, VSA 315). Hay nói cách khác, có một mối quan hệ chặt chẽ giữa mục tiêu và kiểm soát của doanh nghiệp trong việc cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. Các mục tiêu cũng như kiểm soát nội bộ liên quan đến BCTC, hoạt động và việc tuân thủ của doanh nghiệp, không phải tất cả đều liên quan đến cuộc kiểm toán. Ví dụ trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, doanh thu của một ngành nhỏ lẻ nằm trong mức sai sót có thể chấp nhận được sẽ không liên quan đến cuộc kiểm toán, nhưng kiểm soát nội bộ của đơn vị về sự hiện hữu của khoản doanh thu vẫn sẽ được thực hiện.

Theo đoạn A61, VSA 315, liên quan đến xét đoán của KTV về việc liệu một yếu tố kiểm soát, riêng lẻ hoặc kết hợp với những yếu tố khác có liên quan đến cuộc kiểm toán có thể bao gồm các vấn đề như sau:


- Tính trọng yếu;

- Mức độ nghiêm trọng của các rủi ro liên quan;

- Quy mô của đơn vị;

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị, bao gồm các đặc điểm về đơn vị và chủ sở hữu;

- Tính đa dạng và sự phức tạp trong hoạt động của đơn vị;

- Các tình huống và các thành phần áp dụng của hệ thống KSNB;

- Đặc điểm và mức độ phức tạp của hệ thống trong kiểm soát nội bộ của đơn vị, bao gồm cả việc sử dụng tổ chức cung cấp dịch vụ;

- Sự tồn tại và cách thức một kiểm soát cụ thể, riêng lẻ hay kết hợp với các kiểm soát khác, có thể ngăn chặn và phát hiện, sửa chữa các sai sót trọng yếu.

Hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị phải bao gồm cả thiết kế và vận hành của hệ thống. Các bộ phận của hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, giám sát.

2.2.3. Thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và hoạt động có liên quan

Theo yêu cầu của VSA 315, KTV phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu.

Thủ tục đánh giá rủi ro bao gồm các bước sau:

- Phỏng vấn Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị;

- Thực hiện thủ tục phân tích;

- Quan sát và điều tra.


Hình 2.3: Mối quan hệ giữa thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan với việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu.


Thủ tục chấp nhận/ duy trì khách hàng


Kinh nghiệm tích luỹ



Thủ tục đánh giá rủi ro


Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Thảo luận trong nhóm kiểm toán


2.2.4. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Phần này yêu cầu KTV phải nhận diện và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC. Để đánh giá KTV cần:

- Nhận diện những rủi ro bằng cách xem xét tình hình và môi trường kinh doanh của đơn vị, bao gồm hệ thống KSNB, các nghiệp vụ, số dư tài khoản cũng như việc trình bày và thuyết minh trên BCTC.

- Liên hệ những rủi ro đã nhận diện, những sai sót có thể xảy ra với các cơ sở dẫn liệu.

- Xem xét khả năng xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng.

Yêu cầu KTV xác định xem có hay không những rủi ro đã đánh giá là rủi ro trọng yếu cần có những cân nhắc đặc biệt hoặc đó là những rủi ro khi chỉ thực hiện những thử nghiệm cơ bản thì không đủ cung cấp cung cấp bằng chứng hữu hiệu. KTV được yêu cầu đánh giá việc thiết kế hệ thống KSNB đối với rủi ro và việc vận hành hệ thống trong thực tế. Các thủ tục thường được KTV sử dụng để đạt được hiểu biết về khách hàng và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm:

- Phỏng vấn;

- Kiểm tra;


- Quan sát;

- Thủ tục phân tích;

- Thảo luận giữa các KTV.

Ở cấp độ tổng thể BCTC

Theo VSA 315: “Rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ BCTC là những rủi ro có ảnh hưởng lan toả đến nhiều khoản mục trên BCTC và có ảnh hưởng tiềm tàng đến nhiều cơ sở dẫn liệu”. Đại diện những tình huống làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu như năng lực của Ban giám đốc; gian lận bắt nguồn từ sự yếu kém của hệ thống KSNB hoặc tình hình kinh tế suy thoái.

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán ở mức độ tổng thể BCTC dựa trên những thông tin thu thập được từ việc hiểu biết về tình hình kinh doanh của đơn vị, kinh nghiệm kiểm toán, các nhân tố rủi ro tiềm tàng ở mức độ BCTC, sự xuất hiện của các nhân tố làm tăng khả năng sai sót, gian lận cũng như hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định.

Hiểu biết của KTV về hệ thống KSNB góp phần đánh giá khả năng có thể thực hiện kiểm toán BCTC của đơn vị hay không. Theo đoạn A107, VSA 315:

- Lo ngại tính chính trực của Ban giám đốc đơn vị dẫn đến việc KTV kết luận rủi ro do Ban giám đốc trình bày sai các thông tin trên BCTC cao đến mức không thể thực hiện được cuộc kiểm toán.

- Lo ngại về điều kiện và độ tin cậy của hồ sơ, tài liệu của đơn vị khiến KTV kết luận rằng khó có thể thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần đối với BCTC.

Ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Việc đánh giá rủi ro ở mức độ cơ sở dẫn liệu bị tác động bởi mức rủi ro kiểm toán tổng thể BCTC. Đồng thời, KTV sẽ dựa trên những hiểu biết về doanh nghiệp và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bản chất của các khoản mục cũng như qua tìm hiểu và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm toán. Từ đó, KTV sẽ thiết kế các thử nghiệm cơ bản sao cho rủi ro phát hiện phù hợp với rủi ro kiểm toán ở mức có thể chấp nhận được.

Đoạn A109, VSA 315 trình bày rò, KTV cần xem xét rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh vì điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ sở dẫn liệu cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Khi xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, KTV có thể kết luận rằng rủi ro đã xác định có ảnh hưởng rộng hơn đến toàn bộ BCTC và ảnh hưởng tiềm tàng đến nhiều cơ sở dẫn liệu.


Hình 2.4: Sơ đồ đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu



Nhận dạng rủi ro

Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng đến BCTC hoặc nhiều cơ sở dẫn liệu không?

Liên hệ rủi ro với sai phạm tiềm tàng ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Xem xét các thủ tục kiểm soát của đơn vị

Xem xét khả năng thực hiện thử nghiệm kiểm soát

• Xem xét ảnh hưởng của rủi ro đến BCTC

• Xem xét khả năng xảy ra rủi ro

Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN PHAN DŨNG

3.1. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG TẠI CÔNG TY PDAC

3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Khách hàng gửi thư mời đến công ty bằng điện thoại, fax, bằng thư mời hoặc tiếp xúc trực tiếp. Trong mọi trường hợp yêu cầu của khách hàng phải được báo trực tiếp cho Giám đốc. Xác định mục tiêu kiểm toán của khách hàng là gì: theo luật định, cổ phần hay đấu thầu để từ đó đánh giá được rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

Thực hiện khảo sát sơ bộ về khách hàng, đánh giá môi trường kinh doanh, môi trường kiểm soát của khách hàng

Các kiểm toán viên cần phối hợp với Ban Giám đốc và các phòng ban liên quan nêu rò trách nhiệm và các công việc cần sự hỗ trợ hoặc giải trình từ phía Ban lãnh đạo và nhân viên của khách hàng. Khi được phân công khảo sát yêu cầu và hồ sơ khách hàng, người đi khảo sát cần xác định các vùng trọng điểm cần kiểm tra, phân tích và thực hiện các nội dung sau:

Thu thập đầy đủ các thông tin theo mẫu khảo sát chung của công ty: đó là các thông tin về hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát, các chu trình kế toán, …

Thu thập thêm các thông tin khác căn cứ vào địa điểm và yêu cầu riêng của khách hàng.

Đánh giá chung về hồ sơ và sổ sách của khách hàng.

Các thông tin quan trọng như: khách hàng đang bị kiện tụng, khách hàng đang phá sản, tranh chấp nội bộ, … cần phải chú ý và ghi nhận vào mẫu khảo sát.

Kết quả khảo sát phải được ghi chép rò ràng, đánh giá về mức độ phức tạp của hồ sơ, thời gian dự kiến sẽ thực hiện, nhân sự. Trong trường hợp xét thấy công việc kiểm toán có thể gặp nhiều rủi ro, người được phân công có thể đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng nhưng phải nêu rò lý do trong báo cáo khảo sát. Kết quả khảo sát được trình cho trưởng phòng kiểm toán trước khi đệ trình cho Giám đốc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022