Rủi ro kiểm soát: Trong giai đoạn lập kế hoạch, rủi ro kiểm soát trên từng khoản mục được các KTV đánh giá thông qua việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát được thiết lập cho các chu trình kinh doanh.
Rủi ro phát hiện: Dựa vào mức rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đã được đánh giá, rủi ro phát hiện trên số dư tài khoản sẽ được xác định nhờ vào mô hình kiểm toán.
3.3. MINH HOẠ CỤ THỂ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Trong phạm vi đề tài, người viết xin chọn Công ty ABC là một khách hàng lâu năm của Công ty PDAC để minh hoạ cụ thể quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
3.3.1. Tìm hiểu thông tin và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Dược phẩm ABC
Tên và chức danh của người liên lạc chính: Ông A
Địa chỉ: Đường X, Phường Y, Quận Z, TP.HCM
Mô tả quan hệ kinh doanh ban đầu được thiết lập với Công ty PDAC: Khách hàng biết đến PDAC qua uy tín của PDAC trong ngành.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của DN:
Sản xuất thuốc, mua bán nguyên vật liệu sản xuất thuốc, hoá mỹ phẩm, sản xuất lương thực – thực phẩm, trang thiết bị y tế, máy móc thiết bị phụ tùng vật tư, nguyên liệu, hương liệu ngành công nghiệp, hàng nông lâm thuỷ hải sản, công nghệ phẩm, hàng kim khí điện máy, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất (không sản xuất hoá mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm tươi sống, gia công cơ khí, chế biến, tái chế phế thải, xi mạ điện, sản xuất gốm sứ thuỷ tinh tại trụ sở);
Dịch vụ nghiên cứu thị trường, quảng cáo thương mại, dịch vụ tiếp thị, bán buôn, bán lẻ thuốc;
Dịch vụ bảo quản và kiểm nghiệm thuốc;
Mua bán mỹ phẩm;
Kinh doanh bất động sản;
Xuất nhập khẩu thuốc.
Giá trị vốn hoá thị trường: Công ty chưa niêm yết
Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và Công ty PDAC áp dụng làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán:
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam số 87/2005/QĐ- BTC ngày 01/12/2005.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo quy định hiện hành.
Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu và ngày hoàn thành:
Kiểm toán BCTC năm 2013
Ngày hoàn thành: 28/04/2014
Mô tả tại sao Công ty ABC muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó:
Đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động của Công ty trong năm tài chính vừa qua.
Minh bạch các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.
Cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình tài chính của Công ty cho BGĐ, các bên liên quan và các nhà đầu tư.
Sau khi đã thu thập được thông tin ban đầu về Công ty ABC, KTV đánh giá mức rủi ro kinh doanh mà công ty có thể gặp phải khi tiến hành kiểm toán ở mức trung bình do ABC thuộc loại hình công ty cổ phần chưa niêm yết. DN kinh doanh nhiều mặt hàng đa dạng nên rủi ro về ngành nghề không cao, rủi ro về tính chính trực của Ban Giám đốc cũng được xác định ở mức thấp. Bộ máy kế toán được thiết kế phù hợp đối với đặc điểm hoạt động của công ty. Do đó, PDAC chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Xem phụ lục mẫu A120
Trước khi ký kết hợp đồng, Công ty PDAC lập biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng và cam kết về tính độc lập của KTV. Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ đã có những đánh giá ban đầu về rủi ro của khách hàng. Đồng thời, bản cam kết về tính độc lập của KTV đã có những bố trí cụ thể về nhân sự cho cuộc kiểm toán. Cuối cùng, Công ty PDAC tiến hành gặp gỡ khách hàng để cùng thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán.
Xem phụ lục mẫu A260
3.3.2. Đánh giá rủi ro trên toàn bộ BCTC
Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Sau khi thu thập thông tin chi tiết về Công ty ABC, KTV sẽ tập hợp vào hồ sơ kiểm toán ban đầu lưu tại PDAC. Khi đó, KTV tiến hành phân tích các thông tin và đưa ra
mức rủi ro tiềm tàng ban đầu của công ty ABC. Trên các thông tin thu thập được về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy, chế độ kế toán áp dụng, thư quản lý năm trước (nếu có), … KTV tiến hành phân tích và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng. Các nhân tố này sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc “ Tìm hiểu thông tin chi tiết về hoạt động của doanh nghiệp” và lưu vào hồ sơ kiểm toán của Công ty ABC.
Qua quá trình xem xét, KTV nhận thấy rủi ro tiềm tàng của Công ty ABC ở mức trung bình.
Xem phụ lục mẫu A310
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Để đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV trong công ty PDAC sử dụng “Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB” để đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB của khách hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ.
Tìm hiểu về môi trường kiểm soát
KTV tìm hiểu các thông tin chung về bản chất và loại hình kinh doanh của DN, cơ cấu tổ chức, năng lực của Ban Giám đốc, môi trường pháp lý của DN, uỷ ban kiểm soát,
…
Để có được các thông tin này, KTV tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc, nhân viên kế toán và các thành viên có vai trò chủ chốt trong công ty ABC.
Tìm hiểu về hệ thống kế toán
KTV tìm hiểu các thông tin: chế độ kế toán mà công ty ABC đang áp dụng, sự thay đổi về chế độ kế toán trong năm tài chính (nếu có), số lượng nhân viên kế toán và sự thay đổi (nếu có), hình thức sổ kế toán mà DN đang áp dụng, cơ sở lập BCTC, nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho, trích khấu hao, ghi nhận doanh thu, …
Tìm hiểu về thủ tục kiểm soát mà DN đang áp dụng
Để đánh giá các thủ tục kiểm soát đang áp dụng tại công ty ABC, KTV đánh giá thông qua “Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB”. Mục đích là để xem xét thủ tục kiểm soát mà Công ty ABC đang áp dụng có dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau đây không:
Nguyên tắc “phân công trách nhiệm”
Nguyên tắc “uỷ quyền, phê chuẩn”
Nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn gồm: việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách của đơn vị.
Xem phụ lục mẫu A610
Qua quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV đưa ra mức rủi ro kiểm soát trung bình.
Đánh giá rủi ro phát hiện
Mức rủi ro phát hiện được xác định dựa trên mô hình rủi ro kiểm toán. KTV mong muốn rủi ro kiểm toán của công ty ABC ở mức trung bình và ở 2 bước trên, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã được xác định ở mức trung bình. Theo đó, rủi ro phát hiện cũng sẽ ở mức trung bình.
3.3.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các tài khoản nghiệp vụ trọng yếu
Đánh giá rủi ro tiềm tàng
KTV tiến hành xem xét số dư của các tài khoản trong năm tài chính so với cùng kì năm trước. Tài khoản nào có biến động lớn bất thường KTV sẽ đánh giá là khoản mục trọng yếu và cần xem xét kỹ.
Qua nghiên cứu Báo cáo tài chính trước kiểm toán của Công ty ABC, KTV đặc biệt quan tâm đến các khoản mục: Tiền, Trả trước cho người bán, Các khoản đầu tư tài chính, Thuế GTGT được khấu trừ, Chi phí trả trước.
Sau khi nghiên cứu tài liệu kết hợp với việc quan sát và phỏng vấn, KTV phát hiện rủi ro tiềm tàng đối với số dư tài khoản của công ty ABC như sau:
Khoản mục Tiền: Tiền là khoản mục có tính thanh khoản cao, do đó rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này thường có xu hướng ghi tăng để làm tăng hệ số thanh toán của DN. Công ty có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều nên rủi ro khoản mục tiền khá cao. Sau khi tiến hành kiểm tra các chứng từ sổ sách mà công ty cung cấp, KTV nhận thấy số phiếu thu chi đánh số thứ tự không nhất quán với sổ sách đối với một số nghiệp vụ phát sinh vào tháng 12/2013. Một số phiếu thu, chi kê khai không đúng số tiền làm phát sinh chênh lệch giữa sổ sách và chứng từ.
Khoản mục Trả trước cho người bán: Trả trước cho người bán trong năm tăng mạnh (tăng tương đương 248 % so với cùng kỳ năm trước), KTV nghi ngờ có sai sót trong hạch toán các nghiệp vụ thuộc khoản mục này.
Khoản mục Đầu tư tài chính tăng 89%, KTV nghi ngờ các khoản đầu tư có khả năng bị trình bày sai tính chất trên BCTC.
Khoản mục Thuế GTGT được khấu trừ: Một số chứng từ không được kê khai vào tờ khai thuế làm phát sinh chênh lệch giữa sổ sách và tờ khai.
Khoản mục Chi phí trả trước: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn trong kỳ tăng 387% trong khi chi phí trả trước dài hạn lại giảm từ 5.4 tỷ xuống 0 đồng, KTV nghi ngờ các khoản chi phí phân bổ không đúng kỳ.
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Dựa trên thông tin thu thập được từ việc quan sát phỏng vấn và thực hiện bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, KTV nhận thấy hệ thống KSNB của công ty ABC khá hiệu quả và rủi ro không cao. Ban Giám đốc đơn vị có quan tâm đến kiểm soát quản lý, có chính sách phân định quyền hạn, trách nhiệm đầy đủ, thông tin được truyền đạt tốt cả trong và ngoài công ty, …
Do đó, KTV kết luận rủi ro kiểm soát ở mức thấp cho các tài khoản nghiệp vụ.
Đánh giá rủi ro phát hiện
Dựa trên mức rủi ro kiểm toán mong muốn và mức rủi ro tiềm tàng cũng như rủi ro kiểm soát đối với số dư các tài khoản nghiệp vụ, mức rủi ro phát hiện được đưa ra dựa trên mô hình rủi ro kiểm toán và thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.2: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục
Rủi ro kiểm toán mong muốn | Rủi ro tiềm tàng | Rủi ro kiểm soát | Rủi ro phát hiện | |
1. Tiền | Thấp | Cao | Thấp | Trung bình |
2. Khoản phải thu, phải trả | Thấp | Cao | Thấp | Trung bình |
3. Hàng tồn kho | Thấp | Cao | Thấp | Trung bình |
4. Tài sản cố định | Thấp | Thấp | Thấp | Cao |
5. Chi phí trả trước | Thấp | Thấp | Thấp | Cao |
6. Đầu tư tài chính | Thấp | Thấp | Thấp | Cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 1
- Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 2
- Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Trong Giai Đoạn Lập Kế Hoạch Kiểm Toán Theo Yêu Cầu Của Vsa 315
- Quy Trình Đánh Giá Rủi Ro Trong Giai Đoạn Lập Kế Hoạch Kiểm Toán Tại Công Ty Pdac
- Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 6
- Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Thấp | Trung bình | Thấp | Trung bình | |
8. Tiền lương và các khoản trích theo lương | Thấp | Cao | Thấp | Trung bình |
9. Vốn và các quỹ | Thấp | Trung bình | Thấp | Trung bình |
10. Doanh thu | Thấp | Cao | Thấp | Trung bình |
11. Chi phí | Thấp | Trung bình | Thấp | Trung bình |
3.3.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán ảnh hưởng đến thủ tục kiểm toán
được áp dụng
Sau khi đánh giá các tài khoản có mức rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng cao, KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các tài khoản này.
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Do đây là hai khoản mục nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của DN nên việc đánh giá các tài khoản này là điều không thể thiếu. KTV tiến hành kiểm kê tiền mặt tại quỹ, thu thập xác nhận của ngân hàng về số dư các khoản mục tiền gửi ngân hàng. Thư xác nhận được chi tiết đến từng ngân hàng, kiểm tra chi tiết các phiếu thu chi, đối chiếu với số chi tiết tài khoản và tài khoản đối ứng, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hiện hữu.
Khoản phải thu, phải trả: Đơn vị có quy mô tương đối lớn, số lượng khách hàng và nhà cung cấp nhiều, do đó các khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trên bảng cân đối kế toán. KTV tổng hợp công nợ, phân tích tuổi nợ, đặc biệt xem xét các khoản nợ quá hạn và xác nhận các khoản công nợ. Bên cạnh đó, KTV cũng kiểm tra việc trích lập dự phòng, trình bày thuyết minh trên BCTC và phân loại ngắn và dài hạn.
Hàng tồn kho: DN chủ yếu kinh doanh dược mỹ phẩm nên đòi hỏi lượng hàng tồn kho tương đối nhiều. KTV tiến hành kiểm kê cuối năm, đối chiếu với số lượng nhập xuất trong kỳ để tính ra số dư đầu năm. Đồng thời, KTV xem xét kiểm tra các phiếu xuất, nhập kho, hoá đơn, vận đơn; kiểm tra tính nhất quán của phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp tính giá thành, các khoản chi phí vượt định mức. Bên cạnh đó, do tính chất dễ hư hỏng và thời hạn sử dụng hạn chế của hàng tồn kho nên việc kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không thể thiếu.
Đầu tư tài chính: Khoản mục này tăng mạnh trong kỳ, KTV thực hiện kiểm tra chi tiết, thời gian đầu tư, việc trích lập dự phòng, tính lãi và hạch toán vào tài khoản.
Chi phí trả trước: Các khoản chi phí trả trước ngắn và dài hạn tăng giảm bất thường, do đó KTV kiểm tra kỳ phân bổ, phân loại ngắn và dài hạn, việc kết chuyển chi phí, kiểm tra đối chiếu với các tài khoản có liên quan.
Các thủ tục kiểm toán áp dụng được trình bày chi tiết trong chương trình kiểm toán đối với mỗi khoản mục.
3.4. KHẢO SÁT HỒ SƠ KIỂM TOÁN
3.4.1. Mục tiêu khảo sát
Tìm hiểu và kiểm tra việc vận dụng thực tế quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch tại PDAC so với hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán số 315 (VSA 315).
Đánh giá mức độ tuân thủ của KTV trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai
đoạn lập kế hoạch tại các khách hàng.
Xem xét hiệu quả công việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch.
3.4.2. Phương pháp khảo sát
- Thu thập, nghiên cứu tài liệu.
- Phỏng vấn KTV của PDAC.
- Khảo sát hồ sơ kiểm toán lưu tại công ty.
- Tham gia trực tiếp các cuộc kiểm toán.
3.4.3. Đối tượng khảo sát
- Tài liệu: các giấy tờ làm việc mẫu, các hướng dẫn thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
- Các anh chị KTV trong công ty PDAC.
- Khảo sát: Chọn mẫu 10 hồ sơ kiểm toán thuộc các nhóm khách hàng khác nhau như thương mại, dịch vụ sản xuất, xây dựng, … có xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và năm tài chính kết thúc vào 31/12/2013 được lưu trữ tại công ty.
3.4.4. Trình tự công việc
- Thu thập tài liệu của công ty.
- Khảo sát các hồ sơ lưu trữ về việc:
+ Thủ tục chấp nhận khách hàng
+ Tìm hiểu về khách hàng và môi trường kinh doanh, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB
• Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán và phương pháp đối phó
• Đánh giá rủi ro kiểm toán trên từng khoản mục và phương pháp đối phó
- Xem xét, rút ra kết luận.
3.4.5. Kết quả khảo sát
Kết quả thu thập tài liệu:
Tại PDAC có đầy đủ giấy tờ làm việc mẫu cũng như các hướng dẫn thực hiện công việc được lưu dưới dạng dữ liệu máy tính, liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch. Nội dung công việc được thể hiện qua các giấy làm việc sau:
A300 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động.
A400 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng (chỉ trình bày giấy tờ làm việc của chu trình doanh thu và thu tiền).
A500 Phân tích sơ bộ BCTC.
A600 Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro gian lận.
KTV thể hiện sự đánh giá cao với kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch. Kết quả đánh giá được sử dụng với độ tin cậy cao, giúp đảm bảo đồng thời mục tiêu chất lượng, thời gian và chi phí kiểm toán.
Kết quả khảo sát hồ sơ:
Người viết xem xét 10 hồ sơ lưu trữ được chọn, các giấy tờ làm việc liên quan đến quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch tại PDAC (từ A300 - A600). Xem kết quả khảo sát tại phụ lục Khảo sát
Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch tại PDAC đảm bảo
được các bước và lưu lại đầy đủ giấy tờ làm việc.
Kiểm toán viên có nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch theo cấp độ từng khoản mục, giúp cho việc khoanh vùng các khoản mục cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán.