Bảng 4.20: Kết quả hồi quy
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | Collinearity Statistics | ||||
B | Std. Error | Beta | Toleranc e | VIF | ||||
1 | (Consta nt) | 2.932 | .303 | 9.667 | .000 | |||
OPEC | .090 | .031 | .123 | 2.911 | .004 | .663 | 1.508 | |
FSCPL | .189 | .027 | .268 | 7.066 | .000 | .819 | 1.221 | |
CR | .150 | .043 | .129 | 3.450 | .001 | .845 | 1.183 | |
LR | .160 | .045 | .150 | 3.578 | .000 | .669 | 1.495 | |
EXP | -.256 | .033 | -.367 | -7.823 | .000 | .536 | 1.866 | |
PRO | -.170 | .035 | -.181 | -4.779 | .000 | .818 | 1.222 | |
AC | -.102 | .042 | -.096 | -2.455 | .015 | .766 | 1.305 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Kết Quả Thực Nghiệm Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Kiểm Toán Bctc Do Ktđl Thực Hiện Tại Việt Nam
- Tổng Hợp Kết Quả Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo Thông Qua Khảo Sát Chính Thức
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Liên Quan Đến Thời Gian Kiểm Toán Bctc Do Các Dnkt Thực Hiện Tại Việt Nam
- Số Lượng Khách Hàng Trong Năm 2018 Của Các Đối Tượng Tham Gia Khảo Sát
- Đối Với Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam Vacpa
- Đối Với Các Cơ Sở Đào Tạo Và Viện Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
a. Dependent Variable: AT
Nguồn: Kết quả phân tích của NCS từ phần mềm SPSS
4.3.7 Kiểm định ANOVA
Mục đích của bước này để kiểm định liệu có hay không sự khác biệt giữa các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp sử dụng là phân tích phương sai ANOVA (Analysis of Variance). Quy trình này được thực thiện theo hai bước gồm kiểm định Lenene phương sai đồng nhất và kiểm định ANOVA phương sai về giá trị trung bình giữa các nhóm. Phần này được tiến hành phân tích qua hai biến độc lập là giới tính và giá phí kiểm toán.
4.3.7.1 Phân tích sự khác biệt theo giới tính
Bảng 4.21a cho thấy điều kiện phương sai đồng nhất được thỏa mãn với Sig. của thống kê Levene = 0.503 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm giới tính nam và nữ. Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng. Bảng 4.21b cho kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa 0.503 > 0.05, như vậy chấp nhận giả thuyết H0 “Trung bình bằng nhau”. Với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về thời gian kiểm toán giữa nam và nữ.
Bảng 4.21a: Kiểm định phương sai theo giới tính
Test of Homogeneity of Variances
AT
df1 | df2 | Sig. | |
.449 | 1 | 248 | .503 |
Nguồn: Kết quả phân tích của NCS từ phần mềm SPSS
Bảng 4.21b: Kiểm định ANOVA - Giới tính
ANOVA
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | |
Between Groups | .244 | 1 | .244 | .450 | .503 |
Within Groups | 134.375 | 248 | .542 | ||
Total | 134.619 | 249 |
Nguồn: Kết quả phân tích của NCS từ phần mềm SPSS
4.3.7.1 Phân tích sự khác biệt theo giá phí kiểm toán
Tương tự như vậy, Bảng 4.22a và 4.22b cho thấy điều kiện phương sai đồng nhất được thỏa mãn với Sig. của thống kê Levene = 0.098 (>0.05) nên ở độ tin cậy 95% giả thuyết H0: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận, và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” nghĩa là không có sự khác biệt về phương sai giữa các nhóm. Và do đó kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng. Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa
0.833 > 0.05 có thể thấy với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về thời gian kiểm toán và giá phí kiểm toán.
Như vậy, với kết quả kiểm định ANOVA như trên, có thể thấy rằng mức độ tác động của các biến giới tính, giá phí kiểm toán đến biến phụ thuộc thời gian kiểm toán không có sự khác biệt giữa các nhóm.
Bảng 4.22a: Kiểm định phương sai theo giá phí kiểm toán
AT Test of Homogeneity of Variances
df1 | df2 | Sig. | |
1.982 | 4 | 245 | .098 |
Nguồn: Kết quả phân tích của NCS từ phần mềm SPSS
Bảng 4.22b: Kiểm định ANOVA – Giá phí kiểm toán
ANOVA
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | |
Between Groups | .800 | 4 | .200 | .366 | .833 |
Within Groups | 133.819 | 245 | .546 | ||
Total | 134.619 | 249 |
Nguồn: Kết quả phân tích của NCS từ phần mềm SPSS
4.3.8 Kết quả kiểm định giả thuyết
Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy đa biến, với các cặp giả thuyết của mô hình cho thấy các hệ số beta đều có ý nghĩa thống kê và tác động của các biến tới đối tượng nghiên cứu đã rút ra bảng tổng hợp kết quả mô hình như sau:
Bảng 4.23: Kết quả phân tích mô hình hồi quy
Diễn giải | Kỳ vọng dấu | Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa | Có ý nghĩa thống kê | Kết luận (tại mức ý nghĩa 5%) | |
H1 | Tính phức tạp của cấu trúc hoạt động, quy mô khách hàng có tác động cùng chiều tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam | + | .031 | Có | Chấp nhận |
H2 | Tính phức tạp trong việc lập báo cáo tài chính của khách hàng có tác động cùng chiều tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam | + | .027 | Có | Chấp nhận |
H3 | Rủi ro kiểm soát có tác động cùng chiều tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam | + | .043 | Có | Chấp nhận |
H4 | Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV có tác động cùng chiều tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam | + | .045 | Có | Chấp nhận |
H5 | Kinh nghiệm của DNKT , KTV có tác động ngược chiều tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam | - | .033 | Có | Chấp nhận |
H6 | Tính chuyên nghiệp của DNKT , KTV ngược chiều tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam | - | .035 | Có | Chấp nhận |
H7 | Năng lực nhân sự kiểm toán của công ty kiểm toán có tác động ngược chiều tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam | - | .042 | Có | Chấp nhận |
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Theo kết quả phân tích, các giả thuyết nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc được kết luận như bảng dưới đây:
Bảng 4.24: Mức độ tác động của các biến độc lập
Hệ số hồi quy chuẩn hóa | Tỷ lệ ảnh hưởng (%) | Thứ tự ảnh hưởng | |
Các nhân tố có tác động cùng chiều | |||
Tính phức tạp của cấu trúc hoạt động, quy mô khách hàng | .123 | 18,3 | 4 |
Tính phức tạp của quy trình lập báo cáo tài chính của khách hàng | .268 | 40,0 | 1 |
Rủi ro kiểm soát | .129 | 19,3 | 3 |
Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV | .150 | 22,4 | 2 |
Tổng | 100% | ||
Các nhân tố có tác động ngược chiều | |||
Kinh nghiệm của DNKT , KTV | -.367 | 57,0 | 1 |
Tính chuyên nghiệp của DNKT , KTV | -.181 | 28,1 | 2 |
Năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT | -.096 | 14,9 | 3 |
Tổng | 100% |
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Trong Bảng 4.22 ở trên cho thấy mức độ tác động theo thứ tự mạnh nhất tới thấp nhất. Các nhân tố tác động cùng chiều tới thời gian kiểm toán, cụ thể: tính phức tạp của cấu trúc hoạt động, quy mô khách hàng; tính phức tạp của quy trình lập BCTC của khách hàng; rủi ro kiểm soát và rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV. Trong đó, tính phức tạp của quy trình lập BCTC của khách hàng có tác động mạnh nhất đến thời gian kiểm toán. Các nhân tố có tác động ngược chiều tới thời gian kiểm toán bao gồm: kinh nghiệm của DNKT, KTV; Tính chuyên nghiệp của DNKT, KTV và Năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT. Trong đó, chiếm ưu thế và tác động mạnh nhất chính là kinh nghiệm của DNKT và KTV.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày kết quả của toàn bộ giai đoạn nghiên cứu định tính và định lượng nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Phần đầu của chương phân tích thực trạng hiện nay về quy trình xác định thời gian kiểm toán BCTC do KTĐL thực hiện tại Việt Nam. Phần tiếp theo là những công bố kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của Luận án. Kết quả phân tích chỉ ra thời gian kiểm toán bị tác động cùng chiều với các nhân tố liên quan đến tính phức tạp của cấu trúc, quy mô hoạt động; đặc điểm quy trình lập BCTC của khách hàng; kiểm soát nội bộ (rủi ro kiểm soát) và rủi ro kiện tụng liên quan đến DNKT/KTV khi kiểm toán khách hàng. Những nhân tố có tác động ngược chiều với thời gian kiểm toán là: kinh nghiêm, tính chuyên nghiệp của DNKT/KTV và năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT.
CHƯƠNG 5
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.1 Đánh giá mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam
Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, có 7 nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu, đó là “Đặc điểm cấu trúc hoạt động, quy mô khách hàng”, “Đặc điểm của quy trình lập BCTC của khách hàng”, “Rủi ro kiểm soát”, “Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV”, “Kinh nghiệm của DNKT và KTV”, “Tính chuyên nghiệp của DNKT và KTV”, “Năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT ”. 7 biến này được cụ thể hóa thành 28 thang đo.
Sau khi phân tích độ tin cậy, không có biến nào bị loại khỏi mô hình. Và sau khi phân tích hồi quy thì 7 nhân tố này giải thích cho sự biến động của thời gian kiểm toán trong đó các biến có tác động cùng chiều bao gồm: Đặc điểm cấu trúc hoạt động, quy mô khách hàng; Đặc điểm của quy trình lập BCTC của khách hàng; Rủi ro kiểm soát; rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV. Cụ thể như sau: đặc điểm của cấu trúc hoạt động, quy mô khách hàng và quy trình lập BCTC của khách hàng càng phức tạp thì thời gian kiểm toán sẽ phải càng tăng thêm; Rủi ro kiểm soát và rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV càng lớn thì thời gian kiểm toán càng nhiều; Kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của DNKT và KTV thì thời gian kiểm toán càng giảm; năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT càng lớn thì thời gian kiểm toán càng giảm. Trong đó tính phức tạp của quy trình lập BCTC của khách hàng và kinh nghiệm của DNKT và KTV có ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian kiểm toán.
Tính phức tạp của cấu trúc hoạt động, quy mô của khách hàng được xác định thông qua quá trình tìm hiểu khách hàng ngay từ trước khi quyết định ký hợp đồng kiểm toán về đặc điểm cấu trúc của đơn vị, phạm vi hoạt động và ngành nghề của khách hàng. Nếu đơn vị có nhiều chi nhánh, phạm vi hoạt động ở nhiều vùng khác nhau thì KTV sẽ cần phải sắp xếp bố trí số lượng công việc nhiều hơn để kiểm tra vì sự phức tạp trong hoạt động của họ. Nếu việc xác định này không chính xác, có thể việc dự trù và lên kế hoạch về thời gian cần thiết cho cuộc kiểm toán và bố trí nhân sự sẽ khó khăn và làm cho cuộc kiểm toán không hiệu quả nếu muốn đảm bảo chất lượng kiểm toán được duy trì ở mức cao.
Nếu quá trình lập BCTC của đơn vị càng phức tạp thì thời gian kiểm toán của KTV cần phải cân nhắc tăng lên cao vì khi lập BCTC nếu quy trình phức tạp, khó hiểu sẽ làm cho kế toán của khách hàng rất dễ nhầm lẫn hoặc là cơ hội để tạo ra những gian lận có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Vì vậy, KTV sẽ phải dành thời gian nhiều hơn nếu mức độ phức tạp của việc lập BCTC tăng dần.
Kiểm soát nội bộ là một nội dung vô cùng quan trọng trong kiểm toán BCTC. Một trong những vai trò quan trọng của KSNB chính là lập BCTC một cách đáng tin cậy và kịp thời. Vì vậy, nếu KSNB của khách hàng mà vô hiệu, có nghĩa vai trò và ý nghĩa của KSNB không còn và tính tin cậy của thông tin tài chính của khách hàng bị ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy, nếu KSNB càng yếu kém, tức rủi ro kiểm soát càng cao thì KTV càng phải dành nhiều thời gian hơn để thực hiện kiểm toán và phải mở rộng phạm vi công việc để phát hiện những sai phạm trọng yếu của đơn vị có ảnh hưởng đến BCTC.
Rủi ro kiện tụng có liên quan đến KTV và DNKT ở đây có thể bao gồm những rủi ro có liên quan đến khả năng đơn vị gặp khó khăn về tài chính, hoạt động liên tục, đặc biệt đối với những doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết hay cả các công ty niêm yết thì thông tin tài chính ảnh hưởng đến số đông người sử dụng là công chúng. Vì vậy, nếu thông tin mà không tin cậy có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến người sử dụng và họ có quyền được khởi kiện những người có liên quan đến quá trình cung cấp thông tin và xác nhận thông tin. Rủi ro kiện tụng ở đây cũng có thể xuất phát từ những ngành nghề dễ có thể xảy ra những tranh chấp pháp lý như công nghệ cao, dược phẩm,…và chịu sự kiểm soát về mặt pháp luật bởi nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, khi kiểm toán khách hàng, KTV thường sẽ phải soát xét khả năng khách hàng có thể xảy ra tranh chấp kiện tụng nào không, trong kỳ đơn vị có tham gia vào các vụ kiện tụng nào không,…để xác định thời gian kiểm toán cho phù hợp với đặc điểm của hợp đồng kiểm toán.
Những yếu tố thuộc về kinh nghiệm của KTV, tính chuyên nghiệp của KTV và năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT là những yếu tố có thể làm cho thời gian kiểm toán của đơn vị tăng lên hoặc giảm đi. Nếu KTV đã có kinh nghiệm khi kiểm toán khách hàng hoặc lĩnh vực có liên quan đến khách hàng sẽ rút ngắn thời gian mà họ phải tìm hiểu về đặc điểm kinh doanh, hoạt động của khách hàng và nắm được những rủi ro và sai phạm nào dễ mắc phải đối với lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng và vì vậy họ sẽ đảm bảo rút ngắn được thời gian kiểm toán xuống. Những DNKT có tổ chức hoạt động, cấu trúc theo từng bộ phận lĩnh vực hoạt động chuyên môn, chuyên ngành của khách hàng cũng góp phần làm thời gian kiểm toán được thực hiện hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nếu DNKT có đủ năng lực, có bộ phận hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp cũng góp phần giúp cho việc phân bổ thời gian kiểm toán hợp lý hơn. Đặc biệt, trong nhóm các công ty kiểm