LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời tri ân đến các thầy cô trường Đại học Mở TP. HCM nói chung và Th.S Trần Thị Vinh nói riêng trong thời gian qua đã giảng dạy nhiệt tình, tận tâm giúp em nắm bắt được lý thuyết, cũng như tạo điều kiện cho em tiếp xúc, tìm hiểu và làm quen thực tế để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập và có kiến thức nền tảng cho tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành bài báo cáo và giúp em hệ thống hoá được kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm thực tế góp phần hoàn thiện bản thân.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Mở TP. HCM, Th.S Trần Thị Vinh, Ban Giám đốc và các anh chị trong Công ty sức khoẻ dồi dào và thành công trên con đường sự nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Kim Thảo
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
………………………………………………………………….......................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015 Giảng viên hướng dẫn
Th.S Trần Thị Vinh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT | VIẾT ĐẦY ĐỦ | |
1 | BCTC | Báo cáo tài chính |
2 | BGĐ | Ban Giám đốc |
3 | DN | Doanh nghiệp |
4 | KSNB | Kiểm soát nội bộ |
5 | KTV | Kiểm toán viên |
6 | HTK | Hàng tồn kho |
7 | TSCĐ | Tài sản cố định |
8 | TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
9 | CP | Cổ phần |
10 | PDAC | Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng |
Có thể bạn quan tâm!
- Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 2
- Đánh Giá Rủi Ro Kiểm Toán Trong Giai Đoạn Lập Kế Hoạch Kiểm Toán Theo Yêu Cầu Của Vsa 315
- Quy Trình Đánh Giá Rủi Ro Trong Giai Đoạn Lập Kế Hoạch Kiểm Toán Tại Công Ty Pdac
- Minh Hoạ Cụ Thể Quy Trình Đánh Giá Rủi Ro Trong Giai Đoạn Lập Kế Hoạch Kiểm Toán
- Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 6
- Thủ tục đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ma trận rủi ro kiểm toán
Bảng 3.1: Ma trận xác định rủi ro phát hiện
Bảng 3.2: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục
Bảng 4.1: Bảng câu hỏi về đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát
Bảng 4.2: Bảng câu hỏi xác định rủi ro chi tiết
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Minh hoạ kế hoạch sơ bộ cho các khoản mục được kiểm toán
Hình 2.2: Rủi ro kiểm toán và các bộ phận rủi ro cấu thành
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan với việc
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
Hình 2.4: Sơ đồ đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
Hình 3.1: Quy trình kiểm toán tại công ty PDAC
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 3
2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN 3
2.1.1. Khái niệm về rủi ro kiểm toán 3
2.1.2. Những nguyên nhân gây ra rủi ro kiểm toán 3
2.1.3. Sự cần thiết của việc đánh giá rủi ro 4
2.1.4. Các bộ phận của rủi ro kiểm toán 5
2.1.5. Mối quan hệ giữa các bộ phận của rủi ro kiểm toán 9
2.2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN THEO YÊU CẦU CỦA VSA 315 11
2.2.1. Vận dụng khái niệm rủi ro kiểm toán 11
2.2.2. Hiểu biết về đơn vị và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị 12
2.2.3. Thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và hoạt động có liên quan 13
2.2.4. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu 14
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN PHAN DŨNG 17
3.1. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG TẠI CÔNG TY PDAC 17
3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán 17
3.1.2. Thực hiện kiểm toán 18
3.1.3. Hoàn thành kiểm toán 19
3.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY PDAC 20
3.2.1. Tìm hiểu thông tin chi tiết và đặc điểm khách hàng 21
3.2.2. Tìm hiểu chính sách kế toán, chu trình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ 22
3.2.3. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ 23
3.2.4. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu 24
3.3. MINH HOẠ CỤ THỂ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN 26
3.3.1. Tìm hiểu thông tin và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng 26
3.3.2. Đánh giá rủi ro trên toàn bộ BCTC 27
3.3.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các tài khoản nghiệp vụ trọng yếu ... 29
3.3.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán ảnh hưởng đến thủ tục kiểm toán được áp dụng31
3.4. KHẢO SÁT HỒ SƠ KIỂM TOÁN 32
3.4.1. Mục tiêu khảo sát 32
3.4.2. Phương pháp khảo sát 32
3.4.3. Đối tượng khảo sát 32
3.4.4. Trình tự công việc 32
3.4.5. Kết quả khảo sát 33
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY PDAC 35
4.1. NHẬN XÉT 35
4.1.1. Mặt tích cực 35
4.1.2. Mặt hạn chế 36
4.2. KIẾN NGHỊ 37
4.2.1. Về tình hình chung của PDAC 37
4.2.2. Về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán 38
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nếu như thuật ngữ kiểm toán và hoạt động nghề nghiệp kiểm toán đã được biết đến và phát triển từ lâu trên thế giới thì tại Việt Nam kiểm toán mới được chấp nhận từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động kiểm toán hình thành và phát triển trở thành một nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý tài chính. Thừa hưởng được những thành quả trong sự phát triển của ngành nghề kiểm toán trên thế giới, ngay từ những ngày đầu, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ đều được chú ý hình thành và phát triển ở Việt Nam.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, cùng với tiến trình hội nhập và phát triển của kinh tế nước nhà, kiểm toán độc lập đã không ngừng gia tăng về mặt số lượng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
Trong suốt quá trình kiểm toán, đánh giá rủi ro kiểm toán là một bước vô cùng quan trọng, giúp các công ty kiểm toán xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc đánh giá rủi ro ở các công ty kiểm toán vẫn chưa hoàn thiện, do đây là một công việc khó và đòi hỏi trình độ xét đoán của kiểm toán viên ở mức độ khá cao. Theo đó, cùng với Thông tư số 214/2012/TT-BTC ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính, chuẩn mực kiểm toán số 315 (VSA 315) đã ra đời nhằm hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp kiểm toán về vấn đề trên. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, người viết đã chọn đề tài: “Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ ý nghĩa của việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch, đề tài này muốn làm rò hơn quy trình về đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính. Đồng thời, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để có những nhận xét khách quan về ưu, khuyết điểm trong quy trình thực hiện của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng, từ đó đưa ra một số kiến nghị cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức kiểm toán tại công ty.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI