Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-----------------------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ

Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Sinh viên thực hiện

: Lê Thanh Hằng

Lớp

: Nhật 1

Khoá

: 44E

Giảng viên hướng dẫn

: Phan Thị Vân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Hà Nội, 05 - 2009

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về FDI và ngành Công nghiệp Dịch vụ4

1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Phân loại 6

1.2. Ngành Công nghiệp Dịch vụ 7

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm 7

1.2.2. Phân loại Công nghiệp Dịch vụ 11

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút FDI vào ngành

Công nghiệp Dịch vụ 16

1.3.1. Khung chính sách FDI 16

1.3.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế 18

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thuận lợi trong kinh doanh 22

1.4. Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của một số nước Châu Á 23

1.4.1. Ấn Độ 23

1.4.2. Thái Lan 24

1.4.3. Singapore 24

Chương 2: Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam 26

2.1. Đặc trưng FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản 26

2.2. Các yếu tố thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam 28

2.2.1. Khung chính sách về FDI 28

2.2.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế 37

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thuận lợi trong kinh doanh 43

2.3. Kết quả thu hút 44

2.3.1. Khối lượng đầu tư 44

2.3.2. Quy mô dự án 46

2.3.3. Lĩnh vực đầu tư 47

2.3.4. Địa bàn đầu tư 48

2.3.5. Hình thức đầu tư 49

2.4. Đánh giá 50

2.4.1. Tích cực 50

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 50

Chương 3: Giải pháp thu hút FDI của Nhật vào ngành

Công nghiệp Dịch vụ 58

3.1. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam 58

3.1.1. Cơ hội 58

3.1.2. Thách thức 61

3.2. Giải pháp 62

3.2.1. Đổi mới nhận thức 62

3.2.2. Xây dựng kế hoạch thu hút 65

3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng 65

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 67

3.2.5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 68

3.2.6. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý 71

3.2.7. Nâng cao chất lượng của hoạt động xúc tiến đầu tư 73

Kết luận 75

Danh mục tài liệu tham khảo 76


LỜI MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài


Đối với các nước đang phát triển thì FDI luôn luôn là một nhân tố không thể thiếu đối với phát triển kinh tế-xã hội. Những năm gần đây, Nhật Bản liên tục nằm trong top 3 nước dẫn đầu về tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, với số đăng ký tăng trưởng đều và ổn định, vốn thực hiện lớn nhất. Người Nhật Bản thường rất thận trọng khi làm ăn với người ngoài, nhưng một khi đã thiết lập được quan hệ và niềm tin với người Nhật thì chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào một sự hợp tác lâu dài. Chính vì thế, với hàng loạt những hoạt động tăng cường và củng cố mối quan hệ với Nhật Bản, nâng lên thành đối tác chiến lược, FDI Nhật Bản đang được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Mặt khác, trong thời đại hiện nay, bên cạnh các ngành công nghiệp cơ bản, phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ là một trong những phương thức để nền kinh tế Việt Nam bắt kịp được với sự phát triển của thế giới và đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia một cách có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta cần phải nỗ lực phát triển ngành Công nghiệp Dịch vụ bởi thực tế chúng tồn tại và liên quan mật thiết đến toàn bộ nền kinh tế. Chúng lμ nhân tố thúc đẩy các hoạt động kinh tế vμ góp phần quan trọng vμo nâng cao chất l−ợng cuộc sống của ng−ời dân. Các dịch vụ hạ tầng cơ sở (các ngμnh dịch vụ tiện ích, xây dựng, giao thông, viễn thông vμ tμi chính) hỗ trợ tất cả các loại hình doanh nghiệp. Giáo dục, y tế vμ các dịch vụ giải trí có ảnh h−ởng đến chất l−ợng lao động, các dịch vụ kinh doanh vμ chuyên nghiệp giúp tạo ra khả năng chuyên môn nhằm nâng cao tính cạnh tranh vμ chất l−ợng các dịch vụ chính phủ có vai trò quyết định đối với môi tr−ờng kinh doanh của doanh nghiệp...


Từ nhu cầu phát triển kinh tế trong thời đại mới hướng sang khu vực dịch vụ, việc định hướng một phần luồng vốn FDI của Nhật vào lĩnh vực này trở thành một nhu cầu bức thiết, một nhiệm vụ quan trọng. Vậy làm thế nào để có thể thu hút FDI của Nhật vào ngành công nghiệp dịch vụ một cách hiệu quả nhất? Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ngành công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”.

Mục đích của đề tài


Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu xem đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? công nghiệp dịch vụ là gì? và việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này chịu sự chi phối của những yếu tố nào. Trên cơ sở phân tích thực trạng việc thu hút nguồn vốn FDI của Nhật vào ngành công nghiệp dịch vụ của nước ta trong những năm vừa qua, tác giả sẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét đối với những kết quả đã đạt được. Đó sẽ là căn cứ quan trọng để đưa ra giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành Công nghiệp Dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ. Phạm vi nghiên cứu là đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật đối với Việt Nam kể từ khi bắt đầu vào Việt Nam (1989) cho đến nay với trọng tâm là giai đoạn 2000 – 2008.

Phương pháp nghiên cứu


Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp: thống kê, tổng hợp số liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu, tham khảo và thu thập ý kiến của nhà đầu tư để tìm hiểu và làm rõ nội dung nghiên cứu.

Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về FDI và ngành Công nghiệp Dịch vụ


Chương II: Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam

Chương III: Giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ Việt Nam

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của Cô Phan Thị Vân – giảng viên môn Đầu tư, khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Những sự chỉ bảo và nhận xét quý báu của cô là kim chỉ nam giúp tác giả có được hướng nghiên cứu, tiếp cận vấn đề hợp lý và hoàn thành tốt luận văn này. Ngoài ra, xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Ogushi, giảng viên bộ môn tiếng Nhật Kinh tế, khoa tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, chú Phạm Văn Hiên, cán bộ Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã có nhiều ý kiến đóng góp trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn.


Chương 1‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ

1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1. Khái niệm FDI


Có nhiều định nghĩa về FDI nhưng dù theo bất kỳ một cách hiểu nào đều có 2


Có nhiều định nghĩa về FDI nhưng dù theo bất kỳ một cách hiểu nào đều có thể khẳng định FDI là một hình thức “đầu tư” – quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Đứng trên góc độ một quốc gia để xem xét


hoạt động đầu tư căn cứ vào sự hình thành nguồn vốn thì FDI là hoạt động được thể hiện trong sơ đồ ở trên1.

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund), FDI (Foreign Direct Investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Ở đây, đặc điểm vượt ra khỏi biên giới quốc gia và quyền sở hữu lâu dài được coi là trọng tâm của khái niệm. Như vậy FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công ty chủ quản (người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc (doanh nghiệp FDI) đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản. Công ty chủ quản không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty phụ thuộc (trong trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu của công ty phụ thuộc) và phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỷ lệ sở hữu của công ty chủ quản đối với công ty phụ thuộc.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì đưa ra khái niệm về doanh nghiệp FDI – một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết. Theo đó, điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng sử dụng mức 10% làm mốc xác định quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ví dụ như con số này ở Mỹ là 10% nhưng ở Pháp và Anh là 20% (1997).

Luật đầu tư 2005 của Việt Nam có đề cập đến các khái niệm như “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư ra nước ngoài” … nhưng không có khái niệm FDI. Từ đó, có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư

1 Giáo trình Đầu tư nước ngoài, Vũ Chí Lộc, NXB Giáo Dục, 1997.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022