Tình Hình Thu Hút Fdi Vào Việt Nam Dưới Hình Thức Doanh Nghiệp Liên Doanh

chứng tỏ trong quá trình đầu tư tại Trung Quốc, các công ty nước ngoài ít chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Đó là điều trái với mong muốn ban đầu của Trung Quốc khi thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài 6.

Thứ hai, hình thức doanh nghiệp liên doanh giúp các doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư học tập kinh nghiệm quản lý tiến tiến của bên nước ngoài một cách hiệu quả. Trong các doanh nghiệp liên doanh, chủ đầu tư của nước chủ nhà cùng tham gia quản lý làm việc với các đối tác nước ngoài nên có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần kiến thức kinh doanh hiện đại của mình lên, ví dụ như: kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo, tổ chức mạng lưới dịch vụ,... đặc biệt là mô hình, cách thức quản lý, triết lý kinh doanh và khả năng thích nghi với cạnh tranh, thích nghi với công nghệ, thích nghi với khách hàng và khuếch trương hoạt động kinh doanh. Những kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của phương Tây được áp dụng ở các nước sở tại thông qua “nhịp cầu’’ liên doanh. Các loại công cụ toán học, mô hình kinh tế, công cụ dự đoán được áp dụng vào trong kinh doanh cũng như các loại công cụ hiện đại được sử dụng. Phương pháp quản lý hiện đại chỉ có thể được thực hiện trên một nền công nghệ tiên tiến được tiếp thu và “chế biến” sáng tạo tại các nước sở tại cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng nước. Chắng hạn, mô hình quản lý của Nhật Bản đã được ứng dụng trong các doanh nghiệp liên doanh ở châu Âu hoặc mô hình quản lý của Bắc Âu được ứng dụng trong các liên doanh của châu Á.

Thứ ba, hình thức doanh nghiệp liên doanh khai thác và nâng cao được năng lực sản xuất sẵn có của nhiều doanh nghiệp tại nước sở tại từ lâu không được sử dụng hoặc được sử dụng không đầy đủ, tạo điều kiện phục hồi và phát triển các doanh nghiệp ở nước sở tại lâu nay làm ăn thua lỗ do công nghệ lạc hậu, chất lượng hàng không đảm bảo, giá cả cao và bị cạnh tranh của hàng ngoại hay những doanh nghiệp, bộ phận của doanh nghiệp tại nước sở tại đang tồn tại nhưng có khó khăn về


6Nguồn:http://www.sbv.gov.vn/vn/tintuc/vp/nguyenvietle/tin/nghiencuutraodoi_2007_05_18_030015.

doc?tin=396.

vốn. Thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh mà các doanh nghiệp nước sở tại trước đây bị thiếu vốn không có khả năng thực hiện đổi mới công nghệ đã thực hiện đầu tư theo chiều sâu, sản xuất được nhiều loại hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Nhờ đó đã tạo nên sức sống mới và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường được cải thiện.

Thứ tư, hình thức doanh nghiệp liên doanh giúp cho các doanh nghiệp nước sở tại có thể tham gia vào những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh hoàn toàn mới, những lính vực quan trọng của đất nước, những ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao và nguồn vốn lớn. Nhờ việc cùng hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng tham gia góp vốn, chia sẻ rủi ro, cùng tham gia quản lý, chuyển giao công nghệ mà các doanh nghiệp nước sở tại mới có cơ hội tiếp cận được với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nước chưa hề có trước đó đặc biệt là trong những lĩnh vực quan trọng của đất nước, những lĩnh vực cần nguồn vốn lớn và trình độ kỹ thuật hiện đại mà nếu không có bên nước ngoài tham gia hợp tác thì nước sở tại sẽ không bao giờ tự khai thác được do trình độ yếu kém về kỹ thuật, lạc hậu về công nghệ, nguồn vốn nhỏ, thiếu kinh nghiệm,....

Như vậy, phát triển hình thức doanh nghiệp liên doanh sẽ tạo lợi ích to lớn cho nước sở tại cả trong ngắn hạn và dài hạn

4.1.2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài

Việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài giúp nhà đầu tư nước ngoài:

- Giảm thiểu rủi ro, đảm bảo thành công trong kinh doanh. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một vùng lãnh thổ hay một quốc gia nào đó thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với pháp luật và chính sách, phong tục, tập quán, thị trường và cách làm ăn của nước sở tại. Do vậy, một giải pháp mà được đa số các nhà đầu tư chấp nhận và áp dụng đó là liên kết với một đối tác ở bản địa để hình thành nên một doanh nghiệp liên doanh cùng khai thác hoạt động sản xuất kinh doanh, khi ấy sẽ đảm bảo được khả năng thành công cao hơn.

- Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước sở tại. Những nhà đầu tư nước ngoài có lượng vốn

lớn, có công nghệ, có khả năng cạnh tranh và có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, họ thành lập các doanh nghiệp liên doanh ở nước khác để mở rộng kinh doanh, gia tăng thị phần của công ty và thu lợi nhuận thông qua khai thác cá nguồn tài nguyên thiên nhiên (như dầu mỏ, quặng sắt, than đá,) nguồn lao động sẵn có với tiền công thấp để hạ giá thành sản phẩm cũng như tiếp cận được với một khối khách hàng mới để tăng doanh số bán hàng ra nước ngoài. Tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc) mở rộng được thị trường ra nước ngooài do thành lập nhiều doanh nghiệp liên doanh ở nước ngoài về sản xuất hàng hóa điện tử, ô tô. Tập đoàn ABB (tập đoàn sản xuất máy biến thế của Thụy Điển) đặt chân đến Việt Nam thông qua thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất máy biến thế và đã gặp được một thị trường máy biến thế rộng lớn ở Việt nam nhân lúc chính phủ Việt Nam có chính sách nâng cấp hệ thống điện trong cả nước.

- Tạo ra lợi thế kinh doanh mới nhờ mở rộng quy mô. Vai trò này thể hiện một khía cạnh cơ bản trong kinh tế học của việc thành lập các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Trong điều kiện các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gia tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí sản xuất sản phẩm có thể được giảm xuống đáng kể, khả năng cạnh tranh của sản phẩm có xu hướng gia tăng.

- Thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ trung gian và truyền thống ra nước ngoài đặc biệt là các nước đang phát triển. Chiến lược chuyển giao công nghệ một mặt, kéo dài được chu kỳ sống quốc tế của công nghệ đang ở giai đoạn lạc hậu; mặt khác, khai thác được thị trường các nước sở tại để tạo địa bàn kinh doanh cho công ty về dài hạn. Chiến lược chuyển giao công nghệ sẽ gắn với chiến lược đầu tư về vốn. Do môi trường đầu tư dễ sinh lợi ở nước ngoài cho nên các công ty đa quốc gia thu được tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn khi đầu tư ra nước ngoài. Các động lực chuyển giao công nghê và tỷ lệ sinh lợi của đồng vốn cao thúc đẩy các công ty đa quốc gia cũng như các công ty có mục tiêu tương tự tăng cường nghiên cứu thị trường đầu tư và thành lập các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.

- Tiết kiệm được chi phí sản xuất do vượt qua được hàng rào thuế quan phi thuế quan để tăng cường khả năng cạnh tranh về giá cả sản phẩm. Trong điều kiện chủ nghĩa bảo hộ vẫn còn tồn tại ở những mức độ khác nhau thuộc các thị trường

khác nhau vì những khác biệt nhất định giữa các nước về kinh tế, luật pháp và khả năng cạnh tranh cho nên nhiều loại hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên làm tăng giá sản phẩm nếu tiến hành các hoạt động xuất-nhập khẩu trực tiếp. Thành lập các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là giải pháp cơ bản và lâu dài để vượt qua được hàng rào này thông qua việc khai thác lợi thế của các bên tham gia liên doanh. Chẳng hạn ở Việt Nam và ở một số nước Đông Nam Á nếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thì thuế nhập khẩu sẽ thấp hơn so với thuế nhập khẩu các hàng hóa nhập khẩu để tiêu thụ trong nước.

4.2. Nhược điểm

Mặc dù có những lợi thế quan trọng như vừa trình bày trên đây, hình thức doanh nghiệp liên doanh vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, quản lý doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài rất phức tạp vì chúng là những thực thể hoạt động trên cơ sở kết hợp những sự khác biệt nhiều mặt của các bên. Mỗi bên có những triết lý kinh doanh riêng và tiến hành hoạt động quản lý theo những tiêu chuẩn khác nhau. Hệ thống ngôn ngữ và truyền thống văn hóa, lối sống,.. cũng như nhận thức luật pháp khác nhau là những yếu tố cản trở việc “hòa hợp” mục tiêu kinh doanh của các bên về lâu dài. Do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.

Thứ hai, dễ xảy ra xung đột và đổ vỡ khi các bên không đạt được lợi ích mong muốn hoặc cơ chế phân chia lợi ích không được thỏa đáng vì doanh nghiệp liên doanh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Khi những lợi ích kinh tế không được bảo đảm thì các bên sẽ giải thể hoặc kết thúc hoạt động của doanh nghiệp liên doanh trước thời hạn để tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới do môi tường kinh doanh thường xuyên biến đổi.

Thứ ba, phía nước ngoài đặc biệt là những công ty đa quốc gia có tiềm lực đáng kể về tài chính và công nghệ, có kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế và có khả năng thích nghi cao với môi trường kinh doanh thường xuyên biến đổi thường lợi dụng những yếu kém trong quản lý của nước sở tại, sự sơ hở của hệ thống luật pháp để thực hiện các hoạt động kinh doanh bất hợp lý như chuyển từ việc thành lập các

doanh nghiệp liên doanh sang hoạt động buôn bán máy móc, thiết bị, hàng hóa tiêu dùng lòng vòng, chuyển giao công nghệ lạc hậu với giá cả cao, công nghệ gây ô nhiễm môi trường,…

trong nhiều trường hợp, thành lập các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế của nước sở tại khi nhu cầu về vốn để tăng trưởng kinh tế quá lớn buộc họ phải chấp nhận sự thua thiệt nhất định trong giai đoạn đầu thực hiện “mở cửa” để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nước đang phát triển.‌

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM DƯỚI HÌNH THỨC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH


I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM DƯỚI HÌNH THỨC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH

1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh

1.1. Số liệu FDI vào doanh nghiệp liên doanh qua các năm

Kể từ khi Luật Đầu tư Nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định trong việc thu hút luồng vốn FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Tính đến 31/12/2007, Việt Nam đã thu hút được hơn 2423 dự án liên doanh được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 35,18 tỷ USD, tổng số vốn thực hiện là 12,90 tỷ USD (bằng khoảng 36,67% so với tổng vốn đầu tư đăng ký liên doanh). Quy mô bình quân mỗi dự án liên doanh vào khoảng 14,52 triệu USD/dự án (xem Bảng số 1).

Qua 20 năm đầu tư nước ngoài vào Vit Nam, hình thức doanh nghiệp liên doanh chiếm khoảng 24,26% trong tổng số dự án FDI, 34,88% tổng vốn đăng ký FDI và 44,14% tổng vốn thực hiện FDI 7. Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không


7 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ổn định, đặc biệt là từ năm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao thu hút FDI vào doanh nghiệp liên doanh năm 1996 (xem Biểu đồ 1).


Bảng số 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh giai đoạn 1988 - 2007


Năm


Số dự án


Vốn đăng ký


Qui mô (USD)


So với năm trước


Số lượng

Tỉ trọng trong FDI

(%)


Số lượng (USD)

Tỉ trọng trong FDI

(%)


Số dự án (%)

Vốn đăng ký (%)


Qui mô (%)

1988

26

70,27

149385387

43,72

5745591,81




1989

47

70,15

314130902

67,28

6683636,21

180,77

210,28

116,33

1990

78

72,90

285067578

49,20

3654712,54

165,96

90,75

54,68

1991

110

72,37

801256033

62,11

7284145,75

141,03

281,08

199,31

1992

122

62,24

1062489115

50,13

8708927,17

110,91

132,60

119,56

1993

149

54,38

1889523563

62,14

12681366,20

122,13

177,84

145,61

1994

188

50,54

2889915790

64,73

15371892,50

126,17

152,94

121,22

1995

193

46,51

4815065489

62,40

24948525,80

102,66

166,62

162,30

1996

166

44,62

6677983120

69,29

40228814,00

86,01

138,69

161,25

1997

136

38,97

2511735882

42,04

18468646,20

81,93

37,61

45,91

1998

82

28,67

2899173304

59,25

35355772,00

60,9

115,43

191,40

1999

55

16,77

830011876

36,09

15091125,00

67.07

28,63

42,68

2000

67

17,05

234514966

8,71

3500223,37

121,28

28,25

23,19

2001

95

17,03

358389133

11,03

3772517,19

141,79

152,82

107,78

2002

150

18,50

544906336

18,27

3632708,91

157,89

152,04

96,29

2003

119

14,84

477170782

15,26

4009838,50

79,33

87,57

110,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 5


2004

110

13,32

1239204442

26,64

11265494,90

92,44

259,70

280,95

2005

142

14,21

908667621

13,26

6399067,75

129,09

73,33

56,80

2006

156

14,48

2430440989

18,83

15579749,90

109,86

267,47

243,47

2007

232

14,82

3865747966

17,92

16662706,80

148,72

159,06

106,95

Tổng

2423


35184780274


14521164,00




Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Biểu đồ 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2007

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí