Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Doanh Nghiệp Liên Doanh

hình hoạt động và mục tiêu đạt tới của liên doanh. Liên doanh không phải là một liên kết đơn giản mà là một mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tác trong một thời gian dài.

Trong cuốn sách kinh doanh quốc tế (International Business) của tác giả Dav Khenbatv và Riad Ajiami - Trường đại học tổng hợp America liên doanh được định nghĩa là : Những thoả thuận kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều công ty hoặc thực thể kinh doanh kết hợp với nhau để hình thành một hoạt động kinh doanh nhất định. Các liên doanh có thể được thành lập giữa hai công ty đa quốc gia, giữa một công ty đa quốc gia và Chính phủ hoặc giữa một công ty đa quốc gia với các nhà kinh doanh địa phương”.

Định nghĩa này đã chỉ ra được liên doanh về thực chất là những thoả thuận kinh doanh giữa hai hoặc nhiều bên. Các đối tác có thể là các công ty đa quốc gia, Chính phủ hoặc các nhà kinh doanh địa phương. Cách thức kết hợp các chủ thể tham gia liên doanh cũng được xem như là một tiêu chuẩn để phân loại liên doanh. Tuy vậy, yếu tố quốc tịch của các bên tham gia liên doanh - một căn cứ quan trọng để phân biệt liên doanh trong nước với liên doanh nước ngoài vẫn chưa được đề cập thích đáng trong định nghĩa này.

Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 vấn còn khái niệm liên doanh, nhưng không có định nghĩa rõ ràng trừ quy định thành lập tổ chức liên giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là một hình thức đầu tư trực tiếp. Theo luật đầu tư nước ngoài năm 1996 thì doanh nghiệp liên doanh được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh và hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư ưnớc ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.”

Định nghĩa này đã nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý của một liên doanh và cho rằng hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp liên doanh cũng như pháp luật nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là căn cứ pháp lý quan trọng để điều chỉnh các hợp đồng các hoạt động của liên doanh.

Như vậy trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau về liên doanh, mỗi định nghĩa có một cách tiếp cận và nhấn mạnh một khía cạnh nhất định của liên doanh. Tuy nhiên các định nghĩa trên đều tập trung vào những khía cạnh cơ bản có tính chất quốc tế: quan hệ bạn hàng lâu dài giữa các bên về quốc tịch; quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hoá; các bên về cùng góp vốn, quản lý, phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro; hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ hoặc hoạt động nghiên cứu và cơ sở pháp lý cho sự thành lập và hoạt động của liên doanh là hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên và hệ thống luật pháp của nước sở tại.

Từ phân tích trên đây có thể đợc hiểu là: Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại.

2. Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp liên doanh

2.1. Đặc điểm về mặt kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được thành lập trên cơ sở các bên cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cũng phân chia lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm. Từng yếu tố này phản ánh những khía cạnh khác nhau về mặt kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Cụ thể là:

- Cùng sở hữu về vốn: các bên tham gia liên doanh có thể góp vốn bằng tiền mặt (nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, cổ phiếu,), máy móc thiết bị, công nghệ, giá trị quyền sử dụng đất đai, mặt nước, mặt biển, các dịch vụ xây dựng, sản xuất, phục vụ, các bằng phát minh, sáng chế, khả năng kinh nghiệm, uy tín công ty hoặc nhãn hiệu hàng hoá...và cùng nhau sử dụng, sở hữu nguồn vốn kinh doanh này. Do tính chất đa dạng của các loại tài sản góp vốn vào liên doanh cho nên có loại tài sản có

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 4

thể định giá được, có loại tài sản khó có thể định giá được như uy tín, kiến thức, kinh nghiệm, nhãn hiệu hàng hóa, tài nguyên,Phần góp vốn của các bên trong liên doanh, vì vậy khó có thể xác định được chính xác trong một số trường hợp.

- Cùng tham gia quản lý: Số lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trị, cũng như mức độ quyết định của các bên đối với các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên trong liên doanh. Tùy điều kiện từng nước, số lượng thành viên tham gia cơ quan quản lý cao nhất của doanh nghiệp liên doanh có thể giới hạn ở một mức nhất định. Bộ máy quản lý doanh nghiệp liên doanh có vai trò điều hành hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân cũng như tạo nên bầu không khí hoạt động có hiệu quả trong liên doanh thích hợp với điều kiện nước sở tại.

- Cùng phân chia lợi nhuận: Các nên tham gia liên doanh cùng tham gia phân chia các khoản lợi nhuận thu được của doanh nghiệp liên doanh sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính đối với nước sở tại. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Tuy vậy cơ chế phân chia lợi nhuận này có tùy thuộc vào hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh.

- Cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm: Các bên cùng chia sẻ các loại rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp liên doanh. Các loại rủi ro đa dạng có thể là rủi ro về chính trị (sự thay đổi của các thể chế chính trị hay sự thay đổi của chính phủ hay nhà nước), rủi ro về pháp lý(sự thay đổi hệ thống pháp luật, sự thay đổi của các loại chính sách và quy định áp dụng đối với liên doanh), rủi ro về kinh tế (sự thay đổi về giá cả, quan hệ cung cầu mặt hàng liên quan đến liên doanh hoặc do tình trạng kinh tế của đất nước đang ở giai đoạn suy thoái), rủi ro trong kinh doanh (sự thay đổi của khối khách hàng, tình trạng cạnh tranh trên thị trường), hoặc rủi ro do thiếu hiểu biết về môi trường văn hóa, phong tục, tập quán của người tiêu dùng tại nước sở tại. Những loại rủi ro này sẽ càng lớn nếu thị trường hoạt động của liên doanh hoàn toàn xa lạ với công ty có chiến lược đầu tư ra nước ngoài trong dài hạn. Rủi ro, mạo hiểm càng cao thì khả năng thu lợi nhuận càng lớn nhưng đồng thời xác suất đổ vỡ

của doanh nghiệp liên doanh càng cao. Đối với các công ty đầu tư một khối lượng vốn lớn vào một lĩnh vực kinh doanh nhất định thì hình thức liên doanh sẽ tạo điều kiện giảm bớt tổn thất xẩy ra trong kinh doanh đối với công ty này do chia sẻ rủi ro, mạo hiểm với các bên cùng tham gia liên doanh.

2.2. Đặc điểm về mặt pháp lý.

Doanh nghiệp liên doanh là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo pháp luật của nước sở tại. Doanh nghiệp liên doanh có đủ tư cách pháp nhân. Bởi vậy môi trường của nước sở tại tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh.

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần, đôi khi nó còn được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm vô hạn hoặc các hiệp hội góp vốn hữu hạn. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật đầu tư 2005 thì nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh được ghi trong hợp đồng liên doanh. Hợp đồng liên doanh là văn bản thỏa thuận giữa các bên tham gia liên doanh. Mỗi bên tham gia liên doanh vừa có tư cách pháp lý riêng - chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tư cách pháp lý chung - chịu trách nhiệm pháp lý với toàn thể liên doanh.

Nếu hợp đồng liên doanh là điều kiện cần để hình thành nên doanh nghiệp liên doanh thì điều lệ hoạt động của doanh nghiệp liên doanh là điều kiện đủ để bảo đảm tính chỉnh thể, tính độc lập của thực thể pháp lý này, nó cũng là cơ sở để phân biệt thực thể kinh doanh này với thực thể kinh doanh khác.

Như vậy hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh là hai văn bản pháp lý cơ bản quy định đặc trưng về mặt pháp lý của doanh nghiệp liên doanh, mỗi loại văn bản đóng một vai trò nhất định trong trong việc hình thành tính pháp lý của doanh nghiệp liên doanh.

Giữa đặc điểm kinh doanh và đặc điểm pháp lý có mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Đặc điểm kinh doanh phản ánh thực chất và quy định bản chất nội tại của doanh nghiệp liên doanh trong việc tạo ra lợi ích cho các bên. Đặc điểm pháp lý quy định tính độc lập của doanh nghiệp liên doanh và phản ánh tính hợp pháp của doanh nghiệp liên doanh theo điều kiện của nước sở tại. Do đó, có thể gọi doanh nghiệp liên doanh là một thực thể kinh doanh - pháp lý quốc tế độc lập.

Doanh nghiệp liên doanh hoạt động trong một môi trường kinh doanh đa dạng của nước sở tại. Môi trường này bao gồm cả môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hóa - xã hội và môi trường cạnh tranh. Các loại môi trường này đều tác động tổng hợp đến doanh nghiệp liên doanh kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu thành lập và môi trường kinh doanh có sự thay đổi trong từng giai đọan nhất định. Đồng thời doanh nghiệp liên doanh cũng có mối quan hệ hữu cơ với thị trường nước ngoài.

3. Phân biệt hình thức doanh nghiệp liên doanh với các hình thức đầu tư khác

3.1. Hình thức doanh nghiệp liên doanh với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Giống nhau:

Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đều là những pháp nhân của nước sở tại và chịu sự quản lý điều tiết của hệ thống pháp luật nước sở tại.

Khác nhau:

Trong doanh nghiệp liên doanh có sự tham gia quản lý của bên nước sở tại. Các bên tham gia của nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh có những quyền lực nhất định trong việc quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Cơ sở của quyền lực này là tỷ lệ góp vốn của các bên vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Quyền lực của các bên nước ngoài bị san sẻ bởi bên nước sở tại trong doanh nghiệp liên doanh. Còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì toàn bộ vốn và tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý. Quyền lực của nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo hoàn toàn trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhưng nhà đầu tư

nước ngoài trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn phải thuê đất đai và các phương tiện vật chất khác cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như chịu sự quản lý của nước sở tại. Cho nên cũng có thể xem hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một hình thức liên doanh đặc biệt. Hình thức doanh nghiệp liên doanh thường được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên lựa chọn để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh khi đầu tư vào một thị trường mới, chưa nắm bắt được môi trường kinh tế, xã hội và pháp lý của nước nhận đầu tư, phải đối mặt với môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ, nhiều khó khăn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường được lựa chọn khi nhà đầu tư nước ngoài muốn có sự tự chủ trong hoạt động của công ty từ việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn đến hoạt đông trước mắt của doanh nghiệp.

3.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Giống nhau:

- Cả hai hình thức doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh đều là những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự điều tiết của hệ thống pháp luật nước sở tại.

- Cả hai hình thức doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh đêù có sự hợp tác giữa hai bên hoặc nhiều bên có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro.

Khác nhau:

Doanh nghiệp liên doanh khác với hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng ở chỗ doanh nghiệp liên doanh hình thành một pháp nhân mới còn hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng mặc dù là sự hợp tác của các bên có quốc tịch khác nhau trên cơ sở chung góp vốn, cũng tham gia quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và cũng chia sẻ rủi ro nhưng không thành lập một pháp nhân mới.

Về mức độ cam kết giữa các bên thì đối với doanh nghiệp liên doanh, các bên cam kết với nhau chặt chẽ hơn cả về mặt kinh doanh lẫn mặt pháp lý vì đây là một

thực thể kinh doanh pháp lý độc lập. Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên thỏa thuận với nhau mềm dẻo hơn do các bên tham gia vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của mình.

Về thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp liên doanh là một mối liên kết lâu dài giữa các bên cùng thực hiện các hoạt động kinh doanh đa dạng kéo dài hàng chục năm (thông thường từ 15 đến 40 năm cá biệt có trường hợp từ 60 đến 70 năm) còn hợp đồng hợp tác kinh doanh là một mối quan hệ bạn hàng ngắn hạn từ vài tháng đến vài năm) thực hiện các hoạt động kinh doanh có tính chất đơn lẻ, đặc thù.

Về mặt quy mô kinh doanh, các doanh nghiệp liên doanh thường có quy mô trung bình lớn hơn so với quy mô của các hợp đồng hợp tác kinh doanh (trừ các hợp đồng phân chia sản phẩm trong ngành dầu khí) cho nên trong nhiều trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh còn được gọi là hình thức liên doanh theo vụ việc

4. Ưu nhược điểm của hình thức doanh nghiệp liên doanh

4.1. Ưu điểm

4.1.1. Đối với nước nhận đầu tư

Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như FDI nó cũng mang những ưu điểm, những tác động tích cực đối với nước nhận đầu tư: bổ sung vốn cho nền kinh tế, tạo việc làm, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ năng quản lý, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên hình thức doanh nghiệp liên doanh có những đặc điểm khác biệt và có những thế mạnh nổi trội hơn so với các hình thức đầu tư còn lại:

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp liên doanh giúp cho các doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật hiện đại của nước ngoài một cách một cách trực tiếp và thuận tiện. Các doanh nghiệp trong nước, một mặt do năng lực yếu kém về đổi mới công nghệ, mặt khác công nghệ tiên tiến đều do các công ty quy mô lớn có tiềm năng công nghệ trên thế giới nắm giữ. Để vượt qua các yếu điểm này, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng muốn được áp dụng ngay công nghệ tiên tiến hoặc trực tiếp thông qua thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh

nghiệp FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối tác trong nước để thành lập liên doanh, qua đó diễn ra quá trình rò rỉ công nghệ. Nhờ đó, các bên tham gia thuộc các nước sở tại sẽ từng bước tiếp nhận và từng bước làm chủ công nghệ nước ngoài trong liên doanh Trong khi đó với các hình thức FDI khác như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn làm chủ vốn đầu tư, công nghệ, bí quyết kinh doanh, bí mật kỹ thuật cơ bản, độc chiếm lợi nhuận cao…Ở hình thức này nước sở tại không thu lượm được kinh nghiệm cũng như không tiếp nhận được công nghệ mới của các nước tiên tiến một cách trực tiếp như hình thức doanh nghiệp liên doanh và nếu có quá nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động thì có thể gây ra tình trạng tư bản nước ngoài thâu tóm, chi phối nền kinh tế quốc gia. Còn hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có phần lợi cho nền kinh tế nước nhà nhưng có thể nói đây không phải là một hình thức ổn định chắc chắn lâu dài có hiệu quả cao nhất. Một minh chứng cho nhận định này đó là hiện nay, trong quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và thay đổi phương thức tổ chức sản xuất trên phạm vi toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, các ngành chế tạo của thế giới đang không ngừng chuyển đến Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ sản xuất các sản phẩm lớn, trình độ kỹ thuật thấp tại Trung Quốc mà cũng sản xuất cả những sản phẩm cỡ vừa, trình độ kỹ thuật cao. Năm 2004, Trung Quốc xuất khẩu 165,5 tỷ USD sản phẩm công nghệ cao, trong đó có 87% là của doanh nghiệp có vốn nước ngoài, 65% là của doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư 100% vốn đồng thời nắm quyền xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao, lợi nhuận lớn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tăng cường việc kiểm soát bí quyết công nghệ, kỹ thuật độc đáo như căn cứ vào số tiền bán hàng thu được để tính tiền sử dụng li-xăng (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp), sử dụng kỹ thuật độc đáo, tận dụng ưu thế kỹ thuật nắm được để thu lợi nhuận cao, khiến cho mức bội chi trong tài khoản sử dụng li-xăng tăng lên tương đối nhanh. Mức bội chi trong tài khoản sử dụng li-xăng tăng lên chứng tỏ việc sử dụng li-xăng của nước ngoài tăng tương đối nhanh còn kỹ thuật độc đáo, thương hiệu bản xứ tương đối ít. Nó cũng

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí