thương mại của Việt Nam tham gia đầu tư liên doanh. Điều này không những tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp mà còn phát huy khả năng của ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của liên doanh, hạn chế tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận bất hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy các liên doanh làm ăn trung thực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước.
- Các bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thế chấp tài sản và giá trị quyền sử dụng đất tại ngân hàng hoạt động ở Việt Nam đối với công ty liên doanh, cho phép công ty liên doanh được thế chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp trả tiền thuê đất hàng năm.
- Căn cứ để phân chia quyền lợi (lãi được chia, hoàn vốn...) cũng như trách nhiệm (chịu lỗ hoặc các rủi ro...) của mỗi bên nên tính theo tỷ lệ góp vốn liên doanh (gồm cả giá trị quyền sử dụng đất) có tính đến yếu tố thời gian là trong hay ngoài thời hạn cam kết góp vốn. Nếu trong thời hạn, nghĩa vụ và quyền lợi được tính theo tỷ lệ vốn góp theo cam kết, nếu ngoài thời hạn sẽ theo tỷ lệ vốn góp thực tế tính tới thời điểm phân chia.
- Cần chấm dứt tình trạng chễ ai có quyền sử dụng đất là trở thành đối tác trong liên doanh bằng cách Nhà nước thu hồi và giao đất cho các doanh nghiệp, có đủ điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật, cán bộ để liên doanh với bên nước ngoài.
1.7. Lựa chọn đối tác nước ngoài tham gia liên doanh:
Vấn đề lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được đặt ra và xử lý một cách đồng bộ, từ khâu xây dựng nguyên tắc đến khâu hoàn thiện phương pháp, quy trình và xử lý các vấn đề có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Về nguyên tắc lựa chọn, cần phải quán triệt tinh thần hợp tác là: “hiểu biết và tương hợp”, “bình đẳng và cùng có lợi”, “kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài”, “cập nhật và linh hoạt”... Về tiêu chuẩn lựa chọn, cần chú ý về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực tiêu thụ sản phẩm và uy tín trên thị trường quốc tế. Một điểm đặc biệt cần chú ý là ảnh hưởng bởi nền văn hóa của các đối tác nước ngoài. Nếu nắm được một số đặc điểm văn hóa chung của đối tác và biết khai thác một cách triệt để cũng là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn đối
tác thích hợp. Ngoài ra, thông qua sự hiểu biết về đất nước, cuộc sống, con người của họ để tạo điều kiện cho người nước ngoài có cuộc sống hạnh phúc và hòa nhập được vào xã hội nước ta. Điều này không chỉ đòi hỏi ở những cán bộ, công chức nhà nước mà quan trọng là quần chúng nhân dân cùng làm việc và chung sống với người nước ngoài phải có được ý thức xã hội, tư tưởng, quan niệm nhân đạo và quốc tế đúng đắn, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Ngoài việc tăng cường dạy tiếng Việt, cũng cần thiết phải trang bị cho người nước ngoài các kiến thức về văn hóa, phong tục, tập quán nước ta thông qua các hoạt động văn hóa xã hội trong dịp lễ tết song song với việc tạo điều kiện để họ duy trì bản sắc dân tộc riêng.
Về quy trình lựa chọn, đây là quy trình có mối quan hệ logic về nội dung và thời gian tiến hành các bước công việc nhằm thu thập và xử lý được một hệ thống các thông tin có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài, trên cơ sở đó lựa chọn được nhà đầu tư phù hợp nhất với dự án đầu tư đã định. Trước hết, cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục và tạo sự thống nhất về nhận thức yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài. Tiếp theo, trong quá trình triển khai công tác lựa chọn cần có sự trao đổi lẫn nhau, rút kinh nghiệm thường xuyên, đề xuất những tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng ngành, từng địa phương. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện quy trình và tổ chức lựa chọn, phối hợp các nguồn thông tin phục vụ công tác lựa chọn để vừa thúc đẩy tiến độ công việc, vừa đảm bảo sự đánh giá toàn diện và khách quan. Biện pháp cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cần phát triển dịch vụ tư vấn chuyên ngành và tổng hợp về nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Chính Trị Xã Hội Trong Nước
- Định Hướng Thu Hút Fdi Của Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
2. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh
2.1. Trước khi quyết định liên doanh, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn của đơn vị mình.
Trên cơ sở định hướng của ngành mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn có những mục tiêu cụ thể, trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch đầu tư phát triển hàng năm để đạt được các mục tiêu đề ra bằng cách tập trung vào việc đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh để đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong nước và xuất khẩu trong các năm tới. Từ kế hoạch trên các doanh nghiệp sẽ xác định mỗi mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị mình và đề ra các dự án cần triển khai gồm các dự án đầu tư chiều sâu, các dự án mới. Trong các dự án này cần cân nhắc các dự án mà doanh nghiệp đầu tư và dự án nào cần hợp tác liên doanh với nước ngoài. Riêng các dự án liên doanh với nước ngoài cần xác định các mục tiêu cụ thể sẽ đạt được và dự kiến được đối tác nước ngoài là những công ty và quốc gia nào.
Kế hoạch phát triển dài hạn cần căn cứ vào yêu cầu thị trường để xem xét điều chỉnh khi cần thiết, từ đó để chuẩn xác tiến độ triển khai cũng như phương thức thực hiện các dự án đầu tư đã dự kiến trước đây.
Đối với các dự án liên doanh với nước ngoài các doanh nghiệp cần:
- Rà soát các liên doanh mà doanh nghiệp đã có để nắm lại quá trình đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh của từng liên doanh của mình. Trên cơ sở đó xác định liên doanh cần củng cố để phát triển và liên doanh nào không cần thiết cho doanh nghiệp để có biện pháp xử lý giải thể trước thời hạn hoặc chuyển nhượng cho đối tác khác.
- Tiếp tục đề xuất các dự án liên doanh mới: Việc triển khai các dự án mới nhất thiết phải phân tích kỹ nhu cầu thị trường, khảo sát kỹ và dựa trên các số liệu tin cậy. Quá trình chuẩn bị dự án cần đặc biệt chú ý việc bồi dưỡng và bố trí lực lượng cán bộ thích hợp, có trình độ kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, ngoại thương, luật pháp,....cử cán bộ tham gia dự án ngay từ khi hình thành dự án và sau này ở khâu quản lý
- Đề ra các giải pháp thích hợp, cụ thể và dài hạn, dự tính trước được các rủi ro có thể xảy ra. Có một thực tế là trừ một số rất ít các liên doanh có lãi ngay từ năm đầu sản xuất kinh doanh còn phần lớn các liên doanh đều chưa có lãi hoặc lỗ trong một số năm. Đây là thời kỳ khó khăn nhất buộc các liên doanh phải vượt qua để tồn tại và phát triển. Do đó doanh nghiệp tham gia liên doanh liên doanh cần lên kế hoạch cụ thể và phải dự tính được trước những rủi ro có thể xảy ra để từ đó đề ra những kế
hoạch dự phòng nhất định đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp liên doanh. Thời kỳ này các liên doanh rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành liên quan và trước hết là nỗ lực của chính các bên tham gia liên doanh.
2.2. Bố trí cán bộ có năng lực phẩm chất vào các vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp liên doanh
Cần có những khảo sát kĩ lưỡng hơn để đánh giá xem các đại diện của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị các liên doanh có thực sự đại diện cho lợi ích của bên Việt Nam, hay chú ý nhiều hơn đến lợi tư (lương cao và nhiều lợi ích tư khác). Cần có cơ chế thúc ép, giám sát người đại diện Việt Nam phải trung thành với lợi ích của bên Việt Nam. Xem xét các cán bộ mà doanh nghiệp cử tham gia Hội Đồng Quản Trị, các chức danh chủ chốt trong liên doanh đã nắm chắc hợp đồng liên doanh, điều lệ vông ty liên doanh , bản quy chế hoạt động công ty liên doanh,..Để bảo vệ quyền lợi của bên Việt Nam trong liên doanh cũng như có thể đóng góp để liên doanh ngày càng phát triển. Những cán bộ không đáp ứng được các yêu cầu trên cần được thay thế sớm.
2.3. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy trong doanh nghiệp liên doanh
Một trong những nguyên nhân thất bại của hình thức doanh nghiệp liên doanh đó là do sự mất cân đối lợi ích của các bên trong liên doanh. Mà điều này bắt nguồn từ sự yếu kém của của các đối tác Việt Nam. Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của bên Việt Nam được biểu hiện ở một số khía cạnh như: ít vốn, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý kém, thiếu kỹ năng về tiếp thị, thiếu hiểu biết về thị trường thế giới và các luật lệ kinh doanh quốc tế,... Chính vì thế khi tham gia liên doanh với nước ngoài, bên Việt Nam luôn ở thế yếu và phải chịu rất nhiều bất lợi. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và trở thành đối tác tin cậy trong các liên doanh, từ đó khai thác được triệt để những ưu điểm của mô hình này.
KẾT LUẬN
Qua 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, thực tế đã chứng minh FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vốn FDI trong các doanh nghiệp liên doanh đã đóng vai trò như lực khởi động cho quá trình tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, phát triển nền kinh tế thị trường và kích thích tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp liên doanh tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài và có phạm vi lĩnh vực địa bàn hoạt động rộng, phù hợp với sự phân công quốc tế. Đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh được Việt Nam rất quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư theo hình thức này, bởi vì thu hút được quy trình công nghệ hiện đại và tiên tiến, kinh nghiệm cũng như trình độ quản lý kinh tế cao của bên đầu tư nước ngoài, đồng thời bên Việt Nam có khả năng lớn hơn trong việc bảo đảm quyền lợi của mình cũng như người lao động Việt Nam khi họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp liên doanh cùng với bên đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh, hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng tồn tại rất nhiều vướng mắc, bất cập làm cho hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế, gây nản lòng các bên đối tác tham gia liên doanh. Từ thực tế đó, khóa luận tốt nghiệp “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh. Thực trạng và giải pháp” được thực hiện và đạt được một số kết quả sau:
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về FDI, về doanh nghiệp liên doanh và sự cần thiết phải thu hút FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh vào Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng FDI vào doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian hạn chế, năng lực và trình độ có hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý để khóa luận hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Phần II Biểu cam kết dịch vụ, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tổng quan 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (2007), Báo cáo cập nhất tình hình phát triển kinh tế Việt Nam năm 2007, Báo cáo của ngân hàng thế giới.
4. Phan Thị Vân, giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương., Ôn tập Đầu tư nước ngoài.
5. Quốc hội nước CHXHCNVN(2006), Luật Đầu tư 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Quốc hội nước CHXHCNVN(2006), Luật Doanh nghiệp 2005, NXB Thống kê, Hà Nội
7. Nguyễn Đình Phan (1994), Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài: Lý luận, thực tiễn và văn bản hướng dẫn , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Khải (2006), Tổng kết tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2006,
Vietnam Review.
9. Tập thể tác giả CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (tên tiếng Anh viết tắt là CIEM)( 2007), Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2007, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
10. Thạc sĩ Cao Minh Trí (2004), Nâng cao vị thế bên Việt Nam tại các liên doanh nước ngoài: Con người là yếu tố quyết định, tạp chí Phát triển kinh tế số 167.
11. Thạc sĩ Cao Minh Trí (2004), Một số vấn đề về hình thức đầu tư, vốn vên Việt Nam và đối tác tại các liên doanh nước ngoài, Tạp chí Phát triển kinh tế số 170.
12. Thang Mạnh Hợp (2005), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 92.
13. Tiến sĩ Đỗ Nhất Hoàng, phó vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Quá trình hình thành và phát triển của luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam, Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa , khoa luật đại học quốc gia Hà Nội (2006), xung đột lợi ích trong doanh nghiệp liên doanh: một số góp ý nhằm thực thi luật đầu tư 2005, Tạp chí khoa học pháp luật số 4(35)/2006
15. Trang Web Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.org.vn
16. Trang Web Bộ công thương www.moit.gov.vn
17. Trang Web Bộ ngoại giao www.org.vn
18. Trang Web Báo đầu tư www.vir.com.vn
19. Trang Web Quỹ tiền tệ quốc tế www.imf.org.vn
20. Trang Web Thời báo kinh tế Việt Nam www.vneconomy.com.vn
21. TrangWebViện Kinh tế TP Hồ Chí Minh www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn
22. Trang Web Báo Vietnamnet www.vietnamnet.vn
23. Việt Nam đứng thứ 6/141 về triển vọng thu hút Đầu tư, Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, số 16, tháng 10/2007.
24. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.