Dòng Thơ Thế Sự Ngày Càng Chiếm Vị Trí Chủ Đạo

người Việt yêu nước, nhiều thi phẩm được lan truyền với tốc độ chóng mặt và nhiều câu thơ được người người thuộc lòng: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không...” (Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)

3.1.2. Lịch sử và truyền thống dân tộc

Những biến động chính trị, xã hội đầu thế kỷ XXI đã đánh thức con người công dân trong các nhà thơ đương đại, khơi dậy niềm tự hào lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Sau một thời gian xuất hiện thưa vắng, những áng thơ mang cảm hứng sử ca quay trở lại thi đàn, khơi dậy âm hưởng sử thi hào sảng.

Trong cảm hứng sử ca, các nhà thơ nhìn thấy trong từng địa danh, từng ngọn núi, dòng sông đều mang dấu tích hào hùng của lịch sử dựng nước và giữ nước. Đây thác Bản Giốc nước đã chảy trong suốt bốn nghìn năm lịch sử: “Nước từ đâu em ơi mà đổ về nhiều thế/ Mà kiếp kiếp đời đời không ngưng nghỉ/ Có phải từ Cốc Pó chảy về/ Từ Ma Lu Thàng, Xín Mần, Mèo Vạc, Dẻo San/ Từ Đồng Văn cao nguyên đá…/ Tụ về đây thành vàng trắng biên cương/ Réo gào trong lời thơ hào sảng cha ông?/ Có phải nước từ chiều dài lịch sử bốn ngàn năm/ Cho anh và em hôm nay dòng thác hồn người” (Tản mạn chiều Bản Giốc – Quang Hoài). Đây sông Sào Khê gợi nhắc chiến công của nhà Đinh, nhà Lý: “Sông Sào Khê/ Ngọn Tháp Ghềnh vời vợi núi non quê/ Đinh Tiên Đế dòi ba quân thủy chiến Xuyên Thủy Động giữa mây trời ẩn hiện/ Thực hay mơ những diến tiến kinh thành/ Sông Sào Khê/ Mái chéo nào khuya động dòng xanh?/ Mang chiến tích người Bình Chiêm, phạt Tống/ Nối tiếp chiến công ngàn năm vang vọng/ Để ươm xanh sự sống đôi bờ” (Người khơi dậy sông sào – Lâm Xuân Vi). Đây Lũng Cú, địa đầu Tổ quốc: “Tổ quốc từ đây/ Chảy xuôi mãi đến tận cùng đất Mũi/ Nồng nàn phù sa lấn sóng biển Đông…” (Nơi ngọn nguồn đất nước – Cao Xuân Thái). Đây Đỉnh Vua, mảnh đất thiêng: “Trời phi thành luỹ/ Đất dựng Đá Chông/ Núi bừng hang động/ Gió dồn hàng/ Mây tấp đống/ Suối dọc rừng ngang/ Thẳm sâu mảnh đất phật vàng (Đỉnh Vua – Hoàng Trần Cương),… Giọng thơ hào sảng, nhịp thơ dồn dồn dập như nhịp dòng máu nóng tự hào đang chảy trong huyết quản.

Dòng cảm xúc cuồn cuộn và suy ngẫm sâu sắc về lịch sử dân tộc đã tạo nên nhiều trường ca trong những năm gần đây.

Trường ca Bước gió truyền kỳ của Phan Hoàng là một câu chuyện truyền kỳ về công cuộc mở còi và giữ nước của dân tộc, nó đưa người đọc vào một hành trình kỳ lạ, vừa thực vừa mơ để khám phá những vẻ đẹp của văn hóa, khí phách và ý chí của dân tộc với nhiều cung bậc cảm xúc thẩm mỹ khác nhau. Trải qua hàng ngàn năm, để mảnh đất hôm nay mang hình chữ S, để có chủ quyền trên hải đảo xa xôi là công sức mở còi của hàng nghìn người con đất Việt, hữu danh và vô danh: “Ơi lớp lớp người người/ hiên ngang đôi cánh ước mơ chim Việt…/ Bước gió vó ngựa uy phong Lê Thánh Tôn…/ Bước gió Nguyễn Hoàng/ bước gió Lương Văn Chánh/ bước gió Nguyễn Hữu Cảnh/ bước gió những đoàn quân vô danh/ bước gió những lưu dân vô danh/ bước gió những nghệ sĩ vô danh/ bước gió những mỹ nữ vô danh…/ nhập hồn xóm làng/ nhập hồn sông suối/ nhập hồn núi rừng/ nhập hồn biển đảo…”. Mỗi một tấc đất đều được đổi bằng máu: “máu/ máu/ máu/ mở còi/ máu/ máu/ máu/ giữ nước”. Đã lâu rồi người đọc chưa gặp được những câu thơ mang âm hưởng tráng ca như thế. Nhưng Bước gió truyền kỳ không chỉ có âm hưởng trường ca, có những đoạn thơ hết sức trữ tình khi nói về vẻ đẹp tâm hồn con người và truyền thống văn hóa dân tộc “những ngọn gió mở đường trĩu nặng ước mơ/ khởi từ tình yêu bùn lầy sỏi đá dựng ruộng dựng nương/ từ câu hát theo ới la đằm thắm váy hoa núi đồi Tổ/ từ câu quan họ liền anh liền chị hẹn hò Kinh Bắc cởi áo trao nhau/ từ câu bài chòi hò khoan đối đáp duyên hải miền Trung sóng vỗ/ sông nước nhớ thương đọng lại nỗi buồn sâu thành câu vọng cổ/ nỗi buồn ngọt ngào gió chướng phương Nam se se cay đắng/ nỗi buồn ly hương dựng mới quê hương”. Hào sảng và trữ tình, bản trường ca đã dẫn người đọc đi vào thế giới cảm xúc cùng những suy tư về văn hóa, lịch sử và vận mệnh của dân tộc một cách tự nhiên.

Trường ca Long mạch được nhà thơ Hoàng Trần Cương cấu trúc gồm 11 chương: Khấn thầm, Huyết thống, Nết đất, Hồn sông, Mạch chủ, Thác ghềnh, Quỷ nước, Sấp ngửa, Sông và em, Vía biển, Thế núi, với những hô ứng liên hoàn, thắt mở đầy mê dụ để chỉ khí và thế của đất đai sông núi. Long mạch trước hết là niềm tự hào về thế địa linh của Tổ quốc với núi với sông, đất liền và biển cả: “Cứ như là

rủ nhau/ Nguồn mạch đất đai nổi chìm đứt nối/ Đứng là núi/ Chảy là sông/ Mênh mông là biển/Dài rộng đất liền/ Quây bờ xẻ bến”. Long mạch cũng là nơi nảy sinh bao điều tốt đẹp, là xứ sở của lời ru tình nghĩa “Đọng lời ru/ Trú ngụ đáy long/”, là xứ ở của những con người lao động khéo léo và quả cảm: “Năm tháng chảy/ Đan tơ dệt lụa/ Hãm thác ghềnh/ Gói bọc đất đai/”, xứ sở của tình yêu và lòng bao dung: “Thành lứa/ Thành đôi/ Vun bồi đắp đổi/ Ngày một ngày hai trổ nụ vươn cành/ Nối ly tán/ Ngấm ngầm tụ hội/ Đêm lấp ngày vùi/ Bủa giăng chắp mối/ Trong sâu thẳm/ Triền miên xáo động/ Nắng táp mưa sa/ Nóng lạnh vẫn trong lành”. Long mạch đâu chỉ là thế núi hình sông của đất nước mà còn là vóc dáng tinh thần, tâm hồn của dân nước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, vóc dáng, tâm hồn ấy vẫn lưu truyền, hun đúc lên bản lĩnh của thế hệ hôm nay: “Mang dòng chảy/ Chở ngọn nguồn/ Đầy bị/ Ngày đi/ Đêm đi/Chúng mình đi/ Nước mắt/ Chắt ước vọng/ Nuôi núi sông/ Dậy thì…”.

Trường ca Chân đất của Thanh Thảo là những suy cảm của tác giả về quê hương, về Tổ quốc, về nhân dân trong thời cuộc mới. Từ biểu tượng lớn Chân đất tác giả mở ra nhiều hướng để luồng tâm tư trải rộng những vấn đề nhân tình, thế sự qua 9 đoạn thơ với các biểu tượng : Chân tre, Chân ruộng, Chân mưa, Chân núi, Chân cò, Chân tháp, Chân mây, Chân sóng, Chân lũy. Trường ca đề cập nhiều đến vấn đề thế sự như cuộc sống đòi nghèo của người dân xưa Quảng “đất quê tôi hai lần thất lạc/ người quê tôi hai lần lưu dân”, là nỗi đau mất đất “ngước nhìn dãy núi đá trước mặt/ đỉnh núi giờ đã mất/ cột mốc dời xuống tận chân núi/ dãy núi giờ đã ảo/ như nước mắt”, là nỗi đau mất biển: “có những người lính đảo/ trần lưng trước mưa đạn quân thù/ “chỉ được xáp lá cà bằng lê”/ nhưng với khoảng cách này là không thể/ đành chỉ được chết vì đảo/đành cho lãng quên vùi mấy mươi năm”. Nhưng nổi bật nhất trong bản trường ca là những suy ngẫm về nhân dân. Nhân dân tuy nghèo đói nhưng nghĩa tình “nhân dân không gọi nhau “man” này “man” nọ/ nhân dân gọi nhau đồng bào”. Từ ngàn xưa, nhân dân đã âm thầm dựng xây đất nước: “hình như tổ tiên mình trồng một bụi tre/ trồng một lũy tre/ trồng một rừng tre/ bên dưới thành Châu Sa/ bên dưới Trường Lũy”, “đá còng đá còng đá/ mồ hôi còng mồ hôi/ tháng năm còng tháng năm/ người còng người/ xây nên/ Trường Lũy”.

Và ngày nay, nhân dân đang bền bỉ xây dựng nên Trường Lũy của tình người, của tinh thần bất khuất: “cùng mọi người tôi vác đá xây lũy/ cùng mọi người tôi vác tự do vác tình anh em qua lũy/ cùng mọi người tôi ném những trái ngang khỏi lũy/…/ dù chân lũy tới chân trời/ xa lắc chơi vơi/ chúng tôi đi/ dè dặt/ chúng tôi đi/từng bước.” Bởi vậy Chân đất một bản giao hưởng ngôn từ bi tráng và kiêu hãnh về một dân tộc đã đứng lên từ nước mắt và máu để dựng lên nhân cách sống của mình suốt chiều dài lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Cảm hứng về lịch sử, truyền thống dân tộc cũng rất đậm nét trong những bài thơ viết về Thăng Long – Hà Nội, một chủ đề rất đáng chú ý trong dịp cả nước kỷ niệm nghìn năm kinh đô.

Hà Nội là mảnh đất linh thiêng, là niềm tự hào của mọi người con đất Việt. Nơi đây là xứ sở của những huyền thoại đẹp có sức sống lâu bền đến tận bây giờ “Có một Thăng Long huyền thoại/ Rồng lên từ phía sông Hồng” (Thăng Long - Đỗ Trung Lai); “Xin đừng tát cạn lòng hồ/ Bao nhiêu bí ẩn một giờ tiêu tan/ Đáy hồ có quả chuông vàng/ Một mai cất tiếng âm vang đất trời..”. (Đáy hồ có quả chuông vàng - Đinh Quang Tốn). Những câu thơ ấy đưa ta về với thuở xa xưa, thuở vị vua anh minh Lý Thái Tổ dong thuyền đi tìm mảnh đất định đô muôn đời. Vua đã gặp rồng vàng bay lên trên mảnh đất Đại La như là sự mách bảo của trời đất; kể từ đó, nơi đây trở thành mảnh đất đế đô và mang một cái tên huyền thoại: Thăng Long - rồng bay lên. Cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, Thăng Long - Hà Nội tròn ngàn năm tuổi. Cái mốc ngàn năm được nhắc lại nhiều lần trong thơ, mỗi lần nhắc đến là một lần thêm tự hào về kinh đô yêu dấu: “Dịu dàng sớm mai Hồ Gươm khói toả/ Dềnh biếc Tây Hồ/ Thăm thẳm ngàn năm” (Chiều Hà Nội - Cao Quảng Văn), “Hà Nội ẩn mình vào khoảng linh thiêng trầm lặng.../ Đã ngàn năm thương nhớ vẫn vẹn đầy...” (Tự khúc Cửu Long kính gởi sông Hồng - Huỳnh Thúy Kiều). Trong ngàn năm ấy bao triều đại hưng rồi phế, bao đền đài, cung điện nguy nga chỉ còn là dấu tích. Nhưng vẫn còn đây hào khí anh hùng của dân tộc “Thời gian hưng phế những gì/ Còn đây hào khí văn bia trước thềm/ Cấm thành môn/ Điện kính thiên.../ Tầng sâu văn hiến xây nền nước non” (Vái Hoàng Thành - Trần Quang Tiến), vẫn còn đây giếng cổ hoàng thành trong vắt, núi Nùng hoa sưa trắng tinh, cong cong

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 12

trăng cầu Thê Húc, nghiêng nghiêng trời Tháp Bút, Đài Nghiên, như là những chứng nhân cho những lịch sử hào hùng và chiều sâu văn hiến của Thăng Long - Hà Nội nói riêng và của cả đất nước nói chung.

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến xứ sở của thơ ca, nhạc họa. Vẫn vang vọng đâu đây những vần thơ tuyệt bút của các bậc tiền nhân: “Đâu đây dấu tích tiền nhân/ Lâu đài nền cũ gieo vần tịch dương” (Một thoáng Tây Hồ - Trần Ngọc Hưởng). Vẫn còn đây Hà Nội phố trong tranh Bùi Xuân Phái, Hà Nội thu trong âm nhạc Đoàn Chuẩn: “Phố Phái Hàng Cân xiên nghiêng chiều/ Đoàn Chuẩn thu, ghi ta phiêu diêu” (Hà Nội của tôi một thuở - Nguyễn Hiếu). Tiếng dương cầm bồng bềnh trong đêm Hà Nội đã trở thành ấn tượng khó phai với bao người: “Tiếng dương cầm lan xa hương/ Thơm thơm mùi nhớ/ Vương vương dặm tình” (Hương dương cầm - Nguyễn Thanh Lâm).

Hà Nội đẹp nhất có lẽ là lúc vào thu. Mùa thu Hà Nội chưa bao giờ là đề tài cũ trong thơ và nhạc. Trong thơ đầu thế kỷ XXI, ta dễ dàng bắt gặp những câu thơ miêu tả mùa thu Hà Nội đẹp đến nao lòng: “Thức dậy đi!/ Thức dậy đi!/ Cốm đã xanh sen/ Sâm cầm đã trở về/ Sông Hồng thu bốn bề sóng đỏ/ Những của ô lá như ném lửa/ Hà Nội thu rồi tươi mắt lá răm” (Hà Nội thu rồi khóe mắt lá răm – Hoàng Quý); “Hoa sữa đấy/ thơm riêng lòng Hà Nội/ chỉ mùa thu/ và chỉ một con đường” (Về Hà Nội – Nguyễn Khôi), “Một Hồ Tây ngọc biếc giữa thu vàng/ Trang thơ rộng mở muôn đời bất diệt” (Trăng Hồ Tây - Vò Văn Trực). Hình ảnh thơ mộng nhất, nồng nàn nhất về mùa thu Hà Nội có lẽ là hoa sữa. Ai chẳng biết, hoa sữa đâu chỉ nở cho riêng Hà Nội, nhưng can cớ gì khi nhắc tới hoa sữa mùa thu là nhắc tới Thủ đô, nhắc tới tình yêu đôi lứa nồng nàn. Không phải một lần, không phải đôi lần mà như là ngôn ngữ của tình yêu ở nơi mảnh đất này, đã biết bao lần hoa sữa thơm vào thơ, vào nhạc để Hà Nội còn mãi nồng nàn những góc yêu thương: “Hương thơm như níu lòng người đi xa./ Mười năm trời Hà Nội thức trong tôi có mùi hương hoa Sữa” (Hoa Sữa - Lương Ngọc An), “Hà Nội,/ mùa không mưa/ Em ơi đừng bối rối/ Chờ hoa sữa thôi rơi/ Anh lót lá em nằm” (Cùng em đi giữa lòng Hà Nội - Nguyễn Kim Huy), “Hoa sữa đấy/ thơm riêng lòng Hà Nội” (Về Hà Nội - Nguyễn Khôi). Hình ảnh hoa sữa cùng với những hình ảnh cây cơm nguội vàng, cây bàng

lá đỏ, đàn sâm cầm vỗ cánh mặt trời, Hồ Tây mênh mang, hương cốm vòng ủ trong lá sen… mãi mãi là những hình ảnh không thể nào quên mỗi khi nhớ về mùa thu Hà Nội.

Hà Nội là trái tim của Tổ quốc, tình yêu Hà Nội là một phần của tình yêu Tổ quốc. Sự nở rộ thơ viết về Hà Nội vào thời điểm thủ đô một nghìn năm tuổi đã chứng tỏ lòng yêu nước, tự hào dân tộc là một tình cảm luôn luôn thường trực trong mỗi người dân Việt Nam.

Sự trỗi dậy của cảm hứng dân tộc lịch sử trong thơ đầu thế kỷ XXI đã thể hiện trách nhiệm công dân của các nhà thơ trước những vấn đề trọng đại của dân tộc, qua đó chứng minh chủ nghĩa yêu nước luôn là một nội dung lớn xuyên suốt thơ Việt Nam từ xưa đến nay.

3.2. Dòng thơ thế sự ngày càng chiếm vị trí chủ đạo

Nói đến cảm hứng thế sự là nói đến cảm hứng về cuộc sống đời thường, về thế thái nhân tình, về con người của thực tại. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự chú ý khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, khám phá mọi phức tạp, éo le và cả cái cao quí trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người. Có một giai đoạn, cảm hứng thế sự có phần lắng xuống, đó là giai đoạn thơ 1945 – 1975. Thơ thời kì này hướng sự quan tâm vào mục tiêu chiến thắng kẻ thù xâm lược và xây dựng xã hội mới; những vấn đề đạo đức thế sự trong nội bộ nhân dân ta tạm gác sang một bên hoặc thu về một góc nhỏ là thơ châm biếm. Khi chiến tranh qua đi, đặc biệt từ sau 1986, con người đối diện với cuộc sống thường nhật với bao câu hỏi đặt ra: vấn đề cá nhân và tập thể; cống hiến và hưởng thụ; cá tính và nhân cách,... thì thơ trữ tình thế sự quay trở lại và dần chiếm vị trí quan trọng trên thi đàn. Khảo sát Tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỉ XXI, chúng tôi thống kê được có tới 261/457 tác phẩm mang nội dung thế sự, chiếm 57,1%. Trong khi đó, theo thống kê của tác giả Phạm Quốc Ca trong số 1144 bài thơ được chọn vào tuyển tập Thơ Việt Nam 1975 - 2000 thì có 292 bài mang nội dung trữ tình thế sự chiếm 24% [6, tr. 60]. Như vậy, so với giai đoạn thơ trước, dòng thơ thế sự đã có một bước tiến dài, đang trở thành dòng thơ chủ đạo.

Đặc trưng của dòng thơ thế sự là phản ánh về xã hội và đời sống con người. Nhưng nếu thơ chỉ làm nhiệm vụ “truyền thần” hiện thực xã hội thì thể loại khác còn (văn xuôi, kịch,…) làm tốt hơn nhiều. Giá trị tư tưởng của thơ là thông qua những mảng hiện thực đời sống để hoặc phản biện xã hội, hoặc tiên nghiệm những vấn đề quan trọng của dân tộc, nhân loại, hoặc thức tỉnh con người hướng tới những giá trị vĩnh hằng của còi nhân sinh.

3.2.1. Thơ phản ánh hiện trạng xã hội trong thời đại kỹ trị và toàn cầu hóa

Thế kỷ XXI được bắt đầu bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) diễn ra từ những năm 2000 còn gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Một thế giới số - bản sao của thế giới thực - đã và đang hình thành, thâm nhập sâu vào đời sống của mỗi công dân đương đại. Nhưng môi trường ảo quá nhiều đang khiến con người đang dần dần xa rời thế giới thực. Người ta kết bạn trên mạng xã hội nhưng quên mất những người sống cạnh mình và lại càng ít chú ý hơn nữa đến thiên nhiên – ngôi nhà của tâm hồn. Thêm vào đó, thời đại toàn cầu hóa, khi mà thế giới ngày càng phẳng thì nhiều giá trị truyền thống có nguy cơ mai một thậm chí biến mất trước sự xâm thực của văn hóa ngoại… Thơ hiện nay đã bám sát và ghi nhận những biến chuyển trong đời sống xã hội, hình thành nên một dòng thơ thế sự với tính thời sự đậm nét.

Trong thời đại toàn cầu, thơ không chỉ phản ánh những vấn đề của quốc gia mà còn phản ánh những vấn đề của cả nhân loại. Nền văn minh hậu công nghiệp đem lại cho con người cuộc sống tiện nghi, robot đang dần thay thế con người trong những công việc nguy hiểm và phức tạp nhất. Nhưng mặt trái của nó là nhân loại mải mê với những phát minh, những cuộc chinh phục nên không bao giờ yên ổn: “Nhân loại tỉnh thức/ Nhân loại cuồng say tạo dựng, săn lùng và tàn phá/ Nhân loại thức công nghiệp/ Nhân loại thức điện tử/ Nhân loại thức bay ra ngoài trái đất/ Nhân loại thức không bao giờ ngủ được nữa” (Giấc ngủ màu xanh - Lương Tử Đức). Sự gấp gáp của nhịp thơ cũng là nhịp sống hối hả của thời đại hậu công

nghiệp, cũng đồng thời thể hiện sự hoảng hốt của con người trước một nhân loại không bao giờ ngủ – một ẩn dụ cho sự thiếu cân bằng trầm trọng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Sự trơ lỳ cảm xúc đã trở nên báo động, như một thảm họa tàn khốc chẳng kém thảm họa thiên nhiên: “Người ta đang lý giải El Nino thiên nhiên/ Mà lãng quên một El Nino xoay vần nhân tình thế thái/ Sự tiến hóa làm con người xa nhau hơn/ Thậm chí có ít thời gian để cười và càng ít khóc” (Đôi mắt lửa Puskin – Vi Thùy Linh). Sự tiến hóa làm con người xa nhau hơn là một mệnh đề không mới, nhưng khi Vi Thùy Linh viết Thậm chí có ít thời gian để cười và càng ít khóc thì người ta phải ngạc nhiên vì sự già dặn và tinh tế của một cô gái tuổi mới đôi mươi. Cách đây 3 năm, nhà vật lý người Anh Stephen Hawking cảnh báo trí tuệ nhân tạo sẽ hủy diệt loài người. Nhưng có lẽ, loài người đã tự hủy diệt mình sớm hơn thế, từ cái ngày mà loài người phá hủy hệ cân bằng sinh thái, từ cái ngày loài người chối bỏ những xúc cảm buồn, vui, yêu, ghét vốn là đặc trưng cao quý của giống loài mình. Những dự đoán về tương lai bất ổn càng ngày càng xuất hiện nhiều trong thơ: “những vân gỗ quý/ trong ngôi nhà sang trọng/ như những con mắt lửa giấu kín hờn căm/ chờ ngày phát hỏa” (Mắt gỗ - Phan Hoàng); “Tôi nằm lo một cái gì như thể/ Một tai ương sắp dội xuống phàm trần” (Nhớ tiếng mèo ngò vắng - Ngô Xuân Hội); “Giật mình muốn hỏi Thượng Đế/ Ô nhiễm, bão lụt ... quá nhiều/ Chẳng hay ngài cho Trái Đất/ Nhiệm kỳ này còn bao nhiêu?” (Trò chuyện với Thượng Đế - Trần Ninh Hồ).

Soi chiếu vào thực trạng đất nước trong thời đại hậu công nghiệp và toàn cầu hóa, các nhà thơ đặc biệt chú ý đến việc phơi bày những mặt trái của xã hội hiện đại. Như trên đã nói, cảm hứng hiện thực trở lại với thơ từ khi kết thúc chiến tranh nhưng chủ yếu đó là hiện thực đói nghèo, lạc hậu. Ngày nay, mặt trái của thời kỳ đô thị hóa còn khủng khiếp hơn thế. Thơ không né tránh những hiện thực trần trụi: “Một góc phố một hiệu kim hoàn bị phá cửa/ Và trong quán rượu một người say đâm chết một người say” (Đoản ca buổi tối – Nguyễn Quang Thiều). Sự băng hoại đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, những bất công của cơ quan công quyền cũng chẳng còn là đề tài cấm kị: “Và vẫn nhìn thấy/ Cuộc làm tình ban ngày/ Của những kẻ thất nghiệp/ Trong chính công sở của họ/ Và vẫn nhìn thấy/ Nơi ngã tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022