ta làm khách trọ thời gian
con đường hè phố quán hang bống cây
( Không đề cho Đỗ Toàn )
Những con đường ấy là nơi in dấu cái tôi trữ tình Nguyễn Trọng Tạo, qua biểu tượng này người đọc như có dịp được hiểu hết những ngõ sâu kín ẩn giấu sau khuôn mặt tưởng như chai sạn, thích bông đùa của ông một niềm cô đơn thiên cổ:
Đường vẫn đường xưa. Trở về ai gặp ai đâu? Biệt ly
ngỡ không rượu uống không nước mắt chiều rót cho ta thơ không đề
( Không đề )
Con đường vốn là một biểu tượng không hề mới trong thơ ca nói riêng và trong văn chương nhệ thuật nói chung. Các nhà nghệ sĩ thường sử dụng hình ảnh “con đường” làm biểu tượng cho hành trình cuộc đời. Con đường trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có khi chỉ là một khu phố, có lúc lại là con đường thôn quê khua giòn, có khi lại là con đường xuân non, con đường mưa, con đường cỏ cây, con đường hành quân…Dù những con đường trong thơ Nguyễn Trọng Tạo được gọi theo những cách khác nhau, nhưng tựu chung lại nhà thơ đã mượn biểu tượng “con đường” để qua đó bộc lộ phong cách thơ “ngông, thích xê dịch” của mình.
Con đường con đường cũ Người về lạ bước chân Ai gọi tên mình đó
Có thể bạn quan tâm!
- Ngôn Ngữ Thơ Nguyễn Trọng Tạo Đựợc Xây Dựng Bằng Nhiều Chất Liệu Mới, Là Sự Vận Động Thành Công Của Quá Trình Cách Tân Thơ.
- Ngôn Ngữ Thơ Nguyễn Trọng Tạo Là Ngôn Ngữ Đặc Biệt Giàu Nhạc Tính Và Màu Sắc
- Phân Biệt Biểu Tượng Với Ẩn Dụ, Biểu Tượng Với Hình Tượng
- Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 18
- Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 19
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Ta của thời đang xuân
( Ta của thời đang xuân )
Khảo sát toàn bộ thơ của Nguyễn Trọng Tạo, tôi chưa thấy nhà thơ nào lại gọi con đường một cách tình tứ như vậy. Con đường đã trở thành biểu tượng cho mục đích, cho khát vọng cho niềm hạnh phúc cuối cùng của loài người.
Với mọi con đường, em ở đích cuối cùng Với mọi con đường em đều xa và đẹp Trời xanh biếc và lá cây xanh biếc
Nắng và mưa và gió thổi vô hồi
( Chỉ một mình em )
Như vậy, Nguyễn Trọng Tạo đã sử dụng một biểu tượng thường thấy trong thơ ca xưa nay, nhưng trong thơ ông biểu tượng ấy không hề xưa cũ. Biểu tượng con đường thực sự là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, với nhiều ý nghĩa mới mẻ, thể hiện một trí tuệ sắc sảo.
3.3.2.3. Biểu tượng Sao
Mỗi nhà thơ đều chọn cho mình một thế giới thiên nhiên riêng. Xuân Diệu nhắc nhiều tới gió, ông có cả một tập thơ “Gửi hương cho gió”. Hàn Mặc Tử điên cuồng tắm trong trăng. Hoàng Nhuận Cầm thì hầu như bài nào cũng nói đến mưa…Đến với Nguyễn Trọng Tạo thế giới không chỉ bó hẹp trong mưa, trong xó bếp, hay trong một khối vuông rubic, thơ ông mở rộng từ không gian của cảnh sắc thiên nhiên với cỏ cây hoa lá, kéo dài biên độ của thời gian qua biểu tượng con đường đời chông gai. Thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ của một tâm hồn phóng khoáng, vì vậy ông đưa độc giả lò dò đi dưới mặt đất, rồi lại hướng cặp mắt của độc giả lên bầu trời với hình tượng Sao, của Trăng, của Gió. Trong thơ Trọng Tạo, những hình ảnh của thiên nhiên ấy cứ trở đi trở lại, khơi nguồn, nuôi dưỡng để tâm hồn thơ mãi trong trẻo. Đó là một ánh trăng gợi nhắc kỷ niệm, là cơn gió mát lành, là ngọn cỏ xanh mơn mơn…
Biểu tượng “Sao” xuất hiện trong thơ ông cũng là một biểu tượng độc đáo, biểu trưng cho vẻ đẹp lấp lánh nhưng ẩn kín xa vời. Đó chính là vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người mà chúng ta không dễ gì nhìn thấy bằng mắt thường. Đó cũng là vẻ đẹp của thơ ca mà chúng ta phải nghiền ngẫm, đam mê mới nhận ra.
So với “Cỏ, hoa, mưa, con đường, vầng trăng thì biểu tượng sao được thi sĩ sử dụng ít nhất, chủ yếu là trong tập trường ca “Con đường của các vì sao”. Biểu tượng sao đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp tinh thần, cho sức mạnh của những con người giản dị trong chiến tranh. Đó là những vì sao lấp lánh tô điểm cho bầu trời những đêm không ngủ, đó lại là ánh đèn soi sáng cho những chiến sĩ lái xe Trường Sơn băng qua đạn lửa. “Sao” là tuổi trẻ, là tình yêu, là khát vọng hòa bình, là sức mạnh vĩnh hằng của người Việt trong chiến đấu.
Tuổi trẻ như sao trời mát mắt
khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên và cháy bùng như lửa thiêng liêng
khi giặc giã đụng vào bờ cõi
dẫu rụng xuống vẫn chói lên lần cuối (….)
trong mắt người sao vẫn mọc khôn nguôi,
( Con đường của những vì sao)
Đọc hết sáng tác thơ Nguyễn Trọng Tạo, “sao” là biểu tượng gây cho tôi nhiều ấn tượng mạnh mẽ, đọng lại trong tâm trí tôi như một sự thương cảm, một niềm trân trọng ngợi ca, một thái độ tự tôn và tự hào dân tộc.
“Sao” đã trở thành biểu tượng cụ thể bộc lộ niềm cảm phục của Nguyễn Trọng Tạo với mười cô gái đã hi sinh anh dũng ở ngã ba Đồng Lộc, và nhà thơ đã gọi nơi đây với một cái tên rất trìu mến, rất thơ: Ngã ba sao.
sao di chuyển nhanh và uyển chuyển theo ba hướng con đường
rồi trở về nơi ngã ba hội tụ có một lần nào đó
La thầm gọi: Ôi! Ngã – ba – sao!
( Con đường của những vì sao)
Trên ngã ba sao ấy, vẻ đẹp của con người được tỏa sáng, có sức mạnh lạ kỳ, đó là vẻ đẹp của long quả cảm, ý chí kiên cường, là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn của những con người trẻ tuổi tình nguyện ra chiến trận. Những ngôi “sao” giống như nguồn nước mát lành, ôm ấp, xoa dịu nỗi đau mất mát của những con đường, tiếp thêm sức mạnh của ý chí cho các chiến sĩ lái xe trường sơn.
Ngã – ba- sao! Mấy lời cô thầm goi thật hồn nhiên và chin chắn dường nào ấy là La đã nghĩ về bè bạn
những con người giản dị lớn lao
( Con đường của những vì sao )
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã đem đến cho thơ một biểu tượng độc đáo, giàu sức sống, gợi cảm như vây. Thơ ông là những bông hoa căng tràn mật ngọt, là những vì sao có ánh sáng khác lạ, càng nhìn kỹ, nhìn lâu mới thấy hết được vẻ đẹp khiêm nhường giản dị.
3.3.2.4. Biểu tượng Trăng
Trăng vốn quen thuộc trong tâm thức của con người, nói đến trăng người ta nghĩ đến những gì trong sáng, tươi mát êm đềm. Trăng là vẻ đẹp vĩnh hằng mà thiên nhiên bạn tặng cho con người. Xưa nay trăng gắn với thi nhân như hình với bóng, ai trong đời thi sĩ khi cầm bút cũng đều lưu lại trong thơ của mình những áng thơ viết về trăng. Trăng đi vào thơ ca giản dị tự nhiên
như chính đời sống con người, đối với một số nhà thơ trăng còn là nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Từ xa xưa trong văn thơ của các bậc văn nhân trăng đã xuất hiện như một người bạn tri âm, tri kỷ. Trăng trong thơ Lý Bạch gắn với niềm đau đáu cố hương. Trăng trong thơ Nguyễn Trãi gắn với tâm hồn cao khiết trong sáng. Trăng theo sát và là đối tượng để bộc lộ tâm trạng cuộc đời lênh đênh của Thúy Kiều trong thơ Nguyễn Du. Tản Đà lại mượn trăng để bày tỏ ước muốn chơi ngông của mình. Còn Hàn Mặc Tử lại ngụp lặn trong trăng, trăng là vẻ đẹp tâm hồn, là nhân cách là chứng nhân lịch sử, là minh chứng của tình yêu. Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta bắt gặp một thế giới đầy trăng, trăng không chỉ là niềm ước vọng mà còn là khao khát cuộc sống tình yêu đến cháy bỏng của thi nhân khi ý thức được hoàn cảnh hiểm nghèo của mình. Trăng cũng giống như tình yêu, có ma lực kỳ lạ, nó hút tất cả những thi sĩ sáng tạo về mình. Giống với Hàn Mặc Tử, Nguyễn Trọng Tạo cũng xem trăng như người bạn để tâm sự, sẻ chia và ông đã dành cả một tập thơ viết về trăng với nhan đề: Thế giới không còn trăng. Ông gọi trăng một cách rất tình tứ như cách mà ông gọi tình nhân.
Hàn đã quen có em như người tình một thuở ta đã quen có em như trăng khuyết trăng tròn Exenin uống trăng đầu ngọn cỏ
Lý Bạch đuổi theo trăng xuống tận đáy sông trong..
( Thế giới không còn trăng )
Từ mặt đất đến trời có bao xa, trời và mây thì ôm ấp hòa quyện, mà mây thì lởn vởn quanh trăng, đùa nghịch, ú tìm. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là những hiện tượng tương quan nhau, bởi thế từ cách cảm nhận từ gió đến trăng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có là bao. Cũng như cỏ cây hoa lá, như gió, trăng là một biểu tượng của thiên nhiên khá nổi bật trong thơ Nguyễn
Trọng Tạo. Trăng thông qua lăng kính của ông có vẻ đẹp thẳm sâu của hồn người cảm nhận nó và rợn ngợp một màu buồn giăng mắc không gian:
buồn như trăng đã lên rằm
thương người như đã trăm năm. Tạ từ
(Tạ từ)
Nhưng trước hết với Nguyễn Trọng Tạo trăng là bạn, là anh em, là thi hứng chan chứa:
bạn bè ở Huế đông vui lắm túi đầy thơ đựng túi đầy trăng
(Bạn bè ở Huế )
Ta thấy phảng phất đâu đó trong câu thơ trên hình bóng Tản Đà - thi sĩ giao thời giữa thơ cũ và thơ mới. Trước đây, Tản Đà đã từng nói một cách quả quyết rằng:
Còn non, còn nước, còn trăng gió còn có thơ ca bán phố phường
(Khối tình con I- Tản Đà )
Trăng là bạn, là tình yêu nên nhiều khi trăng hạnh phúc khiến "biển xanh hiền trăng thi sĩ lên ngôi" mà cũng có khi như nát theo tình, khổ vì tình, cùng yêu, cùng đau với con người:
em lộng lẫy mộng mơ giờ nhàu nát bên đường anh là kẻ vớt trăng bao lần trăng vỡ nát
(Nghiền ngẫm )
Trăng cũng đưa lại những cảm giác khác như cảm giác khao khát, ước ao một điều gì đó mờ mờ ảo ảo:
sao anh bỗng thèm chết dưới trăng đừng ai vớt đừng hoan hô đả đảo
(Nghiền ngẫm )
Trăng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có khi là "một mảnh", "một vầng", có khi "một bóng", "một vốc" hay "một rừng":
ném cho nhau một vốc vầng trăng
(Hương Sơn) rừng trăng cây cỏ đứng ngơ
(Tặng mối tình cuối của Goethe)
Nhà thơ Trần Hoàng Phố từng mơ: "Trăng - tôi muốn bắt lấy trăng" nhưng thực tế chúng ta hiểu điều đó là không tưởng. Trăng vẫn là trăng, là một chủ thể của đêm. Nhưng nếu Trần Hoàng Phố tìm thấy ở trăng sự bình lặng, an lành: "Nỗi bình an dâng lên từ trong đêm sâu thăm thẳm lấp loáng ánh sáng dòng sông trăng"(Ánh trăng - Trần Hoàng Phố), thì với Nguyễn Trọng Tạo, trăng không bình lặng mà chống chếnh và diệu vợi nỗi buồn, niềm cô độc và nỗi trống trải, lúc nào cũng mang đầy tâm trạng:
còn gì ngày trước cho anh
dáng cây bất khuất trăng cành bóng sương
(An ủi)
Trăng là một thực thể tự nhiên được nhiều người yêu mến, đặc biệt là giới nghệ sĩ, không loại trừ hội hoạ, âm nhạc, văn xuôi. Vẻ đẹp bàng bạc của nó thường gợi chút buồn trong lòng người, người ở nơi này mà nhớ trăng nơi kia. Thế nên ta mới hay gặp cái điệp khúc "cái đêm trăng ấy" trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Có khi ông còn tự ví những cô gái đẹp, ví người tình như là "mảnh trăng non" với cách nói âu yếm, lãng mạn:
này Lan này Hạnh này Duyên
trăng non má lúm đồng tiền còn không
(Cuối năm ngẫu hứng chợ chiều )
Chúng ta còn bắt gặp một thế giới trăng đầy màu sắc như trăng màu trắng, trăng xanh, trăng vàng…Tất cả đều là một ấn tượng bàng bạc khó
quên, gợi bao thứ tình trên đời. Sông núi, mây nước là những tấm gương phản chiếu ánh trăng để chúng ta ngắm nhìn và ngẫm ngợi. Một mối riêng tư hay trăm tình thiên hạ đều gửi vào trăng cái ảo ảnh, huyễn hoặc đó. Trăng khi xưa là bạn của bao thi sĩ thì hôm nay vẫn là bạn, thậm chí là bạn thân của Nguyễn Trọng Tạo. Với ông nếu thế giới không còn trăng nghĩa là:
chú cuội cây đa tan xác giữa thiên hà
không còn Tết trung thu không còn đêm phá cổ không còn ánh trăng ngà cho thi sĩ làm thơ…
(Thế giới không còn trăng)
Những biểu tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo đều giăng mắc nổi buồn mênh mang, vô định, rất trần thế, đời thường nhưng cũng có khi diệu vời, vĩnh hằng. Ông đã giao cảm, thấu hiểu được thiên nhiên, hiểu những rung động thầm bí của thiên nhiên và đem chúng đến với bạn đọc. Khả năng lựa chọn chính xác đối tượng tái hiện được sự giúp sức thành công của những mảng màu sắc đa dạng khiến thơ ông vang động thêm âm hưởng. Những nét chấm phá của nhà thơ đã làm hiển hiện trước mắt người đọc những hình tượng thiên nhiên vừa dân dã mà rất hiện đại.
3.3.2.5. Biểu tượng Ngọn Lửa
Đối lập với ngọn cỏ xanh mong manh yếu mềm, với những hạt mưa pha lê tinh khiết là hình ảnh ngọn lửa mãnh liệt và ồn ào. Ngọn lửa xuất hiện trong thơ ông là biểu tượng rực rõ cho ý chí kiên cường, cho niềm tin hi vọng, cho tình yêu trong cuộc sống xô bồ của đời thường.
Ngọn lửa xuất hiện với nhiều biến thái sinh động như chập chờn lửa trắng, ngọn lửa xanh, lửa đỏ, lửa tình…Với nhiều tầng nghĩa khác nhau lửa đã hóa thân vào ý chí tâm hồn của độc giả. Ngọn lửa trở thanh niềm khao khát tình yêu của chàng chiến sĩ trẻ. Đó là biểu tượng cho tình yêu và lý tưởng của những lứa đôi. Trong chiến tranh tình yêu đôi lứa luôn gắn liền với tình yêu dân tộc. Tình yêu thăng hoa trong sự chờ đợi, nhớ nhung.