3.1.2. Định hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể
Vấn đề bất cập của du lịch mạo hiểm Ba Bể hiện nay là thiếu quy hoạch cụ thể cũng như định hướng phát triển. Do đó Ba Bể cần xác định một số định hướng chính đối với việc phát triển du lịch mạo hiểm.
Định hướng về quy hoạch và xúc tiến đầu tư
Để thực thu hút đầu tư, việc lập quy hoạch phát triển du lịch mạo hiểm VQG Ba Bể cần được tiến hành ưu tiên hàng đầu. Việc lập quy hoạch phát triển du lịch mạo hiểm phải đảm bảo phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch, đồng thời phát huy được thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch mạo hiểm đặc thù Ba Bể nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.
Định hướng về liên kết, xúc tiến quảng bá
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch của mỗi địa phương. Việc liên phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm Ba Bể nói riêng với các địa phương vùng Đông Bắc sẽ cho phép khai thác những lợi thế của các tỉnh để tạo nên sức hấp dẫn khách du lịch đa dạng mang tính đặc thù toàn vùng. Ngoài ra nó còn góp phần phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm mới, hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm du lịch mạo hiểm giữa các tỉnh với nhau. Đây là một trong những hướng đi quan trọng cần thực hiện nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Khai Thác Phát Triển Du Lịch Mạo Hiểm Tại Vqg Ba Bể
- Các Hoạt Động Du Lịch Mạo Hiểm Được Du Khách Tham Gia
- Nguyên Nhân Của Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Mạo Hiểm Tại Vườn Quốc Gia Ba Bể
- Nhóm Giải Pháp Về Liên Kết, Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Mạo Hiểm
- Ubnd Tỉnh Bắc Kạn. Quyết Định Số 1741/qđ-Ubnd Ngày 23/9/2002. Quy Hoạch Du Lịch Vườn Quốc Gia Ba Bể.
- Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Định hướng về phát triển sản phẩm – thị trường du lịch
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020” Bắc Kạn phấn đấu lượng khách du lịch (cả trong nước và quốc tế) hằng năm tăng từ 25 - 28%, doanh thu tăng từ 30 - 35%. Thực hiện quan điểm chiến lược tập trung vào chiều sâu, có trọng tâm, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và sức
cạnh tranh, du lịch Bắc Kạn nói chung và du lịch mạo hiểm VQG Ba Bể nói riêng cần tập trung xây dựng bộ sản phẩm du lịch mạo hiểm đặc thù, hình thành chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu từng nhóm thị trường mục tiêu. Ngoài việc định hình sản phẩm đặc thù, cần xác định được các đoạn thị trường và đối tượng khách mục tiêu để có chiến lược quảng bá, thu hút khách du lịch phù hợp. Những thị trường khách du lịch mạo hiểm cần nhắm tới là Tây Âu (Đức, Ý), Bắc Mỹ (Mỹ).
Du lịch mạo hiểm không chỉ gắn chặt với tài nguyên tự nhiên mà còn có quan hệ qua lại với cộng đồng địa phương. Một chương trình du lịch mạo hiểm có thể không qua các bản làng mà chỉ nối liền các điểm đến, nhưng du lịch mạo hiểm muốn phát triển lâu bền thì không thể thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương bởi tài nguyên tự nhiên và cộng đồng địa phương không thể tách rời. Chính vì vậy mà du lịch mạo hiểm phát triển theo quan điểm phát triển du lịch sinh thái và gắn kết với cộng đồng địa phương là hướng đi giúp phát triển du lịch ở Ba Bể bền vững hơn và đạt được mục tiêu hài hòa lợi ích của các bên.
3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.1. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm
Với kết nghiên cứu về du lịch mạo hiểm tại Ba Bể, tác giả có một số đề xuất trong việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng bao gồm:
- Đi bộ mạo hiểm xuyên rừng: Tại Ba Bể hiện đi bộ mạo hiểm xuyên rừng là hoạt động được nhiều du khách chọn lựa bởi mức độ mạo hiểm nhẹ và sự cuốn hút của cảnh quan tự nhiên còn tương đối hoang sơ. Tuy nhiên các chuyến đi bộ mới chỉ kéo dài trong thời gian một ngày, để tăng tính hấp dẫn có thể kéo dài các tuyến dã ngoại, cho khách cắm trại hoặc lưu trú tại nhà dân trong các tuyến dã ngoại. Ngoài ra, cần đảm bảo tốt các dịch vụ cấu thành của sản phẩm như: Dịch vụ lưu trú (cần các loại lều bạt chuyên dụng để cắm trại), dịch vụ ăn uống (đảm bảo an toàn vệ sinh), dịch vụ cứu hộ (đảm báo ứng cứu kịp thời trong trường họp xảy ra các vấn đề
về an toàn của du khách), dịch vụ thông tin liên lạc và dịch vụ bảo hiểm.
- Chèo thuyền vượt thác: Đây là nhóm sản phẩm thu hút được sự quan tâm của khách du lịch và có nhiều điều kiện phát triển ở Ba Bể. Trong trường hợp này thay vì phương tiện xuồng máy gây tiếng ồn và khói ảnh hưởng đến môi trường, các thiết bị như thuyền độc mộc hay thuyền cao su chuyên dụng sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn. Việc đầu tư trang thiết bị chuyên dụng là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp du lịch có kế hoạch xây dựng phát triển sản phẩm này. Hiện nay một số hộ dân trong bản Pắc Ngòi đã sử dụng một loại thiết bị nữa là thả bè mảng dọc theo sông. Đối với lại hình này, phương tiện chủ yếu sử dụng nguyên liệu địa phương như tre/nứa hoặc cây gỗ để kết thành bè nên tiết kiệm được chi phí đầu tư thiết bị. Tuy nhiên việc điều khiển những bè mảng này đòi hỏi phải là người dân bản địa hoặc du khách phải được đào tạo kỹ năng trước khi tiến hành hoạt động khám phá dòng sông. Thời gian phù hợp để tổ chức xây dựng sản phẩm này ở Ba Bể là vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 8) bởi lúc này tốc độ dòng chảy của các con sông cùng với tính mạo hiểm tăng lên thỏa mãn nhu cầu khám phá chính phục thử thách của du khách.
- Thám hiểm hang động: Trong báo cáo “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc”, tác giả Phạm Trung Lương đã nhận định một số hang động tại Ba Bể như động Hua Mạ, động Puông, động Thẩm Kít, động Nà Phòong là những hang động sâu, có cấu trúc khá phức tạp, vì vậy ngoài việc cảm nhận giá trị cảnh quan địa chất, du khách sẽ có được cảm xúc “mạo hiểm” khi đi sâu thám hiểm toàn bộ chiều dài của hang. Cũng giống như một số loại sản phẩm du lịch mạo hiểm trên, khách du lịch thám hiểm hang động cần trải qua các lớp huấn luyện ngắn về các kĩ năng đi trong hang động, xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình khám phá hang động. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống thì dịch vụ huấn luyện, dịch vụ cứu hộ là những dịch vụ cần thiết đưa vào cấu thành sản phẩm du lịch mạo hiểm này. Du lịch thám hiểm hang động có thể được tổ chức quanh năm ở Ba Bể nhưng thời gian thuận lợi nhất vào
khoáng tháng 10 đến tháng 4 bởi đó là vào mùa khô, thời tiết khô ráo, những rủi ro về sạt lở, ngập hang do lũ sẽ hạn chế.
- Du lịch mạo hiểm tổng hợp: Các sản phẩm thuộc nhóm này thực chất là sự kết hợp của nhiều sản phẩm du lịch mạo hiểm khác nhau trong một chương trình tổng hợp trên một hành trình dài qua nhiều điểm đến. Việc tổ chức thành công “Raid Gouloises”năm 2002 là một minh chứng cụ thể về khả năng xây dựng nhóm sản phẩm du lịch dạng này. Tại Ba Bể có thể xây dựng tuyến Thái Nguyên (thám hiểm hang đông) – Tuyên Quang (khám phá văn hóa) – Bắc Kạn (khám phá các giá trị cảnh quan, leo núi) - Lạng Sơn (khám phá các giá trị cảnh quan) – Quảng Ninh (chèo thuyền, lặn biển). Có thể nói tuyến du lịch Đông Bắc bao trùm các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, và Quảng Ninh hội đủ nhiều yếu tố làm nên một sản phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo và không trùng lặp. Đó là cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vỹ, nền văn hóa đậm đà bản sắc, con người thân thiện. Nếu các hành trình du lịch thông thường chỉ giúp khách du lịch cảm nhận được phần nào vẻ đẹp tự nhiên của Đông Bắc thì du lịch mạo hiểm là sản phẩm sẽ khai thác được tối đa những lợi thế sẵn có trên của vùng miền. Ngoài ra việc khai thác và phát triển tuyến du lịch này còn nhằm góp phần tăng nguồn thu du lịch, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương cũng như gia tăng sự giao lưu, hiểu biết văn hóa giữa các vùng miền.
3.2.2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng bá và khai thác thị trường
Đối với thị trường nước ngoài cần chú trọng đến việc tiếp cận thị trường khách Tây Âu (Đức, Ý), Bắc Mỹ (Mỹ) vì đây là nhóm nước có nhiều khách du lịch đến Việt Nam và cũng đang tham gia nhiều hoạt động du lịch mạo hiểm tại Ba Bể. Do đó, Ba Bể cần có các hình thức tiếp cận phù hợp như mở các trang mạng giới thiệu bằng tiếng Anh về du lịch Ba Bể, hoặc mở các trang giới thiệu trên Facebook và thông qua các chương trình xúc tiến, hội chợ du lịch của tỉnh, của quốc gia để làm công tác quảng bá. Các hoạt động quảng bá cần làm liên tục, đa dạng về thông tin và cách tiếp cận nhằm thu hút người quan tâm.
Hoạt động quảng bá cũng cần thực hiện liên tục và thường xuyên với thị trường du lịch nội địa (những thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh). Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thanh niên nhất là học, sinh viên. Đây là đối tượng du khách hiện nay có nhiều yêu cầu về đi du lịch dã ngoại, khám phá, đồng thời họ cũng là những đối tượng có khả năng quảng bá và giúp mở rộng thị trường.
Đối với các công ty du lịch cần tập trung khai thác hiệu quả các chương trình du lịch mạo hiểm (sản phẩm, chất lượng, dịch vụ) phù hợp với đặc điểm, sở thích và nhu cầu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa. Chú trọng xây dựng và tạo ra các loại hình và sản phẩm du lịch mạo hiểm mang bản sắc riêng của Ba Bể. Chẳng hạn như: tại khu vực hồ Ba Bể, có thể tổ chức các cuộc thi chèo thuyền độc mộc kết hợp với khám phá động Puông. Hoạt động này vừa mang tính khám phá vừa khai thác được nét văn hóa đặc sắc của vùng. Đặc biệt tại Ba Bể có thể kết hợp các hoạt động du lịch mạo hiểm với các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hay tham quan thuần tuý. Đây sẽ là một xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.
Loại hình du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao mạo hiểm có nhiều nét tương đồng, do đó có thể tổ chức các giải, các cuộc thi có hoạt động mạo hiểm thể thao tại tỉnh, vừa mang lại nguồn thu, vừa giúp quảng bá thương hiệu cũng như tạo cơ hội giao lưu, học hỏi cho các nhà tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm địa phương. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các giải có uy tín sẽ tạo điều kiện để du lịch mạo hiểm địa phương tiếp cận với chuẩn mực quốc tế.
Qua kết quả nghiên cứu ở chương 2, có thể thấy việc quảng bá qua hình thức truyền miệng mang lại hiệu quả khá cao (42,3%). Do đó, cần xây dựng thương hiệu, hình ảnh riêng của du lịch mạo hiểm ở Ba Bể nói chung và ở từng điểm du lịch mạo hiểm nói riêng bằng cách tạo niềm tin cho du khách về sự hấp dẫn của các loại hình du lịch mạo hiểm ở từng điểm du lịch và về sự phát triển bền vững của nó. Trước hết cần thiết kế các tờ quảng cáo, các tờ gấp về từng điểm du lịch mạo hiểm và phát miễn phí cho các công ty du lịch hoặc có thể in ghép vào nội dung các tờ quảng cáo
của các công ty lữ hành và các khách sạn khác. Việc đưa ra các slogan như “Kì diệu Ba Bể”, “Viên ngọc xanh Ba Bể” hay “Ba Bể - trải nghiệm khó quên” cũng là một cách gây ấn tượng cho du khách về Ba Bể.
Cần xây dựng một quỹ dành riêng cho quảng bá, tiếp thị các loại hình du lịch mạo hiểm trong ở Ba Bể. Do chi phí cho quảng bá và tiếp thị là một kinh phí không nhỏ, nếu để cho từng công ty tự quảng bá thì do kinh phí hạn chế, việc tiếp thị sẽ không đem lại hiệu quả. Do vậy, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nên lập và quản lý quỹ quảng bá và tiếp thị với sự đóng góp của các công ty du lịch trích từ doanh thu hằng năm của họ để duy trì việc quảng bá đều đặn và có hiệu quả.
Quảng bá du lịch thông qua các trang mạng xã hội đang thịnh hành trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tripadvisor, v.v. ngày càng thu hút đông đảo lượng người truy cập. Có thể nói, đây là một trong những công cụ hữu hiệu để khai thác, quảng bá hình ảnh du lịch. Để thực hiện việc quảng bá du lịch qua mạng xã hội, Sở VHTT&DL Bắc Kạn cần xây dựng website riêng của VQG Ba Bể (trang tiếng Việt và tiếng Anh). Trong đó không chỉ cung cấp các thông tin giới thiệu về Ba Bể, các kinh nghiệm, kỹ năng khi tham gia các loại hình du lịch mà còn là nơi khách du lịch có thể đăng kí mua chương trình du lịch trực tuyến. Có thể thấy rằng trong bối cảnh ngân sách nhà nước đầu tư cho xúc tiến, quảng bá còn hạn chế thì những tiện ích của việc quảng bá du lịch qua mạng xã hội (như chi phí thấp để truyền tải thông tin và truyền thông đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận; thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và trò chơi, v.v.) có ý nghĩa thiết thực.
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn các bản phục vụ du lịch và các bản xung quanh. Hiện nay 2 bản Cốc Tộc, Pác Ngòi chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt (nguồn nước chủ yếu các hộ dân ở Cốc Tộc sử dụng vẫn là nguồn mạch
nông), chỉ có khu trung tâm Bó Lù được đầu tư hệ thống nước sạch và hệ thống bể phân phối tại các khu trụ sở ủy ban và bưu điện. Do đó, cần chú trọng vào các bản như Pắc Ngòi, Cốc Tộc bởi đây là các khu vực khách du lịch quốc tế thường xuyên tới tham quan và lưu trú qua đêm.
- Hỗ trợ việc thiết kế, xây dựng và quản lý các cơ sở lưu trú nhà nghỉ du lịch cộng đồng, các quầy bán hàng lưu niệm, đồ ăn, thức ăn uống, v.v. đảm bảo vệ sinh và an toàn nhằm phục vụ nhu cầu ở lại đêm và nghỉ ngơi của du khách. Ngoài ra, nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường từ các rác thải sinh hoạt, cần ban hành những quy định về vệ sinh môi trường tại các điểm bán hàng tại bờ hồ Ba Bể - nơi tập trung nhiều hộ kinh doanh; Đặt các thùng rác nhỏ trên thuyền, tại những điểm tham quan, dừng chân của du khách; Vệ sinh định kỳ tại các địa điểm du lịch, 2lần/tháng. Việc này có thể giao cho cộng đồng địa phương tự thành lập các đội tự quản dưới sự giám sát của BQL VQG.
- Củng cố và duy trì hệ thống hướng dẫn gồm: cột mốc, các bảng chỉ dẫn, bảng nội quy, thông tin hướng dẫn dành cho khách du lịch mạo hiểm ở các tuyến điểm chính và ở các khu vực phụ cận nhằm hỗ trợ khách du lịch và cũng nhằm quảng bá cho Ba Bể.
- Xây dựng trạm dừng chân tại tuyến đi bộ trong rừng. Trạm nghỉ dừng chân nên làm theo kiến trúc của nhà sàn người Tày có vị trí cao ráo nhằm hóng gió và quan sát thiên nhiên xung quanh một cách dễ dàng.
- Nâng cấp các bến thuyền, và đảm bảo các trạm hướng dẫn du lịch luôn trong tình trạng có người trực để đảm bảo và hỗ trợ an toàn cho du khách. Xây dựng và nâng cấp tất cả các trạm kiểm lâm, trạm bảo vệ rừng thành các trạm hướng dẫn. Đây cũng là nơi cung cấp người dẫn đường hoặc hỗ trợ khi cần thiết theo yêu cầu của du khách du lịch mạo hiểm.
3.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Do tính đặc thù, đội ngũ lao động phục trong du lịch mạo hiểm có yêu cầu cao hơn hẳn so với các loại hình du lịch khác. Họ phải được đào tạo bài bản về trình độ, kỹ năng (kỹ năng cứu hộ, kỹ năng xử lý trong những tình huống khẩn cấp, tai nạn). Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực phục vụ DLMH tại Ba Bể không những thiếu về số lượng mà còn kém về chất lượng. Để từng bước khắc phục vấn đề này, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tiến hành đánh giá thực trạng đội ngũ lao động ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng và căn cứ yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cho phù hợp và có hiệu quả.
- Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cho ngành du lịch cần tập trung theo các hướng:
Đào tạo tại chỗ: Tập huấn và tổ chức cho cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch tại chỗ thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ nhà trọ, sản xuất hàng lưu niệm, cải thiện vệ sinh làng bản, cung ứng lương thực thực phẩm cho du lịch, mang vác trang thiết bị, đồ dùng cho các tuyến du lịch mạo hiểm.
Đào tạo ở các địa phương khác: Lựa chọn các địa phương có mô hình du lịch mạo hiểm phù hợp với Ba Bể, hoặc có các mô hình đang thực hiện thành công, sau đó sẽ gửi người đi học tập kinh nghiệm. Việc này nhằm phát huy các bài học thành công, rút kinh nghiệm từ hạn chế của các mô hình khác khi vận dụng vào Ba Bể.
- Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ Môi trường Rừng và hạt kiểm lâm thuộc VQG cần lên kế hoạch phối hợp với nhau nhằm có kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp. Cụ thể, tuyển chọn và gửi một số kiểm lâm viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về du lịch mạo hiểm. Trong trường hợp cần, họ sẽ trở thành những hướng dẫn viên du lịch. Đây là lực lượng đã được đào tạo kiến thức về đa dạng sinh