Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính ấp thiết ủ đề tài

Trái phiếu Chính phủ là một loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán và là bộ phận có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Thông qua việc phát hành trái phiếu, Chính phủ có thể huy động được một lượng vốn trong xã hội để bù đắp thiếu hụt ngân sách, thực thi các chính sách tiền tệ của quốc gia và thực hiện đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Ngay từ những ngày đầu xây dựng Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ đã áp dụng hình thức công phiếu để huy động sự đóng góp và vay tiền nhàn rỗi trong dân để tăng nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục tiêu chính trị, quân sự và phát triển kinh tế đất nước. Từ đó đến nay, trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ ngày càng phát triển, giữ vị trí quan trọng trong việc tạo lập kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước để xử lý bội chi, tái cơ cấu nợ và giải quyết những yêu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã có nhiều bước tiến đáng kể. Thời kỳ đầu, TPCP phát hành trực tiếp đến các cá nhân với thời hạn ngắn, thì nay đã thực hiện việc phát hành theo lô lớn, thời hạn ngày càng dài hơn; TPCP không chỉ được phát hành ở thị trường trong nước mà đã phát hành thành công ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, so với tiềm năng của nền kinh tế và các nước trong khu vực, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn nhỏ. Tính đến tháng 7/2018, dư nợ thị trường trái phiếu Việt Nam là 39,9% GDP năm 2017, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ là 29,2% GDP năm 2017. Trong khi đó, tại cùng thời điểm, quy mô thị trường trái phiếu của Malaysia là 95% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 49,7% GDP);

Thái Lan là 73% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 53% GDP), Hàn Quốc là 124,6% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 73,6% GDP), Trung Quốc là 68,8% GDP (thị trường trái phiếu Chính phủ chiếm 49,8% GDP) [41].

Với mục tiêu phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và 65% GDP vào năm 2030, việc tạo ra một hành lang pháp lý với những chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho hoạt động phát hành và giao dịch TPCP phát triển đúng hướng nhằm đạt được mục tiêu và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cũng như tạo công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ của đất nước là một nhu cầu thiết yếu.

Trước những yêu cầu đó, hoạt động phát hành và giao dịch TPCP của Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của nền kinh tế. Có thể kể một số vấn đề như: khung khổ pháp lý tạo sự liên thông giữa thị trường vốn với thị trường tiền tệ, tín dụng; tính công khai, minh bạch trên thị trường; việc thu hút nhà đầu tư; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về TPCP và thị trường TPCP. Do đó, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát hành và giao dịch TPCP, đặc biệt việc rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn: Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Namlàm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên ứu liên qu n đến đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Liên quan đến đề tài nghiên cứu pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP đã có những công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ rộng, hẹp khác nhau. Tuy nhiên các vấn đề pháp luật đối với phát hành và giao dịch TPCP chưa có nhiều tác giả quan tâm. Các công trình nghiên cứu khoa học,

phần lớn các tác giả đề cập đến một số vấn đề liên quan đến TPCP từ góc độ kinh tế, có rất ít các công trình, bài viết đi sâu nghiên cứu dưới góc độ pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP. Do đó đây là một đề tài nghiên cứu mang tính tiên phong và thực tiễn cao góp phần xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam

Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 2

Một số nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến TPCP như:

Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính” năm 2019 của tác giả Trần Thị Thu Hương [16]. Luận án đã hệ thống cơ sở lý luận về thị trường TPCP, phát triển thị trường TPCP dưới tác động của hội nhập tài chính, luận án đã phân tích toàn diện thực trạng thị trường TPCP Việt Nam trên tất cả các khía cạnh đồng thời đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học và có giá trị ứng dụng cao nhằm phát triển thị trường TPCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính.

Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam” năm 2011 của tác giả Lê Anh Tuấn [20]. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng thị trường TPCP ở Việt Nam giai đoạn 1990-2009 đồng thời đề xuất quan điểm, mục tiêu để phát triển và hoàn thiện thị trường TPCP trong giai đoạn tới. Luận văn kế thừa một số nội dung đã được giải quyết trong luận án trên như: vấn đề lý luận cơ bản về TPCP và thị trường TPCP, các tiêu chí đánh giá thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Luận văn thạc sĩ “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thụy Hương, Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội (2006) [15] nghiên cứu bản chất và vai trò của TTTPCP trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam. Từ đó xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự phát

triển của TTTPCP, đánh giá thực trạng TTTPCP ở Việt Nam trong thời gian 2001-2004 và đề xuất các giải pháp phát triển TTTPCP trong thời gian tới.

Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng “Huy động vốn thông qua phát hành TPCP tại Kho bạc nhà nước ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị Tình, Đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội (2013) [19]. Luận văn phân tích có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn công tác huy động trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước. Trên cơ sở đó, chỉ ra những mặt mạnh, những mặt con tồn tại của công tác huy động và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ủy ban “Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020” do TKSH Nguyễn Thành Long chủ biên (2010). Đề tài đã xây dựng một nền tảng cơ sở lý luận, bao gồm cả lý thuyết và kinh nghiệm cũng như kết quả nghiên cứu thực nghiệm về phát triển thị trường chứng khoán các nước trên thế giới. Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận đó, đề tài xây dựng định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

3. Mụ đí h, nhiệm vụ nghiên ứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát hành, giao dịch TPCP và pháp luật về phát hành, giao dịch TPCP; đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn phân tích và làm rõ các vấn đề lý luận về phát hành, giao dịch TPCP và pháp luật về vấn đề này như: khái niệm, đặc điểm của TPCP, phát hành TPCP, giao dịch TPCP, nội dung chủ yếu của pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP.

- Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về phát hành và giao dịch TPCP; phân tích, đánh giá thực hiện pháp luật Việt Nam về phát hành và giao dịch TPCP. Trên cơ sở đó đánh giá những điểm chưa phù hợp, bất cập trong các quy định của pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam.

- Luận văn đưa ra những định hướng hoàn thiện pháp luật cũng như những đề xuất cụ thể cho việc sửa đổi pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên ứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, lý thuyết, hoạt động phát hành và giao dịch TPCP; những quy định của pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP và thực tiễn thực thi pháp luật.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam.

- Về thời gian: luận văn nghiên cứu việc thực hiện hoạt động phát hành và giao dịch TPCP, chủ yếu trong 2 năm 2017 và 2018.

5. Phương pháp nghiên ứu

Phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh… . Các phương pháp này được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận về phát hành và giao dịch TPCP; để phân tích thực trạng hoạt động phát hành và giao dịch TPCP và sự điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động phát hành và giao dịch TPCP. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số liệu kết

quả phát hành TPCP, các chỉ số giao dịch TPCP để làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả của quy định pháp luật trong lĩnh vực này.

Phương pháp phân tích quy phạm được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Các quy phạm pháp luật của Việt Nam được phân tích cụ thể trong phần thực trạng pháp luật để hiểu rõ hơn việc thực hiện quy phạm và trên cơ sở đó, luận văn đề xuất những sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn khách quan của Việt Nam.

6. Ý nghĩ ho họ và thự tiễn ủ luận văn

Luận văn góp phần phát hiện, hệ thống một số tồn tại, bất cập trong pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP và thực tiễn thực hiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như thực hiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam trong thời gian tới. Với kết quả nghiên cứu này, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan trong việc quản lý, điều hành công tác phát hành và giao dịch TPCP hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

7. Kết ấu ủ luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát hành, giao dịch trái phiếu chính phủ và pháp luật về phát hành, giao dịch trái phiếu chính phủ.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT H NH, GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ V PHÁP LUẬT VỀ PHÁT H NH,‌

GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ


1.1. Lý luận về phát hành và gi o ị h trái phiếu Chính phủ

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu chính phủ (còn gọi là công trái hoặc công khố phiếu) là trái phiếu được phát hành bởi Chính phủ một quốc gia, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của Chính phủ đối với chủ sở hữu trái phiếu. Trái phiếu chính phủ do Chính phủ ban hành thường được đánh giá là có độ an toàn cao hơn cho người đầu tư [21, tr.9].

Trái phiếu chính phủ đóng hai vai trò cơ bản: thứ nhất, TPCP là công cụ nợ để huy động vốn bù đắp bội chi NSNN, trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại nợ Chính phủ; thứ hai, việc phát hành TPCP thường xuyên hỗ trợ phát triển thị trường vốn trong nước, tạo lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác trên thị trường tham chiếu.

Trái phiếu chính phủ có đặc điểm chung của trái phiếu như: TPCP xác nhận quyền sở hữu tài sản nhất định và nó có thể được chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thể khác; mệnh giá của TPCP không phải là giá trị thực tế của trái phiếu mà chỉ là giá trị danh nghĩa; TPCP có khả năng sinh lời; TPCP có tính thanh khoản; TPCP có tính rủi ro.

Bên cạnh đó, TPCP còn có những đặc điểm riêng như:

Một là, chủ thể phát hành TPCP là chủ thể đặc biệt: Chính phủ của một quốc gia. So với các chủ thể phát hành chứng khoán khác trong quốc gia, Chính phủ được coi là chủ thể có uy tín cao nhất trong việc vay và trả nợ. Chính vì vậy, TPCP có rủi ro thấp hơn so với các loại chứng khoán khác. Do

đó, TPCP thường có lãi suất thấp hơn so với lãi suất trái phiếu doanh nghiệp ở cùng kỳ hạn [1].

Hai là, TPCP là loại trái phiếu có uy tín và độ an toàn cao nhất trên thị trường, do Chính phủ là nhà phát hành có hệ số tín nhiệm cao nhất. Vì thế, TPCP có tính thanh khoản rất cao.

Ba là, TPCP là công cụ an toàn, khối lượng phát hành lớn nên TPCP thường do các trung gian tài chính nắm giữ. Trên thị trường tài chính, TPCP là một loại hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến thị trường.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ

* Phát hành trái phiếu Chính phủ

Dưới góc độ kinh tế, phát hành trái phiếu Chính phủ là hoạt động huy động vốn được thực hiện trên thị trường sơ cấp, trong đó người nhận vốn là Chính phủ và người cấp vốn là nhà đầu tư.

Dưới góc độ pháp lý, phát hành trái phiếu Chính phủ là việc chào bán TPCP trong đó trái phiếu được chuyển từ Chính phủ sang nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục.

Như vậy, việc phát hành TPCP nhằm mục đích:

Thứ nhất, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

Thứ hai, bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn;

Thứ ba, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;

Thứ tư, cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;

Thứ năm, các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Phát hành trái phiếu Chính phủ có một số đặc điểm sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024