Trong điệu múa một lần trên sân khấu Em chính là ngọn lửa trắng của đời tôi. ( Lửa trắng )
Ngọn lửa trở thành nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, trống trải, sự băn khoăn của con người trong tình yêu.
Ngày không em Anh làm gì với gió
Gió mềm mại dáng em Anh làm gì với lửa Lửa cháy môi em.
( Ngày không em )
Hình ảnh ngọn lửa khi bùng lên mạnh mẽ, khi lại âm ỉ cháy, như niềm tin dai dẳng, như ý chí của người chiến sĩ không bao giờ nao núng trước đòn roi và bom đạn của quân thù. Ngọn lửa ấy được nuôi dưỡng từ lòng căm thù giặc và trái tim sắt đá không dễ gì lung lạc ở những con người yêu nước. Ý chí kiên trung bất khuất đó đã làm nên sức mạnh chiến đấu vô địch, từ những ngọn lửa cháy âm ỉ trong mỗi chúng ta nó bùng lên thiêu đốt quân thù.
Ôi lửa chiến tranh
Dẫu chỉ còn lập lèo như như lửa đầu điếu thuốc Có thể bùng cháy mái nhà tranh
Bùng cháy đất nước mình Bùng cháy
Có thể bạn quan tâm!
- Ngôn Ngữ Thơ Nguyễn Trọng Tạo Là Ngôn Ngữ Đặc Biệt Giàu Nhạc Tính Và Màu Sắc
- Phân Biệt Biểu Tượng Với Ẩn Dụ, Biểu Tượng Với Hình Tượng
- Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 17
- Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 19
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
( Tình ca người lính )
Sức mạnh của lửa là sức mạnh của sự hủy diệt và tàn phá, sức mạnh của sự bùng cháy bất ngờ mà quả quyết. Đó là sức mạnh được dồn nén để kìm kẹp kẻ thù. Lửa trong thơ Nguyễn Trọng Trọng Tạo còn là những khó khăn, thách thức đặt ra cho con người trong cuộc đời, đó còn là gian khổ, là chết
chóc mà người lính phải đối diện. Lửa đôi khi là vật trang điểm tô hồng đôi má của cô thôn nữ, có khi lại biểu tượng cho hợ ấm của tình thương. Nhưng hơn tất cả, ngọn lửa thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là tội ác dã man của quân xâm lược và niềm tin bất diệt về tương lai hòa bình hạnh phúc của dân tộc.
Cắn vào dân tộc tôi Cắn vào lục địa này
Bốc lửa cánh đồng, bốc rừng cây Dãy Trường Sơn máu ứa
( Tình ca người lính )
Lửa đã trở thành biểu tượng đẹp, giàu lý tưởng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Ngọn lửa biểu tượng cho sức mạnh niềm tin, sức mạnh chiến đấu, chiến thắng. Cỏ và ngọn lửa trong thơ ông là hai hình ảnh biểu tượng, tưởng như đối lập nhưng thực chất chúng là sự chuyển hóa lẫn nhau. Cỏ yếu mềm nhưng cồn cào sức sống, ngọn lửa bền bỉ nhưng có sức tàn phá vô cùng.
3.3.2.6. Biểu tượng Gió
Không chỉ đem vào trong thơ hình ảnh của Trăng, của Sao, của Cỏ cây hoa lá, mà trong thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng xuất hiên những biểu tượng độc đáo có sức khái quát cao, lôi cuốn đến lạ kỳ. Đó là biểu tượng Gió, Nguyễn Trọng Tạo từng ví thơ như gió mơn man da thịt, không thể nhìn thấy, cũng chẳng thể buộc gió lại mà chỉ có thể cảm nhận được gió qua. Hình ảnh gió trong thơ ông cũng có cái gì đó như nồng nàn, như muốn tỏ tình với mây trời, trăng sao, như muốn tỏ tình với cuộc đời cỏ cây hoa lá.
mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
(Đồng dao cho người lớn)
Cách diễn giải của nhà thơ mang tính lạ hoá, từ "vẫn" lặp lại gợi cái mênh mang, dàn trải đáng yêu. Vì "hồn vẫn say" mà thơ nồng hơi tình, nồng hơi đời, vì "hồn vẫn gió" nên thơ cứ bay mãi, bay mãi trong cõi nhân gian... "Gió" cũng là một hình tượng thiên nhiên được nhà thơ xây đắp bằng hồn, bằng tình. Gió vô hình, vô thức, suốt đời bay không ai nắm bắt được mà Nguyễn Trọng Tạo lại ôm được gió vào lòng rồi thầm thì những điều sâu kín. Nếu như hoa lá cỏ cây là một thiên nhiên có thực thể, có hình hài, màu sắc, sự sống và cái chết thì gió là gì? Nguyễn Trọng Tạo không trả lời về gió theo cách diễn giải của vật lý là hình vuông hay hình tròn? Nên gió vô hình mà trở nên hữu ý:
cây thả xuống ta lá vàng gió thả xuống ta mù sương
(Mộng du )
Ông cho gió đôi chân, cho gió cánh tay để gió chạy, gió ôm ấp con người, cho gió hơi thở:
đường xe gió ú ớ mưa dài
mắt mình ngái ngủ như là mắt ai
(Người đang yêu)
Gió vào thơ mang theo linh hồn, vào thơ với bao đồng cảm, chia sẻ con người trong cuộc sống, trong tình yêu:
tôi còn mắc nợ áo dài
một làn gió trắng một bài thơ hay
(Tôi còn mắc nợ áo dài )
Có khi gió mang nổi nhớ tha thiết về một "mắt biếc", về một "mái tóc", đem theo hoài niệm về một tình yêu đã qua:
gió mở cửa những gì hoang vắng cũ tóc em bay xõa bóng đêm về
(Chân trời )
Nhà thơ cho "gió" hình hài, giọng nói riêng mà chỉ riêng Trọng Tạo mới tỏ tường, am hiểu:
thầm thì đêm nghe gió nói nàng là con của Diễm xưa
(Diễm xưa )
Cũng có khi "gió" là một khách thể vô tình, một yếu tố khách quan chứng kiến cuộc sống của con người, không hề thay đổi bản chất của nó:
những ngọn gió chẳng hề mang tư tưởng cũng dịu mùa hè thôi buốt mùa đông
(Cuộc sống )
Lại có khi chính nhà thơ hoá thân vào gió, tự cho mình là gió. Gió vui. Gió buồn. Gió hạnh phúc.Và gió cô đơn. Đều có trong thơ Nguyễn Trọng Tạo:
ta là gió
thổi đến ngày kiệt sức
tự trời cao tan vào giọt mưa. Rơi…
(Thiên An)
Gió trong tâm thức của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một niềm vui bởi đơn giản nó vuốt ve cho thơ, cho thơ những cảm hứng mới. Gió trong thơ ông rất lạ, rất mới, khi lạnh lùng, khi dữ dội, khi dịu dàng. Gió có khi ở dạng màu sắc: "gió khi hồng - khi tím - khi xanh lơ" (Cây ánh sáng ) hay là:
vẫn dòng sông thuở xa xôi
vẫn bờ đê gió xanh ngời trăng khuya (Thơ tình người đứng tuổi)
Gió có khi được đếm bằng số lượng và được miêu tả bằng hành động:
có năm ngọn gió vuốt ve má nàng
có năm cánh sóng phập phồng mơn man
(Ru hoa )
Trạng thái hoạt động này của gió suy cho cùng chính là tâm hồn của Nguyễn Trọng Tạo đang khát khao giao hòa với cảnh, với người. Xây dựng hình tượng gió, ông đã thi vị hoá không gian vũ trụ, khiến cho nó trở nên gần gũi và hòa nhập một cách lạ thường
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:
Với phong cách thơ phóng túng nhưng trữ tình sâu lắng, Nguyễn Trọng Tạo đã làm phong phú thêm những trang thơ Việt Nam trong thời đại mới. Sự xô bồ, nỗi vui buồn nhân thế không ngăn được mạch thơ đương đại Việt Nam. Và trong dòng chảy mạnh mẽ ấy Nguyễn Trọng Tạo đã góp một tiếng nói riêng, một nhân sinh quan đầy cá tính về con người. Nguyễn Trọng Tạo đã cho đời những giọt nước mắt của tình yêu, của tấm lòng và cảm hứng nhân văn cao đẹp. "Chính những giọt nước mắt rơi xuống cỏ giống như hạt sương hiếm hoi rốt cuộc đã bộc lộ một chút gì trong trẻo của niềm tin ẩn giấu đằng sau bộ mặt đã phong trần, sự trong trẻo muôn đời vẫn thuộc về căn cốt của giống nòi thi sĩ:[64]
Qua phân tích trên, ta thấy ngôn ngữ trong tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo đa dạng, nhiều cung bậc màu sắc, nhiều mức độ phong phú, nhiều vể phản ánh tận cùng bức tranh đời sống thể hiện cách nhìn nhận về thế giới khách quan, nhận thức cuộc sống. Hệ thống ngôn ngữ trong thơ Trọng Tạo vừa là kết quả của quá trình quan sát thể nghiệm biến hóa mang đậm nét cá tính, bộc lộ cảm xúc tâm hồn của nhà thơ, cũng là sự thể hiện một cái tôi luôn tha thiết nặng lòng với cuộc sống, chan hòa với thiên nhiên tạo vật, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Ngôn ngữ thơ Nguyễn là lớp ngôn ngữ pha tạp, nửa giễu nhại, nửa tỉnh thành, nửa thôn quê, nửa giang hồ khí cốt….một thứ ngôn ngữ vừa đời, vừa
bụi. Nhưng bao trùm lên mảng màu sắc trong thơ Trọng Tạo là lớp ngôn ngữ tươi sáng, đầy sức sống thể hiện niềm yêu đời, lạc quan trong cái nhìn về nhân sinh và vũ trụ, qua đó bộc lộ đậm nét cá tính sáng tạo và phong cách ngôn ngữ của người nghệ sĩ này.
Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo thông qua một số biểu tượng chúng ta không chỉ hiểu được tư duy thơ mà còn hiểu được văn hóa thơ của tác giả. Văn hóa thơ không hướng tới cái vĩ mô, cái cao sang mà hướng tới cái nhỏ bé, bình thường, nhưng chính cái nhỏ bé ấy lại đem đến sự hấp dẫn, lôi cuốn lạ kỳ có sức sống lâu bền.
Biểu tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo thường lấy từ cái bình thường của thiên nhiên cuộc sống như cỏ, hoa, mưa, ngọn gió vầng trăng, ánh sao. Biểu tượng trong tư duy thơ ông thường được kết với các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…nhờ đó mà thế giới biểu tượng trong thơ ông nhiều màu, nhiều vẻ như chính tâm hồn, tình cảm của ông. Nói tóm lại qua nghiên cứu ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên những vấn đề giải quyết ở trên chưa phải là triệt để, các vấn đề mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, nhưng chưa khoa học và có hệ thống. Vì vậy vấn đề đặt ra vẫn còn sơ lược, đòi hỏi nghiện cứu sâu hơn, toàn diện và triệt để hơn.
Mặt khác thơ Nguyễn Trọng Tạo rất khó hiểu, trừu tượng, vì vậy muốn hiểu thơ của ông không dễ, đòi hỏi người đọc phải có tư duy sâu sắc, am hiểu lĩnh vực thơ ca và hiểu sâu sắc về cuộc đời, con người nhà thơ. Như vậy mới có thể khám phá đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo
KẾT LUẬN
Thực ra, bàn về tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo là một vấn đề không đơn giản. Bởi lẽ, Nguyễn Trọng Tạo là một hiện tượng của nền thơ đương đại, phong cách nghệ thuật của ông đang trong quá trình tìm tòi, định hình để tiếp tục được khẳng định. Bên cạnh đó, giới nghiên cứu và người đọc chưa có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu một cách hệ thống và đầy đủ diện mạo của nền thơ đương đại đang ngày càng bùng nổ. Nhưng với tất cả những gì ông đã thể hiện trong hành trình sáng tạo thơ ca của mình, người đọc thấy ở ông một tư duy nghệ thuật có chiều sâu, có chiều cao, có bề rộng thể hiện qua các dạng thức của cái tôi trữ tình độc đáo và các phương thức biểu hiện với những bước đột phá bất ngờ.
Hình tượng cái tôi trữ tình trong tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo là hình tượng của một bản thể trong đời sống hiện đại chất chứa những tâm trạng với các thái cực khác nhau, nhưng tựu trung là nỗi cô đơn miên viễn, ý thức của một kẻ lưu lạc, khát vọng về tình yêu trong đời sống bên cạnh cái huyền ảo, mơ hồ “bất khả tri” của con người hậu hiện đại… Và cái tôi ấy được phủ lên tất cả bằng thứ tình cảm dạt dào của một tâm hồn thi nhân sinh ra để củng cố niềm tin, để nói lời yêu thương giữa cuộc đời. Cùng với hình tượng cái tôi là các phương thức biểu hiện nhiều độc đáo, mới lạ. Nguyễn Trọng Tạo đã tạo nên sự cách tân cho thơ đương đại bằng lối ngôn ngữ của âm nhạc, thể thơ lục bát được lạ hoá về hình thức từ cách ngắt câu, chia bậc. Cái nhịp chẵn trì trục của lối nói đồng dao dân gian dành cho con trẻ in đậm dấu ấn trong thơ Nguyễn Trọng Tạo như một sự quay về truyền thống để làm điểm tựa cho những phá cách và sáng tạo. Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo là đọc thơ của “hai con người” với hai nửa yêu thương, phía bên này là sự vương vấn những cái xưa cũ, phía bên kia là tâm thức của một người muốn bứt phá ra ngoài những cái gì thuộc về thực tại.
Thuộc típ người tài hoa, đa mang nhưng Nguyễn Trọng Tạo luôn yêu và dành nhiều thời gian cho thơ. Nguyễn Trọng Tạo đã đem đến cho thơ Việt Nam đương đại một tiếng nói rất mới nhưng vẫn mang đậm phong vị trữ tình của thơ Việt nói chung. Ông là nhà thơ hiện đại nhưng biết dùng cái hồn dân tộc để cảm nhận cuộc sống, để hòa nhập cái cũ và cái mới, để xây đắp nên những ấn tượng khó quên. Thơ ông đã gợi ra Cái Đẹp, Điều Lành và Sự Thật (chữ dùng của Hoàng Cầm). Tâm tư, tình cảm và khát vọng, ước mơ của con người mới đã hiện lên rõ nét qua những vần thơ cháy bỏng của Nguyễn Trọng Tạo. Dường như lúc nào ông cũng muốn đi đến tận cùng của tâm trạng và suy tư thời đại. Bằng những câu chữ của tấm lòng, sự từng trải cuộc đời và lòng tin yêu cuộc sống, Nguyễn Trọng Tạo đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc về một tiếng thơ, hồn thơ: say đời - say tình - say mộng…
Ông đã tìm cho mình một hướng sáng tạo mới để làm phong phú, đa dạng hơn thơ ca truyền thống. Tuy vậy, cũng còn thấy một số hạn chế của Nguyễn Trọng Tạo ở một số bài thơ, một số hình tượng, một số thể nghiệm… còn chưa đạt đến trình độ chỉnh thể nghệ thuật mà luận văn của chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu phân tích.
Thiết nghĩ để hiểu thấu đáo tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo cần phải có một thời gian dài nghiền ngẫm và chiêm nghiệm từng bài thơ của ông. Tìm hiểu toàn bộ sáng tác thơ Nguyễn Trọng Tạo, ta thấy bên cạnh những bài thơ hay, giàu cảm xúc, ý nghĩa, thì Nguyễn Trọng Tạo cũng có những bài thơ chưa hay, khó đọc, khó hiểu, khó cắt nghĩa. Hơn nữa thơ của Nguyễn Trọng Tạo chưa được đưa vào nghiên cứu nhiều trong nhà trường, do vậy, có nhiều người yêu thơ trẻ vẫn chưa có dịp tiếp xúc và tìm hiểu thơ ông. Vì vậy mà nghiên cứu về thơ Nguyễn Trọng Tạo chưa nhiều, chủ yếu là những bài viết nhỏ lẻ, những nhận xét ngắn gọn mà chưa thật sự có một công trình hoàn chỉnh nghiên cứu về thơ ông. Vì những lý do trên, mà người viết