Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


LÊ THƯƠNG HUYỀN


THƠ LẨU CỦA NGƯỜI TÀY Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Thái Nguyên - Năm 2011


Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


LÊ THƯƠNG HUYỀN


THƠ LẨU CỦA NGƯỜI TÀY Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN


CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG


Thái Nguyên - Năm 2011


Lời cảm ơn


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Bắc Kạn; Đảng ủy - UBND, phòng Văn hóa Thông tin xã Hà Vị huyện Bạch Thông; phòng Văn hóa Thông tin huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn và cá nhân các ông, bà Hà Thiêm Thưởng, Nguyễn Văn Cư, Ma Thị Bường, Hoàng Văn Lỷ, Cà Huy Hẩn cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Văn học Việt Nam, trường ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.


Tác giả


Lê Thương Huyền


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả


Lê Thương Huyền



Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan

MỤC LỤC


Trang

Mục lục i

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 11

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC TÌM HIỂU

THƠ LẨU Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN 11

1.1. Tổng quan về tộc người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn 11

1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Tày ở Bắc Kạn 11

1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, xã hội và đời sống văn hóa của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn 12

1.2. Khái quát về Thơ lẩuvà nghi lễ đám cưới của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn 18

1.2.1. Khái quát về Thơ lẩu 18

1.2.2. Nghi lễ đám cưới của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn. 23

1.3. Diễn xướng Thơ lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn 29

1.3.1. Môi trường diễn xướng 30

1.3.2. Nhân vật diễn xướng 31

1.3.3. Trang phục diễn xướng 32

1.3.4. Hình thức diễn xướng 33

Chương 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG THƠ LẨU CỦA NGƯỜI TÀY Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN 38

2.1. Thơ lẩu thay cho lời chào mời xã giao vừa lịch sự vừa trân trọng. 38

2.2. Thơ lẩu thể hiện những nguyên tắc ứng xử tinh tế, khéo léo đúng đạo

lí, lối sống trọng tình nghĩa 45

2.2.1. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ với cha mẹ 45

2.2.2. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ vợ chồng 48

2.2.3. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ với tiên tổ, họ hàng 50

2.2.4. Nguyên tắc ứng xử trong các mối quan hệ khác 52

2.3. Thơ lẩu thể hiện đời sống tinh thần phong phú 54

2.3.1. Một kho tàng văn học dân gian phong phú 54

2.3.2. Uớc mơ, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp 57

2.4. Thơ lẩu phản ánh các vấn đề lịch sử, xã hội 62

2.4.1. Phán ánh chế độ hôn nhân của người Tày 62

2.4.2. Phản ánh những tục lệ, tín ngưỡng dân gian của người Tày 64

Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG .69

THƠ LẨU CỦA NGƯỜI TÀY Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN 69

3.1. Nhan đề, thể thơ 69

3.1.1. Nhan đề 69

3.1.2. Thể thơ 70

3.2. Ngôn ngữ và biểu tượng 75

3.2.1. Ngôn ngữ 75

3.2.2. Các biểu tượng 80

3.3. Các biện pháp tu từ 85

3.3.1. So sánh 85

3.3.2. Ẩn dụ 88

3.3.3. Liệt kê 91

3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật 94

3.4.1. Thời gian nghệ thuật 94

3.4.2. Không gian nghệ thuật 97

PHẦN KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 115


1. Lí do chọn đề tài


MỞ ĐẦU

Trong di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam, kho tàng văn hóa của các dân tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán riêng tạo nên sự khác biệt, đặc trưng của mỗi vùng miền.

Cùng nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc nên nói đến Bắc Kạn, người ta nghĩ ngay đến một miền đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc. Vốn văn học nghệ thuật dân gian của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày ở nơi đây rất phong phú, đa dạng và còn được lưu truyền qua chữ viết, các hoạt động thờ cùng, nghi lễ, hoạt động ca hát v.v...

Một trong những hoạt động văn hóa dân gian hết sức ấn tượng, độc đáo mang bản sắc riêng của họ đó là hát đám cưới. Hát đám cưới, người Tày thường gọi là Thơ lẩu (Thơ đám cưới) hoặc hát Quan làng, xướng Quan làng...Đây là một loại dân ca nghi lễ của đám cưới, được bắt rễ và tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của dân tộc Tày. Thơ lẩu là lời hát đối đáp giữa hai bên: đại diên nhà trai (Quan làng) và đại diện nhà gái (Pả mẻ) trong lễ cưới của dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Cuộc hát được bắt đầu từ lúc đoàn đại diện nhà trai đến bản để đón dâu với khúc hát “pjết lền khên tàng” cho đến khi kết thúc nghi lễ đám cưới, tiễn chân Pả mẻ trở lại nhà bằng khúc hát “Slống Pả mẻ”. Các công đoạn của toàn cuộc hát ấy được nâng lên thành văn nghệ, thành lời ca, tạo nên một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, mang nhiều giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc Tày.

Thực tế cho thấy, Thơ lẩu của tộc người Tày ở Việt Bắc, trong đó có Bắc Kạn đã được một số nhà nghiên cứu dân gian sưu tầm và biên soạn thành những công trình khoa học. Tuy nhiên, cho tới nay chúng tôi thấy, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách chuyên biệt, hệ thống về nội


dung và nghệ thuật của loại dân ca này ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - vùng đất mà theo chúng tôi, được xem như nguồn cội của tộc người Tày Bắc Kạn, từ đây những giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật phát lộ và lan tỏa, tạo nên bản sắc riêng của cộng đồng người Tày tỉnh Bắc Kạn.

Nghiên cứu Thơ lẩu trong đời sống văn hóa dân gian của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn từ góc độ văn học dân gian là một việc làm có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn có ý nghĩa thiết thực hơn đối với một giáo viên dạy văn, được sinh thành từ chính miền đất văn hóa này, góp phần khẳng định, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Tày nơi đây nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung trên con đường tìm về với bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là sự trăn trở của nhiều người có tâm huyết với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là tinh thần của Nghị quyết TW 5 khóa VIII về phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Thơ lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những công trình nghiên cứu dân ca Tày - Nùng

Dân tộc Tày với những nét văn hóa độc đáo của mình đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với kho tàng văn hóa, văn học dân gian, tạo nên những gam màu tuyệt đẹp trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc Việt Nam. Một trong những đóng góp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống đó là các loại hình dân ca (như: hát ru, hát đồng dao, hát lượn, hát then, hát pựt, hát thơ lẩu,v.v..). Cũng như dân ca các dân tộc khác, dân ca Tày là tiếng nói tâm hồn, trí tuệ, thể hiện những tâm tư, tình cảm những khát vọng tốt đẹp của con người. Bởi thế cho nên đã từ lâu, nó đã trở thành hơi thở, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của tộc người Tày.

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí