Sự Quan Tâm Tới Rủi May Của Cuộc Đời Và Tư Tưởng, Nhân Tính Con Người Trong Hoàn Cảnh Sống Khắc Nghiệt


Tiều tuỵ không còn ra hồn người.)

Đây là một luồng ý thức mới lạ trong văn học thời trung đại. Bởi các nhà Nho trước có thất vọng về triều chính, có thấy con đường mình đi, việc mình làm là “danh tiếng hão”… nhưng là sau khi đã hết mình cống hiến, tận tâm tham gia triều chính. Trần Nguyên Đán sau khi về trí sĩ mới than thở:

Tam vạn quyển thư vô dụng xứ, Bạch đầu không phụ ái dân tâm.

(Nhâm Dần lục nguyệt tác) (Ba vạn sách hoá thành giấy vụn,

Bạc đầu luống những phụ dân đen.)


Nguyễn Công Trứ trải qua đường công danh hoạn hải ba đào mới thề:


Kiếp sau xin chớ làm người,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!

(Vịnh cây thông)

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 8


Còn Cao Bá Quát ngay khi còn là bạch diện thư sinh đã hoài nghi, ngao ngán. Tâm trạng ấy theo ông, dằn vặt ông suốt trong từng hành trình cuộc đời. Ông thấy mình không còn sức lực để theo đuổi con đường hoạn lộ:

Thích xúc ngâm thành đản tự bi, Thôi tê khởi liệu nhập niên kì?

Bất kham trọng vọng Kinh thương đạo, Kí đắc tương tòng trấn phủ ti.

(Dạ thoại thị Phan Hành Phủ)

(Vắt óc làm xong thơ chỉ thấy buồn cho mình,

Sự trông chờ qua mười năm đèn sách có ngờ đâu lại dun dủi như thế này. Không đủ sức theo con đường trọng vọng ở kinh đô,

Ghi được là sẽ theo các chức ở dinh trấn phủ, tuần phủ thôi.)


Và càng ngày, ông càng nhận thấy lối học hành, thi cử kiểu Nho giáo là thiếu thiết thực: Khách tâm kinh tế nguyệt/(…) Tương từ uổng tri thức (Lòng khách kinh sợ những năm tháng trôi qua/ (…) Gom góp tri thức chỉ uổng phí - Đoan ngọ), Ngô nghi dĩ quyết thập niên sơ/ Nhất tiền bất trị văn chương sự (Ý ngờ của ta đã quyết mười năm trước/ Chuyện văn chương không đáng giá một đồng tiền - Hạ dạ vấn bốc đồng Hành Phủ),


Thập niên ác bút phí quang âm (Mười năm cầm bút phí cả thì giờ - Phục giản Phương Đình), Nhất sinh cô phụ ngũ xa thư (Một đời đã phụ cả năm xe sách - Sơ đầu), Tảo tín văn chương bất trị tiền (Ta sớm tin rằng văn chương là điều chẳng đáng giá - Thuật hoài), Văn chương Tinh Vệ hận (Văn chương đã mang mối hận của chim Tinh vệ - Thuật hoài)…

Nhận thức ấy trở nên thấm thía, rõ rệt vào lúc Cao Bá Quát đi “dương trình hiệu lực”, được tận mắt thấy văn minh của một chân trời khác:

Hoạn du tỉnh thức ngư thiên lí,

Ngưng kiến chân thành báo nhất ban.

(Nhị thập nhị nhật đắc phong, hí trình đồng chu, kì nhị) (Có cuộc hoan du mới biết cá lớn nghìn dặm,

Kiến thức hẹp hòi khác nào thấy con báo chỉ thấy có một vằn.)


Theo giai thoại, Cao Bá Quát vốn tự nhận “thiên hạ có ba bồ sách, mình đã chiếm một”. Kiêu đến vậy mà nay tự nhận thấy kiến thức của mình chỉ hẹp hòi như “thấy con báo chỉ thấy có một vằn”, Cao Bá Quát như rơi từ lồng lộng trời xanh xuống gồ ghề mặt đất. Câu thơ đượm một nỗi buồn chua chát, xót xa!

Tư tưởng, tâm trạng này của Cao Bá Quát khác với các nhà nho thời trước và các nhà nho hoàng tộc đương thời. Các nhà nho trước đã li tâm khá nhiều với các vị vua, với triều đình. Cao Bá Quát tiến thêm một bước. Với việc sớm thức tỉnh, nhận ra nhược điểm của con đường khoa cử học hành theo Nho giáo truyền thống, ở Cao Bá Quát đã bắt đầu xuất hiện sự li tâm với tư tưởng, con đường của Nho giáo. Còn các nhà nho hoàng tộc đương thời “Được hưởng những quyền lợi lớn lao, được sống cuộc đời vương giả, tất nhiên giai cấp quý tộc phải cố bảo vệ những đặc quyền của mình bằng sự trung quân, bằng cách ca tụng triều đại của mình và đề cao chế độ đương quyền” [61,87]. Thơ của Tương An quận vương là một ví dụ. “Tâm trạng của Tương An quận vương quả thật đã tiêu biểu cho tâm trạng của giai cấp quý tộc thống trị. Đó là lòng tôn sùng và trung thành tuyệt đối với vua, niềm kiêu hãnh về tổ tiên, dòng họ và triều đại nhà Nguyễn” [61,103].

3.2.1.2. Sự quan tâm tới rủi may của cuộc đời và tư tưởng, nhân tính con người trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt

Trong trào lưu văn chương viết về “những điều trông thấy”, phản ánh hiện thực nóng bỏng của xã hội, Cao Bá Quát góp thêm một tiếng nói. Thơ ông có nhiều bức tranh hiện thực xã hội nhức nhối. Đó là nỗi đau về nhân tình: Tục sự ái huyên tảo/ Vật tình hiếu


khoa trá/ Trung trực thành uý đồ/ Nhân nghĩa vi truyền xá (Việc thông thường (chỉ) yêu thích ầm ĩ sớm/ (Đối với) vật, tình (thì) muốn khoe khoang dối trá/ Ngay thẳng trở thành con đường nguy sợ/ Nhân nghĩa làm truyền xá - Bình sinh ngũ thập vận), là cảnh dân đói, quan phát chẩn, nơi khác cũng bồng bế nhau đến trông chờ (Quan chẩn), cảnh bắt lính hệt như trong Thạch Hào lại của Đỗ Phủ (Phúc Lâm lão)… Đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng là cảnh nhà vua xây hành cung để du ngoạn, nghỉ mát (Quá Quảng Trị tỉnh), cảnh nhà vua quyên tiền dân chúng để mua hàng quân dụng; khánh tiết, vua ban áo mặc cho các quan trong khi dân tình xơ xác (Tạp đề, kì nhị)…

Tuy nhiên, so với các bậc tiền bối Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du… và các tác giả đương thời Nguyễn Miên Thẩm, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Siêu…, việc khắc hoạ thảm cảnh của dân chúng và hiện thực tối đen của xã hội trong thơ Cao Bá Quát chưa đậm nét và sinh động bằng. Song, ông lại bước đầu đóng góp một hướng nhìn nhận mới: chú ý đến sự rủi may của cuộc đời và tư tưởng, nhân tính con người trong cảnh lầm than, cay cực.

Cao Bá Quát nhận thấy, con người bị đẩy vào nhọc nhằn khổ đau còn vì rủi ro dễ dàng ập đến từ tứ phía. Do thiên tai, lũ lụt:

Hàn lạo nãi liên phát, Tai lê huống vị tô.

(Độc dạ)

(Nhưng nạn rét, nạn lụt cứ phát sinh liên tiếp, Huống chi dân đen bị tai nạn chưa được khôi phục.)

Do “vận mệnh?” mà con người không thể lường:


Ngã hành vị sổ nguyệt, Sự biến lũ bất trắc.

Lai nhật thả do đa,

Thuỳ năng liễu thông tắc.

(Đắc gia thư, thị nhật tác)

(Ta mới đi chưa được vài tháng,

Mà đã bao nhiêu biến cố không ngờ. Nữa rồi ra ngày còn dài,

Ai lại có thể không có sự may rủi?


Thậm chí, do chính từ hoàn cảnh cuộc sống. Đọc Đạo phùng ngạ phu (Giữa đường gặp người đói), độc giả không biết nên khóc hay nên cười. Người bốc thuốc ngược xuôi từ chốn này tới chốn khác: từ nông thôn anh ta lên kinh kì - nơi đông người, hi vọng dễ dàng kiếm sống hơn - nào ngờ người kinh kì đều khoẻ mạnh. Kinh kì không có kẻ ốm đau cũng là sự rủi ro của người bốc thuốc! Anh ta rơi vào bế tắc không còn biết đi đâu, về đâu:

Gia bần nghiệp y bốc, Ngã lai tẩu Trường An. Trường An vô bệnh nhân, Quần y như khâu san.

Linh đinh vọng qui lộ, Cực mục vân man man.

(Nhà nghèo làm thuốc và coi bói, Tôi đi tới Trường An.

Trường An không ai ốm,

Các thầy lang đầy rẫy như núi gò. Bơ vơ nhìn con đường về,

Hết tầm mắt chỉ thấy mây che mù mịt.)


Có khi, rủi ro lại đến từ chính sự hậu đậu của bàn tay người khó:


Triêu lai lí tửu tịch, Ngộ phá lưu li tôn.

(Phụ tương tử)

(Chẳng may, sáng nay dọn tiệc rượu,

Lại lỡ tay đánh vỡ mất cái bình bằng ngọc lưu li (của ông chủ).)


Những sự bất trắc ấy làm cho con người thật đáng thương. Cao Chu Thần khiến người đọc thấy cuộc sống thực nghiệt ngã. Con người bị bất hạnh muôn hình ngàn trạng đe doạ, không thể lường. Vậy nên, “trông người mà nghĩ đến ta”, Cao Bá Quát than:

Du du nghịch lữ trung, Bách niên thuỳ tự khoan.

(Đạo phùng ngạ phu)

(Đời người dằng dặc như ở quán trọ,


Ai dám khoe mình thư thái trọn đời.)


Quan tâm đến rủi may, Cao Bá Quát đã thể hiện cảm giác bất an trước cuộc đời. Thơ ông không chỉ tái hiện nỗi khổ đau trăm chiều của cuộc sống mà còn có chiều sâu trong sự phản ánh, biểu đạt.

Không chỉ chú ý khắc hoạ nỗi khổ của con người một phần do sự rủi may, Cao Chu Thần còn quan tâm đến bản chất của con người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Cao Chu Thần nhận thấy, có những con người, hoàn cảnh khốn cùng trở thành lửa thử vàng phẩm chất nhân ái, giàu đức hi sinh của họ. Đó là “Cô gái đi trên cầu lúc chiều tối”:

Tư lương hàn khổ vị đương ki, Khang hột như châu khước điển y. Phong lộ quá kiều hồn bất ác,

Ỷ môn ưng hữu vọng nùng quy.

(Mộ kiều quy nữ)

(Lo lắng rét khổ chưa bằng đói,

Tấm cám đắt như châu, đành cầm cố chiếc áo (để mua). Trong sương gió qua cầu, không hề hay trời rét,

(Vì) có người đang tựa cửa ngóng nàng về.)


Đàn bà trong xã hội xưa thường “khuê môn bất xuất”, họ chỉ lo nội trợ. Ấy vậy mà đói khổ đã buộc cô phải ngược xuôi lo cái ăn cho gia đình. Dường như đây không phải là một cô gái Cao Bá Quát vô tình gặp. Hẳn là một người quen, một người thân của Mẫn Hiên? Nên nhà thơ mới thấu cả cảnh ngộ lẫn tâm trạng của người con gái giàu đức hi sinh này? Quên mình, đem áo đi cầm cố, quên cả trời đang rét, chỉ còn nỗi lo về cho nhanh vì có người nhà đang ngóng trông! Cô hiện lên như “hạt bụi vàng” của cuộc sống.

Đó là một người ăn xin có “nhân cách”:


Cái tử lập trì trù,

Cơ hàn bất cảm hô. Y khiên song lạp phá,

Mệnh đãi nhất tiền tô.

(Cái tử)

(Người ăn xin đứng ngập ngừng, Đói rét chẳng dám lên tiếng.


Lê áo chắp bằng hai mê nón rách,

Tính mạng đợi một đồng tiền để được sống.)


Người ăn xin đã rơi vào tình cảnh “đến cái khố cũng không có mà mặc”. Áo anh ta là “hai cái mê nón rách chắp lại”. Sắp chết đói đến nơi, buộc phải đi xin ăn, thế mà anh ta vẫn “đứng ra vẻ ngập ngừng”, “không dám lên tiếng”. Hành động ngượng ngập bên ngoài ấy đã thể hiện phẩm giá con người, ý thức tự trọng nhân phẩm của anh ta.

Nhưng cũng có những nhân vật, cái đói đã khiến họ hoàn toàn trở về với con người sinh học. Cao Bá Quát đã kể về việc gặp một người đói rách dọc đường. Người đó vốn là một nhà nho, nhưng nghèo nên phải bốc thuốc và coi bói. Thế là một lúc, anh ta có đến hai nghề. Ấy vậy mà vẫn không đủ sống. Anh ta lên kinh kì hi vọng kiếm được ăn - nào ngờ không cạnh tranh nổi. Nực cười thay! Vì anh ta làm nghề thầy bói mà lại không “bói” nổi đường đi nước bước cho chính mình. Song tình cảnh thê thảm của anh ta đã át đi tiếng cười mai mỉa. Hôm trước, anh ta đã đành cầm cố cái tráp không, hôm sau - đành nhịn, gặp người - chỉ mừng hụt, được nhân vật “tôi” cho ít đồ ăn thì nuốt vội vàng hấp tấp! Đúng là “chân khả liên!". Nhà nho vốn trọng danh tiết, quan niệm “quân tử cố cùng”. Nhưng cái đói đã khiến vị nhà nho - thầy thuốc mà Cao Bá Quát gặp đã không còn cảm giác xấu hổ, không còn đủ nghị lực để nghĩ đến chuyện giữ gìn chút thể diện. Qua câu chuyện về nhà nho tội nghiệp, Cao Bá Quát cho thấy đúng là “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám”! Tư tưởng cao đạo của Nho giáo chẳng phải lúc nào cũng có thể được áp dụng. Hiện thực khắc nghiệt đã buộc con người ta phải sống trở về với bản năng “thực sắc tính dã” (ăn uống, sắc dục là bản tính), với những nhu cầu sinh học rất thực - đói phải ăn, khát phải uống. Miếng cơm, manh áo, sự sinh tồn trở thành yếu tố cốt tuỷ của cuộc sống! Đưa hiện thực này vào văn chương, một lần nữa, Cao Bá Quát chứng tỏ cách nhìn thực tế sâu sắc và nhân văn.

Và điều đáng nói nữa là sự tác động đến tư tưởng của con người khi bị đẩy vào đường cùng. Cao Bá Quát đã cảnh báo thấm thía điều đó qua hành động và lời nói của ông già Phúc Lâm nọ:

Hu ta lão hĩ! Chỉ bại tường

(Phúc Lâm lão)

(Nhưng than ôi. Tôi già rồi”. (Lão vừa nói vừa) chỉ tay vào bức tường đổ).


Hành động và lời nói đầy ám chỉ. Nó vừa thể hiện ý muốn phản kháng, vừa bộc lộ sự nuối tiếc chua xót về tuổi già “lực bất tòng tâm”! Sự thay đổi nhân tính, tư tưởng của nhân vật nhà nho đói khổ và ông già Phúc Lâm trong thơ chữ Cao Bá Quát đã bắt đầu chạm tới vấn đề trong các sáng tác hiện đại: kiểu nhân vật tha hoá.

Ở một bài thơ khác Cao Bá Quát có nhãn quan rất mới về sự thay đổi tâm lí, tình cảm của con người. Từ góc nhìn của người vợ, Cao Bá Quát đã diễn tả sự biến đổi của chinh phu:

Quân lai hà thảo thảo, Vô nãi luyến khuê vi?

(Chinh nhân phụ) (Chàng về sao qua quýt?

Hay là không còn lưu luyến chốn phòng khuê.)


Chinh nhân phụ viết về một người vợ có chồng đi chinh chiến nhớ chồng ở nhà dệt vải may chiến y, chồng phá được vòng vây, quay trở về nhưng phẫn uất vì lòng hăng say chưa đạt hiệu quả, nên lại đi. Hai câu kết: “Chàng về sao qua quýt/ Hay không còn quyến luyến chốn phòng khuê” biểu thị một nỗi niềm khác biệt của người chinh phụ trong thơ Cao Bá Quát so với các tác giả khác trong văn học Việt Nam thời trung đại. Các bài khác khai thác khía cạnh bi kịch chinh phu không về, chinh phụ buồn khổ trong chờ đợi vô vọng. Cao Bá Quát viết chinh phu có về nhưng không còn là người của ngày xưa nữa. Bất hạnh của chinh phụ chưa hẳn là mất người chồng đi chiến trận mà còn là mất người chồng ngay khi người chồng từ cuộc chiến đó trở về. Người chồng đã trở thành một con người khác, không còn lưu luyến chốn phòng khuê, không còn tình yêu mặn nồng với vợ. Sự biến đổi tâm lí, tình cảm của con người - điều không dễ nhận thấy ấy thật đáng sợ. Nỗi bất hạnh của chinh phụ đâu phải chỉ là chồng không về. Về rồi có hạnh phúc? Bài thơ của Cao Bá Quát thể hiện sự khác biệt lớn về quan niệm, tư tưởng. Ngay từ thời trung đại, Cao Bá Quát đã đặt ra vấn đề về thế giới tình cảm phức tạp của con người.

Có thể nói, trong sáng tác của mình, Cao Bá Quát đã bước đầu cho thấy mối quan hệ giữa hoàn cảnh với tính cách con người, con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Do đó, “nếu như trong các tác gia thời trung đại có một ai mà cách nhìn, cách quan sát thể hiện con người, cuộc sống đã có những nét gần gũi với hiện đại thì phải kể đến Cao Bá Quát. Điều đó cũng góp phần làm nên sức sống lâu bền của thơ ông.” [163,87].


3.2.2. Ảnh hưởng của nước ngoài trong cách nhìn về xã hội, về thế giới được phản ánh trong sáng tác

Trong và sau khi đi “dương trình hiệu lực”, Cao Bá Quát đã có một nhận thức mới về nhiều vấn đề của cá nhân và xã hội.

Đến phương trời lạ, lúc đầu ông vẫn mang theo quan niệm của người phương Đông khi gọi người thuộc các nước ở ngoài ảnh hưởng văn hoá Hán là Man - Di:

Man ca quát nhĩ kỉ hồi văn, Độc ỷ nguy lan tửu bán huân.

(Hạ Châu tạp kí, kì thập)

(Giọng) Man ca ầm tai đã nghe mấy hồi,

Một mình (ta) dựa vào lan can (uống) nửa chén rượu.)


Thậm chí, có lúc xấu hổ vì phải xa nơi văn minh (nơi ảnh hưởng của văn hoá Hán), để đến nơi man rợ (nơi ảnh hưởng ngoài văn hoá Hán):

Tiêu tiêu liên mạc nhất tham quân, Ngâm đáo“Tu ngu” bất nhẫn văn.

(Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự hữu cảm tẩu bút dữ chi) (Vất vưởng một chức tham quân trong màn sen (giữ việc văn thư), Ngâm đến câu “Tu ngu” buồn không nỡ nghe.)

Tuy nhiên, những quan niệm cũ của ông nhanh chóng bị đổi thay hoàn toàn. Cao Bá Quát thích thú, hứng khởi với những điều lần đầu tiên được nhìn thấy, được nghe thấy:

Biểu lạp Tây lai đệ kỉ châu? (…)Hải sự hỉ đa văn kiến ngoại.

(Tiểu ẩm hí bút)

(Đeo bầu xách nón sang phương Tây, không biết là cõi thứ mấy, (…) Việc ngoài khơi mừng có nhiều điều lạ tai lạ mắt.)

Từ đó, nhận thức về sự mới lạ, rộng lớn của thế giới đã được mở ra trong tâm trí Cao Bá Quát. Ông có 46 bài viết về đất trời, con người ở vùng thuộc địa của phương Tây mới lạ.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí