Thể Hiện Nhận Thức Mới Ở Sự Khác Lạ Về Con Người


3.2.2.1. Thể hiện nhận thức mới ở sự khác lạ về con người


Hình ảnh ấn tượng đầu tiên hiện ra trước mắt ông là sự khác lạ về ngoại hình của những con người đang sống ở đây:

Ba Tư cao kì thị

(Quan hải tam thập lục vận thư trình Ngộ Hiên) (Người Ba Tư có sống mũi cao)

Qua cảm nhận khách quan, Cao Bá Quát lập tức có sự chú ý về ngoại hình của con người. Hình ảnh quen thuộc của tầm vóc con người Việt Nam là: “Trạc người thì thấp nhỏ hơn người Tàu, mà lăn lẳn con người, chứ không to béo. Mặt thì xương xương, trông hơi bèn bẹt, trán thì cao và rộng, mắt thì đen và hơi xếch về đàng đuôi, hai gò má thì cao, mũi hơi tẹt, môi hơi dày, răng thì to mà lại nhuộm đen. Râu thì thưa mà ít, tóc thì nhiều và dài, đen và hơi cứng. Dáng điệu đi đứng thì nhẹ nhàng và xem ra bộ vững vàng chắc chắn” (Trần Trọng Kim). Trái với dáng vóc nhỏ bé, mũi tẹt của người Việt, Cao Bá Quát lập tức bị thu hút bởi sống mũi cao của người Ba Tư. Đó là sự khác biệt về nhân chủng học.

Không những vậy, người nước ngoài còn khác người Việt về phong tục, văn hoá.

Trang phục, cử chỉ của họ cũng rất lạ:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Tây dương thiếu phụ y như tuyết, Độc bẵng lang kiên toạ thanh nguyệt.

Khước vọng Nam thuyền đăng hoả minh, Bả duệ nam nam hướng lang thuyết.

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 9

Nhất uyển đề hồ thủ lãn trì, Dạ hàn vô ná hải phong xuy.

Phiên thân cánh thính lang phù khởi, Khởi thức Nam nhân hữu biệt li!

(Dương phụ hành)

(Người thiếu phụ Tây dương áo trắng như tuyết, Tựa vai chồng ngồi dưới bóng trăng trong.

Nhìn sang thuyền Nam có ánh đèn sáng, Níu áo chồng nói chuyện ríu rít.

Tay cầm chén sữa một cách uể oải, Đêm lạnh không chịu nổi gió bể.


Nghiêng mình, lại đòi chồng nâng dậy,

Đâu biết có người Nam đang ở cảnh biệt li!)


Trang phục của người đàn bà Tây dương đối lập hoàn toàn với phụ nữ phương Đông truyền thống. Theo quan niệm của phương Đông, màu trắng thường là màu đau buồn. Phụ nữ chỉ mặc đồ trắng khi có đại tang. Cô gái phương Tây diện đồ trắng ngay cả khi chồng đang còn sống, kề bên. Cao Bá Quát dùng lối so sánh “trắng như tuyết” để tuyệt đối hoá màu sắc trên trang phục của cô. Toàn bộ trang phục ấy là một màu trắng tinh, không hề có sự pha điểm màu khác. Thế mới lạ! Chưa hết, phương Đông thời đó, đàn bà phải cung kính, phục tùng, giữ lễ với chồng, ở nhà phải “cử án tề mi” (dâng cơm ngang lông mày) như nàng Mạnh Quang, ra ngoài phải ý tứ “thụ thụ bất thân”, đứng xa chồng. Thế mà trước mắt “người Nam” họ Cao, giữa bóng trăng trong, giữa gió bể (thiên nhiên), cạnh thuyền của người Nam (thiên hạ), thiếu phụ phương Tây kia trong quan hệ với chồng hoàn toàn phá „lễ”. Thứ bậc, tôn ti ở đây đã bị đảo lộn. Hơn cả sự bình đẳng, thiếu phụ Tây dương chẳng những “dựa vào vai chồng” mà còn tự nhiên “kéo áo”, “nói chuyện”, “đòi nâng dậy”. Không bình phẩm về họ, nhưng Cao Bá Quát đã hạ một câu kết: “Đâu biết người Nam đang ở cảnh biệt ly”. Chính câu kết này đã khiến bài thơ ngắn giàu “ý tại ngôn ngoại”. Vì “đâu biết” nên họ mới tự nhiên thể hiện. Đây là cảnh thực, không phải là cảnh diễn của sân khấu.

Cao Bá Quát còn nhận thấy sự kì thị màu da, đẳng cấp. Ông ghi lại cảnh bất công giữa người da đen và người da trắng:

Thiết li vô toả quy xa nhập, Cá cá ô nhân ngự bạch nhân.

(Hạ Châu tạp kí, kì tứ)

(Rào sắt không khoá, xe cộ trở về (cứ việc) đi vào,

Rặt những người da đen đánh xe cho người da trắng.)


Ở đây có sự tương phản đối lập: da đen - da trắng; da đen làm, kéo xe chở người da trắng - da trắng được đàng hoàng ngồi trên xe. Màu da ở đây ứng với công việc và thân phận. Cảnh tượng này - sự phân biệt màu da gắn liền với đẳng cấp - ở phương Nam chưa từng có!

Tiếp đó, cảm nhận của Cao Bá Quát về thế giới con người ngoại quốc còn là ở chỗ họ rất năng động và sôi động với nghề buôn bán:


Tây sa phát Hán lộ,

Khai nguyên đãng nan thu. (…)Hiệp thử vạn lí du.

(Quan hải tam thập lục vận thư trình Ngộ Hiên) (Bè Tây theo đường đi (của chúng tôi), Nguồn mở khó thu lại.

() Len lỏi vượt hàng ngàn dặm.)


Điều này, khác biệt với tố chất của người Việt Nam, ngại di chuyển, thích gắn bó với luỹ tre làng “Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Người ngoại quốc vừa chú ý sử dụng và khai thác các giá trị tài nguyên của nước mình vừa tích cực “Hán lộ”, xuôi xuống các vùng biển ở các nước xung quanh để tìm kho báu. Người phương Đông theo tư tưởng Nho giáo chỉ trọng ngư, tiều, canh, mục - những nghề trong sạch, còn buôn bán bị coi là thấp hèn, trọng lợi, thiếu nhân cách. Trong khi đó, ở phương trời khác, các thuyền buôn tấp nập, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội.

Từ sự khác biệt về con người, nghề nghiệp, văn hoá…, Cao Bá Quát nhận thấy nhiều điểm dị biệt khác giữa hai vùng Âu, Á.

3.2.2.2. Thể hiện nhận thức mới về sự giàu sang và sức mạnh kì lạ của văn minh phương Tây

Con người khác biệt cho nên cuộc sống của con người ở vùng thuộc địa của phương Tây cũng không giống đất nước nghèo khó của họ Cao. Cao Chu Thần được tận mắt chứng kiến những ngôi nhà sang trọng và lối sinh hoạt vương giả. Ông có thêm nhận thức nữa về sự giàu sang và sức mạnh kì lạ của văn minh phương Tây di căn, di thực vào thuộc địa:

Lâu các trùng trùng giáp thuỷ tân, Tùng âm lương xứ dị hoa xuân.

(Hạ Châu tạp kí, kì tứ)

(Lầu gác từng dãy kề sát bên bến nước, Dưới bóng tùng râm mát hoa lạ tốt tươi.)

Không gian thế giới văn hoá vật chất phương Tây mở ra trước mắt người đọc. Sông núi đất trời ở đâu cũng thế, nhưng chính khối óc và bàn tay con người, chính "nhân tạo" làm cho "thiên tạo" cũng trở nên khác lạ. Ở đó, không chỉ có hoa, sông, bóng cây


tùng đại diện cho cảnh thiên nhiên, mà còn được tô điểm làm đẹp hơn bởi “lầu gác trập trùng”, các khu biệt thự nối tiếp nhau nguy nga.

Đó thực là thế giới văn minh sầm uất, giàu có. Bầu không khí phố xá, người - người qua lại trên xe đông vui, náo nhiệt. Cuộc sống của họ thật ung dung, thoải mái:

Song song phù lạp hạ triêu tình,

Phiến phiến hồng kì chiếu thuỷ thanh. Dương nữ như hoa thướng xa khứ,

Kỉ hàng huề thủ sấn du minh.

(Hạ Châu tạp kí, kì ngũ)

(Hai thuyền cập bến vào buổi sáng tạnh ráo, Từng lá cờ đỏ chiếu xuống làn nước trong. Cô gái Tây đẹp như hoa lên xe đi,

Mấy hàng người dắt tay nhau vui chơi trong sáng mai.)


Có nhà cao cửa rộng, ăn mặc sang trọng, người ngoại quốc còn có cả các sản phẩm khoa học văn minh kì lạ. Đó là chiếc kính viễn vọng chính tác giả được thương gia Hoàng Liên Phương cho ngắm thử:

Quần sơn như khối, hải như bôi, Tống hướng tằng lâu biểu lí khai.

(…)Nhất uyển thanh trà, nhất chú yên, Ô bì gian ý vọng vân thiên.

Tòng quân triển khước Ba Tư kính, Khán đáo Bồng Lai thuỷ thiển biên.

(Đề Mĩ Tường điếm chủ Hoàng thị nạp lương lâu) Núi non từng khối, biển như chén nước,

Từ trong nhà lầu mở ra mọi hướng.

(…) Một chén trà xanh, một ngọn đèn,

Ở giữa (đám người) da đen (bản xứ) tôi ngắm mây trời. Cùng ông lên đường với kính (viễn vọng) Ba Tư,

(Tôi) nhìn thấy cảnh bờ nước cạn Bồng Lai.)


Đặc biệt nhất là Hồng mao hoả thuyền ca. Cao Bá Quát tập trung khắc hoạ sức mạnh chiếc tàu thuỷ Anh mà ông tận mắt chứng kiến. Lần đầu tiên biết về chiếc tàu thuỷ,


Cao Bá Quát đã quan sát hết mực tỉ mỉ và miêu tả nó bằng tất cả cảm hứng ngợi ca thán phục của mình:

Cao yên quán thanh không, Tả tác bách xích đôi.

Yêu kiều thuỳ thiên long,

Cương phong xuy bất khai. Đà sư kinh khởi thuỷ thủ lập,

Tứ biên tiếu ngữ phân huyên hôi. Ngã diệc lãm y hướng đông vọng,

Đạo thị dương phiên hoả thuyền thiên di lai. Nguy tường ngật lập ngũ lạng tĩnh,

Tu đồng trung trĩ, phún tác yên tồi ngôi.

Hạ hữu song luân triển chuyển đạp cấp lăng…

(Khói ùn lên tuốt trời xanh,

Đùn lên cao ngút ba trăm thước liền. Rồng trời sa xuống nghiêng nghiêng,

Mặc cuồng phong thổi con thuyền chẳng sao. Ta cũng xốc áo hướng đông ngắm,

Đây là chiếc tàu Tây đang tiến lại veo veo. Cột tàu chót vót, quay hướng gió lặng, Ống khói đứng giữa nhả mây lưng trời cao.

Dưới có hai guồng xoay chuyển đập ngọn sóng, Guồng quay, sóng vỗ ầm ầm như sấm gào.

Có lúc chạy ngang, giật lùi nhanh như ngựa…)


Sự xuất hiện của con tàu làm sững sờ tất cả mọi người: người lái thuyền (thuyền An Nam) sửng sốt đứng dậy, các thuỷ thủ cũng đều đứng. Còn bản thân tác giả thì bị “sốc” thực sự. Khác với những con tàu ở các nước Phương Đông đầu thế kỉ XIX lúc bấy giờ - sản phẩm của nền văn hoá nông nghiệp, chỉ là những con tàu rất nhỏ, người ta phải dùng sức để chèo, lái, mũi thuyền nặng có sức cản rất lớn. Con tàu của người Anh trong mắt Cao Bá Quát như “rồng trên trời sa xuống”, bất chấp thiên nhiên: “gió thổi mạnh cũng không tan”, “làm sóng tung toé như sấm ran”. Cao Bá Quát đã sử dụng các hình tượng thiên nhiên kì vĩ: rồng, gió mạnh, sấm ran để thể hiện sức mạnh “siêu nhiên” của


con tàu. Nó như một con tàu thần: “không buồm, không chèo cũng không người đẩy”, thế mà “có lúc đi ngang, chạy ngược, nhanh như ngựa phi”, “chỉ búng ngón tay đã vượt qua những đợt sóng kinh người”! Người điều khiển con tàu ấy mới thật phi thường:

Hoán nhi ủng tị đàm tiếu lai,

Tuyết khố nga cân nhiễu tường lập.

(Họ gọi trẻ đến vểnh mũi cười nói,

Quần trắng mũ cao đứng vây quanh cột buồm.)


Ngự trị một con tàu thần kì như vậy, thế mà họ không hề có biểu hiện vất vả, nhọc nhằn; trái lại ung dung, cười nói, quần trắng mũ cao sang trọng đàng hoàng. Đó là tư thế của những con người làm chủ khoa học - kĩ thuật hiện đại. Không một lời bình phẩm, nhưng cách miêu tả của Cao Bá Quát đã không giấu giếm nổi nỗi thán phục của ông.

3.2.2.3. Thể hiện nhận thức mới về khả năng xâm lược của phương Tây


Như trên đã nói, năm 1847, Pháp đã tấn công Việt Nam, khiến hầu như toàn tộ thuỷ quân của triều đình nhà Nguyễn bị hi sinh. Con người Việt Nam đã có sự chú ý rất lớn tới hiểm hoạ xâm lược của phương Tây. Điểm mới trong cách nhìn của Cao Bá Quát là ở chỗ ông cảm phục, thậm chí ngưỡng mộ nền văn minh phương Tây, đồng thời nhận thức rõ phương Tây xâm lược phương Đông không chỉ bằng vũ lực mà còn bằng chính sức hút tự nhiên của văn minh.

Sang vùng thuộc địa của phương Tây, quan sát văn hoá, văn minh phương Tây di thực, di căn vào các vùng thuộc địa, Cao Bá Quát đặc biệt chú ý đến các hình thức xâm lược của phương Tây đối với các nước phương Đông. “Ông phát hiện ra rằng những chiếc tàu hơi nước lớn của người phương Tây và những thương nhân nước ngoài khác đầy rẫy trên mặt biển đi săn lùng các kho báu” [141,834]. “Nguy hiểm hơn nữa, người ta còn nhận thấy rằng những người phương Tây này không chỉ bằng lòng với việc săn lùng gắt gao lợi nhuận, nhưng họ còn được thúc đẩy bởi động cơ thống trị thế giới. Và ông (Cao Bá Quát) còn viện dẫn ra cuộc bao vây châu Á từ thủa người Bồ Đào Nha chiếm Ma Cao vào năm 1553, tiếp đến là cuộc chiếm đóng Penghu bởi người Hà Lan vào năm 1606, cuộc chiếm đóng Bengale của người Anh vào thế kỉ XVII và sự nhòm ngó của họ vào Birmanie (Arakan và Tinasserim bị thất thủ vào năm 1826) và cả Thái Lan nữa” [141,836]:

Ma Cao thuỷ nạp vũ,


Bành Hồ diệc bao tu. Toại sử xà thỉ kiêu,

Quật trạch la Thương Châu.

(Quan hải tam thập lục vận thư trình Ngộ Hiên)

(Mà đất Ma Cao bắt đầu chịu sự ức hiếp khinh nhờn, Đất Bành Hồ cũng chịu chung nỗi hổ thẹn.

Bèn khiến cho bọn lợn, bọn rắn sinh kiêu ngạo, Chúng đào hang xây nhà la liệt ở đất Thương Châu.)

Đối với Cao Bá Quát, dường như thế giới này là dành riêng để phục vụ cho người phương Tây. Thêm nữa, không phải chỉ vì phương Tây đích thân xâm lược, có khả năng xâm lấn mà còn là vì phương Tây có một sức cuốn hút ghê gớm khiến cả đất trời lẫn con người phương Đông cũng tự bị ngả theo. Trên trời, mặt trăng hướng về phía Tây:

Thỉnh quân thí vấn châu tiền nguyệt, Hà sự niên niên cánh hướng Tây?

(Đề Mĩ Tường điếm chủ Hoàng thị nạp lương lâu)

(Xin phép hỏi ông: mặt trăng ở phía trước,

Cớ sao hết năm này sang năm khác lại cứ hướng về phía Tây?) Dưới đất, biển xuôi về Tây:

Hải thế hạ Tây cực,

Nộ quyển Côn Lôn khâu.

(Quan hải tam thập lục vận thư trình Ngộ Hiên)

(Thế biển bị hạ thấp về cực phương Tây, Sự tức giận cuộn về gò Côn Lôn.)

Và người người đắm đuối thèm khát sự giàu có của họ:


Dị địa luận thanh nhãn, Y nhân vọng bạch lâu.

(Tặng Tô Thiên Tì)

(Trên đất lạ mà bàn về thanh nhãn (hoà hợp),

Người người nhìn theo lầu trắng - nhà của người Hà Lan.)


Rõ ràng, phương Tây đang xâm lược, đe doạ toàn bộ châu Á bằng nhiều hình thức. Đó không chỉ là xâm lược bằng súng đạn mà còn là xâm lược bằng văn hoá, văn


minh. Từ chỗ kính phục, Cao Bá Quát đã đi tới hoảng sợ, đến mức hoang mang, thậm chí có thể nói là hoảng loạn. Tác giả tìm câu hỏi ở sao trời:

Ngã hành tố Ngân chử, Tầm vấn đông Khiên Ngưu. Tinh tú bất khả độ,

Hoàng Cô diểu an cầu?

(Quan hải tam thập lục vận thư trình Ngộ Hiên) (Ta đi ngược lên bến Ngân Hà,

Tìm hỏi chàng chăn trâu bên bờ đông. Không thể vượt sang tinh cầu khác, Hoàng Cô mịt mùng sao tìm được?)

Rồi tìm đến sự hỗ trợ của thần thánh. Song cả thần thánh dường như cũng sợ hãi phương Tây: Tây Vương Mẫu đã bỏ trốn, chim xanh bặt tiếng, Zi Mâu - người sáng tạo ra cung tên cũng bất lực trong việc bảo vệ nước Trung Hoa, những con chim Tinh Vệ không còn lấp được biển khơi và các quần đảo thì trôi dạt. Cuối cùng, tác giả bỗng giật mình thấy có lẽ ông phải chạy trốn khỏi thế giới này để tìm đến đảo Bồng Lai thần bí ở xa mãi tận biển Đông:

Tá vấn Bồng Lai thuỷ, Cánh tác thanh thiển phần. Hành đương hiệp bôi độ, Cao phàn truy minh sưu.

(Tạm hỏi nước Bồng Lai,

Làm cho cạn hương trong sạch.

Chiếc chén nhỏ có thể vượt qua chăng,

Trèo lên cao truy tìm những điều còn tăm tối.)


“Nếu như những phái viên trước đó như Lí Văn Phức và Phan Huy Chú đã biết rõ sự cạnh tranh lẫn nhau giữa những nước Âu Châu hùng mạnh và họ cũng đã nhận thức rõ trình độ cao hơn hẳn của kĩ thuật phương Tây đối với các nước Trung Hoa, song họ lại không thể hiện sự nao núng thực sự trong thâm tâm họ. Trái lại, Cao Bá Quát đã phải thay đổi cách nhìn đối với thế giới.” [141,844].

Là người yêu nước, Cao Bá Quát hi vọng vào thế hiểm của biển Đông:

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí