Thế Giới Tình Cảm Của Cao Bá Quát Trong Các Mối Quan Hệ Của Cuộc Sống Đời Thường


Quân bất kiến:

Vỹ Lư chi thuỷ hối Ốc Tiêu,

Kiếp hoả trực thượng thanh vân tiêu. Khai châm đông khứ thận tự giới,

Bất tỉ Tây minh triêu mộ triều. (Hồng mao hoả thuyền ca)

(Ngươi chẳng biết:

Nước Vỹ Lư rót về núi Ốc,

Ngọn lửa bừng bừng vượt thẳng mây. Xoay hướng sang đây hãy cẩn thận! Khác hẳn trào dâng bên bể Tây.)

mong ước có một ngọn “gió đông”, đuổi sạch chiến hạm Tây phương ra khỏi bờ cõi:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nhất dạ trường phong hám hải đài, Thuận An môn ngoại lãng như lôi. Thiên thu thượng tác Chu Lang khí, Yếu đả Hồng Mao cự hạm hồi!

(Thập ngũ nhật đại phong) (Đêm qua sóng biển thét gầm vang, Hải trấn rung mình - cửa Thuận An! Ngàn thu nộ khí Chu Lang vẫn, Đuổi bạt tàu Tây chạy ngút ngàn!)

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 10

Tuy nhiên, dù tìm đối tượng để hỏi, dù chạy trốn thực tại, rồi lại hi vọng hoang đường, Cao Bá Quát vẫn không thoát khỏi sự ám ảnh ghê gớm đối việc xâm lược của phương Tây. Vậy nên, trong một lần chứng kiến cảnh người Hoa ngồi xem tuồng một cách vô tư ở Singapore mà không nghĩ gì tới đất nước mình đang trong cảnh hiểm hoạ - nhà Thanh đã thua trận trong cuộc chiến tranh Nha phiến, ông bất bình, đau xót:

Liệt cự thôi minh tối thượng đàn, Nhất thanh hám khởi dạ phong hàn. Kích tu tráng sĩ phương hoành giáp, Nộ mục tướng quân dĩ cứ an.

Xuất thế khởi vô chân diện mục,

Phùng trường lãng tiếu cổ y quan.


(Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường)

(Sân khấu đèn chăng rực rỡ soi, Gió đêm hoà tiếng thét ghê người. Quân vừa đeo giáo sùa râu đứng, Tướng đã lên yên trợn mắt ngồi. Tai mặt đời đâu toàn bộ giả,

Áo xiêm xưa cũng thực trò chơi.)


Ánh đèn mắc giăng rực rỡ, quân tướng mạnh mẽ, tiếng thét ghê người hoà với làn gió đêm xung quanh… tiếc thay lại chỉ là sân khấu! Cao Bá Quát tiếc cho người xem đắm mình vào quá khứ, phi thực tế mà mù loà trước hiện thực đang nhức nhối. Ông cảnh tỉnh:

Hổ Môn cận sự quân tri phủ? Thán tức hà nhân ủng tị khan.

(Việc ở Hổ Môn gần đây, anh có biết không?

Đáng phàn nàn cho ai đó cứ nghếch mũi ngồi xem.)


Việc ở Hổ Môn mà Cao Bá Quát nhắc tới ở đây, chính là tình hình chính trị ở Trung Quốc lúc bấy giờ, khi điều ước Nam Kinh được kí kết (1840). Đây là một điều ước bất bình đẳng đầu tiên, mở đường cho bọn tư bản thực dân vào xâm lược Trung Quốc. Trong khi đó tình hình xã hội, nạn hút thuốc phiện, gian lậu ngày càng gia tăng. Là những người con quê hương, mang trong mình dòng máu Trung Hoa vậy hỏi anh sự kiện ấy liệu anh có biết không? Không dừng lại ở cá nhân người xem tuồng, Cao Bá Quát mở rộng đối tượng chê trách“ngán nỗi kìa ai mũi nghếch coi”. “Ai” (hà nhân) không phải là từ nghi vấn dùng hỏi riêng một người, cũng không ám chỉ vào một ai đó, và cũng có thể sẽ còn biết bao nhiêu người khác đang quên đi vận mệnh, lòng tự tôn với quê hương đất nước mình giống như anh xem tuồng này.

Vượt lên trên những kẻ ấy, Cao Bá Quát ví mình như Trương Khiên hay Ngũ Tử

Tư:


Phiếm sà mạn tự đàm Trương sứ, Quyết nhãn bằng thuỳ điếu Ngũ Viên.

(Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự, triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi)


(Cũng chuyện cưỡi bè, cứ nói tràn đến Trương sứ, Ngẫm lời dặn “khoét mắt” nhờ ai viếng hộ Ngũ Viên.)

Trương sứ (Trương Khiên) một người Hán, ông nổi tiếng với việc cưỡi bè đi sứ nước Nguyệt Thị, trên đường đi ông đã hai lần bị nước Hung Nô bắt giữ, mãi cho tới 15 năm sau ông mới trốn về được. Nhân vật Ngũ Viên hay được gọi theo tên tự là Ngũ Tử Tư - một vị tướng giỏi có công giúp vua Ngô là Phù Sai đánh bại và bắt giam vua Việt là Câu Tiễn. Vua Việt đem dâng nàng Tây Thi, vua Ngô Phù Sai tha cho Việt Vương Câu Tiễn. Nhưng Ngũ Viên phản đối, vì ông dự đoán trước được sự quay trở lại xâm lược nước Ngô của Việt Vương Câu Tiễn. Vua Ngô nghe gièm pha, sau đó bắt và giết Ngũ Viên. Trước khi bị giết, Ngũ Viên có dặn lại rằng: “Sau khi ta chết đi, thì khoét mắt ta đem treo ở cửa thành để ta nhìn thấy quân Việt kéo vào nước Ngô”. Hai câu thơ kết thúc bài thơ, Cao Bá Quát đã nghĩ mình giống như thân phận của Trương Khiên và Ngũ Viên vậy:

Ngã thị Trung Nguyên cựu nhân vật, Tây phong hồi thủ lệ phân phân.

(Dữ Hoàng Liên Phương ngữ cập hải ngoại sự, triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi)

(Ta cũng là nhân vật cũ ở Trung Nguyên,

Trước ngọn gió Tây, ngoảnh đầu lại, lệ tuôn lã chã).


Qua hai nhân vật ấy, rõ ràng, Cao Bá Quát ngầm ý: ông đi “dương trình hiệu lực”, nhận thấy rõ ràng thế mạnh không thể cản trở của phương Tây đối với việc xâm lược phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. Chắc chắn, ông sẽ nhận bi kịch của con người có tầm nhìn trước thời đại!

3.3. Điểm mới về chữ “tình”


Trong trào lưu của một giai đoạn văn học “chủ tình”, Cao Bá Quát thị tài và cũng rất đỗi đa tình. Ở thể phú, Cao Bá Quát đặc biệt “trọng tình”, “đa tình” với mối quan hệ “tài tử - giai nhân” như các nhà nho tài tử khác:

Giai nhân nan tái đắc,

Trót yêu hoa nên dan díu với tình.

(Giai nhân I) Tài tử với giai nhân là nợ sẵn,


Giải cấu nan chữ ấy nghĩa là sao. Trải xưa nay từng đã xiết bao,

Kìa tan hợp nọ khứ lưu đâu dám chắc, Giai nhân khứ khứ hành hành sắc.

Tài tử triêu triêu mộ mộ tình, (…)

Hội tương phùng còn lắm lúc về sau, Yêu nhau xin nhớ lời nhau.

(Giai nhân II)


Song đến thơ chữ Hán, cái “Tình” của nhà nho tài tử Cao Bá Quát có sự chuyển hướng rõ rệt. Ông có sự bổ sung so với các bậc tiền bối và hướng về sự đề cao tình cảm tự nhiên, chân thành với các mối quan hệ trong cuộc sống đời thường.

3.3.1. Quan niệm về chữ “tình”


Nguyễn Công Trứ chủ yếu dành tình cảm cho các giai nhân, cô đào, nàng hầu; Nguyễn Du nhìn thấy con người là thấy khổ đau (Văn chiêu hồn) và đặc biệt thương cảm những kiếp hồng nhan bạc mệnh - những con người tinh hoa của xã hội… Cao Bá Quát mở rộng hơn trái tim yêu thương của mình.

Ông đề cao, trân trọng danh vị con người trong cái nhìn bình đẳng:


Bất tài diệc nhân dã, Nhi nữ mạc khiêu du.

(Cái tử) (Hèn ngu thì cũng là người,

Trẻ em chớ có trêu cười rẻ khinh.)


Với Cao Bá Quát, không phải chỉ đại diện cho tinh hoa, cái đẹp của con người mới là đáng quý, đáng yêu. Dù là ăn mày, hèn ngu cũng đáng trọng - vì họ cũng là người. Đây là một quan điểm hết sức nhân văn của Cao Bá Quát.

Trân trọng, đề cao con người, Cao Bá Quát đặc biệt coi trọng tình cảm gắn bó tự nhiên giữa con người với quê hương, bạn bè, gia đình, đặc biệt là với vợ con. Ông khẳng định: Nhân sinh phi thảo mộc/ Ai lạc hệ tri thức/ Thuỳ vô thân gia luỵ/ Phủ ngưỡng lệ triêm ức (Người ta sinh ra không phải là cỏ cây/ Có buồn có vui vì có hiểu biết/ Ai không có cái luỵ gia đình/ Nhìn xuống trông lên nước mắt tràn thấm ngực - Đắc gia thư thị nhật


tác). Như thế, đối với Cao Bá Quát, tình cảm của con người như bản năng tự nhiên, không ai có thể thiếu. Đây là yếu tố cơ bản để tạo ra sự khác biệt giữa con người với cỏ cây vô tri vô giác. Chẳng phải chỉ những anh tài, đấng bậc mới có mà là ở mọi con người.

Cũng theo quan niệm của Cao Bá Quát, gắn với chữ “tình” phải là chữ “chân”: Sinh nhân vô dĩ tục tình lưu (Sống với nhau không nên giữ cái tình theo thói tục - Lưu vận hoạ Hoán Phủ), Nhân sinh cảm ý khí (Ở đời người ta cảm nhau vì ý khí - Chu hành há Thanh Khê, nhân cố nhân kí biệt tòng du chư đệ tử), Khổ liên thanh nhãn sinh tương hứa (Khổ vì nỗi sống ở đời đã lấy mắt xanh mà đối đãi nhau - Dư hốt ư mộng trung vãng thám Tuần Phủ, ám tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu niệm giả dã, nhân kí Tuần Phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm Tử, kì nhất), Tuyển hữu mạc thủ khí (Kén bạn không nên chuộng khí - Vị mính tiểu kệ đồng Phan Sinh dạ toạ), Bàn trung mục túc đạm do chân (Mâm cơm đạm bạc có rau mồng tơi, mới là chân tình - Thương Sơn công kiến thị đáp tặng tảo phạn trường cú, bái huệ chi nhục, ca dĩ hoạ chi)… Với quan niệm này, Cao Bá Quát hướng tới điều cốt yếu nhất trong quan hệ là tình cảm chân thành!

Từ những quan niệm ấy, tiếng nói về đời sống tình cảm của Cao Bá Quát khác với các bậc tiền bối.

Nguyễn Trãi chủ yếu nói về tình ưu ái cháy bỏng với nhà vua. Khi nói tới cha, ông cũng thường gắn song hành với tình vua tôi: Quân thân nhất niệm cửu anh hoài (Một niềm với vua và cha vương vấn trong lòng - Đề Đông Sơn tự), Quân thân tại niệm thốn tâm đan (Quân thân vẫn để dạ một tấc lòng son - Hải khẩu dạ bạc hữu cảm)… Nguyễn Du bên cạnh nỗi lòng nhìn thấy con người là thấy khổ đau (Văn chiêu hồn), thương cảm đặc biệt những kiếp hồng nhan bạc mệnh (Đoạn trường tân thanh, Độc Tiểu Thanh ký…), còn có niềm “thương thân”. Ông cũng nói đến tình cha con, nhưng nghiêng nhiều về trách nhiệm của một bậc làm cha, day dứt vì không nuôi nổi vợ con: Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc/ Nhất thân ngoạ bệnh đế thành đông (Mười miệng ăn kêu đói ở phía bắc dãy Hoành Sơn/ Một mình ta đau yếu nằm rụi ở phía đông đế thành - Ngẫu đề). Nguyễn Công Trứ quan niệm, người ta sống ở đời, không phải ai cũng gặp được giai nhân. Uy Viễn tướng công xem mình là người hạnh phúc trên đời vì hiếm có người được hưởng thanh sắc như ông:

Minh quân lương tướng tao phùng dị Tài tử giai nhân tế ngộ nan

(Duyên gặp gỡ)


(Vua sáng, tướng giỏi bỗng gặp nhau dễ Tài tử giai nhân có cơ hội gặp nhau khó)

Đem hai phạm trù khác nhau đặt cạnh nhau: thú vui với chuyện cương thường, thậm chí, chuyện trọng đại quốc gia còn dễ hơn là thú vui trong đời, Nguyễn Công Trứ đặc biệt coi trọng giai nhân, thanh sắc.

So với các tác gia trên, Ngô Thì Sĩ có biểu hiện mới. Ông “chú tâm nhiều đến những trăn trở về các vấn đề mang tính chất nhân bản nhất: tình yêu, hạnh phúc gia đình, tình bè bạn, thân phận con người”, “chỉ tính riêng trong Anh ngôn thi tập số lượng thơ dành cho anh em, cha con, ông cháu, chồng vợ, bạn bè và những kỉ niệm cá nhân đã khoảng 100 bài, chiếm một tỉ lệ không nhỏ” [161,172], “Ngô Thì Sĩ bày tỏ tình cảm của mình qua những chi tiết cụ thể rất thực” [161,265].

Nửa đầu thế kỉ XIX, các tác giả Nguyễn Văn Siêu, Phan Thúc Trực, Cao Bá Quát… đi tiếp chiều hướng nội dung thơ ca của Ngô Thì Sĩ. Bóng hình vua, người đẹp trong thơ chữ Hán thời này mờ nhoè đi. Biên giới của chữ “tình” tài tử đã được các tác giả mở rộng và hướng về đời sống thường nhật, về các mối quan hệ gắn bó thân thiết trong cuộc đời: gia đình, bạn bè, hàng xóm… Giống như các tác giả đương thời, Cao Bá Quát đã để tâm hồn của mình rất tự nhiên gắn bó mật thiết với cuộc đời, khiến thơ ca của ông có chữ “tình” nguyên sơ, nhân bản. Thêm nữa, Cao Bá Quát diễn tả thế giới tình cảm cá nhân ấy rất thắm thiết, xúc động. Ông thể hiện được tình cảm hai chiều giữa ông với người thân và giữa người thân với ông ở chốn dương gian, trong cuộc sống đời thường. Do đó, thơ chữ Hán Cao Bá Quát vừa có điểm chung so với các tác giả đương thời, vừa có độ sâu đậm, hấp dẫn riêng.

3.3.2. Thế giới tình cảm của Cao Bá Quát trong các mối quan hệ của cuộc sống đời thường

3.3.2.1. Tình cảm gia đình


Theo thống kê của chúng tôi, Cao Bá Quát có 49 bài trực tiếp bộc lộ tình cảm với những người thân yêu ruột thịt trong gia đình - cha mẹ, vợ con, anh chị em (đó là không kể những bài ông nói chung về nỗi niềm với quê hương). So với các tác giả cùng thời thì đây là con số đáng kể, nhưng so với tổng số 1212 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã được công bố, con số này chưa phải là nhiều (4,04%). Điều đáng nói ở đây chính là bằng


sự chân tình và xúc động lớn, những bài thơ này đã gây ấn tượng đặc biệt trong số lượng đồ sộ thơ chữ Hán của Cao Bá Quát.

Người thân trong gia đình Cao Bá Quát được nhắc đến gần như đủ đầy: ông tổ Hồng Quế (Bình sinh ngũ thập vận), song thân (Quy cố trạch), anh trai Văn Ngu - hiệu của Cao Bá Đạt (Bình sinh ngũ thập vận), người chị gái đã mất trong thời gian anh em ông ở xa (Khốc vong tỷ), vợ (Tiếp nội thư tính kí hàn y, bút điều sổ sự), người con gái sang thế giới bên kia trong cảnh nghèo khó (Mộng vong nữ)…

Viết về những người máu mủ ruột rà, gắn bó thân thiết ấy, ngòi bút của Mẫn Hiên sử dụng tối đa lối biểu cảm của văn chương trung đại: lấy cái cụ thể nói cái trừu tượng, mượn cách diễn tả cực đoan để thể hiện tình cảm ở mức cao độ, nồng nàn, chứa chan cảm xúc. Nói tới người thân là ông lệ rơi, hồn nát, hồn hoảng loạn, hồn lìa theo giấc mộng về quê nhà: Cố hương hồi thủ viễn/ Cảm thán dục triêm cân (Quay đầu trông lại quê nhà xa xôi/ Cảm thán lệ muốn thấm khăn - Tạc ức), Phong vũ cộng triêm khâm (Trong buổi gió mưa này, ai mà chẳng nước mắt thấm áo - Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành khuyết vi diện biệt phụng kí, kì nhị), Nhất giam đăng hạ vạn hàng đề (Một phong thư đọc dưới đèn, muôn hàng lệ rỏ - Tiếp nội thư tính kí hàn y bút điều sổ sự), Độc dạ tài thư lệ (Một mình trong đêm viết bức thư đẫm lệ - Mộ đắc xá huynh quán dạ giam thư kiến kí), Sậu kiến lệ như thôi (Nhác trông thấy con mà nước mắt giàn giụa- Mộng vong nữ), Vô ngôn lệ ám lưu (Không nói gì mà nước mắt lặng lẽ tuôn - Nhất dạ); Hà xứ tương tư bất đoạn hồn (Đã nhớ nhau thì ai ở đâu mà tâm hồn chẳng tan nát - Trệ vũ chung dạ cảm tác), Trường đoạn nam phong khốc tỉ bi (Ruột nát theo gió nam buồn khóc chị - Khốc vong tỉ), Cức thủ khải giam thư/ Tinh thần loạn hoàng hoặc (Vội vàng tay mở phong thư/ Tinh thần bàng hoàng rối loạn - Đắc gia thư thị nhật tác), Thử dạ tàn hồn nhiễu tú khuê (Đêm nay hồn vật vờ quanh chốn buồng thêu - Tiếp nội thư tính kí hàn y bút điều sổ sự)

Mỗi lần nhớ về quê nhà như vậy là một lần đau xót về người thân. Khi là sự khắc khoải xin con gái đã mất trở về với mình: Thái diêm bần vị khuyết/ Tân khổ nhữ quy lai (Nhà ta nghèo nhưng dưa muối vẫn không thiếu/ Dù đói khổ con hãy cứ trở về - Mộng vong nữ), khi là lo lắng cho mẹ già không người an ủi, chăm sóc: Thuỳ hướng cao đường uý nhị thân? (Nào ai an ủi mẹ cha - Cửu nguyệt sơ thất nhật dĩ trường sự hạ Trấn Phủ ngục), khi là dằn vặt mình bởi nỡ để Thê tử dị phương du (Vợ con lênh đênh quê người - Tuế mộ), Bần thê tự cổ Hồ (Vợ nghèo tựa rợ Hồ đi buôn - Tự uỷ), “tự kể tội” mình Toạ


lệnh khuê thát tư/ Thất vi Hà Gian phụ (Khiến cho nhan sắc chốn phòng khuê/ Phải thất vọng làm người vợ Hàn Gian - Tự cữu)….

Rõ ràng, Cao Bá Quát rất tình cảm và sống rất thực với nỗi niềm tâm trạng từ gan ruột của mình chứ không phải từ những đòi hỏi của lễ giáo phong kiến. Ở đây không có quan niệm “Quân tử cố cùng” (quân tử kiên cố trong hoàn cảnh cùng quẫn) - bất cứ hoàn cảnh nào cũng khí phách, kiên trinh như tùng bách. Cao Chu Thần, ngược lại, bộc lộ đến cực độ đau khổ và yếu đuối khi nghĩ đến những người thân yêu!

Không chỉ là chuyện tình cảm nhớ thương, đau xót, dằn vặt…, Cao Bá Quát còn khác người ở chỗ ông chú trọng cả về nhu cầu về thể xác, trao thân gửi phận với người vợ thân yêu. Biểu đạt nỗi nhớ người vợ “sống gửi thịt chết gửi xương”, ngoài hình ảnh chiếc gương, tấm áo… của đời thường, Mẫn Hiên đã không ngần ngại khi mượn hình ảnh“chẩm”(chiếc gối), “sàng” (cái giường) và “khuê” (căn buồng) gắn bó mật thiết với đời sống vợ chồng: Thiên biên chinh khách khuê trung phụ (Kẻ ở nơi chân trời, người ở chốn phòng khuê - Trệ vũ chung dạ cảm tác), Thử dạ tàn hồn nhiễu tú khuê (Đêm nay hồn vật vờ quanh chốn buồng thêu - Tiếp nội thư tính kí hàn y bút điều sổ sự), Dạ dạ thủ không sàng (Đêm đêm em giữ chiếc giường không - Tự quân chi xuất hĩ), Địch thanh nhiễu chẩm tế như ngữ (Tiếng sáo quẩn quanh bên gối như giọng tỉ tê - Văn địch), Chẩm biên hương mộng tam canh viễn (Ba canh bên gối, giấc mộng quê hương càng thấy xa - Dữ gia nhân tác biệt thị dạ dư bệnh chuyển phát), Khâm chẩm ng oạ thường đan (Chăn gối nằm thường lẻ loi - Độc dạ), Hồi phong suy quyện chẩm (Gió quẩn vào chiếc gối của người đã mỏi - Hàn dạ tức sự)… Những hình ảnh này đã xuất hiện trong thơ Đặng Trần Côn: Chàng thì đi cõi xa mưa gió/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn (Chinh phụ ngâm khúc), thơ Nguyễn Du: Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Đoạn trường tân thanh), nhưng đó là hình ảnh dùng để nói hộ nỗi đau chia lìa của lứa đôi trong tác phẩm, chủ thể phát ngôn là người chinh phụ (Chinh phụ ngâm khúc), là các nhân vật trong Truyện Kiều có cốt truyện vay mượn. Còn ở đây, Cao Bá Quát dùng nó để trực tiếp phát ngôn về tình cảm của chính mình. Những hình ảnh ấy là không gian riêng tư của đời sống vợ chồng, vừa lắng sâu tình cảm, vừa thể hiện niềm khao khát ân ái - điều mà trong quan niệm thời trung đại nhiều khi là cấm kị. Tiếng nói của Cao Bá Quát đã gặp gỡ với con người hiện đại: vợ chồng là sự gắn kết cả tâm hồn lẫn thể xác. Phải nói rằng, trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến khắt khe, nặng nề, nỗi niềm, khát khao của Cao Bá Quát thực sự là mới mẻ và tiến bộ.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí