Điểm Mới Trong Việc Nhìn Nhận Và Phản Ánh Hiện Thực Xã Hội Trong Nước


lời chân thật có thể trở thành một nhà trong thiên hạ/ Vì thế ngọn bút cũng có sức mạnh quét được nghìn quân/ Cái tự mình tìm được không giống cái mà mọi người cùng được/ Điều người khác đã nói mình cũng dễ dãi nhại theo/ Thì chỉ đáng dùng làm đồ tế khí nơi tông miếu mà thôi”. Trong bài Đề Sát viện Bùi công Yên Đài anh ngữ khúc hậu, Cao Bá Quát tuyên bố dõng dạc: “Đóng cửa mà gọt giũa câu văn, lải nhải nhai lại từng câu từng chữ/ Điều đó khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời”.

Điều đáng nói là Cao Bá Quát không phủ nhận học vấn, tri thức hay sự kế thừa. Trong thơ ca của mình, ông từng mơ có được một phần chất thơ của Đỗ Phủ: Phong tình cưỡng bán Đỗ Lăng thi (Phong tình gắng bằng nửa thơ Đỗ Lăng (Đỗ Phủ) - Thận Tư dĩ Phương Đình chi cố thời quá Lê Hiên Vĩnh thư hiên. Thị tịch phong thậm, cảm tác tứ thủ. Dư tuy bất tòng diệc liêu dĩ uỷ lương hữu dã. Nhân phục thứ vận, kì tứ). Cái ông phê phán ở đây là sự bắt chước cổ nhân “không quan hệ gì đến tính linh”: “Nếu chỉ việc gì cũng bắt chước, lời nào cũng mô phỏng, như: chia tay vặt ở đầu thôn mà ca câu “chén rượu Dương Quan”, tạm qua chơi bên xóm mà làm câu “tiếng gà điếm cỏ”, sửa đổi lời thơ biên tái, khoe cái tuyệt diệu của Gia Châu, trau chuốt thể thơ cung đình, huênh hoang cái tiếng nối theo Thiếu Bá; thì dẫu dùng nghìn bài chất chứa bể khổ, có trăm vần vắt kiệt từ tấc dạ héo khô cũng không quan hệ gì đến tính linh cả” (Thương Sơn công thi tập hậu tự). Như vậy, Cao Bá Quát đòi hỏi tiếp thu phải tiếp thu được hồn cốt, thần tình một cách linh hoạt nghệ thuật của cổ nhân. Ông bày tỏ: “Ông Tô Đông Pha bàn về viết chữ có nói là “không học cũng xong”, ai mà hiểu được ý của ông thì có thể cùng bàn chuyện làm thơ” (Thương Sơn công thi tập hậu tự). “Quan niệm “không học là hơn” còn có thể gợi ý cho sự tự do cá nhân của người nghệ sĩ - điều đó rất có ý nghĩa cho vấn đề phong cách cá nhân trong văn chương. Và như thế, quan niệm của Cao Bá Quát thật gần gũi với quan điểm lý luận mỹ học và lý luận văn học của chúng ta ngày nay” [119,33].

Có thể nói, khi phát biểu về quan niệm nghệ thuật, Cao Bá Quát đầy bản lĩnh và chính kiến. Không dễ dãi theo phong trào “thi tất Thịnh Đường”, “phản Tống quy Đường” đang thịnh hành đương thời, Cao Bá Quát đưa ra quan điểm của cá nhân mình. Ông quan niệm cần tiếp thu tinh hoa của quá khứ. Trong bài Bình sinh ngũ thập vận, ông ca ngợi nền văn hoá Lí - Trần Việt Nam:

Lí Trần uý tài tảo,

Khinh khoái nhược sương khả.

(Thời Lí, Trần văn tài tươi tốt,

Nhẹ nhàng sảng khoái như mũi tên sương).


Ông đánh giá cao thơ Tô Đông Pha đời Tống:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


Uất uất thiên vạn thiên, Lâm lang xán di thảo. Tam Đường thuỳ tự âm, Tư nhân trác cô kiểu.

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 7

(Dạ thính Phan Sinh tụng Tô Pha) (Đẹp đẽ bóng bẩy muôn nghìn bài,

Di cảo xán lạn như ngọc quý.

Trong Tam Đường ai là người tiếp nối tiếng thơ ấy, Con người ấy trác việt, trơ trọi, cứng cỏi.)

Ông cũng bày tỏ thái độ trước sự phê phán đánh giá Tô Đông Pha không đúng của Ngô Thế Vinh:

Cố tai Trọng Phu thị, Nhĩ thực bất tự liệu. Dư tử nha hậu tuệ,

Xuy điểm hà nhiễu nhiễu. Tệ sách vô trường đồ,

Kiển nô khiết diểu niểu.

(Dạ thính Phan Sinh tụng Tô Pha) (Cố chấp thay Trọng Phu,

Tai nghe bừa mà không tự nhìn sáng.

Những lời học mót nhặt nhạnh của ông đã thừa,

Mà sao cứ nhiễu chuyện nhằm vào một điểm mà chê cười. Sự soi mói tệ hại không phải là con đường dài rộng,

Bọn ngựa què nghiến răng trước con tuấn mã.)


Như vậy, Cao Bá Quát không ủng hộ phong trào “phản Tống quy Đường”, “thi tất Thịnh Đường”. Ông bày tỏ rõ ràng quan điểm: những gì là tinh hoa, tốt đẹp của cổ nhân phải học tập, không cứ phải Tống hay Đường.

Trên cơ sở đòi hỏi “Văn tất kỉ xuất”, học tập tinh hoa của cổ nhân, phê phán thứ văn bắt chước cặn bã, Cao Bá Quát hướng tới hai đặc điểm cơ bản mà ông mong muốn có được: đó là sự tự nhiên và phóng khoáng.

Ông xác định, làm thơ cần chú trọng sự chân tình, mộc mạc hơn là chạy theo sự cầu kì về câu chữ:


Huyễn phục phi tráng nhan, Phồn âm biến Đại Nhã.

(Vị mính tiểu kệ đồng Phan sinh dạ t oạ)

(Áo loè loẹt không làm cho dáng người mạnh mẽ, Âm điệu rườm rà làm mất thể thơ Đại Nhã)

Thơ Đại Nhã là một thể thơ hay trong Kinh Thi - một thành tựu văn học dân gian rực rỡ của Trung Quốc cổ đại. Cao Bá Quát cho rằng muốn có thơ hay, mẫu mực như thể thơ Đại Nhã thì không nên quá chú trọng đến sự rườm rà của âm điệu. Ông chủ trương sáng tác phải bình dị, mộc mạc như Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên:

Tô, Hoàng khí cách quân hưu tiếu,

Bình đạm môn phong tưởng vị phương!

(Phục dụng tiền vận hoạ Di Xuân)

(Khí phách như Tô, Hoàng bác đừng cười,

Phong cách bình dị, mộc mạc tưởng cũng không hại gì !)


Ông chủ trương làm thơ tự nhiên, không đẽo gọt. Tứ thơ cần thanh thoát, tao nhã:


- Văn nhã tức ngô sư

(Hoạ lưỡng Thị độc nguyệt dạ du liên trì) (Tao nhã tức thầy ta)

- Nhược tùng tiêu khắc khoa tam muội, Khủng dữ ôn nhu biệt nhất môn.

(Hí tác thi luận, kì thập)

(Nếu từng giờ từng phút đem khoe cái bí quyết của thơ mình,

Thì e rằng tính ôn hoà nhu thuận sẽ trở thành một môn phái riêng.)


Vì thế, hứng thơ đến, theo Cao Bá Quát, rất tự nhiên, bất chợt, không thể có sự gượng ép, như cơn mưa đến tự nhiên giục thi nhân có thơ ca: Đầy trời mưa đúng lúc/ Giúp ta có hứng ngâm/ Chèo thuyền giục tay bút/ Đối khách thơ mới ra/ Tinh thần tràn mặt giấy/ Tí tách vó ngựa phi/ Ngân hà tranh rửa bút/ Tầm sét mượn tu từ/ Khạc lời nghĩ theo gió/ Ngọc nẩy kết ý hay/ Rào rào tiếng vang dội/ Lời chọn thấm đẫm tình/ Chắc sớm tìm li châu (Ưng thị vũ thôi thi). Với tư tưởng đó, Cao Bá Quát bày tỏ sự quý trọng Kinh Thi, thơ Tô Đông Pha… Ông cũng mến mộ thơ Cù Tiên và đánh giá thơ Cù Tiên phải khuyên son tròn như mặt trời vì lẽ Công hữu Hoài Các, Tào, Lê Quang, Thuận Chi phong trí thậm nhã (Ông có văn phong rất tao nhã kiểu Hoài Các, Tào, Lê Quang, Thuận Chi).


Theo Cao Bá Quát, chính sự tự nhiên ấy khiến cho thơ không gò bó, phóng khoáng. Những vần thơ được Cao Bá Quát ưa chuộng là thơ hào sảng, sống động, phóng khoáng, cá tính. Ông yêu mến thơ Nguyễn Văn Siêu vì: Phương Đình thi tối hào/ Khinh khoái phục trầm trước/ Tuy tại pháp độ trung/ Diệc bất giả thằng tước/ Thập vi nhi ngũ công/ Phong khách dữ sắc trạch/ Hứng thú sở đáo thì/ Cảnh vật hạo phân thố (Thơ ông Phương Đình rất hào sảng/ Vui tươi nhẹ nhàng lại trầm lắng rõ ràng/ Dù trong khuôn khổ pháp độ/ Cũng không vay mượn (ý thơ) và ràng buộc trong sự đẽo gọt/ (Giống như) mười vòng vây mà dùng nhiều quân sĩ công kích/ Phong độ sang trọng cùng với sắc thái nhuần thấm/ Nguồn cảm hứng đúng lúc/ Cảnh vật trong thơ của ông lớn lao, phơi phới xen kẽ nhau - Phục hoạ Phương Đình phân vận, dư đắc động, xuân, chước tam vận, kì tam). Cao Bá Quát cho rằng thơ Lí Bạch được người đời truyền tụng chính vì thơ ông “sống động, phong phú”: Thanh Liên khả thị nhất gia danh/ Xoang điệu hưu khan dĩ phóng sinh/ Đẩu tửu bách thiên tùng điệt đãng/ Khởi ưng biến xứ tận ca hành (Thanh Liên (Lí Bạch) cũng đáng một danh gia/ Không cần xem xét đến xoang điệu thi gia này mà là sự sống động phong phú của ông ta/ Uống hết đấu rượu làm trăm bài thơ xuất phát từ sự xuề xoà tự nhiên không gò bó/ Thế cho nên khắp nơi người ta vừa đi vừa ngâm nga thơ ông - Hí tác thi luận, kì tứ). Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến phong cách thơ Cao Bá Quát mà chúng tôi sẽ bàn tới ở những phần sau.

Cũng cần lưu ý, để có được những vần thơ tự nhiên phóng khoáng ấy, theo Cao Bá Quát, không hề đơn giản. Nghệ sĩ phải là người đi nhiều, đọc nhiều: Cước để giang sơn vạn dư lý/ Quy lai mãn phúc trữ đồ thư (Vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm/ Khi trở về trong bụng chứa đầy sách vở - Đề Sát viện Bùi công "Yên Đài anh ngữ" khúc hậu), Bách trác thiên ma phương thị học/ Nhất tri bán giải vị vi văn (Trăm giũa nghìn mài mới gọi là sự học/ Hiểu biết nửa vời thì chưa làm văn chương được - Hí tác thi luận, kì nhất). Do đó, theo Cao Bá Quát, Tô Đông Pha làm thơ tự nhiên như vậy, là vì sinh thời ông đã đọc vạn cuốn sách:

Bình sinh vạn quyển thư, Xúc tiệp nhất mang miếu.

(Dạ thính Phan Sinh tụng Tô thi) (Bình sinh Tô tử đã đọc vạn cuốn sách,

Chớp mắt là nắm được những điều bề bộn trong sách vở.)


Quan điểm này của Cao Bá Quát giống như tư tưởng của Đỗ Phủ: Độc thư phá vạn quyển/ Hạ bút như hữu thần. Đó là đòi hỏi vốn liếng hiểu biết. Điều này sẽ quy định ngòi bút của tác giả, khiến cho tác giả có được ý đẹp lời hay.

Cao Bá Quát còn quan niệm, để có được văn chương đặc sắc, quan trọng là còn phải có sự sáng tạo thần tình của người cầm bút, thêm nữa, lòng thi sĩ cần “yên” xa rời dục vọng:

Long nhãn tòng thiện hoạ, An đạo cố năng cầm.

(Đồng Nguyễn Chuyết Hiên, Phạm Thúc Minh luận thi, đắc tâm tự, kì nhất) (Mắt rồng tuỳ ở người vẽ giỏi,

Có giữ lòng yên với đạo mới đàn hay.)


Như vậy, Cao Bá Quát có quan điểm khá toàn diện về văn chương, từ quan niệm về người sáng tác cho đến khí cốt của tác phẩm. Ông đề cao chữ “tình”, sự sáng tạo, sự thần diệu của ngòi bút… Những điều đó là những nhân tố mang ý nghĩa chi phối, làm nên những điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.

3.2. Điểm mới trong quan niệm về xã hội


3.2.1. Điểm mới trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội trong nước

3.2.1.1. Sự hoài nghi về lí tưởng, con đường khoa cử


Tu thân bằng đèn sách, nỗ lực thi cử để đỗ đạt là con đường truyền thống của kẻ sĩ trung đại. Phải đỗ đạt mới được ra làm quan để “phò nghiêng đỡ lệch”, giúp “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”. Bắt đầu từ việc thi đỗ, con đường lập công danh để lưu tên vào bảng vàng bia đá mới được mở ra. Bởi thế, thư sinh xưa luôn dốc toàn bộ tâm, trí, lực vào dấu mốc hệ trọng này của cuộc đời. Nguyễn Trãi tâm niệm:

Một thân lẩn quất đường khoa mục, Hai chữ mơ màng việc quốc gia.

(Ngôn chí, bài 7)


Nguyễn Công Trứ “vịnh” - ngợi ca việc đi thi của chính mình và quyết tâm đỗ đạt cho kì được:

Đi không há lẽ trở về không, Cái nợ cầm thư phải trả xong.

(Đi thi tự vịnh)


Đến Cao Bá Quát, nhiệt thành, nỗ lực ấy đã chóng vánh trôi qua. Thay vào đó là sự hoài nghi, chán nản. Cao Chu Thần trên đường lều chõng đi thi đã không còn khí thế hồ hởi, tự tin, quyết thắng:

Nhập thế do khoa mục, Tri danh tức thị triều. Minh thời vô xích sĩ,

Đốn thủ vọng thanh tiêu.

(Nhập Vĩnh Lợi kiều)

(Vào đời chỉ có con đường khoa mục, Muốn nổi tiếng phải đến nơi đông người.

Thời buổi có minh quân không ruồng bỏ kẻ sĩ, Cúi đầu ngồi dưới trời xanh.)

Cao Chu Thần xác định chỉ có một con đường trong cuộc đời: con đường khoa mục, cũng hi vọng “thời buổi trong sáng không ruồng bỏ kẻ sĩ”, song lại “cúi đầu ngồi dưới trời xanh”. Hành động ấy hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Nó gợi một tâm sự nhiều chồng chất, gợi một sự bắt buộc chấp nhận, sự hoài nghi chán chường? “Trời xanh” trong ý thức Nho giáo còn chỉ vua, thể chế triều đình. Kẻ sĩ không “ngẩng đầu” nhìn “trời xanh” mà “cúi đầu” phải chăng đã không còn một niềm tin vững chắc. Đi thi lại không đỗ đạt, Cao Chu Thần tự yên ủi mình:

Công danh nhất lộ kỉ nhân nhàn? Quan cái phân phân ngã hành hĩ! (Hoành Sơn vọng hải ca)

(Trên con đường công danh mấy ai đã nhàn? Mũ lọng nhộn nhịp ta cũng đi đây!)

Câu thơ đã mang sắc thái trào lộng. Trợ từ “hĩ” (rồi, đây) ở cuối câu chẳng những thể hiện tinh thần kẻ sĩ Cao Bá Quát bị buông xuống mà nó còn như biểu lộ việc Cao Chu Thần đi thi giống như đi theo số đông, bị cuốn theo dòng mà mất đi ý thức chủ quan của mình. Nó như khởi đầu cho lối đi thi mang tính a dua, bắt chước của Tú Xương sau này:

Tấp tểnh người đi, tớ cũng đi,

Cũng lều cũng chõng, cũng đi thi.

(Đi thi)


Tuy nhiên, nụ cười hài hước của Chu Thần không nhiều. Chủ yếu là nỗi buồn đau vời vợi về sự mù mịt của con đường thi thố: Du du từ cố quốc/ Man man hướng trường lộ/(…)Ức ngã tích niên du/ Dĩ vi phù danh ngộ/ Thử biệt hựu an chi?/ Vãng sự không hồi thủ/ Nhập thế hữu văn chương/ Đào danh hà sở mộ? (Lòng vời vợi từ biệt quê nhà/ Đi trên con đường dài thăm thẳm/ (…) Nhớ lại những chuyến đi năm trước/ Đã bị lầm vì chút phù danh/ Lần này lại từ biệt để đi đâu nhỉ?/ Ngoảnh đầu lại nhìn hoài việc cũ/ Nhưng vào đời đã có văn chương/ Trốn danh thì còn ham muốn gì? - Phó Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử), Cử bôi thời tự vấn/ Quyện mã thượng trường đồ (Thường có lúc cất chén tự hỏi/ Ngựa đã mỏi, đường dài, tính sao? - Đáp Trần Ngộ Hiên)…

Cao Chu Thần bị rơi vào bế tắc. Nhận thấy rõ đó là “hư danh”, không tương lai, không hi vọng, song lại chưa tìm được một con đường nào khác. Bởi vậy, cứ phải chấp nhận trượt theo con đường định sẵn. Bản thân lận đận trên con đường công danh, lại chứng kiến cảnh hiện thực trường thi, Cao Chu Thần càng ngán ngẩm:

Hội đồng từ ngoại nhật tây tà, Túc vũ hoàng nê một bích sa.

(Ngũ nguyệt thập nhị nhật quan huyện thí) (Họp nhau bên ngoài nhà thờ, mặt trời đã xế trưa, Mưa đêm đưa bùn vàng chôn vùi cỏ biếc.)

Chỉ bằng vài ba nét phác hoạ, trường thi dưới mắt Chu Thần hệt như một thảm cảnh. Thời gian là lúc trời đã xế trưa - mặt trời ngả sang hướng tây - nhật tây tà. Đó là thời gian đã qua thời điểm chính dương, sang âm theo quan niệm của người trung đại. Thời khắc ấy ứng với nỗi buồn, với sự suy thoái. Không gian là bên ngoài nhà thờ, trên một mảnh đất bẩn vừa trải qua cơn mưa đêm, bùn “một” - vấy lên chôn vùi, làm chìm cỏ. Sĩ tử xuất hiện trong thời gian, không gian ấy thật nhếch nhác. Cảnh ấy khiến Chu Thần buông một lời than:

Chính thị văn chương tân khổ địa,

Mĩ nhân đường thượng thái kiêu ngoa.

(Ngũ nguyệt thập nhị nhật quan huyện thí) (Đúng thật văn chương là đất cay đắng khổ sở, Người đẹp trên nhà quá kiêu ngoa.)

Hai câu này Cao Bá Quát đã lấy ý từ bài thơ của Tống Trân Tông Triệu Hằng:


Phú gia bất dụng mãi lương điền, Thư trung tự hữu thiên chung túc. An cư bất dụng giá cao lâu,

Thư trung tự hữu hoàng kim ốc. Thú thê mạc hận vô lương môi, Thư trung tự hữu nhan như ngọc. Xuất môn mạc hận vô nhân tuỳ, Thư trũnga mã đa như thốc.

Nam nhi dục toại bình sinh chí,

Ngũ kinh cần hướng song tiền đọc.

(Nhà giàu chẳng phải mua ruộng tốt, Trong sách tự có ngàn bồ thóc.

An cư chẳng phải xây nhà cao, Trong sách tự có nhà lầu vàng.

Lấy vợ chẳng hận không người mối, Trong sách tự có người như ngọc.

Ra đường chẳng hận không tuỳ tùng, Trong sách xe ngựa nhiều vô khối.

Làm trai muốn thoả chí tang bồng, Bên cửa chuyên cần đọc ngũ kinh.)

Tống Trân Tông Triệu Hằng nhiệt thành khẳng định muốn giàu sang phú quý, vợ đẹp như ngọc, kẻ hầu người hạ, xe đưa ngựa đón thì chăm chỉ dùi mài kinh sử, để đi thi đỗ đạt làm quan. Còn Cao Bá Quát cay đắng phát biểu học tập để được nhà vàng, người đẹp khó lắm, khổ lắm. Ông từ chính bản thân mình khẳng định sự nhọc nhằn của kẻ sĩ:

Dư sinh phù danh ngộ, Thập niên trệ văn mặc. Gian nan nhất đệ hậu, Tiều tuỵ vô nhan sắc.

(Đắc gia thư, thị nhật tác)

(Đời ta trót nhầm nhỡ vì cái danh hờ, Hàng mười năm chìm đắm trong bút mực. Sau bao khó khăn mới thi đỗ được,

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí