21
công nhân hóa nông dân vùng ĐBSH thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bao gồm: i) Công nhân hóa nông dân vùng ĐBSH diễn ra với tốc độ nhanh, gắn liền với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, đô thị hóa nông thôn của vùng; ii) Công nhân hóa nông dân vùng ĐBSH diễn ra trên phạm vi rộng lớn, có quy mô dân số đông; iii) Công nhân hóa nông dân vùng ĐBSH có cơ cấu và phân bố không đều giữa các tỉnh; iv) Công nhân hóa nông dân vùng ĐBSH góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của vùng.
Tác giả Trần Xuân Hòa (2016) trong bài viết “Vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng đồng bằng sông Hồng” [69] đã khẳng định: nông nghiệp công nghệ cao được hiểu là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo nền tảng quan trọng đưa nền nông nghiệp vùng ĐBSH lên một tầm cao mới. Hiện nay, vùng ĐBSH đã hình thành một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do: chính quyền cơ sở chưa đủ quyết tâm; lựa chọn mô hình, sản phẩm để sản xuất chưa phù hợp; khả năng tài chính chưa đủ mạnh để thực hiện đầu tư hạ tầng và thu hút doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đã đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Thứ nhất, tiếp tục tìm hiểu những quy định của WTO và dựa trên những cam kết liên quan đến nông nghiệp khi gia nhập WTO, để đánh giá đúng sức cạnh tranh hiện tại và tương lai của từng mặt hàng nông sản, từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp khi tham gia thị trường thế giới. Thứ hai, đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng đề cao vai trò của doanh nghiệp nông nghiệp, cụ thể là đưa các doanh nghiệp này vào vị trí đứng mũi chịu sào theo mô hình sản xuất “con thuyền lớn”. Thứ ba, thực hiện sách lược “đứng trên vai người không lồ”, tận dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước đã thành công trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Thứ tư, Nhà nước phải cần định vai trò quan trọng từ những quyết sách đầu tư dựa trên sự phân tích thị trường và đầu tư cho sản xuất các sản phẩm tinh hoa; tập trung nghiên cứu cặn kẽ và sâu sắc thị trường trước khi triển khai các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng chuỗi sản phẩm khép kín từ đồng ruộng đến thị trường dựa trên công nghệ tiếp thị và công nghệ sản xuất cao, có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Thứ năm, xác định mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐSBH, trong đó, đặc biệt chú ý đến phát triển sản
22
xuất nông nghiệp thâm canh cao, công nghệ cao, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác và cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng. Thứ sáu, phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần triển khai thực hiện trên những cánh đồng lúa quy mô tập trung; phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng rau, hoa công nghệ cao, xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng. Thứ bảy, thực hiện nghiêm túc các cam kết của WTO, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản và đẳng cấp của sản phẩm. Thứ tám, thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Nhóm tác giả Chí Vịnh, Thái Sơn (2017) trong bài viết “Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở vùng đồng bằng sông Hồng” [181] đã khẳng định: phát triển nông nghiệp công nghệ cao được xác định là “chìa khoá” giúp vùng ĐBSH tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. Trong bối cảnh CMCN 4.0, mặc dù vùng ÐBSH đã và đang hình thành một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhưng những mô hình có quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Phần lớn các mô hình sản xuất nông nghiệp trong vùng mới chỉ phát triển theo hướng công nghệ cao, chưa phải là mô hình nông nghiệp công nghệ cao thật sự. Nhiều mô hình của người dân hiện nay mới dừng lại ở việc làm nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới nước tự động. Để phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở vùng ĐBSH cần có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, hội tụ những nguồn lực cần và đủ để sản xuất nông nghiệp một cách chuyên nghiệp. Phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào làm nông nghiệp.
Nhóm tác giả Bảo Trung, Hoàng Hùng, Tuấn Ngọc và Vinh Phương (2018) trong bài viết “Mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở đồng bằng sông Hồng” [168] đã khẳng định: trong bối cảnh CMCN 4.0, ở vùng ĐBSH, nhờ ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên những “bờ xôi ruộng mật” chuyên trồng lúa trước đây ở các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh… đã hình thành các cánh đồng công nghệ cao, cho ra những sản phẩm sạch, chất lượng cao, tạo thu nhập hàng tỷ đồng/ha/năm. Nhóm tác giả đã khảo sát một số mô hình điển hình như: Cánh đồng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất dưa lưới của Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương được đặt tại xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân (Hà Nam); Dự án ứng dụng hệ thống tưới nước tự động theo công nghệ tiên tiến cho các vùng chuyên trồng rau màu tại một số xã tại huyện Thanh Miện (Hải Dương) với quy mô 170 ha. Trên cơ sở khảo sát thực tế từ những cánh
23
Có thể bạn quan tâm!
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 1
- Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 2
- Các Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Liên Quan Đến Tác Động Của Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Đối Với Nông Nghiệp, Nông Dân, Nông Thôn
- Những Vấn Đề Luận Án Cần Tập Trung Nghiên Cứu
- Giai Cấp Nông Dân Việt Nam Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
- Tác Động Của Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Đối Với Đời Sống Chính Trị Của Nông Dân
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
đồng áp dụng công nghệ cao ở vùng ĐBSH, các tác giả khẳng định: để nhân rộng những mô hình này, ngoài sự mạnh dạn đầu tư của doanh nghiệp, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước và chính quyền các cấp trong tháo gỡ khó khăn về tích tụ đất đai và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân.
Các tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh, Nguyễn Quang Hồng (2017) trong bài viết “Liên kết kinh tế trong thị trường nông thôn ở đồng bằng sông Hồng” [142] đã chỉ ra các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp bao gồm: liên kết đầu tư đầu vào và tiêu thụ nông sản cho nông dân; liên kết đầu tư đầu vào nhưng không tiêu thụ sản phẩm đầu ra; hình thức tiêu thụ nông sản không đầu tư. Các chủ thể chính tham gia thị trường nông thôn gồm có: hộ gia đình nông dân, hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp nông nghiệp. Từ đó, nhóm tác giả đi vào phân tích thực trạng liên kết “ba bên” (hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp) ở vùng ĐBSH qua khảo sát ba tỉnh Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình. Nhờ liên kết “ba bên” mà các hộ gia đình có vật tư nông nghiệp ổn định, kỹ thuật canh tác đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản đáp ứng yêu cầu của thị trường. Từ đó, các doanh nghiệp nông nghiệp có nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu ổn định. Hợp tác xã cùng yên tâm đầu tư phát triển các dịch vụ giúp làm cầu nối hiệu quả giữa khâu sản xuất với khâu tiêu thụ. Quan hệ liên kết “ba bên” sẽ đảm bảo cho nông nghiệp vùng ĐBSH phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để quan hệ liên kết “ba bên” trong kinh tế thị trường nông thôn vùng ĐBSH đạt hiệu quả cao và ngày càng bền chặt, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tính bền vững, hiệu quả của các mô hình liên kết; làm tốt công tác khảo sát thị trường, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản để người dân yên tâm đầu tư sản xuất; chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; cơ chế, chính sách tích tụ ruộng đất; quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhằm tạo ra nông sản chất lượng cao; thường xuyên tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chú trọng công tác hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các mô hình liên kết hiệu quả.
Tác giả Bùi Thị Nga và cộng sự (2019) trong bài viết “Giải pháp thúc đẩy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng” [113] đã khẳng định: trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vùng ĐBSH đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp ở vùng ĐBSH. Hiệu quả của liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSH được
24
thể hiện qua việc cơ cấu lại hình thức tổ chức theo hướng đa dạng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị; cơ cấu lại quy mô sản xuất theo hướng tăng cường quy mô hàng hóa; ruộng đất được tích tụ thông qua khâu đột phá là dồn điền đổi thửa và xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn để phục vụ sản xuất hàng hóa chuyên canh theo chuỗi giá trị; tạo điều kiện cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ thuận lợi hơn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm. Nhóm tác giả đã giới thiệu 3 mô hình liên kết chuỗi giá trị thành công ở vùng ĐBSH, đó là: i) Mô hình liên kết chuỗi giá trị sữa bò tươi tại huyện Lý Nhân (Hà Nam); ii) Mô hình liên kết sản xuất gạo sạch tại huyện Ý Yên (Nam Định); iii) Mô hình liên kết chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân cản trở việc nâng cao hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp vùng ĐBSH, đó là: sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, sản xuất hàng hóa chưa được chuyên môn hóa cao; vai trò của hợp tác xã trong tăng cường và thúc liên kết chuỗi chưa thực sự hiệu quả ở nhiều nơi; việc ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa vẫn còn hạn chế. Để thúc đẩy hiệu quả liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, nhóm tác giả đã đề xuất bốn nhóm giải pháp, bắt đầu từ xuất phát điểm của chuỗi đó là giải pháp từ phía chính những người sản xuất, cho đến các tác nhân tham gia trong chuỗi như những cơ sở thu gom, chế biến, từ các doanh nghiệp, các hợp tác xã và ngay cả các tác nhân có tác động đến chuỗi như các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, chính quyền địa phương và trung ương.
Các tác giả Lê Thành Ý, Vương Xuân Nguyên (2019) trong bài viết “Nông dân đồng bằng sông Hồng với xây dựng hợp tác xã nông nghiệp” [185] đã khẳng định trong bối cảnh hiện nay, nông dân vùng ĐBSH không còn là những hộ sản xuất tự cung, tự cấp mà đã từng bước chuyển sang sản xuất nông sản hàng hoá. Kinh tế hộ nông dân dần phá vỡ vỏ bọc khép kín để tạo ra nhiều nông sản hàng hoá trao đổi trên thị trường, đã góp phần thúc đẩy mạnh quá trình chuyên môn hoá, phân công lao động sản xuất, cũng như khai thác sử dụng đất đai với hiệu quả cao hơn. Thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng lao động nông thôn, mô hình kinh tế tập thể và tổ chức hợp tác xã nông nghiệp ở ĐBSH đã phát triển với nhiều loại hình phong phú, chuyển biến này đã đóng góp thiết thực vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong vùng.
Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã phân tích thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở ĐBSH, dẫn chứng những mô hình tiêu biểu như: mô hình chuyển đổi của hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Bình Định (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình); mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Đông Tiến (xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định); mô hình hợp tác xã sản xuất và thương
25
mại thuỷ sản Xuyên Việt (xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương); mô hình hợp tác xã Cựu Chiến Binh Vạn Xuân Trường (xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định); mô hình hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội).
Tác giả Trần Thanh Quang (2019) trong luận án “Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình” [126] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn cấp tỉnh; đánh giá thực trạng tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2017 và nêu rõ những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những quan điểm và giải pháp về tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh thái bình đến năm 2025.
Tác giả Đặng Thanh Phương (2020) trong luận án “Giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” [123] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay; đánh giá thực trạng giải quyết việc làm của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay và nêu rõ những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu và một số khuyến nghị nhằm giải quyết việc làm bền vững của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa trong thời gian tới (định hướng đến năm 2025).
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ TỔNG QUAN VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những giá trị tham khảo từ những công trình có liên quan đến đề tài luận án
1.2.1.1. Những giá trị tham khảo từ các công trình nghiên cứu lý luận chung về giai cấp nông dân và cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Các công trình nghiên cứu về nông dân và vai trò của giai cấp nông dân Việt
Nam
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có giá trị
thực tiễn to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Nó thu hút đông đảo các nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu và những nghiên cứu này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau:
- Những vấn đề lý luận về giai cấp nông dân Việt Nam, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong công cuộc xây dựng CNXH; trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
26
nông thôn; trong quá trình giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đã được các công trình phân tích rõ.
- Các công trình đã làm rõ vị trí, tầm quan trọng và những kết quả đạt được của phát triển nông nghiệp, nông thôn; của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, và vấn đề xây dựng nông thôn mới của nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, các công trình cũng chỉ ra những yếu kém, bất cập và những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên do tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá, tình trạng biến đổi khí hậu; quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá tại Việt Nam. Sự yếu kém trong trình độ và nhận thức về sản xuất nông nghiệp của nông dân; yếu kém trong tổ chức quản lý của các cơ quan chức năng và sự thiếu hợp tác của một bộ phận không nhỏ những cá nhân, tổ chức có tham gia sản xuất nông nghiệp.
- Các công trình cũng đã có những đề xuất những giải pháp cơ bản cần triển khai nhằm phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay.
Tùy theo góc độ, phạm vi nghiên cứu của từng tác giả mà những nội dung trên đây được nhìn nhận ở phạm vi quốc gia hoặc là một vùng, một tỉnh, một khu vực cụ thể của đất nước. Dù nhìn nhận ở góc độ nào, phạm vi nào thì những kết quả trên cũng có giá trị tham khảo quan trọng để tác giả thực hiện nội dung nghiên cứu của luận án.
Các công trình nghiên cứu về cuộc CMCN 4.0.
Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tập trung làm sáng tỏ bối cảnh ra đời, nội hàm khái niệm CMCN 4.0, bước đầu tìm hiểu bản chất và những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này. CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã phân tích ảnh hưởng, tác động toàn diện của cuộc CMCN 4.0 đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... ở tất cả các cấp - toàn cầu, khu vực và trong phạm vi từng quốc gia.
Các công trình nghiên cứu về tác động của CMCN 4.0 đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay.
Các công trình khoa học chủ yếu nghiên cứu tác động của CMCN 4.0 đối với sản
27
xuất nông nghiệp (phương thức sản xuất chủ yếu của nông dân). Đối với ngành nông nghiệp, ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại của cuộc CMCN 4.0 có thể giúp giải quyết những thách thức mà ngành đang phải đối mặt: i) điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn (diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ; lực lượng lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tình trạng già hóa dân số; biến đổi khí hậu khiến cho việc canh tác theo lối truyền thống ngày càng khó khăn và bấp bênh…); ii) mức thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng nên nhu cầu về chất lượng của nông sản ngày càng cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng, tính đa dạng, phong phú và thân thiện với môi trường sống.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích to lớn như: ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra lượng sản phẩm lớn, giảm công sức lao động, đa dạng hóa sản phẩm giúp sản phẩm cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế; sản xuất nông nghiệp tập trung hóa, quy mô hóa giúp nông dân dễ dàng tập trung mở rộng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, việc ứng dụng khoa học và công nghệ sau thu hoạch cũng tạo ra những giá trị mới cho nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đem lại nguồn thu lớn hơn rất nhiều…
1.2.1.2. Những giá trị tham khảo từ các công trình nghiên cứu liên quan đến nông dân và vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Với vị trí và tầm quan trọng của khu vực có tiềm năng và giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ĐBSH luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài khu vực. Kết quả nghiên cứu trong thời gian qua đã làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng, cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách cũng như những giá trị khoa học có ý nghĩa tham khảo cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề liên quan của khu vực. Những giá trị tham khảo này được thể hiện ở những nội dung sau:
- Đã khái quát rõ đặc điểm về vị trí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội vùng đồng bằng sông Hồng. Những đặc điểm này được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố khái quát hoặc chuyên sâu tuỳ theo những góc độ hoặc mục đích nghiên cứu. Những giá trị này như là tấm phông nền
28
để các nhà khoa học làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong vùng.
- Các công trình nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng phát triển nông nghiệp của khu vực, những thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn; những thuận lợi, khó khăn, những xu hướng chung và riêng trong phát triển nông nghiệp; những vấn đề nảy sinh và cần được giải quyết trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn của khu vực. Đó là các vấn đề như: biến đổi khí hậu; sản xuất và đời sống các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất; sự biến đổi tâm lý nông dân khi chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế; vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân và lao động nông thôn trong vùng; vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn vùng ĐBSH; quá trình công nhân hóa nông dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển khu công nghiệp hiện nay; liên kết và tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp; thị trường và giá cả nông sản; vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp...
- Đề xuất được một số định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn của khu vực. Các giải pháp này khá toàn diện, tập trung ở nhiều nội dung và các vấn đề có liên quan như: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý nhà nước, liên kết trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn; thông tin, tuyên truyền; quy hoạch sản xuất; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; giải quyết tốt vấn đề ruộng đất cho nông dân.
1.2.2. Những vấn đề chưa được tiếp cận từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Đối với các công trình nghiên cứu về nông dân và vai trò của giai cấp nông dân.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học là khá đa dạng thể hiện trên tất cả các góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi góc độ khác nhau, các tác giả tập trung nghiên cứu một phạm vi khác nhau. Do đó, chưa giải quyết hết mọi vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hơn nữa, vai trò của nông dân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu.
- Đối với các công trình nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ tư: các công trình nghiên cứu đã làm rõ đặc trưng cơ bản của CMCN 4.0, trong đó đặc biệt chú ý phân tích ảnh hưởng của CMCN 4.0 về phương diện công nghệ, kinh tế, tài chính, tiền