Chữ “Tản Đà” ở cuối bài thơ như một dấu triện đóng cái bản ngã của thi sĩ vào cuộc đời, vào non nước. Tản Đà – ông đứng sừng sững bên núi Tản, sông Đà, ghi dấu ấn của mình vào non sông đất nước. Ở bài thơ “Tình tiền”, ông khéo léo “gài” cả ngôn ngữ vùng miền trong câu yết hậu khiến câu thơ độc đáo đến bất ngờ:
Đa tiền mới đa tình
Ít tiền son phấn khinh Đi qua phố Hàng Giấy
Trông nhiều cô cũng xinh:
Mần thinh!
(Tình tiền)
Những vần thơ chơi nằm trên ranh giới giữa chất trào phúng và chất trữ tình đã tạo nên tiếng cười hài hước, dí dỏm của Tản Đà. Phản ánh một hiện tượng suy thoái đạo đức, thực dụng trong xã hội đương thời, thi nhân đã lên án bằng một giọng thơ “lạnh nhạt”, dửng dưng bỡn cợt khiến người đọc không khỏi cảm thấy thích thú. Cách nói bóng gió ỡm ờ khiến người đọc phần nào hình dung được cảnh khốn khó “ít tiền” của thi sĩ. Vì ít tiền nên “son phấn” ở phố Hàng Giấy mới “mần thinh”, làm ngơ. Chất “chơi” của thi sĩ hiện lên rất rõ, nó hàm ý vừa chế giễu, vừa trêu ghẹo, vui đùa, khác hẳn với cái cay cú, chua ngoa, đay đả, đánh mạnh, chửi thẳng của ông Tú Vị Xuyên: “Keo cú người đâu như cứt sắt/ Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”. Trong bài “Sư cụ”, “Gà thiến”, cách sắp đặt từ ngữ quen thuộc kết hợp với ngôn ngữ đa nghĩa đã mang lại chất hóm hỉnh, hài hước đặc trưng riêng, đậm chất Tản Đà:
Chùa có ông lụ khụ Trông như cây cổ thụ Dưới cằm không để râu Trên đầu có đội mũ:
Sư cụ!
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi Trữ Tình Giang Hồ, Phiêu Bạt Và Ngông Nghênh
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 9
- Thể Loại, Ngôn Ngữ Và Biểu Tượng Trong Thơ Chơi Của Tản Đà
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 12
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 13
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
(Sư cụ)
Bài thơ năm chữ của Tản Đà như một định nghĩa ngắn gọn về sư thầy. Bài thơ ngắn gọn giống như một câu đố dân gian. Cách viết theo lối thơ yết hậu cộng với cách miêu tả hài hước, dùng từ dí dỏm khiến cho người đọc không khỏi bất ngờ về “đáp án”: Sư cụ. Tản Đà tiếp tục bỡn cợt hình ảnh trái tự nhiên của “gà thiến” – cách nói ẩn dụ mang màu sắc trào lộng dân gian đầy ý châm chọc về những sư sãi dở dang chưa thuộc tiếng phật nhưng cũng học đòi đi tu trong bài “Gà thiến”:
Gà thiến muốn đi tu
Chưa thuộc tiếng nam mô Cửa Phật chắc không hẹp Cho nhờ chỗ chóp bu:
Cúc cu!
(Gà thiến)
Cái hay, sự độc đáo của Tản Đà là ở chỗ hàm ý bông lơn cười cợt, giễu nhại mà không làm cho ý thơ nặng nề theo hướng đả kích những người chưa gột sạch ham muốn nhưng lại mong siêu thoát, những con người muốn ra vẻ lương thiện mà tâm ý không thành khẩn. Cũng giống như bài “Sư cụ” tiếng cười thoải mái, nhẹ nhàng bật ra ở hai chữ cuối bài thơ: Cúc cu! Hai chữ “cúc cu” chú “gà thiến” muốn tu cửa Phật này cất lên trái ngược hẳn với những tiếng nam mô chân chính của đạo Phật. Lời thơ hóm hỉnh, dí dỏm nên ý nghĩa nhắc nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc. Cùng với những thể thơ quen thuộc như bát cú, trường thiên, hát nói, phong dao…, kiểu thơ yết hậu đã phát huy vai trò to lớn của mình trong việc thể hiện cá tính riêng của Tản Đà trong thơ chơi.
Có thể thấy, sau thơ Đường luật thì thể thơ trường thiên chia khổ được Tản Đà vận dụng nhiều nhất. Bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà là một cách tân đáng kể về thể thơ. “Hầu trời” được viết vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Đây là thời kì mà thơ Việt Nam đang tiến vào quỹ đạo hiện đại, hình thức thơ cũng có nhiều biến đổi: bài thơ dài, mỗi bài nhiều khổ, ngôn ngữ từ “điệu ngâm” chuyển sang “điệu nói”. Tản Đà không dùng các thể thơ cũ như thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát… như các bài thơ trước đó mà dùng thể thơ thất ngôn trường
thiên. Với ưu thế không hạn định về số câu, niêm, luật, vần, đối, ngắt nhịp hết sức tự do, thể thơ này đã giúp Tản Đà đi đến tận cùng trong việc thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn, chuyển tải thành công câu chuyện hư cấu tưởng tượng và kể chuyện một cách linh hoạt. Điều ấy góp phần không nhỏ trong việc thể hiện cái ngông của nhà thơ, tạo nên một sự hài hòa giữa nội dung và hình thức. Chỉ có trong một thể loại thơ tự do phóng khoáng thì cái tôi ngông ấy mới có đất thỏa sức thể hiện mình. Sự ra đời của bài thơ trường thiên - chia khổ đã xóa bỏ kết cấu đề - thực - luận - kết, phá vỡ cấu trúc khép kín của bài thơ trữ tình cổ điển, đổi mới kết cấu bài thơ mở rộng bài thơ. khả năng biểu lộ những cảm xúc mới, cảm xúc trực tiếp với sự vật, sự sống. Như vậy, ngay trong việc lựa chọn thể thơ phần nào đã thể hiện cá tính tác giả.
Bên cạnh đó, chiếm số lượng lớn trong sáng tác của thi sĩ nói chung và thơ chơi nói riêng là thể thơ lục bát và phong dao. Phong dao của Tản Đà cũng mang hơi hướng của ca dao dân ca. Có lẽ chính vì thế mà nhiều bài thơ của Tản Đà đã chuyển hóa tự nhiên vào ca dao như một phần của văn học dân gian. Những vần thơ chơi của Tản Đà tự do và phóng khoáng nhất là ở thể hát nói. Ở thể loại đặc biệt này, Tản Đà có thể sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát… Hát nói không thuần nhất một thể thơ nào mà dường như nó mang trong mình những đặc điểm ưu việt của các thể loại mà nó có ảnh hưởng, hay nói khác đi nó chọn lọc lấy những gì hay nhất, giàu sức biểu cảm nhất mà lại phù hợp nhất trong phô diễn. Chính khả năng dung nạp và phô diễn đầy lợi thế của mình mà hát nói có được sự độc đáo, nó là thể thơ phù hợp với hầu hết các tạng sáng tác của nhà nho tài tử. Văn chương hát nói không chủ yếu nhằm chở đạo mà nhằm hướng đến một nhu cầu rất chính đáng của con người đó là nhu cầu giải trí, tiêu biểu ở các bài như: “Trời mắng, Đời đáng chán, Hỏi gió”… Đây là một thể “văn chơi” nhằm đến sự giải trí, và thoát khỏi sự kiềm toả của giáo lý Khổng Mạnh. Chính lối nói dân dã, giàu âm điệu và thêm chút dí dỏm tếu táo trong dân gian đã được nhà nho Tản Đà lựa chọn sử dụng. Khi Tản Đà đến với hát nói, dường như ông được trở về cái nôi của cảm hứng sáng tạo của mình, bởi ông đã
sống trong thế giới hát nói “từ trong bụng mẹ” – người mẹ là ca nương của Tản Đà chính là sự hiện thân sinh động của mối tình “Giai nhân-Tài tử”. Bởi vậy, những bài hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế…
Việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các thể thơ đã góp phần khẳng định tính chất độc đáo, sự phóng khoáng của những vần thơ chơi. Tản Đà đã thổi hồn vào những thể thơ tưởng chừng như gò bó, cũ kĩ của thơ ca trung đại một làn gió mới. Và thực sự, đến Tản Đà, thơ chơi trước hết là một sự chơi thể loại, đó là một nét tài hoa của thi sĩ.
3.2. Ngôn ngữ
“Tản Đà đươc
sinh ra , đươc
đào tạo trong nền học vấn khoa cử , lối tư duy
của Tản Đà là lối tư duy bắt nguồn từ văn ngôn , khác xa với tư duy bằng lời của những người theo học Pháp ngữ hoặc quốc ngữ sau này ” [69]. Tuy tư duy bằng văn ngôn, nhưng Tản Đà lại khác với những tác giả đi trước ở chỗ , hệ tiêu chí xét đoán, đánh giá mọi giá trị , tư tưởng cuộc sống của ông lại bắt nguồn từ chính những quan sát của bản thân và cuộc sống cá nhân . Ông không cần phải mượn tới từ chương, điển tích, điển cố của người xưa để nói thay mình câu chuyện của đời
nay. Và dù ông chưa xưng tôi, nhưng cái tôi trong ông đã mang dáng dấp rất riêng
so với cái tôi của các nhà nho trước đó . Thực chất , Tản Đà có phong thái và tố
chất của môt
nghệ sĩ hơn môt
nhà nho , đây là điểm khác biệt rất lớn và cũng rất
quan trọng nếu so sá nh Tản Đà với các tác giả viết bằng chữ Hán trước ông. Có
thể chính bởi sự khác biệt đó mà Phạm Quỳnh , môt học giả cùng thời với Tản Đà
lại là người chê bai , thậm chí thóa mạ Tản Đà nhiều nhất. Đó là bởi Phạm Quỳnh
mặc dù rất giỏi chữ Tây, nhưng thực chất là môt nhà nho chính hiệu với đầy đủ
những phẩm chất và tư duy đươc
đào tạo từ cửa Khổng sân Trình .
Tản Đà đã bước qua cái hàng rào tư tưởng của đạo N ho để vượt sang bên kia bờ tư tưởng của cảm xúc và những trải nghiệm cá nhân . Ông không chịu nói theo sách vở thánh hiền , không chịu lấy những khuôn vàng thước ngọc của ngàn đời để đo những giá trị thuộc thời cuộc đang sống hôm nay của mình . Đó là cái
làm cho ông khác với những tác giả nhà nho trước đó . Trong thơ, Tản Đà bộc lộ rất rõ con người cá nhân cá tính của mình. Ông không ngại ngần phơi bày “gan ruột” của mình trên trang giấy. Chính vì thế, ngôn ngữ thơ của Tản Đà nhiều khi mang đậm tính khẩu ngữ và không kém phần mạnh bạo. Tản Đà tích cực sử dụng
lối chơi chữ nói chơi, giễu nhại, trào lộng.
Trong văn học trung đại nói đến cuộc chơi táo bạo của ngôn từ phải nhắc đến Nguyễn Công Trứ. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ lúc đầu “khó” đến nỗi ông phải ra tay “chém cha cái khó”:
Chém cha cái khó! Chém cha cái khó! Khôn khéo mấy ai? Xấu xa một nó!
(Hàn Nho phong vị phú)
Và ông chém bằng chữ nghĩa. Sau khi thi đậu ra làm việc nước, Nguyễn Công Trứ lại “lên quan xuống lính” liên miên, có lần xuống tận... lính thú. Những lúc ông thất thế, lẽ đời thừa dịp thấm sâu thêm, khiến ông rốt cục trở thành một người hiểu đời kỹ ít ai bằng. Dạ chất chứa, ông không nén mà cho thoát ra thành cả một chùm thơ về nhân tình thế thái. Khác với lời than nghèo khi xưa dù sao còn “thanh”, Nguyễn Công Trứ trong hoạn ba đào có lúc không ngại văng hẳn “tục”:
“Đ... mẹ nhân tình đã biết rồi Lạt như nước ốc bạc như vôi!”
Tản Đà chưa đủ mạnh mẽ, ngang tàng như Ông Hi Văn nhưng trong thơ mình, thi sĩ nhiều lần mạnh miệng nói ngoa, chửi thẳng:
Khéo thay đổi vợ với thay chồng, Ba chục roi đòn đít Thổ công Nhắn bảo trần gian cho nó biết
Kẻo bận chi nữa đến phường ông”
(Khối tình con, II)
Đó là lời hai chú Táo quân khi nghe thấy Thổ công phải đòn và bị cách, nhưng thi sĩ Tản Đà cũng mượn lời thần bếp để nói ngông chơi. Tản Ðà đã học tập cách sử dụng ngôn ngữ của văn học dân gian, tạo cho ngôn ngữ trong sáng tác của ông có tính giản dị, tự nhiên. Ông còn đưa lời ăn tiếng nói của quần chúng vào trong tác phẩm. Có thể thấy rõ thơ của Tản Ðà được sáng tác với ngôn ngữ của văn học dân gian, với chất liệu nghệ thuật mà người lao động đã dùng. Ngôn ngữ trong thơ Tản Ðà là ngôn ngữ của ca dao, hát ru, hát ví... Thi sĩ vận dụng một số mô típ trong ca dao rất tài tình như: “Gió đưa”, “Con cò”... “Ai làm, ngồi buồn, đêm thu”…
Gió đưa thầy khóa sang sông
Ðể em trông thấy trong lòng ngẩn ngơ
hoặc:
Con cò lặn lội bờ ao
Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay Em về giục mẹ cùng thầy
Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong ?
Có nhiều câu thơ đã bám sát vào các câu hát, ví của văn học dân gian. Câu ví trong dân gian:
được Tản Ðà sáng tạo:
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm.
Hỡi cô yếm trắng kia là Chồng cô, cô bỏ ở nhà đi chơi.
Rõ ràng câu thơ của Tản Đà mang màu sắc hiện đại và tính đời tư thế sự hơn hẳn so với dân gian. Hình ảnh cô gái yếm trắng bỏ chồng ở nhà đi chơi mang đầy sự cá tính và chủ động. Cũng có khi Tản Đà vận dụng một cách tài tình kiểu tư duy của ca dao để sáng tác nên những vần thơ “thương ai”:
Thương ai điêu đứng phong trần Thương ai án tuyết song hoành luống công…
(Thương ai)
Hay mô típ “ngồi buồn” của ca dao:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Tản Đà vận dụng vào thơ mình:
Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi
Hoặc: Ngồi buồn ta lại viết thư chơi
Phút “ngồi buồn” trong ca dao ẩn chứa nhiều tâm sự và day dứt của nhân vật trữ tình đã trở thành lúc Tản Đà ngồi “viết thư chơi” hết “đưa người tình nhân có quen biết” lại viết thư “trách người tình nhân không quen biết”… Âm hưởng ca dao dân ca đậm đặc một cách có chủ ý và có hệ thống trong Phong dao của Tản Đà. Chính ở đó, những vần thơ viết chơi của ông thể hiện rõ nhất, đầy đủ và sinh động nhất bức chân dung cái Tôi đa tài, đa tình.
Ngoài ra, trong ngôn ngữ thơ phong phú và sáng tạo của mình, Tản Đà còn rất thích chơi chữ. Ông là một nhà Nho nhưng lại có lối tư duy hiện đại, nên chữ “chơi” trong thơ Tản Đà không hề đơn giản là vui chơi. Đúng như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về chữ “chơi” của Tản Đà trong bài “Chơi chùa Hương Tích”: “chữ “chơi” ở đây của ông có cái nghĩa như là “chơi gái” vậy”:
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt Đá hỏm hang đen tối tối mò
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
Phàm trần chưa biết nhắn nhe cho
Kết hợp với hình thức câu thơ, việc chơi chữ của Tản Đà trở nên thú vị và bất ngờ hơn. Chơi chữ không phải là sự mới mẻ trong văn học, trước đó, bà Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi đã có những câu thơ đối đáp sắc sảo, chơi chữ thông minh:
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ Chồng còn chưa có-có chi con!
Đến Tản Đà, chơi chữ dường như đã trở thành một thú chơi không thể thiếu. Chính việc chơi chữ đã tạo nên cho thơ ông một tiếng cười sảng khoái mà vẫn thâm thúy, tinh tế. Lối chơi chữ được tác giả vận dụng khéo léo và tài tình để nhắn nhủ, đe dọa, cảnh báo trong bài “Thầy đồ ve gái phải đánh đau tay”:
Hùm, đã biết hang sao cứ mó Chim chưa vỡ bọng dễ mà bay Từ đây buộc chỉ thôi chừa nhé Đừng dám chơi dao lại có ngày
Cách nói: mó, chim chưa vỡ bọng, buộc chỉ, chơi dao vừa đầy ẩn ý, vừa hài hước, hóm hỉnh, tạo nên nét riêng trong thơ chơi của Tản Đà. Đó là một cách răn dạy những kẻ khoác trên mình sự đạo mạo của thầy đồ nhưng mang bản tính của một ngụy quân tử. Khác với lối văn chương cử tử của những nhà Nho xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, ngôn ngữ trong thơ Tản Đà tự nhiên, giàu sắc điệu cảm xúc, đó là nhờ sự vận dụng tài tình những hô ngữ, hư từ, từ cảm thán,….
Sức hấp dẫn cũng như ý nghĩa cách tân thơ chơi của Tản Đà còn thể hiện ở ngôn ngữ nói chơi. Có những lời thơ buột ra tự nhiên như một tiếng thở dài ngao ngán:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế nay em chán nửa rồi.
(Muốn làm thằng Cuội) Hơn một lần trong thơ, Tản Đà thốt lên: “quái lạ”
Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt canh thâu.
(Tương tư)
Cái số đoạn trường sao quái lạ Khéo xoay xoay mãi tít mù xanh
(Thúy Kiều lúc ra tu chùa Hoạn Thư) Những vần thơ như tiếng thốt lên đầy ngạc nhiên của thi sĩ lấy làm lạ lẫm trước sự đời. Tuy nhiên, sự thắc mắc của thi sĩ không phải để truy vấn câu trả lời mà cốt là để thể hiện một cái Tôi rất đời thường giữa cuộc đời. Cái Tôi trăn trở, suy tư nhưng cũng hết sức hồn nhiên, chân thành. Quan niệm là thơ chơi, nói chơi nên cách xưng hô của Tản Đà rất suồng sã, hiện đại, khác hẳn với lối xưng hô “ngất