Chương 3
QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA THƠ CA HMÔNG NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT
Cấu trúc là khái niệm chỉ toàn bộ mối quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể. Từ điển từ và nghĩa Hán Việt của giáo sư Nguyên Lân giải nghĩa: Cấu trúc (cấu: Xây dựng; Kết lại; Sắp xếp, trúc: Xây đắp) là "cách sắp xếp những bộ phận để làm nên một chỉnh thể" [61]. Cấu trúc của tác phẩm là: "Tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại của các yếu tố của tác phẩm mà sự biến đổi nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác" [33]. Trong lịch sử phát triển của văn học, khái niệm cấu trúc của tác phẩm văn học cũng đã trải qua những cách hiểu, cách quan niệm khác nhau. Từ xưa, người ta xem cấu trúc tác phẩm văn học nằm ở sự hài hòa, đối xứng. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, giới nghiên cứu lí luận văn học quan niệm cấu trúc của tác phẩm văn học chính là kết cấu, là mối quan hệ giữa các lớp tư tưởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn. Lý luận văn học hiện đại xác định "cấu trúc của tác phẩm văn học là một khái niệm được sử dụng phổ biến và được hiểu như là mối quan hệ qua lại của các kí hiệu thẩm mĩ đặc thù, bởi tác phẩm là một thông báo bằng ngôn ngữ đặc biệt"[33, tr.51]. Để hiểu một tác phẩm văn học, ta bắt buộc phải tìm hiểu cấu trúc của nó, phải đặt các yếu tố vào trong cấu trúc của nó. Tuy nhiên, tác phẩm văn học là một cấu trúc phức tạp và "hiện vẫn chưa có một quan niệm thỏa mãn được mọi người" [33, tr.51]. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của các nhà lí luận văn học, chúng tôi xem xét cấu trúc của tác phẩm văn học ở hai phương diện thống nhất, đó là phương diện nội dung phản ánh và cấu trúc nghệ thuật. (Tất nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối để khu biệt đối tượng trong thao tác nghiên cứu, còn theo quan điểm của thi pháp học hiện đại thì cấu trúc nghệ thuật của một tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ toàn vẹn. Trong đó, các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật xuyên thấm vào nhau không thể tách rời. Khảo sát các phương diện nội dung có nghĩa là phải khai thác các yếu tố hình thức nghệ thuật phản ánh nó, và ngược lại). Trong phạm vi luận án và năng lực còn hạn chế của người viết, chúng tôi chỉ mạnh dạn xem xét phương diện cấu trúc nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca Hmông dựa trên các tiêu chí về
cấu trúc thể loại, cấu trúc câu thơ, thế giới hình ảnh, biểu tượng, cấu trúc ngôn ngữ, để thấy được những đặc điểm nổi bật và quá trình vận động, phát triển của thơ ca Hmông từ truyền thống đến hiện đại.
3.1. Sự vận động ở phương diện cấu trúc thể loại
3.1.1. Cấu trúc thể loại thơ Hmông truyền thống...
Với nỗ lực đi tìm những dấu ấn mang tính bản sắc trong thơ ca Hmông, chúng tôi chủ trương xem xét cấu trúc các thể thơ được sử dụng trong thơ ca dân gian cũng như thơ ca hiện đại Hmông, ngò hầu nhận ra được một sự kế thừa, tiếp biến nào đó, một qui luật, hay một sự vận động dưới góc độ thể loại thơ. Để làm được điều này, chúng tôi đã khảo sát cấu trúc các văn bản thơ bằng tiếng Hmông (qua bản dịch/ghi chép của nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học dân gian Hùng Đình Quí). Mặt khác, để góp phần nhận diện nét riêng trong thể loại thơ ca Hmông, chúng tôi đã bước đầu so sánh với các văn bản thơ bằng chữ Nôm Dao của Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao) và bản tiếng Dao trong cuốn "Thơ ca dân gian người Dao Tuyển" của tác giả Trần Hữu Sơn [111] để có thêm cơ sở so sánh, nhận diện thể thơ trong thơ ca Hmông truyền thống.
Nhìn chung, thơ ca dân gian Hmông được viết theo thể tự do, là thể thơ được sử dụng nhiều trong thơ ca Việt thời kì hiện đại. Xuất phát từ mô hình cấu trúc các đoạn/khổ thơ trong cuốn "Dân ca Hmông" [122] mà chúng tôi ngờ rằng, có sự tham gia rất lớn của các làn điệu đặc trưng riêng của người Hmông (như vậy cũng có nghĩa là các bài/ đoạn/ khổ thơ ấy phải tuân theo những qui luật nào đó về mặt cấu trúc). Tiếc rằng các cuốn Dân ca Mèo (1967) và Dân ca Hmông (1984) đều chỉ là các bản dịch bằng tiếng phổ thông mà không được ghi chép lại bằng tiếng Hmông nên không thể khảo sát mô hình cấu trúc các khổ thơ trong đó. Để tìm hiểu mô hình cấu trúc của thơ Hmông truyền thống, chúng tôi đã lựa chọn văn bản tiếng Hmông của Hùng Đình Quí trong cuốn Dân ca Hmông Hà Giang- Tập III [105]. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn cuốn này để khảo sát là bởi lẽ: Thứ nhất, đây là cuốn sách sưu tầm dân ca Hmông được in song ngữ do nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Hùng Đình Quí (dân tộc Hmông) sưu tầm, phiên dịch; thứ hai, đây là cuốn có số
lượng bài lớn nhất so với hai tập dân ca Hmông công bố trước đó của ông. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Khảo sát số chữ trong câu thơ Hmông truyền thống
Tổng | Số chữ trong câu | Tổng | |
Câu 1-3 chữ | 46 | Câu 11 chữ | 98 |
Câu 4 chữ | 131 | Câu 12 chữ | 65 |
Câu 5 chữ | 509 | Câu 13 chữ | 58 |
Câu 6 chữ | 449 | Câu 14 chữ | 24 |
Câu 7 chữ | 348 | Câu 15 chữ | 10 |
Câu 8 chữ | 286 | Câu 16 chữ | 6 |
Câu 9 chữ | 240 | Câu 17 chữ | 2 |
Câu 10 chữ | 229 | Câu trên 17 chữ | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Ca Hmông Và Những Mạch Nguồn Cảm Hứng
- Sự Vận Động, Phát Triển Của Thơ Ca Hmông Gắn Liền Với Quá Trình Nhận Thức Về Thế Giới Và Con Người
- Sự Đổi Thay Trong Quan Niệm Nghệ Thuật Về Thế Giới Và Con Người Trong Thơ Ca Hmông
- Sự Vận Động Ở Phương Diện Cấu Trúc Câu Thơ
- Sự Vận Động Của Thơ Ca Hmông Gắn Liền Với Việc Mở Rộng Thế Giới Hình Ảnh, Biểu Tượng
- Xu Thế Mở Rộng Thế Giới Biểu Tượng
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Qua bảng khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy:
+ Số câu thơ được sử dụng nhiều nhất là: câu 5 chữ (509 câu), câu 6 chữ (449 câu), câu 7 chữ (348 câu), câu 8 chữ (286 câu).
+ Xuất hiện những câu có số chữ lớn: 9 chữ (240 câu), 10 chữ (229 câu), 11 chữ (98 câu), 12 chữ (65 câu), 13 chữ (58 câu), 14 chữ (24 câu)...
Căn cứ vào kết quả trên, chúng tôi có một số nhận xét bước đầu:
- Thơ Hmông truyền thống có những nét riêng biệt so với thơ ca truyền thống của các dân tộc khác ở chỗ:
- Trong thơ ca dân gian Hmông, có những câu rất dài (trên 8 chữ) mà trong thơ ca dân gian của người Việt rất ít xuất hiện.
- Về đại thể, thơ ca dân gian Hmông cũng sử dụng nhiều câu có số chữ (5, 6, 7, 8 chữ) rất quen thuộc đối với thơ ca nói chung của dân tộc Việt (trong các thể ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn và thơ tự do).
Đồng thời, chúng tôi nhận thấy, có một hiện tượng giống như một qui luật trong việc triển khai các khổ, câu thơ trong các bài dân ca Hmông. Chẳng hạn: Có một sự đối xứng nhất định về số lượng câu, chữ trong các khổ thơ, nói đúng hơn là trong cấu trúc của từng khổ thơ. Có rất ít những khổ thơ trong dân ca Hmông có số
chữ trong các câu bằng nhau. Mặt khác, việc bố trí các câu thơ có số chữ không bằng nhau đó lại dường như tuân theo một qui luật nhất định mà chúng tôi tạm gọi là mô hình cấu trúc. Qua khảo sát 68 bài dân ca trong cuốn sách nói trên, chúng tôi thấy có đến 308 lượt xuất hiện mô hình cấu trúc trong các khổ thơ, trong đó có 49 kiểu mô hình cấu trúc (mà chúng tôi gọi là) cơ bản và 169 mô hình cấu trúc biến thể (hay phái sinh). (Xin xem bảng khảo sát chi tiết ở phần Phụ lục 1, 2).
Bảng 3.2. Bảng thống kê mô hình cấu trúc cơ bản và mô hình cấu trúc biến thể
Số lượt xuất hiện | Kiểu mô hình cấu trúc biến thể | Số lượt xuất hiện | |
49 | 178 | 169 | 398 |
Theo chúng tôi, có thể những mô hình cấu trúc này góp phần quan trọng tạo nên tính nhạc (làn điệu) trong dân ca Hmông. Trong truyện thơ Hmông, chúng tôi cũng thấy xuất hiện nhiều những mô hình cấu trúc này. Và tất nhiên, những truyện thơ ấy cũng đều có thể hát được. (Đó cũng là một lí do để chúng tôi xếp truyện thơ Hmông vào trong phạm vi thơ ca dân gian Hmông). Rất tiếc, vì không có điều kiện khảo sát tất cả các bài trong thơ ca dân gian Hmông nên không thể đưa ra những kết luận cụ thể. Song, với những gì đã khảo sát được, chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để bước đầu cho rằng: Thơ ca dân gian Hmông có những đặc trưng riêng về mặt thể loại. Chắc chắn việc khảo sát qui luật sử dụng các cấu trúc nói trên trong từng bài thơ và đi sâu hơn nữa là việc định danh thể loại một cách chính xác cho thơ ca dân gian Hmông là một công việc hết sức thú vị, và là một công việc nghiêm túc, mang tính khoa học, hy vọng sẽ được các nhà nghiên cứu (và có thể cả bản thân tác giả luận án) quan tâm đến trong những công trình nghiên cứu gần nhất, góp phần đánh giá thơ ca Hmông và lí giải phần nào những gì còn bí ẩn trong tâm hồn người Hmông.
Để có thêm cơ sở cho nhận định trên, chúng tôi tiếp tục khảo sát các văn bản thơ Dao (bằng chữ Nôm Dao và bằng phiên âm tiếng Dao) qua một số tác phẩm của nhà thơ Bàn Tài Đoàn - tác giả tiêu biểu nhất của thơ Dao thời kì hiện đại (cũng là người có dấu ấn truyền thống rất rò trong cách viết), và phần văn bản phiên âm
tiếng Dao trong cuốn Thơ ca dân gian người Dao Tuyển của nhà nghiên cứu văn hóa Dao- tiến sĩ Trần Hữu Sơn. Sở dĩ chúng tôi chọn thơ Dao để khảo sát bởi vì, xét về mặt ngôn ngữ, tiếng Dao và tiếng Hmông cùng nằm trong một ngữ hệ. Quá trình khảo sát được tiến hành trên các tập thơ song ngữ của Bàn Tài Đoàn, bao gồm:
+ Đường Cụ Hồ, Nxb Dân tộc Việt Bắc, 1963, 38 tr.
+ Đường sáng, Nxb Việt Bắc, 145 tr.
+ Tìm bạn rừng, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999, 139 tr.
Và tập Dân ca người Dao Tuyển (song ngữ Việt- Dao) do Trần Hữu Sơn chủ biên, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2005, 538 tr.
Kết quả khảo sát cho thấy: tất cả các bài thơ Dao trong các tác phẩm nói trên đều sử dụng chung một hình thức thể loại, đó là thể thơ thất ngôn (7 chữ).
Như vậy, thể loại đặc trưng của thơ ca Dao là thể thơ 7 chữ. Thể loại như là duy nhất này làm cho thơ Dao phần nào trở nên đơn điệu. Tuy nhiên, nó lại là công cụ hữu hiệu để hát lên những giai điệu Páo dung rất quen thuộc của người Dao.
Đi sâu tìm hiểu cấu trúc thơ ca Hmông và sự vận động của nó trong hành trình từ truyền thống đến hiện đại, chúng tôi tiếp tục tìm kiếm những đặc trưng về cấu trúc, kết cấu phổ biến của thơ ca Hmông, đặt trong mối quan hệ và chịu sự chi phối chặt chẽ của văn hóa Hmông. Một điều dễ nhận ra là, tồn tại gắn liền với môi trường diễn xướng, thơ ca dân gian Hmông chủ yếu được thể hiện thông qua hình thức đối đáp. Cho dù có những bài ca mà nội dung của nó chỉ là lời tự sự cá nhân thì dấu ấn đối đáp vẫn in khá rò trong cách thể hiện. Có thể nói, thơ ca dân gian Hmông là sự biểu hiện đặc sắc của lối dãi bày trực tiếp, thể hiện một nhu cầu giao tiếp và chia sẻ tình cảm. Thông qua hai hình thức cơ bản là độc thoại và đối thoại, thơ ca dân gian Hmông có ưu thế để biểu hiện trong những môi trường diễn xướng. Tuy nhiên, đó không phải là môi trường đã được mặc định như sân đình hay đầu làng trong thơ ca dân gian của người Kinh, thậm chí cũng không cần đến một môi trường diễn xướng có đông người như hội hè, đình đám. Những lời đối thoại trong dân ca Hmông phù hợp với không gian hẹp, chỉ có hai người, không gian riêng tư
cho lứa đôi bộc lộ tình cảm. Có thể đó là một buổi sáng trên đường xuống chơ, một buổi chiều đi nương hay một đêm trăng sáng ở cánh rừng đầu bản. Họ hát với nhau, những bài ca tồn tại hai vế là lời tâm sự trực tiếp nỗi lòng đôi lứa:
Em hỡi!
Thuở trước, ngọn tre gặp gió chưa biết rung Lá tre gặp gió chưa biết lay
Thuở ấy, em chưa cùng ta định liệu Khiến tim gan ta rối quẫn
Năm nay, ngọn tre gặp gió đã biết lay Lá tre gặp gió đã biết rung
Vì em đã cùng ta toan tính
Khiến ta không quẫn rối tim gan... Anh hỡi!
Em trở về, em chẳng như con trâu già trốn nắng Em về, em chẳng như người giàu giấu tiền
Em như gốc cây to bên đồi để người dễ thấy Em về dù xa anh bao lâu
Nghĩa tình đôi ta vẫn vậy không thể quên nhau... [122]
Với hình thức đối đáp, thơ ca dân gian Hmông chủ yếu sử dụng phép đối, từ cấu trúc câu thơ đến ý thơ, lời thơ, vừa tạo ra sự cân đối hài hoà, vừa chuyển tải những thông điệp tình cảm để ghi nhớ, khắc sâu vào lòng người, có sức lôi cuốn và ám ảnh.
Ngoài ra, nói tới thơ ca Hmông truyền thống là nói tới lối kết cấu trùng điệp, cho dù không phải chỉ có thơ ca dân tộc Hmông mới sử dụng dạng kết cấu này. Trong kho tàng thơ ca dân gian của các dân tộc thiểu số (và cả dân tộc Kinh), kết cấu trùng điệp cũng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, đối với thơ ca Hmông truyền thống, kết cấu trùng điệp chiếm số lượng rất lớn và mang tính phổ biến, trở thành cách kết cấu đặc trưng của thơ ca dân gian Hmông. Hầu hết các bài ca đều sử dụng
hình thức kết cấu này ở mức độ đậm đặc, tạo nên đặc trưng riêng trong lối biểu đạt. Chính sự lặp lại một chi tiết, hình ảnh, sự việc sẽ khiến cho diện mạo, nội tâm và hành động của nhân vật trữ tình thể hiện rò hơn.
Thơ Hmông hiện đại chịu ảnh hưởng rất lớn của dân ca Mông về mặt hình thức kết cấu. Lối kết cấu đối ngẫu, lặp lại nhiều lần những từ ngữ, hình ảnh, cấu trúc câu thơ kết hợp với sự phối âm các thanh điệu bằng trắc làm cho thơ Hmông hiện đại có những giai điệu rất gần với dân ca Hmông:
Em gầu Mông
Nếu em nhớ dài, anh nhớ lâu
Thì cho dù hang ra hoa, đá ra quả
Cũng chẳng ai tách rời được hai ta đâu! Nếu em nhớ đầy, anh nhớ đủ
Thì cho dù đá ra quả, hang ra hoa
Cũng chẳng ai tách rời hai ta ra được!
Bài thơ trên của nhà thơ Hùng Đình Quí có mô hình cấu trúc (3/7-9-9/7-9-9) với nhịp điệu các câu thơ rất quen thuộc trong thơ ca dân gian Hmông. Có lẽ chính vì vậy mà thơ Hùng Đình Quí luôn có thể hát được. Bên cạnh đó, có những bài thơ Hmông đọc lên chúng ta có cảm giác đã thấy rò những giai điệu để có thể cất ngay lên tiếng hát:
Trên vòm trời mây quang Dưới vòm trời trăng sáng Con chim hoạ mi nhảy nhót
Con chim khướu đậu cành lan hót vang
Qua hội xuân này kẻo mình đi nhà mình, ta trở về nhà ta thôi Đôi ta không còn tựa lưng nhau thổi đàn môi
(Hội xuân- Mã A Lềnh)
Thơ Hmông giàu nhạc điệu, một phần là do âm hưởng của dân ca Hmông quá sâu đậm chi phối từ cảm xúc đến kết cấu, từ hình ảnh đến nhịp điệu của từng câu thơ:
Em là cô gái Mèo hoa
Anh là chàng trai Tày trắng Trời có mắt trời cho ta thấy Đất có lòng, đất cho ta duyên Trời đất se duyên bên sườn núi
(Tình ca ở Chiu Lầu Thí - Giàng Xuân Hồ)
Tuy nhiên, ảnh hưởng quá nhiều từ hình thức kết cấu của dân ca làm cho thơ Hmông hiện đại không tránh khỏi sự lặp lại đến đơn điệu, đôi khi cũ kĩ, sáo mòn: “Con bướm vàng mặc váy hoa vàng/ Ngày ngày làm dáng /chạy loăng quăng bên rừng/ Con bướm mặc váy mới hoa lụa/ Ngày ngày làm dáng chạy nhênh nhang” (Giàng A Tủa), “Anh trai Mông/ Nước trong, trong vắt không vẩn đục/ Anh hãy đi rồi mau trở lại/ Nước trong, trong vắt không vẩn ngầu /Anh hãy đi rồi mau rồi trở về” (Hùng Đình Quí).
Kết cấu đối ngẫu, trùng điệp làm cho thơ Hmông trở nên dàn trải, thiếu sự cô đọng cần thiết. Đây cũng chính là một trong những hạn chế của những bài thơ chịu ảnh hưởng quá nặng nề của hình thức dân ca. Tuy nhiên, nó có vẻ lại là món ăn “hợp khẩu vị” của người Hmông ở khả năng hành dụng hát không cần phổ nhạc. Vì thế mà những bài thơ của Hùng Đình Quí, Giàng A Páo trước nay vẫn được nhiều người Hmông ưu thích.
3.1.2. Xu hướng đổi mới cấu trúc thể loại
Bên cạnh xu hướng kết cấu thơ chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền thống, thơ ca hiện đại Hmông còn mang những đặc điểm của cấu trúc thơ hiện đại. Điều này thể hiện rất rò trong việc sử dụng các thể thơ, cách dồn nén câu chữ, đặc biệt là cách gieo vần, ngắt nhịp trong các câu thơ, bài thơ. “Nếu so với dân ca dân tộc thiểu số thì thơ hiện đại dân tộc thiểu số đã có một bước nhảy vọt về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện” [113, tr.59]. Thơ Hmông hiện đại cũng vậy, xu hướng thoát li truyền thống trong hình thức thơ bộc lộ rất rò. Trước hết, sự cô đọng thể hiện ở nhan đề các bài thơ. Nếu như giai đoạn trước năm 1975, thơ Hmông thường chỉ có nội dung dàn trải, giọng điệu giãi bày, kể lể; tên các bài thường dài (chẳng hạn, các bài thơ “Mặt trời, mặt trăng và Bác Hồ” của Sùng Nhìa Tú; “Ánh đuốc trên