- Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng
Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các thông số thống kê sau:
- Điểm trung bình các bài kiểm tra:
10
xi . fi
x i1, trong đó N là số bài kiểm tra, xi
N
là loại điểm, (fi) là tần số điểm xi mà HS đạt được.
10
(x x)2 . f
- Phương sai:
i i
s2 i1
N 1
10
(x x) f
2
i
i
i1
N 1
- Độ lệch chuẩn: s
Bảng 3. 5. Thống kê điểm kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau thực nghiệm
Đại lượng thống kê | Giá trị | ||||
10A7 | 10A1 | 10A9 | 10A10 | ||
1 | Điểm trung bình | 7.97 | 6.93 | 7.87 | 6.98 |
2 | Điểm trung vị | 8.00 | 6.88 | 8.00 | 7.00 |
3 | Điểm trội | 8.00 | 6.00 | 8.00 | 7.00 |
4 | Điểm cao nhất | 9.50 | 9.50 | 10.00 | 9.50 |
5 | Điểm thấp nhất | 6.00 | 4.00 | 5.00 | 4.00 |
6 | Phương sai điểm số | 0.92 | 1.69 | 1.34 | 1.74 |
7 | Độ lệch chuẩn | 0.96 | 1.30 | 1.16 | 1.32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Bước Tiến Hành Tạo Bài Thuyết Trình Bằng Công Cụ Storymap Trên Nền Tảng Arcgis Online
- Một Số Hình Thức, Biện Pháp Sử Dụng Storymap Và Thực Nghiệm Sư Phạm
- Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.2. Đại lượng thống kê kết quả kiểm tra các lớp sau thực nghiệm
Thông qua bảng thống kê kết quả học tập sau thực nghiệm chúng tôi thấy rằng:
Thứ nhất, điểm số của bốn lớp tiến hành thực nghiệm cao hơn điểm số lớp tiến hành đối chứng. Số điểm giỏi và khá của lớp tiến hành thực nghiệm cũng cao hơn điểm số lớp đối chứng. Cụ thể lớp 10A7 (lớp thực nghiệm) có 09 học sinh đạt điểm Giỏi, chiếm 21,95% và 25 học sinh đạt điểm khá, chiếm 60,98%, lớp 10A9 (lớp thực nghiệm) có 10 học sinh đạt điểm Giỏi, chiếm 22,73% và 28 học sinh đạt điểm khá, chiếm 63,64%, Còn lớp 10A1 số học điểm giỏi là 3 học sinh, chiếm 7,5%, số học sinh khá là 17 học sinh, chiếm 42,50%, Trung bình là 18 học sinh, chiếm 45,00% và Yếu là 2 học sinh, chiếm 5,00%. Lớp 10A10 số học điểm giỏi là 4 học sinh, chiếm 9,09%, số học sinh khá là 24 học sinh, chiếm 54,55%, Trung bình là 13 học sinh, chiếm 29,55% và Yếu là 3 học sinh, chiếm 6,82%. Như vậy, hai lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh Giói, khá cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh trung bình, yếu ở hai lớp đối chứng có 5 học sinh.
Từ phân tích trên ta có thể thấy rằng việc thiết kế và sử dụng công cụ StoryMap trong dạy học lịch sử nói chung và chủ đề “các nền văn minh thế giới” nói riêng các em học sinh rất thích thú trong việc lĩnh hội kiến thức thông qua bài học. Qua đó cũng giúp cho các em có được cách nhìn về bộ môn lịch sử. Việc dạy học qua công cụ StoryMap sẽ giúp các em có được cái nhìn đa chiều trong dạy và học môn lịch sử, từ đó các em có thể lĩnh hội nội dung kiến thức từ xa đến gần thông qua không gian địa lí.
Thứ hai, qua bài kiểm tra 10 phút chúng ta có thể biết được nhận thức của học sinh về bài học. Vì vậy thông qua kết quả thực nghiệm chúng ta có thể thấy được học sinh các lớp thực nghiệm có chất lượng học tập cao hơn học sinh các lớp đối chứng. Ở hai lớp thực nghiệm nhiều em học sinh có thể xác định được vị trí, cơ sở hình thành và những thành tựu cơ bản của các nền văn minh thế giới. Đồng thời những nội dung về điều kiện tự nhiên, các yếu tố hình thành và kể tên các thành tựu về các nền văn minh thế giới được học sinh lớp thực nghiệm trình bày và thuyết trình đầy đủ hơn học sinh lớp đối chứng. Các em học sinh lớp thực nghiệm sau khi lĩnh hội kiến thức còn trở thành các hướng dẫn viên du lịch trong việc thuyết trình và giới thiệu về các nền văn minh thế giới sau khi lĩnh hội kiến thức từ bài học.
Tiểu kết chương 3
Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng công cụ StoryMap có nhiều ưu điểm và thích hợp với chương trình lịch sử hiện tại và chương trình lịch sử mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên không phải công cụ nào cũng tối ưu, đặc biệt thực trạng công cụ StoryMap vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam và điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế để ứng dụng trong dạy học. Vì vậy để đưa ra biện pháp nhằm phát triển StoryMap trong chương trình lịch sử ở THPT Việt
Nam. Trong chương hai chúng tôi đã đưa những cách để sử dụng và vận dụng công cụ StoryMap vào dạy học Lịch sử lớp 10.
Trong quá trình học tập, tìm hiểu và thực hành sử dụng công cụ StoryMap chúng tôi thấy nội dung chương trình Lịch sử lớp 10 có nhiều nội dung có khả năng vận dụng được công cụ StoryMap một cách hiệu quả. Đồng thời, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra chương trình lịch sử cấp trung học phổ thông mới với nhiều nội dung và phương pháp dạy học lịch sử mởi mẻ và rất thích hợp với công cụ StoryMap và công cụ này có thể hỗ trợ được giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mới.
Như vậy, để phổ cập và sử dụng được công cụ StoryMap cho giáo viên và học sinh chúng ta cần có những hướng dẫn sử dụng các phần mềm GIS như ArcGIS. Để giáo viên có thể biết cách tạo một StoryMap trên phần mềm đó và tạo ra những bài thuyết trình StoryMap.
Đặc biệt trong phần vận dụng hiệu quả StoryMap, chúng tôi đã đề ra những nguyên tắc vận dụng và cách vận dụng StoryMap trong dạy học Lịch sử. Các cách vận dụng StoryMap vào dạy học lịch sử rất phong phú và mang lại những kết quả tích cực. Điều này đã được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội và đã đem lại kết quả tích cực về mặt thái độ và nhận thức của học sinh với bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
StoryMap là một công cụ không gian địa lý kiểu dạng hệ thông tin địa lý (GIS) cho phép người dùng thu thập, lưu trữ, phân tích, so sánh một lượng thông tin lớn và đa dạng các loại dữ liệu trên một bản đồ động. StoryMap giống như cách kể chuyện được thực hiện bằng bản đồ kỹ thuật số hóa. Qua các nghiên cứu của các học giả nước ngoài chúng ta thấy được StoryMap đóng vai trò và ý nghĩa to lớn đối với dạy học lịch sử. StoryMap là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học lịch sử, ảnh hưởng đến sự thay đổi của Chương trình lịch sử một cách nhất định và nó đã giúp cho môi trường học tập lịch sử trở lên hiện đại hơn khiến cho thái độ của học sinh đối với bộ môn lịch sử có nhiều thay đổi tích cực.
Trong dạy học, giáo viên có thể xây dựng các bài học thông qua cơ sở dữ liệu về những thành tự các nền văn minh phương Đông, từ đó đưa ra nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể chi tiết để học sinh biết cách làm việc và khai thác, chiếm lính nội dung kiến thức về các nền văn minh thế giới nói chung cũng như một số nền văn minh phương Đông. Còn đối với các bộ môn liên quan thì đây thực sự là những tài liệu giáo dục vô cùng hữu ích được tạo ra từ thế giới thực, là mối liên thông giữa các nền văn hoá, cầu nối giữa Địa lí, khoa học ứng dụng và lịch sử. Giúp cho việc dạy học trở nên sống động hơn bao giờ hết. Học sinh sẽ thực sự hứng thú khi tham gia vào bài học theo phương thức này, các em sẽ thu được kiến thức và những hiểu biết về lịch sử thông qua cảnh quan, sự phong phú các yếu tố nội dung, thông tin tương tác 3 chiều ấn tượng và cuốn hút qua bài học.
Cộng đồng cũng có thể thực hiện những chuyến du lịch ảo tới các điểm di sản văn hoá trên thế giới từ máy tính hoặc điện thoại thông minh được kết nối với mạng Internet, điều mà từ trước đến nay khó có thể thực hiện được. Nhằm
giúp cho người sử dụng có thể khai thác tài nguyên thông tin, cho phép chia sẻ, truy xuất và tìm kiếm dữ liệu về các thành tựu nổi tiếng của các nền văn minh trên thế giới nói chung và các di sản văn hóa của Việt nam nói riêng một cách dễ dàng.
Đối với ngành du lịch cũng sẽ có cơ hội quảng bá rộng rãi hơn trên toàn thế giới, khách du lịch không chỉ đơn thuần xem những tấm ảnh 2 chiều và các bài viết khô khan mô tả về các nền văn minh thế giới, các di tích mà còn có cơ hội thực hiện trước chuyến du lịch ảo thăm quan toàn bộ các nền văn minh thế giới, các di tích trước khi quyết định đặt vé để đến thăm quan trực tiếp. Đây thực sự là cơ hội rõ ràng để tạo ra sự khác biệt trong quảng bá hình ảnh và phát triển trong ngành du lịch hiện nay.
Công cụ StoryMap có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có nhược điểm nhất là khi StoryMap ở Việt Nam rất được ít giáo viên và học sinh biết đến. Bên canh đó hạn chế về cơ sở vật chất cũng đã khiến cho công cụ này không phát huy được hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhiều nơi. Đặc biệt ở Việt Nam vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu và hướng dẫn nào về việc sử dụng các phần mềm để tạo một StoryMap và cách vận dụng StoryMap vào trong dạy học. Trong khi đó chương trình lịch sử Việt Nam đang có nhiều thay đổi nên việc đưa những công cụ như công cụ StoryMap vào dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT Chương Mỹ A nói riêng là cần thiết. Vì vậy một nghiên cứu tìm hiểu về StoryMap và cách vận dụng nó là biện pháp cần thiết để phổ biến công cụ đến với giáo viên và học sinh Việt Nam trong xu thế đổi mới giáo dục như hiện nay.
Vận dụng StoryMap vào dạy học Lịch sử yêu cầu đầu tiên người giáo viên phải bỏ nhiều thời gian ra để nghiên cứu nội dung bài học, mục đích sử dụng StoryMap và phương pháp vận dụng phù hợp. Đề tạo lên một StoryMap hoàn
chỉnh giáo viên phải bỏ nhiều công trong việc chuẩn bị về mặt nội dung và không cho phép xảy ra sai sót trong kiến thức xây dựng StoryMap, cần phải có sự chính xác cao. Nhưng bù lại cách vận dụng StoryMap vào dạy học lịch sử rất phong phú và đem lại kết quả tích cực.
Tóm lại những vấn đề trên đã được chứng thực qua thực nghiệm thiết kế và sử dụng công cụ StoryMap và đã đem lại những kết quả đúng với những luận điểm mà luận văn đưa ra. Từ bảng thống kê kiểm tra sau thực nghiệm trên đã cho thấy lớp học có sử dụng StoryMap có kết quả học tập tốt, chất lượng nhận thức và thái độ của học sinh với môn học lịch sử trở lên tích cực hơn và đem lại triển vọng cho việc vận dụng StoryMap vào trong dạy học lịch sử ở lớp 10 ở các trường THPT hiện nay.
2. Khuyến nghị
Từ những kết luận trên, để góp phần phát triển NLTH cho HS trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội cũng như nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với các cấp quản lí
Các cấp quản lí giáo dục, ban giám hiệu các trường THPT cần tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp việc đổi mới giáo dục có thể tiến hành một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, từ quản lí đến người dạy, từ người dạy đến người học. Cơ sở vật chất trong nhà trường cần được cải tạo, xây dựng nhằm đáp ứng một cách cơ bản nhất yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, lãnh đạo các nhà trường cũng cần thường xuyên quan tâm, động viên khuyến khích GV, tạo điều kiện để GV tham dự các lớp tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận các PPDH mới, các công nghệ dạy học mới có như vậy mới đảm bảo được một khâu then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục theo chương giáo dục phổ thông mới hiện nay.
2.2. Đối với giáo viên
Trong đổi mới giáo dục hiện nay người GV luôn phải là người chủ động, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở giáo dục đào tạo, Bộ giáo dục đào tạo tổ chức, tích cực nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu và cập nhật các PPDH, các công nghệ dạy học mới thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn hay các phương tiện thông tin truyền thông để vận dụng các PPDH theo hướng phát triển NLTH nói riêng và NL nói chung mà Bộ giáo dục đã ban hành.
Bản thân người GV luôn cần nhận thức được rằng việc đổi mới phải xuất phát từ trong suy nghĩ của mình chứ. GV là nhân tố quyết định đến việc đổi mới giáo dục thành hay bại. Nếu chỉ trông chờ vào sự chỉ đạo, tổ chức của cấp trên thì việc đổi mới của GV sẽ vẫn chỉ là mang tính hình thức, đối phó, lí thuyết. Vì vậy hơn ai hết, GV phải là người tự học và tự phát triển cho mình, thông qua đó mới có cơ sở phát triển NLTH cho HS.
Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập giáo viên cũng nên thay đổi bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể giao bài tập cho các em về nhà tự tìm hiểu bằng nhiều kênh khác nhau và các em báo cáo sản phẩm của mình ngay trên lớp học, có thể gửi cho giáo viên bài của mình và chấm cho điểm.
Tóm lại, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi không thể giải quyết được tất cả mọi khía cạnh của việc thiết kế và sử dụng StoryMap trong dạy học phần lịch sử thế giới cổ đại – trung đại để phát triển NLTH cho cho HS lớp 10 trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội. Do đó, luận văn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Chúng tôi hy vọng nhận được sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.