Thiết kế và sử dụng Storymap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội - 13


3.2.2. Đối tượng và địa điểm thực nghiệm

- Đối với giáo viên dạy thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn những giáo viên tự nguyện tiến hành thực nghiệm sư phạm, có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, có tuổi nghề từ 5 năm trở lên.

- Đối với học sinh các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Chúng tôi chọn học sinh của 4 lớp: 10A1, 10A7, 10A9, 10A10 trường THPT Chương Mỹ A như sau:

Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chiếu



STT

Thực nghiệm

Đối chứng

Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số

1

10A9

44

10A1

40

2

10A7

41

10A10

44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Thời gian tiến hành thực nghiệm: Tháng 9 năm 2019, Tầng 2, phòng hội đồng giáo dục trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

3.2.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

- Nội dung thực nghiệm: Để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sử dụng công cụ StoryMap trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường trung học phổ thông Chương Mỹ A, Hà Nội. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong Chủ đề “Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại” Lịch sử lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên do giới hạn dung lượng của luận văn nên ở đây chúng tôi chỉ đi vào so sánh một giáo án thực nghiệm và đối chứng chủ đề: Một số nền văn minh phương Đông (2 tiết). (Giáo án xem phụ lục 3)


Bảng 3.2. So sánh mức độ nhận thức kiến thức lớp thực nghiệm và đối chứng


Thời

gian

Thực nghiệm

Đối chứng

Trước giờ học bài mới

1. Hoạt động của Giáo viên (GV)

- Một tuần trước khi diễn ra bài học, GV chia lớp thành 4 nhóm và phân công nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức SGK – tr.16-19, mạng Internet và đường link do GV cung cấp chuẩn bị các nội dung theo nhóm:

+ Toàn lớp: Tìm hiểu về cơ sở hình thành các nền văn minh phương Đông?

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về những thành tựu cơ bản và ý của nền văn minh Ai Cập?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về những thành tựu cơ bản và ý của nền văn minh Trung Quốc?

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về những thành tựu cơ bản và ý của nền văn minh Ấn Độ?

- Yêu cầu HS phân công nhiệm vụ trong nhóm (phiếu học tập số 1) và tìm hiểu các nội dung và báo cáo thuyết trình bằng Powerpoint theo từng nhóm.

- GV cung cấp tư liệu liên quan và hướng dẫn HS làm việc nhóm. Trong quá trình chuẩn bị của HS, GV gặp đại diện các nhóm hai lần để nhắc nhở tiến độ làm việc và hỗ trợ nếu có.

- Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân cho HS sau báo

cáo của các nhóm.


GV chỉ yêu cầu HS về nhà đọc trước SGK – trang



2. Hoạt động của Học sinh (HS)

- Đọc Sgk, đăng nhập đường link do GV cung cấp, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức và tham gia làm việc

nhóm theo sự phân công của GV.


Trong giờ học

Giờ học được tổ chức thành một buổi thuyết trình, tọa đàm với chủ đề “Một số nền văn minh phương Đông”.

Trước khi bắt đầu giờ học, GV yêu cầu HS mở Phiếu học tập số 2.

- Mở đầu bài giảng (5p): GV sử dụng đường link bài giảng trên công cụ StoryMap mà GV đã cung cấp cho HS trước đó giới thiệu và xác định vị trí của các nền văn minh phương Đông bằng một đoạn video clip. Sau khi HS xem xong đoạn Video clip GV dẫn dắt vào bài mới bằng việc nêu bài tập nhận thức. Một trong những thành tựu quan trọng của loài người thời kì cổ đại là các nền văn minh phương Đông. Để hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành, phát triển và những thành tựu của nền văn minh phương Đông đối với nhân loại, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo sản phẩm của mình đã chuẩn bị trước ở nhà bằng bài thuyết trình Powerpoint.

Giờ học được tiến hành bình thường dạy theo nối truyền thống


1. GV vào bài mới:


- GV treo lược đồ về các quốc gia cổ đại phương Đông và chỉ cho HS biết vị trí của từng quốc gia

cổ đại.



1. Hoạt động 1: Phiếu học tập số 2

Tìm hiểu về cơ sở hình thành và những thành tựu về các nền văn minh phương Đông?

GV yêu cầu HS toàn lớp dựa vào Sgk, lĩnh hội kiến thức từ các nhóm báo cáo sản phẩm bằng Powerpoint và đối chiếu phiếu học tập đã tìm hiểu ở nhà trước 1 tuần.

2. Hoạt động 2: Nhóm và toàn lớp

GV yêu cầu HS nhóm và toàn lớp đưa ra các câu hỏi thảo luận về chủ đề các nền văn minh phương Đông mà 3 nhóm đã báo cáo.

Sau phần báo cáo của mỗi nhóm các cá nhân khác nhận xét, sau đó GV nhận xét chốt ý, tổng kết và có thể đặt thêm câu hỏi.

3. Hoạt động 3: Vận dụng liên hệ định hướng nghề nghiệp (hoạt động nhóm kết hợp toàn lớp)

GV tổ chức lớp học tiến hành kĩ thuật Tranh luận - Ủng hộ (For – Against), thảo luận

? Hãy tưởng tượng em được đi du lịch đến các nền văn minh phương Đông, em muốn đến tìm hiểu, tham quan, học tập và chụp ảnh kỷ niệm tại địa danh nào? Vì sao? Hãy giới thiệu một thành tựu văn hóa của cư dân cổ đại vẫn còn giá trị đến ngày nay.

- GV đặt câu hỏi cho HS Em hãy nêu cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu về các nền văn minh cổ đại phương Đông?

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.


- GV nêu câu hỏi cho HS. Em có nhận xét gì về cơ sở hình thành và những thành tựu về các nền văn minh

phương Đông?



- HS nhận nhiệm vụ và cùng thảo luận sau đó đại diện trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, chốt ý và tổng kết cho điểm

4. Hoạt động 4: Kiểm tra hoạt động nhận thức

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán ý đồng đội” để củng cố nhận thức của HS về bài học.

- HS suy nghĩ trả lời.

Hướng dẫn tự

học và

ra bài

tập về nhà

GV cung cấp phiếu học tập, giao bài tập về nhà:


GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học và Sgk hoàn thành bẳng trên.

Dặn dò HS đọc SGK bài 4, chuẩn bị ôn tập.

- GV yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới.

Tên các nền văn minh

Thành tựu cơ bản

Ảnh minh họa

Nhận xét





- Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi chọn thực nghiệm ở 4 lớp học sinh trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội và Bản thân dạy một tiết và một giáo viên giảng dạy tại trường, với tổng số học sinh thực nghiệm và đối chứng là 169/169 em học sinh. Các lớp thực nghiệm và đối chứng được bố trí tiến hành song song với nhau.

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi kết hợp với các GV bộ môn trong tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Các lớp thực nghiệm và đối chứng được kiểm tra, đánh giá bằng bài kiểm tra có nội dung câu hỏi giống nhau. Kết quả thu được chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê để xác định tính khả thi của nội dung thực nghiệm.

Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành soạn hai giáo án khác nhau:


Giáo án thứ nhất: Chúng tôi soạn theo mẫu giáo án truyền thống, không sử dụng công cụ hỗ trợ StoryMap và các biện pháp đề tài đề xuất.

Giáo án thứ hai: Chúng tôi soạn theo kiểu mẫu giáo án mà các giáo viên lịch sử ở Mỹ đã sử dụng bằng công cụ StoryMap để dạy học. Giáo án cung cấp kiến thức, kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực và đưa những biện pháp vận dụng công cụ StoryMap vào giáo án. Với kiểu giáo án này giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh trong quá trình dạy và học.

Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi dựa trên hai tiêu chí sau:

+ Thứ nhất về mặt định lượng: Trong tiết dạy của bốn lớp tôi sẽ tiến hành kiểm tra nhận thức của HS sau giờ học bằng bài kiểm tra 10 phút (chi tiết xem ở phụ lục 4)

+ Thứ hai về mặt định tính: Quan sát, đánh giá quá trình học tập của HS chủ yếu trên các mặt: Tích cực, chủ động, tự giác, say mê trong học tập, hứng thú đối với tiết dạy của GV, sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động của thầy và trò, bầu không khí lớp học hào hứng, sôi nổi…

+ Sau khi tiến hành kiểm tra kết quả nhận thức kiển thức ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành chấm bài kiểm tra và xử lý kết quả thu được để rút kết luận cho quá trình thực nghiệm.

+ Các mức điểm đánh giá như sau:



Mức điểm


Giỏi


Khá


Trung bình


Yếu, kém

Điểm

>= 9 – 10 điểm

>= 7 – 8 điểm

>= 5 – 6 điểm

< 5 điểm


3.2.4. Tổ chức thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: Bài thực nghiệm được dạy vào tháng 9 năm 2019 tại trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

- Lớp được chọn thực nghiệm và đối chứng: Lớp 10A7, 10A9 và lớp 10A1, 10A10 đây là các lớp có số lượng, chất lượng, hoàn cảnh, điều kiện học tập tương đối đồng đều.

Bảng 3.3. Lịch dạy thực nghiệm và đối chứng


Lớp - Nhóm

Thời gian

Địa điểm


10A7

Thực nghiệm


Tiết 2, 3 - Thứ 5 - 12/9/2019

Tầng 2 - Phòng hội đồng giáo dục có máy chiếu và

mạng Internet.

10A1

Đối

chứng

Tiết 2, 3 - Thứ 7 - 14/9/2019

Phòng C301 – Không có

máy chiếu và Internet


10A9

Thực nghiệm


Tiết 2, 3 - Thứ 4 - 11/9/2019

Tầng 2 - Phòng hội đồng

giáo dục có máy chiếu và mạng Internet.

10A10

Đối

chứng

Tiết 2, 3 - Thứ 6 - 13/9/2019

Phòng C301 – Không có

máy chiếu và Internet

3.2.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

Sau khi hoàn thành bài thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh bốn lớp thực nghiệm và đối chứng trong thời gian làm bài là 10 phút.

Nội dung bài kiểm tra, đánh giá (phụ lục 3) Đáp án bài kiểm tra, đánh giá (phụ lục 4)


Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm như sau



Lớp

Số học

sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

10A7

41

9

21.95

25

60.98

7

17.07

0

0.00

10A1

40

3

7.50

17

42.50

18

45.00

2

5.00

10A9

44

10

22.73

28

63.64

6

13.64

0

0.00

10A10

44

4

9.09

24

54.55

13

29.55

3

6.82

Biểu đồ 3.1. Tần suất kết quả học tập sau thực nghiệm


Để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đưa ra sau khi phân tích và chấm 1

Để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đưa ra, sau khi phân tích và chấm điểm các bài kiểm tra của lớp TN và ĐC chúng tôi xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023