Các Bước Tiến Hành Tạo Bài Thuyết Trình Bằng Công Cụ Storymap Trên Nền Tảng Arcgis Online


Hình 2.3. Các bước thiết kế StoryMap


Bước 1 Chọn một khu vực bạn muốn tạo bản đồ Di chuyển và thu phóng bản 1

Bước 1: Chọn một khu vực bạn muốn tạo bản đồ: Di chuyển và thu phóng bản đồ đến khu vực mà bạn muốn tạo bản đồ hoặc đánh dấu địa điểm. Bạn có thể tìm kiếm khu vực và địa điểm ở thanh “Tìm địa chỉ hoặc địa điểm” ô khoanh tròn màu đỏ ở góc phải giao diện phần mềm ArcGIS Online.

Hình 2.3. Các bước thiết kế StoryMap


Chú thích Vùng khoanh màu đen công cụ phóng to thu nhỏ bản đồ Vùng khoanh 2

Chú thích: - Vùng khoanh màu đen: công cụ phóng to thu nhỏ bản đồ

- Vùng khoanh màu đỏ: là thanh công cụ tìm kiếm địa chỉ và địa điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Bước 2: Quyết định nội dung hiển thị trên bản đồ

Chọn một Bản đồ nền sau đó Thêm các lớp lên trên bản đồ nền

Hình 2.3. Các bước thiết kế StoryMap


Bước 3 Thêm nội dung khác vào bản đồ của bạn Thêm ghi chú bản đồ để 5

Bước 3: Thêm nội dung khác vào bản đồ của bạn.

Thêm ghi chú bản đồ để thêm mới đối tượng trên bản đồ.

Hình 2.3. Các bước thiết kế StoryMap


Chọn loại ghi chú bạn muốn và tiến hành ghi chú Sau khi ghi chú sẽ hiển thị 7

Chọn loại ghi chú bạn muốn và tiến hành ghi chú


Sau khi ghi chú sẽ hiển thị văn bản mô tả, hình ảnh và các biểu đồ cho các đối tượng trên bản đồ trong cửa sổ pop-up.

Điền đầy đủ thông tin vào cửa sổ pop up rồi Chọn Đóng để lưu 8

+ Điền đầy đủ thông tin vào cửa sổ pop-up, rồi Chọn “Đóng” để lưu thông tin


Chọn Nội dung để thay đổi tên lớp Bước 4 Lưu và chia sẻ bản đồ 9

+ Chọn “Nội dung” để thay đổi tên lớp


Bước 4 Lưu và chia sẻ bản đồ của bạn Tạo tiêu đề và mô tả cho bản 10


Bước 4: Lưu và chia sẻ bản đồ của bạn. Tạo tiêu đề và mô tả cho bản đồ của bạn, rồi sau đó chia sẻ với những người khác.

Hình 2.3. Các bước thiết kế StoryMap


2 2 2 2 Các bước tiến hành tạo bài thuyết trình bằng công cụ StoryMap trên 11


2.2.2.2. Các bước tiến hành tạo bài thuyết trình bằng công cụ StoryMap trên nền tảng ArcGIS Online

Có hai cách để tạo bài thuyết trình trên StoryMap:

Cách 1: Sử dụng Công cụ “Tạo bài thuyết trình” ở góc phải giao diện phần mềm

Hình 2.4. Các bước tiến hành tạo bài thuyết trình bằng StoryMap


Cách 2 sử dụng công cụ Storymap ở Trang chủ Hình 2 4 Các bước 12

Cách 2: sử dụng công cụ “Storymap” ở “Trang chủ”.

Hình 2.4. Các bước tiến hành tạo bài thuyết trình bằng StoryMap


2 2 3 Một số nguyên tắc yêu cầu và lưu ý khi thiết kế sử dụng công cụ 13


2.2.3. Một số nguyên tắc, yêu cầu và lưu ý khi thiết kế, sử dụng công cụ StoryMap vào trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

Về cơ bản StoryMap là một công cụ không gian địa lý và để áp dụng được công cụ không gian địa lý vào trong bài giảng cũng cần những quy tắc riêng để hướng bài học đến sự thành công. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản mà một GV cần phải có để thiết kế, sử dụng công cụ StoryMap trong dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nói riêng.

Thứ nhất, giáo viên cần phải tìm hiểu kỹ nội dung của bài học định sử dụng công cụ StoryMap: Việc tìm hiểu kỹ nội dung bài học là vô cùng quan trọng bởi nó giúp cho GV có thể xác định bài học có thích hợp để áp dụng không, áp dụng StoryMap có đem lại hiệu quả nhiều không hoặc StoryMap có gây ảnh hưởng đến mục tiêu của bài học không. Từ việc phân tích phần hệ thống nội dung bài học trên chúng ta thấy rằng không phải bài học nào cũng phù hợp để áp dụng StoryMap và không phải nội dung nào StoryMap cũng đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

Thứ hai, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu sử dụng StoryMap trong bài giảng: Việc xác định được mục tiêu sử dụng Storymap trong bài học sẽ giúp giáo viên định hướng được các xây dựng Storymap tốt hơn và sẽ xác định được cách vận dụng Storymap vào bài học. Bởi nếu giáo viên không xác định được việc sử dụng Storymap nhằm mục đích gì? nó có vai trò như thế nào trong bài học? Sẽ dẫn đến tình trạng giáo viên không thể xác định phương hướng, xây dựng nội dung cốt lõi cho StoryMap. Hay chúng ta có thể bị sử dụng Storymap không đúng chỗ, đúng nội dung cần dùng đến chất lượng của bài học giảm, StoryMap không phát huy đúng vai trò của mình trong lớp học.


Thứ ba, giáo viên phải lựa chọn phương pháp vận dụng StoryMap phù hợp với bài học: Mỗi bài học có nội dung khác nhau vì vậy phương pháp dạy của mỗi bài cũng thế. Chính vì vậy để phù hợp với nội dung, đưa bài học đi theo đúng mục tiêu đề ra và để tăng hiệu quả của phương pháp dạy học cần xác định các vận dụng StoryMap phù hợp.

Thứ tư, quá trình khai thác StoryMap trong lớp học phải phù hợp với thời lượng giảng bài trên lớp: Trong quá trình chuẩn bị và sử dụng StoryMap trên lớp học cần phải điều tiết cho phù hợp với thời gian của lớp học. Nếu bài học có sử dụng Storymap sẽ mất nhiều thời gian hơn phương pháp bình thường, gây cháy giáo án thì cần chỉnh sửa lại cho phù hợp thời gian trên lớp. Bởi nếu việc sử dụng Storymap không phù hợp với thời lượng giảng dạy trên lớp giáo viên sẽ không thể truyền tải toàn bộ kiến thức đến học sinh, gây ảnh hưởng đến tiến trình giáo dục của giáo viên, đem lại kết quả học tập không tốt cho học sinh

Một số yêu cầu và lưu ý về nội dung khi sử dụng StoryMap vào trong dạy học các nền văn minh thế giới môn lịch sử ở trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội.

Nội dung kiến thức sử dụng để tạo ra StoryMap phải chính xác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của bài giảng và giá trị của StoryMap. Như chúng ta đã biết một sản phẩm StoryMap được tạo ra bởi việc thu thập, lưu trữ, phân tích số liệu về địa điểm trên bản đồ. Nếu kiến thức thu thập được bị sai lệch sẽ dẫn đến sự sai lệch trong việc thiết lập bản đồ và phân tích dữ liệu trong bản đồ. Ví dụ: muốn xây dựng thông tin về cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây chúng ta cần phải tìm hiểu được vị trí của các quốc gia cổ đại đó ở đâu. Điều này rất khó khăn vì địa danh các quốc gia cổ đại nếu tra cứu mục tìm kiếm trong StoryMap sẽ tìm ra được vị trí, địa danh các quốc gia trên bản đồ nhưng thực tế vị trí, địa danh của các quốc gia đã bị thay đổi so với


thời kỳ cổ đại. Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng và chính xác về địa điểm, vị trí sẽ dẫn đến đánh dấu nhầm địa điểm và dẫn đến tạo bản đồ sai. Khi tạo bản đồ sai sẽ khiến cho việc truyền đạt kiến thức đến học sinh sẽ không chính xác. Hay trong quá trình xây dựng và phân tích dữ liệu cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Để có thể thu thập được nội dung kiến thức một cách chính xác cho công cụ StoryMap cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Về địa điểm, vị trí nên điều tra rõ lịch sử của địa điểm đó và thông tin hiện tại của địa điểm như: địa điểm có thay đổi tên không, có còn tồn tại không, tình hình hiện tại ở tại địa điểm nào. Điều này sẽ giúp chúng ta có thể tìm và đánh dấu địa điểm một cách chính xác. Đồng thời làm phong phú thông tin về địa điểm, vị trí trong cửa sổ pop-up

- Về khu vực cần tra cứu rõ phạm vi của khu vực. Chúng ta có thể điều tra thông qua những bản đồ liên quan đến khu vực cần đánh dấu và cần xem những tài liệu chữ viết về khu vực đó xem khu vực đó gồm những quốc gia, khu vực nào, kéo dài từ đâu, từ vị trí nào đến vị trí nào. Nếu chúng ta xác định khu vực dựa vào một quốc gia, các bang, các tiểu bang, tiểu vương quốc hay dựa vào con sông, hồ,... thì cũng nên điều tra lịch sử của các quốc gia, các bang, các tiểu bang, tiểu vương quốc, sông, hồ xem có thay đổi gì không vì qua thời gian dài như vậy ranh giới hành chính của các quốc gia, các bang, các tiểu bang,..

- Những thông tin, dữ liệu về văn bản, video, hình ảnh, âm thanh, số liệu cũng phải lấy từ nguồn đáng tin cậy.

Cần phải lựa chọn đúng nội dung dạy học để vận dụng công cụ StoryMap. Yêu cầu này sẽ giúp cho GV truyền tải nội dung đó thông qua StoryMap một cách tốt nhất và StoryMap cũng sẽ phát huy được đúng giá trị. Điển hình, bài 3, lịch sử 10 (chương trình chuẩn): Các quốc gia cổ đại phương Đông, nếu giáo viên chọn nội dung phần “3. Xã hội cổ đại phương Đông và 4. Chế độ chuyên

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí