Nhận Xét Chung Về Kết Quả Định Lượng Sau 2 Năm Thực Nghiệm


lớp TN và ĐC có sự chên h lệch đáng kể (0.87) có nghĩa là các HS nhóm lớp TN tương đối ổn định về điểm số, còn các HS nhóm lớp ĐC có điểm số giảm tương đối nhiều so với trong TN. Như vậy một lần nữa chứng tỏ mức độ lưu trữ kiến thức đã học ở nhóm lớp TN tốt hơn nhóm lớp ĐC.

+ Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của nhóm lớp TN đều thấp hơn so

với nhóm lớp ĐC điều này cho thấy lượng kiến thức lĩnh hội của các HS nhóm lớp TN là khá đồng đều và hiệu quả sử dụng BĐKN trong DH phần DTH của SH 12 là đáng tin cậy.

Từ đó có thể khẳng định độ bền kiến thức của HS đồng thời cho chúng ta thấy hiệu quả vững chắc của biện pháp mà luận án đã đề xuất.

3.5.1.5. Nhận xét chung về kết quả định lượng sau 2 năm thực nghiệm

Phân tích kết quả TN của 2 đợt chúng tôi nhận thấy:

1. Điểm trung bình cộng của nhóm lớp TN luôn cao hơn nhóm lớp ĐC chứng tỏ khả năng hiểu bài và tổng hợp kiến thức của HS khi h ọc bằng BĐKN ở nhóm lớp TN tốt hơn.

2. Qua so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra giữa nhóm lớp TN và ĐC thấy rằng : kết quả ở nhóm lớp TN là chắc chắn và ổn định hơn so với kết quả của nhóm lớp ĐC. Qua so sánh độ tin cậy chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm lớp TN cao hơn ĐC là đáng tin cậy.

3. Khi so sánh kết quả của các bài kiểm tra 10 phút với các bài kiểm tra 45 phút thấy rằng điểm số của bài 45 phút thường cao hơn so với bài 10 phút và của nhóm lớp TN cao hơn nhiều so với nhóm lớp ĐC, chứng tỏ khả năng hệ thống hóa kiến thức ở nhóm lớp học bằng BĐKN theo đúng quy trình cao hơn nhiều so với nhóm lớp không học bằng BĐKN.

4. So sánh kết quả của các bài kiểm tra trong và sau TN của mỗi đợt TN

thấy rằng điểm trung bình cộng giữa nhóm lớp TN và ĐC có sự chênh lệch đáng kcó nghĩa các HS nhóm lớp TN tương đối ổn định về điểm số, còn các


HS nhóm lớp ĐC có điểm số giảm tương đối nhiều so với trong TN. Như vậy chứng tỏ mức độ lưu giữ kiến thức đã học ở nhóm lớp TN cao hơn ĐC. Từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi PPDH đến kết quả học tập cũng như độ bền kiến thức của HS giữa nhóm lớp TN và ĐC.

5. So sánh các giá trị trung bình, hiệu số trung bình cộng của các nhóm lớp TN so với ĐC ở đợt TN thứ 2 thấy cao hơn so với đợt TN lần 1, điều này có thể giải thích là do đợt 1 nhiều GV chưa thật sự quen và chủ động trong việc tổ chức HS lĩnh hội kiến thức bằng BĐKN nên sự c hênh lệch điểm số là không lớn lắm, biểu hiện sự chênh lệch điểm số trung bình của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC lần 1 chỉ là 0.54 điểm. Sau 1 năm dạy thực nghiệm, do các GV đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH nên sự chênh lệch điểm số là khá lớn, biểu hiện sự chênh lệch của điểm số trung bình của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là 0.76 điểm. Qua đó thấy được ảnh hưởng của việc thay đổi PPDH của GV đến kết quả học tập của HS trong việc có hay không sử dụng BĐKN theo đúng quy trình trong DH phần DTH (Sinh học 12).

3.5.2. Kết quả về mặt định tính

3.5.2.1. Đánh giá khả năng tổng hợp và khái quát hoá

Tiêu chí “khả năng hệ thống hoá kiến thức” tương ứng với tiêu chí khả năng nhận thức cao cấp của B.S. Bloom (bao gồm các mức độ 3, 4, 5, 6).

Dùng câu hỏi tự luận để đánh giá khả năng hệ thống hoá của HS khi dạy học bằng BĐKN, chúng tôi đã sử dụng những câu hỏi kiểm tra 1 tiết mang tính khái quát đòi hỏi HS hệ thống hoá những dấu hiệu bản chất chứ không đòi hỏi HS học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.

Ví dụ, đề kiểm tra 1 tiết có 4 câu trong đó 3 câu hỏi như sau:

Câu 1. Hãy nêu vai trò của các enzim tham gia vào cơ chế nhân đôi ADN. Giải thích vì sao 2 ADN “con” được tạo ra lại giống với ADN “mẹ”?

Câu 2. Đột biến gen là gì? Hãy trình bày hậu quả của các dạng đột biến


điểm đến cấu trúc và chức năng của phân tử prôtêin được tổng hợp?

Câu 3. Phiên mã là gì? So sánh phiên mã ở sinh vật nhân sơ với phiên mã ở sinh vật nhân thực? Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự khác nhau đó?

Đề kiểm tra này yêu cầu HS phải hệ thống hoá được kiến thức.

Với câu 1, nếu DH không sử dụng BĐKN, HS trả lời được nhưng kh ông đầy đủ. Nếu dùng BĐKN về cơ chế nhân đôi ADN để hỗ trợ cho hoạt động nhận thức (xem phụ lục 1.3.2), HS sẽ dễ dàng trình bày một cách đầy đủ vai trò của các enzim trong nhân đôi ADN, giải thích được “2 ADN con giống ADN mẹ là do sự nhân đôi ADN dựa trên 3 nguyên tắc là: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn, nguyên tắc khuôn mẫu”. Với câu hỏi 1 chúng tôi đã phân biệt được khả năng hệ thống h oá kiến thức của HS ở các mức độ khác nhau.

Nội dung câu 2, đòi hỏi mức độ hệ thống hóa kiến thức cao hơn. Ở lớp ĐC các em hầu hết nêu được các dạng đột biến, còn phần hậu quả các em trình bày chung chung không cụ thể các dạng. Các em ở lớp TN, do được học bằng BĐKN về “Các dạng đột biến gen” (xem phụ lục 1.8), nên các em dễ dàng nhớ cũng như trình bày cụ thể, chi tiết hậu quả của từng dạng đột biến.

Ví dụ bài của em Hoàng Văn Nhất lớp 12A7 lớp TN trình bày các dạng

đột biến gen và hậu quả của đột biến gen:

- Các dạng đột biến điểm: mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit

- Hậu quả đối với cấu trúc và chức năng của phân tử prôtêin:


Dạng đột

biến

Hậu quả với

cấu trúc Prôtêin

Hậu quả với

chức năng Prôtêin

Mất hoặc thêm

- do dịch khung các bộ 3 nên:

+ Prôtêin giảm 1 axit amin hoặc không thay đổi số axit amin

+ Thay đổi các axit amin từ vị trí đột biến đến cuối gen

Ảnh hưởng lớn đến chức năng của prôtêin hoặc prôtêin mất chức năng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12 - 17



+ Xuất hiện mã kết thúc sớm →

chuỗi pôlipeptit ngắn hoặc không được tổng hợp


Thay thế

- Không thay đổi axit amin

- Thay đổi 1 axit amin

- Giảm số lượng axit amin nếu nuclêôtit bị thay thế làm xuất

hiện mã kết thúc sớm

- Không ảnh hưởng

- Ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến chức năng của prôtêin

- prôtêin thường mất chức

năng

Ở câu 3, sự khác biệt giữa nhóm lớp TN với nhóm lớp ĐC thể hiện rất rõ. Các em nhóm lớp ĐC hầu hết chỉ nêu được một vài điểm giống và khác nhau giữa phiên mã ở sinh vật nhân thực với phiên mã ở sinh vật nhân sơ. Các em nhóm lớp TN do được học cơ chế phiên mã với BĐKN ( phụ lục 1.4.2) nên dễ dàng hệ thống được hầu hết các điểm giống cũng như khác nhau , do vậy bài làm tốt hơn rất nhiều. Ví dụ bài của em Lê Thị Hải lớp TN trình bày rất cụ thể:

So sánh quá trình sao mã ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực

a. Giống nhau

- ADN dãn xoắn (một gen) và một gen thì chỉ có một mạch làm khuôn mẫu.

- Nguyên liệu là các ribo nuclêôtit (A,U,G,X).

- Đều có sự xúc tác của enzim ARN-pôlymeraza.

- ARN được tổng hợp theo chiều 5'-3', tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung.

b. Khác nhau

Ở sinh vật nhân sơ

Ở sinh vật nhân thực

mARN được sử dụng

- mARN được tổng hợp xong phải qua khâu hoàn

ngay để tổng hợp

thiện mới trở thành mARN hoàn chỉnh (gắn mũ

prôtêin.

7Me-G, cắt Intron, nối Exon, gắn đuôi Pôli A).


- Vì:


+ Cấu trúc gen ở sinh vật nhân sơ là gen phân mảnh


+ mARN rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp Pr ôtêin


3.5.2.2. Đánh giá về mặt hứng thú học tập của HS

Qua các tiết dự giờ, thăm lớp chúng tôi thấy không khí học tập trong các lớp TN rất sôi nổi. Tinh thần thái độ học tập của các em lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC. Biểu hiện là các em tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những vấn đề học tập. Đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tham gia thiết kế hoặc tự thiết kế BĐKN các em tỏ ra rất hào hứng, thích thú hoàn thành nhiệm vụ được giao. GV có nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động học tập cho HS… Điều này cho thấy, DH bằng sử dụng BĐKN và hướng dẫn HS thiết kế BĐKN đã có hiệu quả, đã hấp dẫn lôi cuốn HS học tập, làm cho HS có hứng thú hơn trong giờ học, do đó chất lượng học tập được tăng lên rõ rệt.

3.5.2.3. Đánh giá của HS về sử dụng BĐKN trong học tập

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra dành cho HS đánh giá về vai trò của BĐKN trong học tập (xem ph lục 5.3), kết quả cho thấy hiệu qucủa sdụng BĐKN trong DH. Phần lớn HS đánh giá cao vai trò của BĐKN trong quá trình học tập, đặc biệt trong việc hệ thống hóa và ôn tập kiến thức. Các em cho rằng, sử dụng BĐKN tạo cho các em cảm giác thích thú hơn với môn học, thấy bài học đơn giản hơn (88%). V iệc sử dụng BĐKN trong DH không những giúp các em dễ dàng ghi nhớ, tái hiện kiến thức mà còn giúp các em hiểu bản chất, có khnăng phân biệt và vận dụng các KN (chiếm 7 7%).

Đtiếp tục tìm hiểu quan điểm của HS về việc sử dụng BĐKN trong học

tập, chúng tôi tiếp tục giới thiệu và cung cấp một số BĐKN p hần DTH dành cho HS lớp 9 trường THCS Chu Văn An – Thái Nguyên (BĐKN tự sao, BĐKN phiên mã, BĐKN dịch mã - xem phụ lục 1); tiếp tục giới thiệu và cung cấp các BĐKN phần DTH cho HS khối Dự bị đại học (trường PT Vùng Cao Việt Bắc), kết quả cho thấy phản ứng của HS tham gia học tập tích cực, các em rất hứng thú với BĐKN. Nhiều em cho rằng đã học nhiều lần cơ chế tự


sao, cơ chế phiên mã nhưng rất khó nhớ , khó phân biệt nhưng khi có BĐKN về 2 cơ chế này thì nhớ rất nhan h, nhớ lâu cũng như không bị nhầm lẫn giữa 2 cơ chế. Hầu hết các em được giới thiệu và cung cấp B ĐKN này đều mong muốn 2 vấn đề chính đó là: tiếp tục được cung cấp các BĐKN tương tự cho các phần kiến thức tiếp theo và mong muốn thầy/cô rèn luyện cho các em kĩ năng để tự thiết kế các BĐKN trong học tập.

TỔNG LUẬN CHƯƠNG 3

BĐKN có thể được sử dụng trong tất cả các khâu trong quá trình DH nhưng hiệu quả hơn cả là sử dụng BĐKN trong dạy bài mới, trong củng cố kiến thức và trong tự học của HS.

Sử dụng BĐKN để tổ chức hoạt động nhận thức sẽ giúp cho HS yêu thích bộ môn hơn, hiểu bài hơn, ghi nhớ và vận dụng tốt hơn. Học bằng BĐKN sẽ rèn luyện cho HS khả năng tư duy logic, kĩ năng hệ thống hóa kiến thức và các kĩ năng tự học khác.

Kết quả thu được sau hai đợt thực nghiệm, cả về mặt định lượng lẫn mặt định tính, tuy phạm vi TN chưa rộng nhưng cho phép kết luận: Thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) theo đúng quy trình khoa học thì đã góp phần nâng cao hiệu quả DH bộ môn SH. Điều này đã khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng BĐKN trong dạy và học phần DTH ở trường THPT.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


A. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12), chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Việc nghiên cứu và vận dụng quy trình thiết kế, quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) có các cơ sở lý luận vững chắc (cơ sở triết học, cơ sở lý thuyết thông tin, cơ sở tâm lý nhận thức) và cơ sở thực tiễn dạy học (kết quả khảo sát thực trạng DH phần DTH ở trường THPT), đã góp phần phát triển lý luận PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS ở trường THPT.

2. Việc thiết kế các BĐKN cần dựa trên hệ thống các nguyên tắc thiết kế ,

đó là: nguyên tắc cấu trúc hệ thống, nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học, nguyên tắc phù hợp với trình độ nhận thức của HS; BĐKN có thể được thiết kế theo một quy trình khoa học với 6 bước chặt chẽ. Trên cơ sở đó, đã thiết kế được 12 BĐKN thuộc chương 1, 2 phần DTH, các BĐKN này đã được các chuyên gia khẳng định về chất lượng và giá trị sử dụng.

3. Luận án đã xác định được quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) trong tất cả các khâu của quá trình DH như: dạy kiến thức mới, hoàn thiện tri thức và kiểm tra đánh giá. Việc sử dụng BĐKN ở các mức độ theo hướng tăng dần hoạt động tích cực của HS, từ mức độ BĐKN được sử dụng như một công cụ để GV tổ chức các hoạt động học tập của HS, đến mức độ cao hơn: BĐKN được HS tự thiết kế và sử dụng - BĐKN là sản phẩm tư duy của HS. Ngoài ra, qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập bằng BĐKN cho HS, GV vừa dạy KN vừa dạy HS cách học, cách tư duy khoa học, tư duy hệ thống nhằm đảm bảo cho HS có thể thực hiện quá trình học tập


đạt kết quả tốt trong những tình huống học tập xác định.

4. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế và thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng các BĐKN đã thiết kế vào quá trình dạy và học phần DTH là khả thi và hiệu quả. Bước đầu khẳng định hiệu quả của quy trình thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) mà luận án đã đề xuất, phù hợp với giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra ban đầu.

B. KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục triển khai thực nghiệm quy trình thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH của SH 12 cho các trường THPT.

2. Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng quy trình thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH các học phần khác của chương trình SH ở trường THPT.

3. Cần đưa nội dung thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH vào học phần PPDH Sinh học trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngành SH nhằm làm phong phú thêm hệ thống PPDH Sinh học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí