Biểu Đồ Tần Suất Điểm Kiểm Tra Trắc Nghiệm Trong Tn (Đợt 1)


3 mục tiêu chính: Lĩnh vực nhận thức (khả năng nhận thức) , lĩnh vực tâm vận động và lĩnh vực cảm xúc. Phần lớn sự phát triển tâm lý nhận thức và quá trình học tập đều bao gồm cả 3 lĩnh vực này. Trong đó đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BĐKN thông qua 2 mục tiêu chính là đánh giá khả năng nhận thức của HS và lĩnh vực cảm xúc của HS.

* Đánh giá khả năng nhận thức của HS

Khnăng nhận thức của HS có 6 mức độ [25], mỗi mức độ đặc trưng cho hoạt động trí tuệ càng phức tạp hơn. 6 mức độ đó gồm:

+ Biết (hay tri giác): nhớ và lặp lại nguyên dạng một thông tin.

+ Hiểu: hồi ức đa dạng một thông tin.

+ Ứng dụng: sử dụng quy tắc, nguyên lý, thuật toán để giải quyết vấn đề mà quy tắc không có sẵn trong đề bài.

+ Phân tích: tìm các thành phần cấu thành từ tổng thể để phân biệt các ý.

+ Tổng hợp: kết hợp hoặc tổ hợp các thành phần thành một tổng thể.

+ Đánh giá: công thức hoá các phán xét định tính và định lượng.

Theo B.S. Bloom, hai mức độ đầu tiên gọi là khả năng nhận thức thấp, vì chỉ xử lý hoạt động trí tuệ gần như tự động. Bốn mức độ sau gọi là khả năng nhận thức cao cấp vì đề cập tới các hành vi trí tuệ phức tạp, sử dụng tất cả các hoạt động trên.

Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để tách biệt một câu trả lời của HS ở các mức độ nhỏ, đặc biệt là các mức độ 4, 5, 6. Vì vậy, trong thực nghiệm chúng tôi đã đánh giá khả năng nhận thức của HS theo 3 mức độ như hướng dẫn của Bộ GD & ĐT: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.

- Đánh giá khả năng nhận biết và thông hiểu của HS

Chúng tôi sử dụng các bài kiểm tra với các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá. Dùng phiếu trắc nghiệm khảo sát khả năng hiểu bài của HS ở các lớp TN so với ở các lớp ĐC. Phiếu trắc nghiệm chủ yếu là dạng câu hỏi nhiều lựa


chọn, một số ít là câu ghép đôi hay câu điền vào chỗ trống (xem phụ lục 3). Phiếu được thiết kế chung cho cả lớp TN và lớp ĐC. Với bốn bài kiểm tra từ bài số 1 đến bài số 4 với thời gian là 10 phút, kiểm tra vào cuối giờ của bài vừa dạy thực nghiệm hoặc kiểm tra vào đầu giờ của bài học tiếp theo (kiểm tra bài học đã dạy TN). Các bài kiểm tra trắc nghiệm có 4 mã đề, mỗi mã đề có 10 câu. Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã đề cập đầy đủ kiến thức cơ bản liên quan đến các KN, cơ chế và quá trình SH trong bài học phần DTH. Các câu hỏi có ở các mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng; các mức độ được nâng cao dần từ dễ đến khó (xem phụ lục 3).

Mức độ hiểu bài của HS được đánh giá dựa vào số câu trả lời đúng trong bài trắc nghiệm và chúng tôi lượng hoá mức độ hiểu bài của HS thôn g qua kết quả điểm trắc nghiệm.

- Đánh giá khả năng hệ thống hoá kiến thức của HS

Tiêu chí “khả năng hệ thống hoá kiến thức” tương ứng với tiêu chí khả năng nhận thức cao cấp của Bloom (bao gồm các mức độ 3,4,5,6).

Dùng câu hỏi tự luận để đánh giá khả năng hệ thống hoá của HS khi dạy học bằng BĐKN, những câu hỏi mang tính khái quát đòi hỏi HS hệ thống hoá những dấu hiệu bản chất chứ không đòi hỏi HS học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. Mức độ hệ thống hóa kiến thức của HS được lượng hoá bằng điểm số và bài làm của HS.

Ngoài ra để đánh giá được độ bền kiến thức giữa 2 nhóm lớp TN và ĐC, chúng tôi tiến hành cho HS làm 2 bài kiểm tra sau thực nghiệm, mỗi bài cách nhau 1 tuần. Cách thức kiểm tra là bài 1 tiết (bài kiểm tra số 6, 7 – xem phụ lục 3), với 10 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu tự luận.

Thu thập số liệu, dùng phần mềm Microsoft Excel để phân tích kết quả các bài trắc nghiệm và các bài kiểm tra 1 tiết thông qua các tiêu chí đã được lượng hoá bằng điểm số. Dựa vào kết quả thu được cho phép đưa ra những


kết luận về tính hiệu quả của việc sử dụng BĐKN đồng thời giải thích được một cách khách quan nguyên nhâ n của những hiệu quả đó. Việc làm này sẽ hạn chế được những nhận xét mang tính cảm tính của người nghiên cứu.

* Đánh giá về mặt tâm lý sư phạm của HS

Tiêu chí về mặt tâm lý sư phạm bao gồm thái độ, hứng thú, tình cảm... Dùng các phiếu điều tra và đàm thoại trực tiếp với HS để thăm dò mức độ hứng thú học tập và mức độ đáp ứng tích cực của HS khi DH bằng BĐKN.

3.4. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

TN sư phạm được tiến hành trong hai đợt :

* Đợt 1:

- Thời gian: Năm học 2010 – 2011.

- Nội dung: Bài 1, 2, 4, 6, 10, 12.

- Quy mô: TN tiến hành ở 5 trường THPT thuộc 3 tỉnh với 954 HS tham gia TN sư phạm, trong đó có 478 HS ở các lớp ĐC và 476 HS ở các lớp TN.

- Mục đích: Thông tin thu được từ TN đợt 1 giúp chúng tôi bước đầu đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng BĐKN trong DH phần DTH, ngoài ra qua kết quả thực nghiệm đợt 1 giúp điều chỉnh tài liệu và rút kinh nghiệm cho đợt TN sau.

* TN đợt 2:

- Thời gian: Năm học 2011 – 2012.

- Nội dung: Bài 1, 2, 4, 6, 10, 12.

- Quy mô: TN tiến hành ở 5 trường THPT thuộc 3 tỉnh với tổng số HS 950 HS, trong đó có 473 HS ở các lớp TN và 477 HS ở các lớp ĐC .

- Mục đích: Cùng với kết quả TN đợt 1, kết quả TN đợt 2 là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của việc dạy học DTH bằng BĐKN.


3.4.2. Chọn mẫu

* Chọn trường TN

Các trường TN được lựa chọn phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, tương ứng về trình độ HS. Với yêu cầu đó, chúng tôi đã lựa chọn các trường TN trong hai đợt như sau:

TT

Trường/ Tỉnh

1

PT Vùng cao Việt Bắc- Thái Nguyên

2

THPT Lương Phú – Thái Nguyên

3

THPT Thành Phố Điện Biên – Điện Biên

4

Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên

5

THPT Sơn Dương - Tuyên Quang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12 - 14


Đặt TN sư phạm tại 3 tỉnh này với lý do: những tỉnh này là những tỉnh có nền kinh tế và giáo dục thuộc loại trung bình so với các tỉnh khác trong cả nước. Điều kiện học tập và đặc điểm tâm lý nhận thức của HS còn nhiều hạn chế. Chúng tôi cho rằng nếu DH phần DTH bằng BĐKN có hiệu quả ở các trường này thì việc áp dụng cách dạy này ở những địa phương khác trong cả nước là khả thi.

* Chọn GV, HS tham gia TN

- Chọn HS thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành điều tra HS thông qua GV chủ nhiệm và GV bộ môn SH về số lượng, chất lượng HS để quyết định lựa chọn các lớp tham gia TN. Việc lựa chọn được tiến hành vào đầu năm học trên nguyên tắc đảm bảo tính tương đương về các mặt, trong đó đặc biệt là học lực của HS lớp TN và ĐC. Để đảm bảo tính khách quan và ngẫu nhiên, việc chọn lớp HS tham gia thực nghiệm được thực hiện theo phương pháp “rút mẫu trực tiếp từ tổng thể” bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy vi tính.

- Chọn GV dạy TN: Chúng tôi chọn 6 GV Sinh học thuộc 5 trường THPT


nói trên. GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC. Danh sách GV dạy TN:


TT

Trường TN

GV dạy TN

1

PT Vùng cao Việt Bắc- Thái Nguyên

Phạm Thị Hồng Tú

Nguyễn Thị Mai

2

THPT Lương Phú - Thái Nguyên

Hoàng Thu Tư

3

THPT Thành Phố Điện Biên – Điện Biên

Nguyễn Thị Thu Vân

4

Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên

Vũ Thị Hà

5

THPT Sơn Dương - Tuyên Quang

Đinh Thị Thanh Nga

GV tham gia TN đều có trình độ từ Đại học Sư phạm trở lên và có ít nhất 3 năm dạy chương trình SH 12. Lớp TN và lớp ĐC (trong mỗi đợt TN) vẫn giữ nguyên các điều kiện học tập, chỉ thay đổi về mặt kĩ thuật DH là dùng hay không dùng BĐKN theo đúng quy trình khoa học trong quá trình DH. Chúng tôi thường xuyên liên hệ với GV dạy TN một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua thư điện tử (Email); kết hợp với dự giờ, trao đổi với GV và HS.

3.4.3. Kiểm tra, thu số liệu

3.4.3.1. Kiểm tra

Kiểm tra cả hai đợt đều cùng loại bài, số lượng bài kiểm tra, cùng đề kiểm tra.

- Trong TN: Nhằm đánh giá khả năng nhận thức của HS, sau khi học xong bài học tiến hành kiểm tra HS ở lớp TN và ĐC bằng 4 bài kiểm tra 10 phú t (trắc nghiệm khách quan) và 1 bài kiểm tra 45 phút. Các bài kiểm tra được thiết kế chung cho cả lớp TN và ĐC (cùng đề, cùng biểu điểm).

- Sau TN: Để đo độ bền kiến thức của HS, đồng thời so sánh mức độ nhận thức của HS ở lớp TN và ĐC, sau khi học 1 thán g, tiến hành kiểm tra 2 bài 1 tiết (trắc nghiệm khách quan và tự luận), mỗi bài cách nhau 1 tuần.


Cụ thể:

Các bài kiểm tra trong TN:


TT

Bài

Kiểm tra

Thời điểm kiểm tra

Nội dung KT

Thời

gian KT

1

Bài số 1

Sau khi học xong bài 1

Bài 1

10 phút

2

Bài số 2

Sau khi học xong bài 2

Bài 1,2

10 phút

3

Bài số 3

Sau khi học xong bài 6

Bài 4, 6

10 phút

4

Bài số 4

Sau khi học xong bài 10

Bài 8, 9, 10

10 phút

5

Bài số 5

Sau khi học xong bài 12

Bài 1, 2, 4, 6, 10, 12

45 phút

Các bài kiểm tra sau TN:


TT

Bài kiểm tra

Nội dung kiểm tra

1

Bài số 1

Bài 1, 2, 4, 6, 10, 12

2

Bài số 2

Bài 1, 2,4, 6, 10, 12

3.4.3.2. Thu số liệu

Thực nghiệm được tiến hành trong 2 đợt với 10 bài kiểm tra trong TN và 4 bài kiểm tra sau TN. Số liệu thu được cụ thể từng đợt như sau:

Đợt TN

PA

Số

HS

Sbài kiểm tra trong

TN:4 bài 10’, 1 bài 45’

Số bài kiểm tra sau

TN: 2 bài 45’

Đợt 1

TN

476

2376

947

ĐC

478

2382

949

Đợt 2

TN

473

2364

940

ĐC

477

2377

946

Tổng

TN

949

4740

1886

ĐC

955

4759

1891


3.5. Kết quả và bàn luận

3.5.1. Kết quả về mặt định lượng

3.5.1.1. Kết quả các bài kiểm tra trong TN đợt 1

* Kết quả các bài trắc nghiệm

Sử dụng phiếu trắc nghiệm trong 4 bài kiểm tra ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tần suất điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm trong TN (đợt 1)


PA

Xi

n

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐC

1906

0

0.4

1.3

6.5

15.5

17.2

27.6

19.8

9.5

2.2

TN

1901

0

0

0.2

3.5

9.7

15.8

25.2

28.3

13.2

4.1

30

fi%


25


20


15

ĐC

TN

10


5


0

1

2

3

4

5

6

7

8

9 10

xi

Từ số liệu bảng 3.1, lập biểu đồ tần suất điểm số của các bài trắc nghi ệm trong TN đợt 1 (hình 3.1).


Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra trắc nghiệm trong TN (đợt 1)

So sánh tần suất điểm của nhóm lớp TN với nhóm lớp ĐC thấy đường TN phân bố đối xứng giá trị mod = 8; đường ĐC phân bố đối xứng giá trị mod = 7. Từ giá trị mod trở xuống (điểm 7 đến điểm 2), nhóm lớp TN luôn ít hơn ĐC; ngược lại, trên giá trị mode (điểm 8 đến điểm 10), tần suất điểm của nhóm lớp


TN cao hơn tần suất điểm của nhóm lớp ĐC. Điều này cho thấy kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm trong TN đợt 1 ở nhóm lớp TN cao hơn so với kết quả của nhóm lớp ĐC.

Từ số liệu của bảng 3.1 lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.2) để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị x i trở lên.

Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trắc nghiệm trong TN (đợt 1)


PA

Xi

N

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐC

1906

100

100

99.6

98.3

91.8

76.3

59.1

31.5

11.7

2.2

TN

1901

100

100

100

99.8

96.3

86.6

70.8

45.6

17.3

4.1

Số liệu bảng 3.2 cho biết tỷ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị từ x i trở lên. Ví dụ tần suất từ điểm 7 trở lên ở nhóm lớp ĐC là 59.1 % còn ở nhóm lớp TN là

120


100


80


60

ĐC

TN

40


20


0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

xi

fi%

70.8 %. Như vậy, số điểm từ 7 trở lên ở nhóm lớp TN nhiều hơn so với ở nhóm lớp ĐC. Từ số liệu của bảng 3.2 vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài trắc nghiệm đợt 1 (hình 3.2).


Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trắc nghiệm (đợt 1)

Trong hình 3.2, đường hội tụ tiến tần suất điểm của nhóm lớp TN nằm về bên phải và ở phía trên so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của nhóm lớp

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí