ĐC. Như vậy kết quả điểm số bài kiểm tra trắc nghiệm trong TN đợt 1 của nhóm lớp TN cao hơn so với nhóm lớp ĐC.
Để khẳng định điều này tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra trắc nghiệm của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC. Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm
định giả thuyết H0 và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kiểm định X điểm kiểm tra trắc nghiệm trong TN (đợt 1)
ĐC | TN | |
Điểm trung bình ( XTN và XĐC) | 6.7 | 7.2 |
Phương sai | 2.38 | 2.03 |
Số quan sát | 1906 | 1901 |
giả thuyết H0 | 0 | |
Trị số z = U | -10.4 | |
Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 tính toán | 1.64 | |
Trị số z tiêu chuẩn SX 0,05 hai chiều | 1.96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bđkn Khuyết Về “ Nhân Đôi Của Adn” (Ôn Lại Kiến Thức Sh Lớp 9)
- Bđkn Khuy Ết (Khuyết 8 Kn) Về Cơ Chế “Phiên Mã”
- Biểu Đồ Tần Suất Điểm Kiểm Tra Trắc Nghiệm Trong Tn (Đợt 1)
- Biểu Đồ Tần Suất Điểm Kiểm Tra Trắc Nghiệm Trong Tn (Đợt 2)
- Nhận Xét Chung Về Kết Quả Định Lượng Sau 2 Năm Thực Nghiệm
- Ph Ạm Thị Hồng Tú (2012), “S Ử Dụng Bản Đồ Khái Niệm Trong Tự Học V À Họ C
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: XTN> XĐC( XTN= 7.2,
XĐC = 6.7), phương sai của nhóm lớp TN nhỏ hơn so với nhóm lớp ĐC. Như vậy điểm kiểm tra trắc nghiệm ở nhóm lớp TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm lớp ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 10.4 > 1.96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1.64 >0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1 nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.
Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HAlà: “DH phần DTH bằng BĐKN và các biện pháp khác tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”
và đối thuyết Ha “DH phần DTH bằng BĐKN và các biện pháp khác tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Phân tích phương sai điểm kiểm tra trắc nghiệm (đợt 1)
Tổng hợp | ||||||
Nhóm | Số lượng | Tổng | Trung bình | Phương sai | ||
ĐC | 1906 | 12810 | 6.70 | 2.38 | ||
TN | 1901 | 13687 | 7.20 | 2.03 | ||
Phân tích phương sai | ||||||
Nguồn biến động | Tổng biến động | Bậc tự do | Phương sai | 2 FA=Sa / S2N | Xác suất FA | F crit |
Giữa các nhóm | 240.47 | 1 | 240.47 | 108.90 | 0 | 3.84 |
Trong nhóm | 8413 | 3810 | 2.21 |
Trong bảng 3.4, cho thấy trị số trung bình, giá trị phương sai. Bảng phân tích phương sai cho biết trị số FA = 108.9 > F crit (tiêu chuẩn) = 3.84 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là DH bằng BĐKN học sinh hiểu bài hơn.
* Kết quả bài kiểm tra 1 tiết
Để đánh giá khả năng hệ thống kiến thức của HS khi học bằng BĐKN, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 1 tiết. Kết quả bài kiểm tra được thống kê trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)
Xi N | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
ĐC | 476 | 0 | 0 | 0.8 | 5.9 | 14.9 | 16.3 | 28.7 | 20.7 | 10.4 | 2.3 |
TN | 475 | 0 | 0 | 0 | 2.3 | 7.1 | 14.3 | 25 | 30.7 | 15.8 | 4.8 |
Lập biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 tiết trong TN (hình 3.3).
f%35 30
25
20
15
ĐC
TN
10
5
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Xi
Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 1 tiết trong TN (đợt 1)
Biểu đồ 3.3 cho thấy giá trị mod điểm số của nhóm lớp ĐC là điểm 7, còn giá trị mod của nhóm lớp TN là điểm 8. Từ giá trị mod trở xuống (điểm 7 đến điểm 3), tần suất điểm của nhóm lớp ĐC cao hơn so với nhóm lớp TN. Ngược lại trên giá trị mod (điểm 8 đến điểm 10) tần suất điểm số của nhóm lớp TN cao hơn tần suất điểm của nhóm lớp ĐC. Như vậy, số điểm từ 8 trở lên ở nhóm lớp TN nhiều hơn so với nhóm lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng 3.5 lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết trong TN (đợt 1)
Xi n | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
ĐC | 476 | 100 | 100 | 100 | 99.2 | 93.3 | 78.4 | 62.1 | 33.4 | 12.7 | 2.3 |
TN | 475 | 100 | 100 | 100 | 100 | 97.7 | 90.6 | 76.3 | 51.3 | 20.6 | 4.8 |
Từ số liệu bảng 3.6 vẽ đồ thị đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến kết quả kiểm tra 1 tiết của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC (hình 3.4).
Trong hình 3.4 đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến về điểm số của nhóm lớp TN nằm lệch về bên phải và ở phía trên đường tần suất hội tụ tiến của nhóm
120
100
80
60
ĐC
TN
40
20
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Xi
f%
lớp ĐC. Như vậy kết quả bài kiểm tra 1 tiết của nhóm lớp TN cao hơn ĐC.
Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết trong TN ( đợt 1)
So sánh giá trị trung bình: Giả thuyết H 0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết, kết quả thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kiểm định X điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)
ĐC | TN | |
Điểm trung bình ( XTN và XĐC) | 6.81 | 7.41 |
Phương sai | 2.22 | 1.84 |
Số quan sát | 476 | 475 |
Giả thuyết Ho (H0) | 0 | |
Trị số z = U | -6.46 | |
Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 1 chiều | 1.64 | |
Trị số z tiêu chuẩn SX 0,05 hai chiều | 1.96 |
Trong bảng 3.7, XTN (7.41) > XĐC (6.81), phương sai của nhóm lớp TN nhỏ hơn so với phương sai của nhóm lớp ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 6.46 >
trị số z tiêu chuẩn ( 1.96), giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 nghĩa là kết quả điểm kiểm tra 1 tiết nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
* Tiến hành phân tích phương sai. Giả thuyết HA đặt ra là: “Hai cách dạy
ở TN đợt 1 tác động như nhau đến khả năng hệ thống hoá kiến thức của HS ” và đối thuyết Ha “Hai cách dạy ở TN đợt 1 tác động khác nhau đến khả năng hệ thống hoá kiến thức của HS ”. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết ( đợt 1)
Tổng hợp | ||||||
Nhóm | Số lượng | Tổng | Trung bình | Phương sai | ||
ĐC | 476 | 3256 | 6.81 | 2.22 | ||
TN | 475 | 3527 | 7.41 | 1.84 | ||
Phân tích phương sai | ||||||
Nguồn biến động | Tổng biến động | Bậc tự do | Phương sai | 2 FA=Sa / S2N | Xác suất FA | F crit |
Giữa các nhóm | 84.6 | 1 | 84.68 | 41.66 | 0.0 | 3.84 |
Trong nhóm | 1935.1 | 952 | 2.03 |
Trong bảng 3.8. chúng ta thấy FA = 41.66 > F tiêu chuẩn (Fcrit), giả thuyết HA bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1; nghĩa là hai cách dạy ở TN đợt 1 tác động khác nhau đến khả năng hệ thống hoá kiến thức của HS, khả năng hệ thống hóa của nhóm lớp TN tốt hơn nhóm lớp ĐC.
3.5.1.2. Kết quả các bài kiểm tra sau TN đợt 1
Để đánh giá độ bền kiến thức đã thu được trong quá trình DH giữa 2 phương án ĐC và TN, chúng tôi sử dụng đề kiểm tra gồm 2 phần: kiểm tra trắc nghiệm khách quan (10 câu) và kiểm tra tự luận (2 câu), thời gian giữa hai bài kiểm tra là một tuần. Kết quả chấm bài được xử lí thống kê qua bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tần suất điểm ( fi %) qua các lần kiểm tra sau TN (đợt 1)
xi ni | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
ĐC | 949 | 0 | 0 | 1.1 | 6.4 | 15.7 | 19 | 31.1 | 17.4 | 8.1 | 1.2 |
TN | 947 | 0 | 0 | 0 | 2.4 | 7.5 | 14.8 | 26.1 | 31.4 | 13.9 | 3.8 |
Từ kết quả bảng 3.9, vẽ biểu đồ tần suất điểm kiểm tra sau TN (hình 3.5).
fi% 35
30
25
20
15
§C
TN
10
5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
xi
Hình 3.5. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra sau TN (đợt 1)
Nhận xét: Trên biểu đồ 3.5, nhận thấy giá trị mod điểm các bài kiểm tra của nhóm lớp TN là điểm 8, của nhóm lớp ĐC là 7. Từ giá trị mod trở xuống tần suất điểm của nhóm lớp ĐC cao hơn so với nhóm lớp TN. Ngược lại trên giá trị mod (từ 8 trở lên), tần suất điểm của nhóm lớp TN cao hơn hẳn tần suất điểm của nhóm lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả các bài kiểm tra ở nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.
Để khẳng định kết quả này, so sánh các tham số đặc trưng, kết quả điểm kiểm tra của 2 nhóm lớp TN và ĐC.
Bảng 3.10. So sánh các tham số đặc trưng giữa nhóm TN và ĐC sau TN (đợt 1).
ni | X | S | Cv % | dTN-ĐC | td | |
ĐC | 949 | 6.63 | 1.43 | 21.6 | 0.7 | 11.1 3 |
TN | 947 | 7.33 | 1.33 | 18.1 |
Nhìn vào bảng 3.10 cho thấy:
+ Điểm trung bình cộng qua 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm lớp TN đều cao hơn so với nhóm lớp ĐC. Điểm trung bình cộng giữa nhóm lớp TN và ĐC có sự chênh lệch đáng kể (0.7) có nghĩa là HS nhóm lớp TN tương đối ổn định về điểm số, còn các HS nhóm lớp ĐC có điểm số giảm tương đối nhiều so với trong TN. Như vậy chứng tỏ mức độ lưu giữ kiến thức đã học ở nhóm lớp TN tốt hơn nhóm lớp ĐC.
+ Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của nhóm lớp TN đều thấp hơn so
với nhóm lớp ĐC điều này cho thấy lượng kiến thức lĩnh hội của các HS nhóm lớp TN là khá đồng đều và hiệu quả sử dụng BĐKN trong DH phần DTH của SH 12 là đáng tin cậy.
* Bàn luận kết quả thực nghiệm đợt 1
Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 chúng tôi nhận thấy khả năng hiểu bài và tổng hợp kiến thức của HS khi học bằng BĐKN (lớp TN) tốt hơn khi học bằng các phương pháp không dùng BĐKN (lớp ĐC).
Trong quá trình thực nghiệm đợt 1, chúng tôi đã dự một số giờ giảng của GV dạy các lớp TN và sau khi kết thúc TN đợt 1 chúng tôi đã rút ra một số nhận xét sau:
- Khi chúng tôi bắt đầu dạy thực nghiệm, số HS khá giỏi làm quen rất nhanh với cách học bằng BĐKN và tỏ ra rất thích thú với cách học này. Một số HS yếu tỏ ra lúng túng do chưa có thói que n và chưa biết cách, nên ở tiết đầu, nhiều em còn tỏ ra ngại không hứng thú. Ở những tiết học sau các em đã
có sự tiến bộ rõ rệt, biểu hiện như chủ động tích cực tham gia hoạt động thiết kế BĐKN, biết tóm tắt nội dung bằng BĐKN, đã biết tìm ý trả lời câu hỏi, giải mã các sơ đồ, hình vẽ từ các nội dung đọc được trong SGK, điều đó được thể hiện qua bài làm của các HS.
- GV dạy thực nghiệm lúc đầu cũng chưa quen, các GV tỏ ra hơi lo lắng và ngại ngùng tham gia vì 2 lí do chính: thứ nhất ngại thay đổi cách DH đã thành thói quen lâu nay, thứ hai còn nghi ngờ tính khả thi cũng như hiệu quả của việc sử dụng BĐKN. Nhưng sau đó các GV đều cho rằng việc sử dụng BĐKN trong dạy và học phần DTH không những HS thích thú, nâng cao chất lượng học tập của HS, mà cả các GV cũng yêu thích cách dạy học mới này. Các GV đều cho rằng trước đây cũng đã sử dụng một số dạng sơ đồ để DH nhưng hiệu quả chưa cao. Các GV cũng khá bất ngờ khi thấy việc sử dụng BĐKN cũng rất hiệu quả trong khâu dạy kiến thức mới đặc biệt với hình thức sử dụng BĐKN vừa để ôn tập kiến thức SH 9 vừa dùng để phát triển hoàn thiện các KN Sinh học 12. Cách này dùng rất hiệu quả cho tất cả các cấu trúc, các cơ chế phần DTH. Nó giúp GV và cả HS chủ động hơn trong giờ học cũng như thấy được sự phát triển các KN qua mỗi lớp học, cấp học; ngoài ra GV còn có thời gian tổ chức các hoạt động, rèn luyện kĩ năng cũng như để khắc sâu kiến thức cho HS (điều này trước đây hầu như rất khó). Như vậy các GV tham gia dạy TN đều đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng BĐKN trong dạy và học phần DTH, tuy nhiên các GV cũng còn băn khoăn ở khâu đầu tư để thiết kế các BĐKN có hiệu quả.
- Kết quả học tập ở nhóm lớp TN cao hơn so với nhóm lớp ĐC, tuy nhiên sự khác biệt này là không lớn lắm, biểu hiện sự chênh lệch của điểm số trung bình của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC chỉ là 0.54 điểm. Nguyên nhân ban đầu có thể do một số BĐKN được thiết kế còn hơi phức tạp, các GV sử dụng BĐKN cũng chưa thật linh hoạt, nên hiệu quả của việc sử dụng BĐKN trong