Phụ lục
1. Phiếu học tập
2. Sự tích “Sinh đồ ba quan’’
Sinh đồ ba quan là một sự tích mà người đương thời nghĩ ra để chế giễu tình trạng thi cử rối ren cuối thời Hậu Lê. Đây có thể coi là một trong những bê bối lớn nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà.
Một khi chính sự đã thối nát thì sớm muộn thế nào trường thi cũng là nơi chen chúc cuả những kẻ bất tài và mua bán, hối lộ mà thôi. Tháng 11 n m Canh Ngọ (1705), triều đình vua Lê Hiền Tông và chúa Trịnh Doanh đã cho phép thí sinh nạp tiền để thay cho việc dự khoa thi phụ này, và gọi đó là tiền … thông kinh! Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 41, tờ 2) chép rằng:
“Ở buổi đầu trung hưng, số tiền do Sinh đồ (tức Tú tài, những người này, nếu muốn đi thi tiếp, đều phải thi lại ở trường Hương – ND) bạp vào, đều phải chi dùng cho các Hiện quan (quan trông coi việc giáo dục) củ huyện. Từ n m Bảo Thái (niên hiệu của vua Lê Dụ Tông, dùng từ n m1720 đến 1729), triều đình bắt đầu hi hành việc đánh thuế điệu, mọi khoản đều phải trông vào công quỹ, cho nên tiền Minh Kinh cũng phải nộp cho quan sở tại, có thể mới chỉ đủ dùng cho việc tổ chức trường thi. Đến đây vì việc đánh dẹp diễn ra triền miên, chi phí không biết bao nhiêu mà kể, của kho không đủ để chu cấp, cho nên triều đình hạ lệnh rằng: hễ n m nào có khoa thi Hương cho phép moị người nạp ba quan tiền để thay cho việc khảo hạch (ở huyện), rồi cũng cho được đi dự thi, và gọi đó là tiền Thông Kinh. Lúc ấy, có lẽ vì tránh phạm vào hiệu Minh Vương của chúa Trịnh Doanh nên mới đổi hai chữ Minh kinh ra thông Kinh như vậy. Việc này là do lời bàn của Đỗ Thế Giai người xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay là ngoại thành Hà Nội, đỗ Hương cống , tức Cử nhân, nhưng làm quan được th ng đến chức Tham tụng), vốn là cận thần của chúa Trịnh.
Bởi lệ này, từ kẻ làm ruộng đén người buôn bán, thậm chí cả bọn đồ tể cũng h ng hái mang tiền đi thi. Ngày thi, học trò giày xéo lên nhau, đến nỗi có kẻ phải chết. tác quái, quan trường cũng là một lũ gian trá, trường thi chẳng khác gì chợ búa. Phép thi thối nát đến thế là cùng."
3. Cuộc đối đáp bằng thơ nôm giữa Đào Duy Từ và Chúa Trịnh
Vào khoảng cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII, dưới sự trị vì của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở đàng Trong, tình hình v n hóa ở cả hai Đàng đều rất phát tiển. Tuy nhiên ở đàng Trong với sự phát triển của việc xây đắp Lũy Thầy, nghề hát bội phát triển và đặc biệt với sự ra đời của vở tuồng Sơn Hậu, mà người có công lớn nhất là Đào Duy Từ.
Chúa Trịnh sau khi nghe các Đại thần trình tấu, một đêm khi ngồi trong thư với cận thần thân tín của mình đã tâm sự:
- “Ta cảm thấy thật buồn và tiếc vì đã bỏ lỡ một người hiền tài trong thiên hạ. Giá như trước đây ta trọng dụng Đào Duy Từ, thì bây giờ đàng Ngoài cũng thật là phát triển. Nay ta có ý muốn mời Đào Duy Từ ra đàng Ngoài phò tá giúp ta phát triển đất nước. Nhưng vì ta là một bậc Minh vương, là bề trên nên ta không thể đích thân vào đó mời Đào Duy Từ được, ta sẽ viết một bức tư ngươi hãy sai xứ thần đem vào cho Đào Duy Từ”.
Nội dung bức thư như sau:
“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay.”
- Xứ thần đã không quản ngày đêm đem thư đến giao cho Đào Duy Từ. Sau khi nhận được thư Đào Duy Từ đã tỏ ra bùi ngùi, xúc động, ông đọc thư rất lâu sauu đó viết thư đáp lại:
“Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không tiếc những ngày còn không Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.”
Chúa Trịnh đọc thơ biết khó lòng lôi kéo được họ Đào, nhưng thấy bài thơ chưa có câu kết, ý còn bỏ ngỏ, nên vẫn nuôi hy vọng, bèn cho người đem lễ vật nhiều hơn, và mang theo lá thư của chúa Trịnh vào gặp Đào Duy Từ lần nữa.Lần này, ông mới viết nốt hai câu kết gửi ra, để trả lời dứt khoát việc mời mọc của chúa Trịnh. Hai câu đó như sau:
“Có lòng xin tạ ơn lòng, Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen!”
Theo giai thoại dân gian thì chồng em được Đào Duy Từ hàm ý chỉ chúa Nguyễn.
Từ đấy Đào Duy Từ ở lại giúp chúa Nguyễn ổn định và phát triển vùng đất miền trong, mở mang bờ cõi đất nước ta cho đến lúc qua đời…
Phụ lục 6:
HÌNH ẢNH VỀ CÁC SẢN PHẨM TRONG BUỔI THỰC NGHIỆM
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - 13
- Tiến Trình Tổ Chức Dạy Học 1.ổn Định Tổ Chức Lớp 2.kiểm Tra Bài Cũ
- Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
- Đường link bài hát “Buôn bấc, buôn dầu” của NSUT Lan Hương do HS Ngô V n Quang lớp 10A3 trình bày nhằm chia sẻ sự ngọt ngào của nghệ thuật dân ca quan họ nổi tiếng ở mảnh đất Kinh Bắc. https://www.youtube.com/watch?v=_6h-4g7bbac&feature=youtu.be
Phụ lục 7:
HÌNH ẢNH CỦA BUỔI THỰC NGHIỆM
Hình ảnh giờ học thực nghiệm tại lớp 10A3.
HS Đỗ Minh Hằng – lớp 10A3 trình bày bài tập nhóm đã hoàn thiện.