Hệ Thống Từ Ngữ Thể Hiện Thiên Tính Nữ


Bài thơ tả cảnh một cái hang, hang Cắc Cớ, rất thực và rất đúng. Nhưng tác giả sử dụng một số từ có dụng ý như nứt làm đôi mảnh, kẽ hầm rêu mốc, giọt nước hữu tình, con đường vô ngạn, hớ hênh, đẽo đá, xuyên (tạc) và tử vận om (chòm, phòm, lõm bõm, om, dòm) kề cận nhau trong một văn bản nên đã dậy lên một nghĩa khác, nghĩa ngầm: bộ phận trên cơ thể người phụ nữ. Ta thấy cả hai nghĩa này đều rất chính xác và khó có thể tách biệt nhau. Nó cũng còn gắn chặt với thiên tính nữ, với tín ngưỡng phồn thực, với tính dục.

Ta bắt gặp những nét tương đồng khi vịnh cảnh hang động của nhà thơ trong bài thơ Động Hương Tích:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom… Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

Con thuyền vô trạo cúi lom khom….

Đọc bài thơ ta thấy có nét tương đồng với bài thơ vịnh cảnh Hang Cắc Cớ của bà. Ở đây Hồ Xuân hương vịnh hai cảnh khác nhau, ở hai nơi khác nhau, vào hai thời điểm khác nhau nhưng hai bài thơ lại giống nhau cả ý lẫn lời. Trước tiên hai bài thơ này nói lên tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của bà chúa thơ Nôm. Ngôn ngữ bà sử dụng trong bài thơ dường như rất tự nhiên như chính thiên nhiên vậy! Một lỗ “hỏm hòm hom” cùng với những “giọt nước hữu tình” đan xen vào cảnh động là hình ảnh của “con thuyền vô trạo cúi lom khom” để làm nên một động Hương Tích tuyệt đẹp. Các cụm từ: nứt làm đôi, chen chân xọc, cúi lom khom...Bên cạnh nghĩa thứ nhất tả cảnh chùa chiền với một khung cảnh, con người thơ mộng thì nghĩa thứ hai là nghĩa ngầm rất Xuân Hương tả âm vật và hoạt động tính giao của con người. Ở đây Hồ Xuân Hương nói đến các hang động, chùa chiền đó là những nơi thiêng liêng, nơi thờ thần cúng phật. Có người khi đọc bài thơ này cho rằng đây là một sự đả kích tôn giáo. Nhưng không hẳn là như thế. Các hình ảnh và hoạt động trong bài thơ này đều gợi đến các bộ phận sinh dục và hoạt động tính giao. Cái hay là bà mượn cảnh thiên nhiên để mô tả các bộ phận


trên cơ thể người phụ nữ. Hồ Xuân Hương coi thân thể và cả bộ phận sinh dục trên cơ thể con người như là tự nhiên, thiên tạo, nó giống như tự nhiên, thiên nhiên vậy. Đã thế "quyền" miêu tả nó trong văn chương cũng là cả một quyền năng tự nhiên. Chỉ có thể quan niệm và sáng tạo theo tâm niệm như thế khi mà hoặc là người ta chưa biết đến hoặc là người ta chủ tâm bước qua, chủ tâm vi phạm những sự răn đe, cấm đoán nào đó ngược hẳn tâm niệm này, chẳng hạn, những răn đe nhân danh một chủ nghĩa cấm dục hà khắc, nhân danh sự sợ hãi mọi cách thức phô bày thân thể, giống như sợ hãi phô bầy tư tưởng.

Cùng với một thiên nhiên cựa quậy, sống động tạo nên những hành động gợi tính giao, sự phồn thực sinh sôi nảy nở. Trong bài Hang Thánh Hóa là một thiên nhiên sinh động gây ấn tượng mạnh vào giác quan người đọc:

Khen thay con tạo khéo khéo phàm Một đố giương ra biết mấy ngoàm Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Lách khe nước rỉ mó lam nham

Thiên nhiên ở bài thơ Hang Thánh Hóa trong con mắt của Hồ Xuân Hương là sự sắp đặt hết sức tài tình của tạo hóa. Khi miêu tả cảnh thiên nhiên ta thấy bà luôn nhìn thiên nhiên trong mối tương quan vạn vật chứ thiên nhiên ấy không tồn tại đơn độc. Trên lườn đá “cỏ leo sờ rạm rạp”, dưới lách “khe nước rỉ mó lam nham”. Cảnh đan cài, quấn quýt, hòa quện vào nhau làm nhộn nhịp cả không gian Chùa Hương. Chùa Hương siêu thoát là vậy mà cũng ngọ nguậy dưới ngòi bút của bà. Cảnh vật không hề chau chuốt, không đánh bóng bởi nghệ thuật câu từ mà hoang dại, tự nhiên như tất cả thuộc về trần thế này. Cảnh ấy cũng giống như người phụ nữ trong thơ bà. Họ hiện lên thật đẹp một cách tự nhiên và hài hòa nhất. Họ là báu vật được thượng đế sinh ra trên cuộc đời này nên những gì thuộc về họ dù là những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mà người ta ngại nói ra đều rất đẹp. Vả chăng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam không phải ai cũng có đủ tài và dũng cảm để làm được việc phi thường như trong thơ bà.

Thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương - 9


Chính vì thể hiện khát khao muốn khẳng định nên thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ yên ắng mà nó luôn cựa quậy hết sức sinh động. Đi đôi với cảnh bao giờ cũng là những màu sắc, âm thanh sinh động. Hình ảnh Kẽm Trống trên sông Đáy:

Hai bên thì núi giữa thì sông

Có phải đây là Kẽm Trống không Giógiật sườn non khua lắc cắc Sóng dồn mặt nước vỗ long bong Ở trong hangnúi còn hơi hẹp

Ra khỏi đầu non đã rộng thùng

(Kẽm Trống)

Qua bài thơ Kẽm Trống Hồ Xuân Hương đã mô tả thật tinh tế cảnh “vượt cạn” của phụ nữ đồng thời nói lên nghĩa vụ cao cả của đàn bà là sinh con đẻ cái. Đây là một nghĩa vụ hơn hẳn đàn ông vì đàn ông không thể làm được việc đó. Điều này càng cho thấy thiên tính nữ trong thơ Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ Kẽm Trống mới đọc qua chỉ như là một bài thơ vịnh cảnh một dòng sông bị chẹt lại hai bên vách núi rất hẹp, sát liền nhau chỉ vừa một lối nước chảy giống như một cái cửa. Nhưng Hồ Xuân Hương qua ẩn ý của bài thơ này muốn cho người đàn ông thấy là đàn bà có một nhiệm vụ rất thiêng liêng, cao cả hơn hẳn đàn ông là nhiệm vụ sinh con và sinh ra sự sống. Đặc biệt, trong hai câu kết “Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại / Nào ai có biết nỗi bưng bồng ” Hồ Xuân Hương còn muốn nhắn chung phái nam hãy “ngắm lại” mình để nhớ là tất cả đàn ông đều đã đi qua “cái cửa đó” cũng như đừng quên “nỗi bưng bồng” khổ nhọc của những người làm mẹ.

Túi càn khôn cũng là một biểu tượng liên quan đến bộ phận trên cơ thể người phụ nữ. Theo huyền thoại của nhiều tộc người trên thế giới: xưa trời đất là một khối hỗn mang, nguyên lý đực nguyên lý cái lẫn lộn chưa phân biệt, sau đó


là sự phân biệt tính giao và sinh đẻ con cái: Trời đất tách nhau tạo thành khoảng không. Bẩu trời, túi vũ trụ, túi càn khôn trở thành biểu tượng của người phụ nữ, chỉ cái rỗng không có khả năng sinh sản. Bởi thế cho nên mới có chuyện: Tối ba mươi kéo cánh càn khôn…Sáng mồng một lỏng then tạo hóa. Hay khi ông Phú Vĩnh Tường chết Hồ Xuân Hương mới khóc:

Cán cân tạo hóa rơi đâu mất Miệng túi càn khôn khép lại rồi

(Khóc ông Phú Vĩnh Tường)

Những biểu tượng gốc liên quan đến người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thì rất nhiều, nhưng biểu tượng gốc liên quan đến các bậc hiền nhân quân tử lại thì rất ít. Đó cũng một biểu hiện cho thấy trong thơ Nôm của bà luôn đề cao thiên tính nữ.

Cảnh của Xuân Hương thường là vậy! Nó không có cái màu phơn phớt nhàn nhạt của tranh thủy mạc. Nó không ưa những nét buồn buồn của một buổi chiều tà bóng xế, nó không thích những chiếc lá vàng rơi trước gió, hay con nai ngơ ngác trong rừng già. Cảnh nào cũng cựa quậy, cũng cử động, cũng sống, cũng vui. Đó là đặc điểm của thiên nhiên trong sáng tác của Xuân Hương. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương luôn có hình, có hồn chứa đựng ẩn ý mà nhà thơ muốn gửi gắm là nói đến những gì thuộc về người phụ nữ. Nếu như bà khen tạo hóa khéo tay tạc nên những cảnh hang động đẹp đẽ ấy thì hậu thế chúng ta quả không sai khi gọi bà với cái tên Bà Chúa thơ Nôm. Trước thiên nhiên bao la rộng lớn, nhà thơ thấy lòng mình hể hả như chắp cánh bay lên. Cảm hứng trữ tình trong những bài thơ viết về thiên nhiên của Xuân Hương là một xúc cảm lãng mạn hết sức tươi sáng. Nhưng khi quay lại cuộc đời riêng nhiều ngang trái của mình thì cảm hứng của Xuân Hương lắng lại, chất lãng mạn bay bổng tan đi, và thay thế vào đó là những suy nghĩ chua chát về hiện thực cuộc sống.


Người ta thường đem so sánh Hồ Xuân Hương với Bà Huyện Thanh Quan, một nữ thi sĩ ra đời sau Xuân Hương không xa mấy. Điều đó rất có ý nghĩa. Lấy một bài tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan, Bài Qua Đèo Ngang, ta sẽ thấy trong đó một thế giới “không hình, không sắc không mùi vị”. Có tiếng cuốc, tiếng đa đa, nhưng thực ra đó là thứ âm vang mơ hồ trong lòng con người. Và trong cái thế giới đó, cả không gian, cả thời gian, cả con người đều lắng xuống trong một trạng thái ngưng đọng vĩnh viễn. Thơ Xuân Hương bằng âm thanh, bằng sự chuyển động, bằng ngôn ngữ tạo hình, bằng sự liên tưởng tưởng tượng mang đậm thiên tính nữ. Không gian buồng khuê được tạo bằng cánh cửa càn khôn, bằng trời đất sinh ra, bằng con tạo khéo khôn phàm…Biểu tượng của sự sóng đôi nam nữ được nguỵ trang bằng những hoạt động “xuân tình” của nam nữ được liên tưởng bằng những hình ảnh hết sức ngộ nghĩnh thú vị: quả mít, con ốc nhồi, chày kình, tràng hạt, quả cau, miếng trầu, cành thông, cơn gió, đá, nước… và cái khoái cảm trần tục kia được sánh với sự kỳ diệu của đất–trời, núi– đá, trăng–trời, hang động–đồi núi… Ngôn ngữ thơ Xuân Hương là ngôn ngữ thuộc văn hoá Việt, mang đậm thiên tính nữ.

Nhưng có lẽ, một điều đặc biệt là thơ Xuân Hương lấy đề tài trong cuộc sống bình thường hàng ngày nhưng là những đề tài có tính chất úp mở hai nghĩa, một nghĩa đen phô ra, nói trực tiếp về vấn đề nhà thơ miêu tả, và một nghĩa ngầm nói về chuyện buồng the, “phồn thực”. Chính điều này mà có một số người cho thơ bà là chớt nhả. Nhưng thực ra thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ khêu gợi tình dục mà chỉ tả và thuật như chính nó là như thế. Thậm chí nhiều người đã liên tưởng và cho rằng thơ Hồ Xuân Hương là “dâm tục” thường thể hiện những hành vi tính giao của nam nữ. Nhưng đó là một thứ tình dục lành mạnh thể hiện khát vọng lứa đôi hạnh phúc của người phụ nữ hết sức tha thiết với tình yêu và hạnh phúc gia đình nhưng lại gặp phải bi kịch. Người đọc vì thế luôn cảm thấy một thiên nhiên căng tràn sức sống, một thiên nhiên luôn cựa quậy và tươi rói màu sắc.


Tiểu kết

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương với cảnh vật, thiên nhiên đậm đà thiên tính nữ. Mỗi vần thơ viết về thiên nhiên như một bức tranh ngợi ca vẻ đẹp đấy sức sống của người phụ nữ. Đó không phải là những bức tranh đen trắng ở trạng thái tĩnh mà là những bức trang thiên nhiên sống động, cựa quậy, quấn quýt, giao hòa đầy màu sắc. Một thiên nhiên gần gũi, mộc mạc mang vẻ đẹp hình thể trần thế của người phụ nữ. Độc đáo hơn là sự trở về của những biểu tượng phồn thực qua hình ảnh thiên nhiên như khắc họa sâu sắc hơn vẻ đẹp thiên tính nữ. Qua những vần thơ viết về thiên nhiên bà đã ngợi ca vẻ đẹp nguyên sơ thầm kín của người phụ nữ ẩn đằng sau cái gai góc, mộc mạc của một thiên nhiên bình dị, quen thuộc. Đó cũng là những vần thơ ca ngợi sự sống với khát vọng nhân sinh mang đậm thiên tính nữ.


Chương 3

THIÊN TÍNH NỮ QUA NGHỆ THUẬT THƠ


3.1. Hệ thống từ ngữ thể hiện thiên tính nữ

3.1.1.Cách xưng hô

Cách xưng hô cho thấy thiên tính nữ trong thơ của Bà chúa thơ Nôm.

Thơ Xuân Hương là tiếng nói và có khi là tiếng hát trái tim của Xuân Hương. Đó là những vần thơ người phụ nữ viết cho người phụ nữ. Văn chương nàng in rõ sắc màu giới tính, bởi đàn bà luôn nhìn đời bằng con mắt riêng. Xuân Hương không chỉ cảm nhận cuộc đời bằng cái nhìn giới tính mà còn cảm nhận bằng cái nhìn đầy cá tính. Bởi thế cho nên trong thơ Nôm của mình, Hồ Xuân Hương sử dụng nhiều đại từ nhân xưng mang đậm thiên tính nữ. Với nhiều cách xưng hô khác nhau nhưng đọc lên chúng ta đều cảm nhận được đây là là lời của một nhà thơ nữ, nhà thơ của phụ nữ.

Trong cách xưng hô của mình, bà đã học được từ ca dao truyền thống mô típ “Thân em…”:

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày


- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Vẫn là bắt đầu bằng “Thân em” nhưng người phụ nữ trong ca dao hiện lên với tâm thế nhún nhường có phần tội nghiệp. Người phụ nữ không thể tự quyết định được số phận và hạnh phúc của mình. Nhưng Hồ Xuân Hương thì khác. Bản lĩnh và cá tính của bà giúp bà hiểu được vai trò và vị thế của phụ nữ. Cảm thông với nỗi bất hạnh của phụ nữ, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của họ, tiếp thu mạch cảm hứng dân gian, Hồ Xuân Hương đã viết về họ bằng cả tấm lòng. Người phụ nữ trong thơ bà thật sự có bản lĩnh, họ không để cho ai phải thương hại mình ngay


cả khi họ rơi vào hoàn cảnh bi đát nhất là không chồng mà chửa hay góa chồng. Đây là điều làm nên sự mới mẻ trong thơ Nôm của bà so với ca dao. Người phụ nữ trong thơ bà luôn mạnh mẽ và tự tin với cách xưng “thân em”:

Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó sù sì múi nó dầy

(Quả mít) Thân em vừa trắng phận em tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

(Bánh trôi nước)

Vẫn là mở đầu bằng công thức quen thuộc của các bài ca dao, với hai từ: "thân em", nhũn nhặn, mộc mạc, e lệ mà không kém phần duyên dáng như trong ca dao nhưng đằng sau nó là một cá tính gai góc Hồ Xuân Hương. Chỉ bằng hai từ đó thôi, bà đã tôn vinh cái phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ lên cao muôn phần. Không kiêu sa, hãnh diện, không thách thức, chỉ là "thân em" khép nép, duyên dáng. Đó là cả một nghệ thuật ngôn từ cho ta thấy Hồ Xuân Hương rất tinh nhanh, luôn tiếp thu thành quả sáng tạo nghệ thuật dân gian để đem vào mở đầu cho mỗi bài thơ của mình. Tuy vậy nhưng tinh thần bài thơ thật mới mẻ. Qua đó người đọc thấy được cá tính mạnh mẽ Hồ Xuân Hương.

Không chỉ thấy được cái mạnh mẽ, gai góc trong thơ Hồ Xuân Hương mà còn thấy được nét dịu dàng, nữ tính qua cách xưng hô “Thiếp”-“chàng”:

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì Thương chồng nên khóc tỉ tì ti Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo Cay đắng chàng ơi vị quế chi

(Bỡn bà lang khóc chồng) Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng đến thế thôi

(Khóc Tổng Cóc)

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí