Nhiệm Vụ Kinh Tế - Xã Hội Và Khả Năng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Của Tỉnh Luông Pra Băng


vực và thế giới. Trong những năm tới, xu thế phát triển TTDL nội địa có những điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, TTDL nội địa là thị trường đem lại cho du khách nhiều hứng thú với những sản phẩm du lịch đặc trưng, giá cả hàng hóa rẻ hơn nhiều so với các nước, hàng hóa tiêu dùng và mỹ nghệ phong phú, đa dạng hơn.

Thứ hai, do tập trung phát triển TTDL quốc tế chủ động nên thị trường cung cấp hàng hóa, dịch vụ tăng dẫn đến khả năng cạnh tranh giữa những người bán ngày càng tăng.

Thứ ba, đây là nơi thu hút nhiều tư bản nước ngoài đầu tư vào xây dựng các cơ sở lưu trú. Sự tham gia của các hãng du lịch vào TTDL ngày càng tăng do việc Lào gia nhập WTO. Mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các nước trong phát triển TTDL ngày càng mở rộng.

Như vậy tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra:

Tầm nhìn đến năm 2030 của CHDCND Lào tạo ra một con đường mới để phát triển trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao theo con đường kinh tế khôn hoan, xanh và bền vững; thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 4 cấp so với năm 2015; có một ngành công nghiệp trụ cột và có cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh mẽ để chuyển thành công nghiệp hiện đại, kinh tế thị trường theo con đường chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện một cách có hệ thống; đảm bảo an ninh trật tự xã hội; dân chủ, màu sắc và sự công bằng; Môi trường được bảo vệ và tài nguyên thiên nhiên được quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững; có khả năng liên kết với các nước trong khu vực và thế giới [21, tr.84].

Thực hiện chiến lược đến năm 2025, tại tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ:

Nâng cao chất lượng sản xuất; sử dụng khoa học công nghệ hiện đại, sạch sẽ và thân thiện với môi trường, có cơ sở hạ tầng hiện đại và có thể phê duyệt kết nối với các nước trong khu vực và thế giới. Sự chuyển đổi công nghiệp tập trung vào ngành công nghiệp trụ cột


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

như: điện lực, nông nghiệp, khoáng sản, du lịch và các ngành khác như: ngân hàng, viễn thông, dịch vụ,… [21, tr.88].

Năm 2020 tổng GDP có tốc độ tăng trưởng trung bình không giảm 7,5%/năm, trong đó: ngành nông nghiệp tăng lên trung bình 3,2%, chiếm khoảng 19% của GDP; ngành công nghiệp tăng lên 9,3%, chiếm 32% và ngành dịch vụ tăng lên 8,9%, chiếm 41% của GDP. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.190 USD trongnăm 2020 [21, tr.91].

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 16

Để thực hiện nội dung tầm nhìn và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo đường lối của Đảng. Bộ thông tin văn hòa và Du lịch đã khẳng định tầm nhìn đến năm 2030 về việc thông tin, văn hóa và du lịch là "Phát triển việc thông tin, văn hóa và du lịch có chất lượng, nhanh, xa, chuyển thành ngành công nghiệp hiện đại, an toàn và thúc đẩy sự tham gia của xã hội để bền vững". Về tầm nhìn và chiến lược phát triển trong việc thông tin, văn hóa và du lịch CHDCND Lào là:

- Về thông tin: "Phát triển việc thông tin có chất lượng toàn diện, cải thiện dịch vụ truyền thông cho đa dạng và hiện đại, có thể truy cập đến nguồn thông tin ở mọi lúc mọi nơi".

- Về văn hóa: "Bảo tồn, bảo vệ, kết vi, khôi phục và nâng cao giá trị của các giá trị di sản văn hóa của đất nước cho bền vững, cấp nhật và phát triển sản phẩm văn hóa cho phong phú, góp phấn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

- Về du lịch: "Phát triển và đẩy mạnh ngành du lịch trở thành ngành công nghiệp hiện đại, đầy đủ và là ngành kinh tế hàng trước để góp phần xây dựng kinh tế - xã hội ở mức độ nhất định".

- Về quản lý: "Phát triển hệ thống quản lý, tổ chức và nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ của các ngành, đảm bảo cả số lượng và chất lượng, lập kế hoạch phát triển việc thông tin, văn hóa và du lịch có mục đích và khoa học" [1, tr.56- 57].

Trong bối cảnh đất nước với những thành tựu đạt được hơn 30 năm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh. Đảng và Nhà nước luôn coi phát triển ngành du lịch là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện


đại hóa đất nước. Chiến lược phát triển ngành du lịch Lào xác định: phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước. Từng bước đưa đất nước trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2025 du lịch Lào được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch khởi sắc và năng động trong khu vực, đến năm 2030 đưa du lịch Lào trở thành ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

4.1.1.3. Nhiệm vụ kinh tế - xã hội và khả năng phát triển thị trường du lịch của tỉnh Luông Pra Băng

Trong xu thế chung của TTDL thế giới, của khu vực và nội địa, TTDL Luông Pra Băng có nhiều cơ hội do nhu cầu du lịch tăng mạnh, song cũng đứng trước không ít thách thức do khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Dự báo đến năm 2025, Luông Pra Băng đón khoảng 760.000 lượt khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 73%. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường đòi hỏi phải xây dựng được hệ các quan điểm và phương hướng khoa học công nghệ phù hợp.

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư, thúc đẩy cung - cầu trên TTDL. Sự phát triển của các ngành kinh tế có vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển. Đồng thời sự phát triển của kinh tế du lịch sẽ góp phần tiêu thụ khối lượng lớn các sản phẩm của những ngành kinh tế, tạo nên sự hoạt động mạnh của thị trường nói chung, trong đó có TTDL. Cùng với sự phát triển của kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội ở tỉnh Luông Pra Băng phải có những bước chuyển biến tích cực. Công tác văn hóa thông tin có nhiều hoạt động thiết thực góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho nhân dân. Giáo dục và đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ học sinh đã tốt nghiệp và đại học cao, công tác y tế có nhiều tiến bộ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định.

Những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại các khu, điểm công nghiệp, du lịch đang từng bước được tháo gỡ; môi trường đầu tư được


cải thiện. Việc triển khai cải cách hành chính, chống tham nhũng thời gian qua được đẩy mạnh và có nhiều kết quả. Đó là môi trường tốt thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, các quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Luông Pra Băng cũng đồng thời là quá trình ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ trong các ngành kinh tế, nhân tố trực tiếp góp phần làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. Mức thu nhập của mỗi người lao động, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng nâng cao là tiền đề tăng thêm khả năng hiện thực để con người tham gia hoạt động du lịch, tạo cho TTDL có bước phát triển.

Các hệ thống kết cấu hạ tầng phải đồng bộ để đón tiếp du khách của mọi quốc gia, mọi địa phương. Đây là điều kiện quan trọng để tạo nên giá trị sản phẩm và phát triển TTDL của tỉnh Luông Pra Băng trong những năm tới.

4.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường du lịch tỉnh Luông Pra Băng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

4.1.2.1. Mục tiêu phát triển

Từ thực tiễn và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của tỉnh, nghiên cứu sinh xác định mục tiêu đến năm 2025, du lịch tỉnh Luông Pra Băng cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá, thân thiện với môi trường và cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2025, Luông Pra Băng trở thành một tỉnh có ngành du lịch phát triển, là điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong nước và khu vực.

- Phát triển TTDL phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch và đường lối phát triển kinh tế - xã hội

Trong chiến lược phát triển du lịch của Lào cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025 đều có chủ trương phát triển du lịch Luông Pra Băng tương xứng với tiềm năng sẵn có để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của TTDL phải hướng tới mục tiêu phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luông Pra Băng:


Thứ nhất: phát triển ngành kinh tế du lịch năng động, đưa du lịch của tỉnh Luông Pra Băng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Du lịch Luông Pra Băng không những phát triển mạnh trong thị trường nội địa mà còn là một trong những điểm đến hấp dẫn của đất nước Lào trong con mắt bạn bè quốc tế. Phát triển du lịch Luông Pra Băng tương xứng với vị thế trong ngành du lịch Lào và trong tỉnh.

Thứ hai: đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển TTDL, tạo nhân tố kích thích sản xuất kinh doanh các ngành liên quan như: mạng lưới điện, nước, ngân hàng, giao thông vận tải và các dịch vụ công khác của xã hội; tạo thêm công ăn việc làm; phát triển TTDL sinh thái, cảnh quan, văn hóa lễ hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đóng góp ngày càng nhiều vào thu nhập của địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thứ ba: phát triển TTDL gắn với thúc đẩy phân công lao động xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế. Các khu, các điểm du lịch trong tỉnh tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp. Đóng góp một phần kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng dịch vụ của tỉnh đạt khoảng 50% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Thứ tư: TTDL là bộ phận của nền kinh tế thị trường, phát triển TTDL phải đặt trong mối quan hệ và phát triển đồng bộ với các thị trường khác như: thị trường tài chính, thị trường bất động sản và thị trường lao động.

- Phát triển TTDL phải đảm bảo bền vững và hiệu quả; Trước hết là bền vững về môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Phát triển TTDL phải đồng thời đạt được hiệu quả và nhiều mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Gắn liền phát triển TTDL với tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Đối với tỉnh Luông Pra Băng, phát triển TTDL bền vững nhằm khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch sẵn có, kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, tôn


tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực từ phát triển TTDL đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Quá trình khai thác các nguồn lực để phát triển TTDL trong tỉnh không làm biến dạng môi trường. Phát triển TTDL theo nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại,... Từ đó, trong mục tiêu phát triển TTDL, Luông Pra Băng đã xác định tầm nhìn phát triển và đẩy mạnh du lịch tỉnh Luông Pra Băng là:

Bảo vệ Thành phố Di sản Thế giới Luông Pra Băng để bền vững và phát triển giữ giá trị, thúc đẩy văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, tạo Luông Pra Băng trở thành trung tâm điểm đến du lịch của Lào và khu vực, cùng với việc thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng liên tục, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và mang mầu sắc sống động vào xã hội [26, tr.120].

Phát triển TTDL đạt hiệu quả cao về kinh tế gắn với mục tiêu xây dựng, duy trì nền văn hóa truyền thống, bảo tồn cũng như khai thác hiệu quả các nguồn lực khác; gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh. Tạo môi trường xã hội thân thiện cho hoạt động du lịch, đặc biệt là môi trường văn hoá, xã hội đối với khách du lịch quốc tế. Thông qua hoạt động du lịch trên thị trường tăng cường giao lưu giữa các nền văn hóa đối với nền văn hóa dân tộc.

- Phát triển TTDL gắn với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức: Hiện nay tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới tăng rất nhanh. Tri thức của những ngành công nghệ cao trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển, dẫn đến sự thay đổi toàn diện trong các quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội. Quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa thúc đẩy cung và cầu du lịch đang tăng lên, do đó các doanh nghiệp liên kết nhau mạnh mẽ để cùng tồn tại. Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển. Chi phí vận tải liên lạc càng giảm đi thì khả năng bán hàng đi các thị trường xa càng tăng, thương mại toàn cầu có khả năng phát triển.


Sức ép của thị trường toàn cầu sẽ tác động đến thể chế kinh tế - xã hội của quốc gia, buộc các thể chế phải thích ứng với thể chế thị trường toàn cầu. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh mẽ tới thị trường quốc gia dân tộc. TTDL Luông Pra Băng đang đối mặt với những cơ hội và không ít thách thức đòi hỏi phải xây dựng được chiến lược hội nhập có tính khả thi cao, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là quan điểm phù hợp với xu thế chung của thời đại và cũng là yêu đặt ra đối với nền kinh tế thị trường ở Lào hiện nay.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển TTDL Luông Pra Băng: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào hiện nay được xây dựng trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình và hình thức sở hữu. Phát triển TTDL Luông Pra Băng gắn với việc đa dạng hóa sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế, bố trí hợp lý phạm vi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, đồng thời xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách kinh tế theo hướng tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là nơi làm giàu cho nền kinh tế. Sứ mệnh của họ là sinh lợi cho nền kinh tế quốc dân. Trên TTDL, mỗi loại hình doanh nghiệp đóng vai trò nhất định trong quá trình phát triển nền kinh tế. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, cần nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đã đầu tư lượng vốn không nhỏ trên thị trường, nhất là trong kinh doanh lữ hành, lưu trú, ăn uống,v.v... Sự hoạt động của các doanh nghiệp này đã đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển TTDL, Luông Pra Băng đang có những chủ trương, chính sách nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để phát triển DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử.


- Phát triển TTDL phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội: Luông Pra Băng nằm ở Bắc Lào, là cửa ngõ của các tỉnh miền Bắc, trong thế bố trí chiến lược quân sự, quốc phòng an ninh của đất nước. Luông Pra Băng có hệ thống đường bộ, đường hàng không, đường sông nối qua các tỉnh miền Bắc và thủ đô Viêng Chăn. Địa bàn tỉnh Luông Pra Băng phần lớn là đồng núi cao, vùng rừng núi, ít đồng bằng, vùng trung du. Vùng rừng núi có nhiều điều kiện để xây dựng căn cứ, kho tàng và nơi tụ quân, phát triển lực lượng, có hậu cứ tránh ẩn tốt. Trong thời kỳ chiến tranh, đây cũng là vùng chiến khu của cách mạng. Với địa thế như vậy, tạo cho tỉnh Luông Pra Băng có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh như: Chiến tranh Năm Bạc, Phu Khun, Pạc Xeng, Mương Ngoi,...

Quan điểm phát triển TTDL Luông Pra Băng gắn với việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, vấn đề là mở rộng thị trường, nâng cao khả năng chiếm lĩnh TTDL, thúc đẩy quan hệ hàng hóa - tiền tệ phải không làm ảnh hưởng đến chiến lược quốc phòng an ninh. Phải có sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng an ninh. Việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và di tích lịch sử, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, đồng thời phải giữ vững trật tự an toàn xã hội.

4.1.2.2. Phương hướng phát triển

Từ những yếu tố tác động tới TTDL, trong những năm tới và đến năm 2025, TTDL Luông Pra Băng phát triển theo những phương hướng sau:

- Phát triển TTDL theo không gian lãnh thổ, khai thác tối đa lợi thế từng vùng: Luông Pra Băng gắn liền với sự phát triển không gian kinh tế - xã hội của tỉnh và mối quan hệ trong phát triển với các lãnh thổ lân cận. TTDL tổ chức theo không gian lãnh thổ Luông Pra Băng được đưa trên các điều kiện về tài nguyên du lịch để tạo ra các thị trường chuyên môn hóa mang tính đặc thù của tình hình theo vùng, theo cụm du lịch chính như:

+ Vùng 4 huyện Bắc gồm có: huyện Năm Bạc; Mương Ngoi; Viêng khăm và huyện Phôn Thong. Xác định và tập trung vào du lịch sinh thái và một số du lịch văn hóa và lịch sử.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí