Những Hạn Chế Trong Phát Triển Thị Trường Du Lịch Ở Tỉnh Luông Pra Băng Và Nguyên Nhân


Bốn là, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã nhận thấy tiềm năng to lớn, hiệu quả và lợi ích thu được từ kinh doanh trên TTDL nên đã và đang đầu tư vào kinh doanh du lịch. Các doanh nghiệp của Luông Pra Băng đã chú trọng tổ chức khai thác nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, hấp dẫn du khách. Hình ảnh của Lào, đất nước con người Lào trên quê hương Luông Pra Băng ngày càng được nhiều nước trên thế giới và nhân dân trong cả nước biết đến với phong cảnh đẹp, nhiều lễ hội, phong tục độc đáo, quê hương của làng nghề truyền thống, người dân giàu lòng mến khách.

Năm là, công tác quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn được các ngành, các cấp và các địa phương quan tâm đã tạo sự yên tâm và lòng tin trong du khách cũng như cho các nhà đầu tư.

Sáu là, môi trường quốc tế có nhiều thuận lợi. Thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học công nghệ. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, nhu cầu du lịch tăng mạnh. Dòng khách du lịch thế giới có xu hướng chuyển từ các trung tâm du lịch phát triển sang TTDL các nước đang phát triển. Đông Nam Á và khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là TTDL ngày càng thu hút số lượng lớn khách du lịch đến các điểm du lịch tự nhiên và nền văn hóa truyền thống dân tộc. Nơi đây trong những năm tới sẽ đón lượng khách du lịch quốc tế lớn.

3.3.2. Những hạn chế trong phát triển thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, TTDL vẫn ở trình độ phát triển thấp. Cầu của du khách đa dạng với nhiều đối tượng khác nhau, song chi tiêu của khách thấp dẫn đến tổng lượng cầu trên thị trường không cao mặc dù số lượng du khách đến ngày càng tăng. Chủ yếu vẫn là khách nội địa, khách chỉ tập trung vào một số khu vực như: thành phố Luông Pra Băng, huyện Pạc U, Mường Ngoi, Phu Khun, Chom Phết,... Từ nguồn thu thấp nên khả năng đóng góp cho ngân sách địa phương hạn chế.


Quy mô và chất lượng cung còn hạn chế, chưa kích thích được cầu. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khai thác nguồn khách còn hạn chế. Một số khách sạn, các dịch vụ bổ sung nghèo nạn, đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Chất lượng phương tiện giao thông, bảo đảm an toàn cho du khách còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Đường giao thông vào các điểm du lịch nhiều đoạn bị hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa kịp thời. Hàng hóa, dịch vụ du lịch trên thị trường chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp.

Giá cả và cạnh tranh trên thị trường còn nhiều vấn đề phải xem xét. Giá cả hình thành theo cơ chế thị trường, vì mục tiêu lợi nhuận có hiện tượng tăng giá. Vào mùa du lịch, đặc biệt mùa lễ hội, hiện tượng tranh mua, tranh bán với các loại giá làm người tiêu dùng không xác định được giá trị của hàng hóa. Cạnh tranh chủ yếu dựa vào các lợi thế truyền thống về lao động và tài nguyên du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với TTDL và các hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn bất cập, cơ chế phối hợp hoạt động lại thiếu đồng bộ, thống nhất nên quá trình điều hành, chỉ đạo, quản lý khó khăn. Còn thiếu những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế phát triển.

Thứ hai, thị trường vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn cho các sản phẩm du lịch cao cấp, hiệu quả đầu tư chưa cao. Đầu tư tập trung, thiếu trọng điểm; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển du lịch. Công tác xây dựng dự án gọi vốn đầu tư và việc huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường còn chậm. Đầu tư kinh doanh, xây dựng, kiến trúc hạ tầng cơ sở du lịch không theo quy hoạch, không tuân thủ các thủ tục hành chính và kiến trúc đô thị, chưa nghiên cứu kỹ quan hệ cung - cầu trên TTDL.

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 15

Thứ ba, lao động trên thị trường chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách cơ bản, có hệ thống. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp thích ứng với cơ chế thị trường của người lao động chưa đáp ứng


được nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Lao động hợp đồng theo thời vụ thường có trình độ chuyên môn không cao, thiếu tính chuyên nghiệp. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong tỉnh còn ít, tại một số nơi, hướng dẫn viên là trẻ em tại địa phương không đảm bảo về mặt chất lượng và làm xấu đi hình ảnh của điểm du lịch.

Thứ tư, công tác phối hợp hoạt động kinh doanh của các ngành, các cấp và các doanh nghiệp trên TTDL chưa chặt chẽ, đồng bộ. Sự phối hợp hoạt động kinh doanh du lịch với các ngành kinh tế khác trong tỉnh chưa được thường xuyên và chặt chẽ cả trong nhận thức và hành động. Nhiều cơ sở, điểm, khu du lịch đầu tư xây dựng chưa thật sự phối hợp nhịp nhàng giữa du lịch với các ngành kinh tế khác như bưu chính viễn thông, điện, giao thông, quân đội, công an,...

Thứ năm, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường tại một số nơi có xu hướng gia tăng. Tại một số địa phương trong tỉnh có tiềm năng du lịch diễn ra tình trạng phát triển du lịch tự phát chạy theo lợi ích cá nhân, cục bộ. Một số cơ sở kinh doanh không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh sai mục đích làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách, trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và Chính quyền địa phương.

Hoạt động du lịch ồ ạt đã làm suy thoái tài nguyên du lịch. Tại một số khu du lịch còn tình trạng nước bị nhiễm bẩn, vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Diện tích rừng suy giảm, đất khu du lịch bị nhân dân chiếm. Một số động vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt, núi đá vôi bị khai thác hàng ngày với khối lượng không nhỏ. Sự bất hợp lý trong khai các tiềm năng du lịch đôi khi dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái, tác động không thuận lợi đến tài nguyên du lịch và thế bố trí chiến lược quốc phòng an ninh của tỉnh.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Luông Pra Băng nói riêng có điểm xuất phát thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người thấp. TTDL Lào mới phát triển, chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm qua có nhiều biến động phức tạp tác động


tiêu cực đến TTDL Lào, trong đó có Luông Pra Băng như khủng hoảng kinh tế - tài chính trên phạm vi toàn cầu, sự kiện chính trị vùng vịnh, nạn khủng bố, dịch bệnh,... ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý du khách ở các thị trường nguồn.

Hai là, chưa đánh giá đúng vai trò của phát triển TTDL. Nhiều nơi chỉ chú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên để phục vụ lợi ích kinh doanh trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, nên hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, nhiều khi còn xâm hại tới lợi ích cộng đồng. Thiếu các chủ trương lớn cho TTDL, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển chung của toàn ngành, cũng như sự gắn kết với các thị trường.

Ba là, khi xây dựng quy hoạch chưa tính toán hết sự vận động của thị trường, nhất là những tác động đa chiều của quá trình hội nhập mở cửa của nền kinh tế. Thiếu những biện pháp bảo đảm triển khai thực hiện quy hoạch nên các mục tiêu cụ thể chưa đủ điều kiện để triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả. Việc quản lý đất đai xây dựng công trình ở các điểm, khu du lịch, các cơ sở lưu trú, hạ tầng kinh doanh du lịch còn tùy tiện. Việc xác định trọng tâm, trọng điểm trong quy hoạch chưa rõ, đôi khi dàn trải. Không tạo ra sản phẩm du lịch theo đúng tiến độ và mục tiêu đã quy hoạch.

Bốn là, trình độ dân trí, đời sống nhân dân vẫn còn thấp và chưa ổn định. Khách du lịch nội địa phần lớn tự tổ chức các chuyến đi, họ chỉ dành nguồn chi tiêu chủ yếu của mình cho lưu trú và ăn uống, các hoạt động du lịch chưa được xã hội hóa cao. Công tác giáo dục tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết về môi trường, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh cho nhân dân ở một số địa phương còn đơn điệu, buông lỏng, có nơi hầu như không quan tâm đầu tư thích đáng.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


4.1. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Dự báo bối cảnh và xu hướng phát triển thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế hiện nay và 10 năm tới vẫn có những diễn biến phức tạp. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu du lịch toàn cầu tiếp tục tăng cùng với sự chuyển dịch của dòng khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng gia tăng mở ra những cơ hội phát triển du lịch của các nước ở khu vực này, trong đó có CHDCND Lào. Lào trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1997; là thành viên của WTO năm 2013; Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015 và là thành viên của nhiều tổ chức du lịch quốc tế quan trọng như: UN-WTO, UNESCO, tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), PATA,v.v...Vị thế của Lào trên trường quốc tế được cải thiện và khẳng định rõ rệt, đã tạo nhiều điều kiện để du lịch Lào phát triển. Xu hướng phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu đi liền với việc mở rộng công nghệ cao, đặc biệt công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ mạng và mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động du lịch toàn cầu.

Năm 2013, CHDCND Lào được chọn là quốc gia được truy cập nhiều nhất trên thế giới từ Liên minh Du lịch Châu Âu và đã tổ chức lễ trao giải ngày 9/5/2013 tại thủ đô Viêng Chăn. Vẫn đề này đã tạo ra vai trò mớicho CHDCND Lào trên trường quốc tế [1, tr.7].

Tuy nhiên, các bất ổn về chính trị, kinh tế cũng như về an ninh giai đoạn này cũng diễn ra trên diện rộng. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh


chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng... là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Thế giới phải đối mặt với tác động khó lường của biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên nhiên ngày một trầm trọng. Vấn đề khủng hoảng tài chính, khoa học và công nghệ, vấn đề việc làm,v.v... Những yếu tố có tính ảnh hưởng toàn cầu trên đã tác động đến cầu du lịch và các dòng khách du lịch quốc tế, tác động cả tích cực và tiêu cực đối với du lịch.

4.1.1.2. Dự báo và xu hướng phát triển thị trường du lịch của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Ngày nay, tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới tăng rất nhanh, đời sống và thu nhập dân cư ngày càng cao, nhu cầu mọi mặt trong đời sống ngày một tăng theo, trong đó nhu cầu du lịch trở thành thiết yếu trong đời sống xã hội. Trong nước, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế vĩ mô tăng trưởng theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô phát triển hướng xuất khẩu, định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, ổn định chính sách vĩ mô, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, uy tín và vị thế chính trị, ngoại giao quốc tế của Lào ngày được tăng cường. Kết quả tăng trưởng kinh tế liên tục nhiều năm với tốc độ cao đã đưa Lào thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế. Các thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao đã ngày càng khẳng định vị thế của Lào trên trường quốc tế. Lào đã đủ khả năng đăng cai và tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn như: SEA GAMES 25, Hội nghị ASEM lần thứ 9 và các Hội nghị quan trọng khác; Lào chính thức trở thành thành viên của Tổ chức WTO ngày 2/2/2013, v.v... đã mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, trong đó có du lịch tăng trưởng. Năm 1999, cả nước đã tổ chức lễ du lịch toàn quốc là sự kiện trọng đại khẳng định vị thế, tầm vóc, tiềm lực và những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào suốt chặng đường lịch sử vừa qua. Dấu mốc quan trọng đó đưa

Lào chuyển mình bước sang thời kỳ mới, phát triển lên tầm cao mới.


Tuy nhiên, trong đó nhiều ngành, lĩnh vực chưa có quy hoạch do vậy tính đồng bộ và hiệu quả thực hiện quy hoạch chưa cao. Nhiều chỉ tiêu phát triển đặt ra trong quy hoạch với tâm thái lạc quan vượt xa thực tế đạt được vì vậy không đạt được. Nhiều tác động tiêu cực của quá trình tăng trưởng chưa dự liệu và chưa đánh giá được là những bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra trong giai đoạn phát triển vừa qua. Năm 2010, nước Lào đã kết thúc thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 2005 - 2010 và bước sang giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức mới.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lào giai đoạn 2006 - 2010 được Đảng và Nhà nước chỉ rõ tại chỉ dẫn và chức năng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI đối với các tỉnh miền Bắc: "Là khu có nhiều điều kiện thuận lợi, phong phú với nông nghiệp - lâm nghiệp, xây nhà máy điện thủy, khoáng sản, du lịch và với vị trí địa lý gắn với 4 quốc gia lân cận như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Myan ma".

Đẩy mạnh việc du lịch sinh thái tại 3 tỉnh như: "tỉnh Luông Năm Tha, tỉnh Bo Kẹo và tỉnh Xay Nhạ Bu Ly; du lịch lịch sử tại 2 tỉnh như: Tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn và du lịch văn hóa ở tỉnh Luông Pra Băng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất thu lợi nhuận tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo [19, tr.118-119].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra: "Phải tiếp tục các đột phá để xây dựng cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi đưa đất nước thoát khỏi nước kém phát triển trong năm 2020 và tiếp tục tiến lên bền vững theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội". Định hướng chiến lược phát triển cho thập kỷ tới với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dần sang phát triển về chiều sâu có chất lượng, hiệu quả và bền vững. Cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải thông qua 4 đột phá như: (1) Đột phá về mặt tư duy; (2) Đột phá về phát triển nguồn nhân lực; (3) Đột phá về việc giải quyết hệ thống cơ chế, chế độ, cải cách thủ tục hành chính Nhà nước; (4) Đột phá trong việc giải quyết xóa nghèo cho nhân dân với khai thác


các nguồn vốn và tạo chính sách đặc biệt, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có mục tiêu.

Về TTDL, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra: "Đẩy mạnh du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử có nhiều loại hình, đầy màu sắc, trở thành khu du lịch xanh và tính bền vững với sự tham gia của nhân dân" [20, tr.69; 77].

Nhờ đó, du lịch trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và đầy cơ hội, TTDL phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong những năm tới TTDL quốc tế có những biến động cơ bản như: khách du lịch có xu hướng đi du lịch ở Châu Á, họ hướng tới du lịch thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa lịch sử,...và lựa chọn những điểm du lịch được cho là đảm bảo an toàn. Đồng thời, sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực này làm thay đổi thị trường khách toàn cầu. Xu thế phát triển chủ yếu của TTDL thế giới sẽ như sau:

Một là, quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa thúc đẩy cung và cầu du lịch đang tăng lên, do đó các doanh nghiệp liên kết nhau mạnh mẽ để cùng tồn tại trong cạnh tranh và trở thành xu thế phổ biến.

Hai là, sự phát triển của sản phẩm du lịch và phân khúc thị trường ngày càng đa dạng do có sự tham gia của nhiều quốc gia vào hoạt động du lịch.

Ba là, xúc tiến quảng bá du lịch được mở rộng và có hiệu quả hơn nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin đã tạo khả năng cao trong lựa chọn sản phẩm du lịch, du khách dễ dàng tiếp cận với người cung cấp dịch vụ du lịch. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng mang tính sống còn đối với doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ du lịch cũng như với ngành du lịch nói chung và của một đất nước.

Bốn là, nhu cầu của khách đa dạng và phức tạp với sự gia tăng nhu cầu du lịch về tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử dân tộc và thám hiểm; du lịch xanh, du lịch sinh thái, môi trường đang phát triển mạnh tại các quốc gia.

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, do lợi thế về địa lý, kinh tế - chính trị và tài nguyên cũng như vai trò, vị trí của Lào trong hợp tác khu vực, TTDL có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí