Đánh Giá Thực Trạng Thị Trường Du Lịch Ở Tỉnh Luông Pra Băng


những tín hiệu của thị trường. Doanh nghiệp thích ứng với thị trường thì tồn tại và ngược lại sẽ bị thải loại. Tuy vậy, họ vẫn có xu hướng liên kết với nhau nhằm tạo sức mạnh để thu hút khách du lịch, nhất là hợp tác trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Đặc biệt là sự liên kết giữa các đại lý du lịch, doanh nghiệp lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong và ngoài tỉnh. Do đó tính phụ thuộc nhau của họ gia tăng.

Cung trên thị trường bị hạn chế về số lượng và có tính cố định. Đó là do khả năng cung bị giới hạn về vị trí và sức chứa, mặt khác lại đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên cung trên thị trường khó thay đổi khi có sự biến động về cầu, giá cả và những tác động khác. Trong khi đó, lượng cung sản phẩm du lịch từ nguồn tài nguyên du lịch không dễ dàng sản xuất và tái sản xuất ra tại một địa điểm hoặc một doanh nghiệp, vì vậy, việc tạo ra các sản phẩm bị hạn chế.

Cung đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn nên hàng năm, lượng vốn đầu tư trên thị trường của Luông Pra Băng đều tăng. Các nguồn vốn này tập trung cho xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch, cho việc xây dựng các khu điểm du lịch với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ du lịch trên cơ sở tài nguyên du lịch của tỉnh. Các nguồn vốn này từ cả phía Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.

3.2.2.5. Liên kết quốc tế về thị trường du lịch

Thị trường du lịch bước đầu được liên thông. Du lịch đã và đang mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế như: UN-WTO, PATA, ASEANTA,... và tích cực tham gia các chương trình hợp tác phát triển du lịch như: chương trình phát triển tiểu vùng sông Me Khong; mở rộng, hợp tác hành lang Đông - Tây; hợp tác du lịch sông Me Khong với các sông khác,…

Về tổng thể ngành du lịch đã ký hiệp định hợp tác du lịch với các nước, có quan hệ với hàng ngàn doanh nghiệp du lịch quốc tế và mở văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm, trong đó Luông Pra Băng luôn đóng vai trò tích cực.


Đầu tư vào TTDL được mở rộng. Các doanh nghiệp chú trọng nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, toàn tỉnh có 78 công ty và các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch với tổng vốn đầu tư 178.791.480.014 LAK để đầu tư xây dựng các khu du lịch, khách sạn, mở tuyến tour du lịch mới tại Luông Pra Băng như: Maison Souvannaphoum Hotel, Santi Resort & SPA, Aucient Luang Pra bang Hotel, Me khong Rever view Hotel, The Chang Heritage Hotel, Luang Pra bang Travel & tuor, Xieng thong Travel & tuor, Lao discovery tuors, v.v... Đồng thời triển khai các dự án mới như: khu du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch thiên nhiên ở huyện như: Phu Khun, Năm Bạc, Pạc Xeng, Mương Ngoi, Chom Phết,...

Ngoài ra, Sở Thông tin, văn hóa và du lịch thành phố và các huyện trong tỉnh, còn tổ chức khảo sát đường Luông Pra Băng nhằm khai thác lợi thế của tour đường bộ xuất phát từ Luông Pra Băng qua các tỉnh miền Bắc với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thiên nhiên có giá trị cao. Tỉnh đa tăng cường hợp tác về du lịch với các tỉnh thông qua việc ký kết chương trình hợp tác về du lịch với các tỉnh: tỉnh Hua Phăn, Xay Nhạ Bu Ly, Xiêng Khoảng, Bo Kẹo, thủ đô Viêng Chăn,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Phát triển quảng bá TTDL của tỉnh. Tích cực tham gia các hội chợ, lễ hội du lịch trong và ngoài nước như Liên hoan du lịch "990 năm Thăng Long Hà Nội"; hội chợ thương mại - du lịch quốc tế (ITB) tại Singapore, Khun Minh (Trung Quốc), Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, (Việt Nam); "Ngàn Đọc Phái" tại tỉnh Lời (Thái Lan); tại huyện Xôn (Hàn Quốc) và hội du lịch bảo tồn ASEAN tại huyện Pạc Xê, tỉnh Chăm Pa Sắc.

Hợp tác, liên kết TTDL trong tỉnh, trong nước và ngoài nước với các tỉnh của Lào như: thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Xiêng Khoảng, Hua Phăn, Xay Nhạ Bu Ly,... và các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Cămpuchia,...

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 14

Về hợp tác quốc tế trong xây dựng sản phẩm du lịch, Luông Pra Băng đã tổ chức đoàn cán bộ của ngành du lịch đi khảo sát tuyến đường Xuyên Á (Lào, Thái Lan, Căm Phu Chia, Việt Nam), kết nối 4 quốc gia 1 điểm đến. Sau đợt


khảo sát, đã có một số doanh nghiệp mở tour ngắn ngày bằng đường bộ từ Luông Pra Băng đi Nghệ An, Hà Nội, Điện Biên Phủ, Huế (Việt Nam), Luông Pra Băng - Xiêng Mai, Lời (Thái Lan), Luông Pra Băng - Xiêng Hung, Khun Minh (Trung Quốc); đường hàng không Luông Pra Băng - Xiêng Mai, Bang Koc (Thái Lan); Luông Pra Băng - Hà Nội,… Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức WTO; phát triển loại hình DL hội nghị, hội chợ, khuyến thưởng, triển lãm (MICE), đã tổ chức cho chuyên gia WTO khảo sát thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trao đổi với cán bộ quản lý ngành, các doanh nghiệp có thể mạnh về MICE sẽ có hội chợ cụ thể cho ngành du lịch Luông Pra Băng trong định hình phát triển loại hình MICE.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG

3.3.1. Những kết quả về phát triển thị trường du lịch và nguyên nhân

3.3.1.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, quy mô thị trường

Với kết quả mở rộng và sự tham gia, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong khu vực và thế giới, trong thời gian qua TTDL của tỉnh Luông Pra Băng đã thu hút được khách du lịch trên thế giới tham gia du lịch trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương càng ngày nhiều như: năm 2005, có khách du lịch quốc tế sang tham gia các nước ASEAN 79.000.000 người; năm 2013 tăng lên đến 90.200.000 người và tăng lên 11% so với năm 2012. Trong đó, khách du lịch đi du lịch ở Malaysia

25.700.000 người, Thái Lan 26.700.000 người, Singapore 15.500.000 người, Việt Nam 7.600.000 người,... và Lào 3.700.000 người [9, tr.26].

Thị trường du lịch đóng vai trò trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khuyến khích và bảo vệ cảnh quang thiên nhiên, lịch sử, nền văn hóa và phong tục truyền thống của đất nước Lào nói chung và các dân tộc nói riêng. Từ khi Luật du lịch năm 2005 ban hành, thì du lịch là một công nghiệp hiện đại, có sự phát triển nhanh nhất. Năm 2005, khách du lịch quốc tế đến du lịch tại Lào là 1.095.315 lượt khách, năm 2010 là 2.513.028 lượt khách, năm 2015 là

4.684.429 lượt khách và năm 2016 là 4.239.047 lượt khách. Mang nguồn thu


nhập đến 146.770.074 USD năm 2005; 381.669.031 USD năm 2010;

725.365.681 USD năm 2015 và 724.191.957 USD trong năm 2016. Năm 2016

cả nước có 542 khách sạn, 2.452 nhà nghỉ và resort, 2.969 nhà hàng và 365 khu giải trí [9, tr.9, 21, 26].

Đối với tỉnh Luông Pra Băng Năm 2010, có khách du lịch đến thăm

326.496 lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế 216.864 lượt khách; năm 2015 là 607.584 lượt khách, khách du lịch quốc tế 445.872 lượt khách và giai đoạn năm 2016 - 2017 là 643.319 lượt khách 469.586 lượt khách du lịch quốc tế [9, tr.19].

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng trong những năm qua đã phát triển đáng kể. Sự hình thành và phát triển của TTDL đã tạo nên những bước phát triển mới đối với thị trường nói chung và ở tỉnh Luông Pra Băng nói riêng.

Các yếu tố cơ bản của TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng đang hình thành và phát triển khá đồng bộ.

Cầu trên TTDL ngày càng tăng, tạo nên mối quan hệ giữa các địa phương nơi có tài nguyên du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách là quan hệ cùng có lợi ích. Đối với du khách, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Du lịch mang lại sự hài lòng thỏa mãn và vừa ý vì họ được hưởng khoảng thời gian có ích, đáp ứng các nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng,...

Cung trên TTDL trên địa bàn phát triển theo hướng chất lượng và đa dạng hơn. Các hàng hóa du lịch được bán trên thị trường ngày càng nhiều và mang lại lợi ích không nhỏ. Các đơn vị cung ứng hàng hóa du lịch có nhiều giải pháp để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng đều cố gắng trong việc đầu tư nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ du lịch, nhất là chất lượng các cơ sở lưu trú được nâng cao, các dịch vụ bổ sung đều gia tăng. Số lượng điểm du lịch hấp dẫn du khách ngày càng nhiều. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch, kết cấu hạ tầng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện.

Giá cả hàng hóa, dịch vụ du lịch từng bước hình thành theo quy luật thị trường, không có sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước.


Theo đánh giá, chất lượng và mức giá các hàng hóa du lịch như hiện nay là tương đối hấp dẫn đối với du khách. Một số du khách quốc tế nêu lý do họ chọn Lào nói chung và tỉnh Luông Pra Băng nói riêng là điểm đến nghỉ ngơi trong tương lai gần là giá cả hàng hóa và dịch vụ thấp. Cạnh tranh đang là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường, loại dần yếu tố độc quyền trong việc chiếm giữ các giá trị tài nguyên, hướng tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Các doanh nghiệp liên kết hợp tác để mang lại các hàng hóa, dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách.

Thứ hai, chất lượng và sức cạnh tranh quốc tế của thị trường du lịch

Giữa các doanh nghiệp, bên cạnh sự liên kết hợp tác, còn có xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt do các doanh nghiệp áp dụng những biện pháp giành khách và tiêu thụ nhiều hàng hóa dịch vụ nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao uy tín và danh tiếng của mình; tạo điều kiện để phục vụ khách thuận tiện nhất, nhanh nhất với chất lượng cao. Do hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch nên đã thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư, nhờ đó mà chất lượng các sản phẩm du lịch ngày càng cao và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.

Cạnh tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lữ hành diễn ra khá phổ biến, các doanh nghiệp lữ hành gửi khách thường hạ giá các sản phẩm lữ hành khi cần thiết, sau đó ép giá đối với các doanh nghiệp lữ hành Luông Pra Băng. Do đó, tỷ lệ lợi nhuận của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng tương đối thấp do bị ép giá từ phía các hãng lữ hành nước ngoài hay các đại lý. Một doanh nghiệp lữ hành nước ngoài thường gửi khách cho doanh nghiệp trong nước để có được mức giá tốt nhất. Trong khi đó, giữa các doanh nghiệp trong nước hầu như không có sự hợp tác thống nhất.

Để cạnh tranh, các doanh nghiệp định giá có chính sách phân biệt theo mùa, theo số lượng khách và theo đối tượng. Đối với từng đối tượng khách, được định hướng sử dụng chính sách giá phân biệt cho từng loại sản phẩm du lịch. Khi định giá dựa trên những căn cứ: chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các nhân tố tác động đến sự hình thành giá cả như nhu cầu trên thị trường, khả


năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giá trị cảm nhận của người tiêu dùng, quan hệ tỷ giá giữa các doanh nghiệp. Phân biệt giá theo mùa chủ yếu từ các nhà cung cấp dịch vụ tiến hành giảm giá ngoài thời vụ. Phân biệt giá theo số lượng khách căn cứ vào giá thành. Các doanh nghiệp có xu hướng bán giá thấp cho các đoàn khách đông người nhằm khuyến khích họ sử dụng dịch vụ. Các chương trình du lịch trọn gói được bán với mức giá gộp bao gồm giá của toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình du lịch. Thường mức giá này phải nhỏ hơn tổng mức giá của các hàng hóa, dịch vụ nếu được mua lẻ từng phần hoặc khách du lịch không có khả năng tính toán chi tiết các yếu tố cấu thành mức giá gộp.

Cạnh tranh bằng chất lượng cũng là phương thức mà các doanh nghiệp ở Luông Pra Băng đang thực hiện. Những năm qua, lượng vốn của các doanh nghiệp đầu tư phát triển không nhỏ, đồng thời, họ cũng coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với yêu cầu chuyên môn cao, trong đó có đội ngũ hướng dẫn viên. Từ đó mà chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, lượng cầu cũng theo đó mà tăng.

Kinh doanh trên TTDL có lợi thế của tỉnh về tài nguyên du lịch, để kiểm soát độc quyền đối với nguồn tài nguyên có hạn này, cơ quan quản lý nhà nước ở Luông Pra Băng thường quy định mức vé vào các điểm du lịch thống nhất để các doanh nghiệp không tự ý tăng giá vé, đồng thời hình thành Ban quản lý tại các khu, điểm thu hút đông khách nhằm kiểm soát các hoạt động trao đổi mua bán, bảo vệ quyền lợi cho du khách và các đại lý du lịch. Do đặc tính của TTDL nên việc hướng tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo là rất khó, lại càng cần có sự tác động từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy, tại Luông Pra Băng, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trên thị trường rất được coi trọng nhằm loại bỏ tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm xấu đi hình ảnh của điểm đến. Hiện tượng làm tượng giả, chùa giả một thời ở Luông Pra Băng nay đã không còn.

Thứ ba, đóng góp của thị trường du lịch trong nền kinh tế

- Sự phát triển của TTDL Luông Pra Băng đã bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa


phương. Các tài nguyên du lịch của Luông Pra Băng được khai thác tạo ra các sản phẩm hàng hóa du lịch ngày càng đa dạng, phong phú. Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được chú ý; cảnh quan, môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ. Khai thác nguồn tài nguyên du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, thay đổi một cách cơ bản bộ mặt điểm du lịch. Lượng khách đến Luông Pra Băng tăng cả về khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

- Sự phát triển của TTDL thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh, của các doanh nghiệp trên TTDL vào phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, vào tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch nên đã kích thích các ngành kinh tế khác trong tỉnh phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch ngày càng mở rộng và hoàn thiện đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của nhiều huyện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng mạnh mẽ, đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa ở Luông Pra Băng.

- Phát triển TTDL đã tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển thị trường lao động. Trong vòng 5 năm, từ năm 2011 - 2015 thu hút gần 96.461 lao động trực tiếp, riêng năm 2015 thu hút gần 65.067 lao động, tăng gấp gần 163 lần so với năm 2011. Đây là mức gia tăng bình quân đạt cao hơn mức tăng trưởng trên toàn quốc và của nhiều tỉnh. Ngoài ra còn số lao động gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch trên thị trường.

- Thị trường du lịch trên địa bàn phát triển đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn, đặc biệt trong những năm gần đây. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trên thị trường cũng phát triển nhanh. Số lượng các dự án đầu tư, tổng lượng vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư đều tăng nhanh và ổn định. Một số dự án ngay từ đầu tư có lợi nhuận. Những nguồn vốn đã được sử dụng đúng mục đích. Cơ cấu đầu tư chuyển dần sang xây dựng cơ sở lưu trú hiện đại, phát triển hạ tầng khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Từ năm 2010 nhiều dự án du lịch có quy mô lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Năm 2017 có 94 dự án với tổng vốn đầu tư ước thực hiện đạt 178.791 tỷ LAK.


3.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả

Một là, Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực du lịch, hình thành khung pháp lý cho sự điều tiết đối với TTDL như: Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư trong nước, Luật du lịch. Tổng Cục du lịch xây dựng chiến lược phát triển du lịch Lào đến năm 2025 và năm 2030, các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, các dự án quy hoạch phát triển vùng, các trung tâm du lịch,v.v... Đối với tỉnh Luông Pra Băng, Chính phủ đã công nhận là một trong nhiều khu du lịch chuyên đề quốc gia của cả nước. Những văn bản đó đã tạo điều kiện pháp lý cho Luông Pra Băng xây dựng quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với đặc thù của mình và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư của tỉnh.

Hai là, tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở Lào. Sau 30 năm đổi mới và phát triển, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và của tỉnh Luông Pra Băng ổn định. Hệ thống giao thông ngày càng mở rộng, điều kiện đi lại thuận lợi. Bên cạnh đó Nhà nước thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần và tăng các kỳ nghỉ lễ hàng năm,... đã góp phần tăng lượng cầu không nhỏ cho du lịch nội địa. Nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đã kích thích đầu tư, khuyến khích tính sáng tạo vươn lên làm giàu chính đáng của mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

Ba là, trình độ dân trí và thu nhập của mọi người dân ngày càng được nâng cao. Kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, nguồn thu nhập tăng dẫn đến việc mở rộng khả năng chi tiêu và kích thích nhu cầu đi du lịch để giải tỏa tâm lý căng thẳng trong công việc và trốn tránh môi trường sống quen thuộc hoặc bị ô nhiễm, tiếng ồn. Đây là động cơ quan trọng để nguồn khách tiềm năng chính thức tham gia TTDL. Khả năng chi trả cho các dịch vụ du lịch được nâng lên, số lượng khách du lịch nội địa sử dụng các dịch vụ cao cấp ngày càng tăng. Nhu cầu tham quan, nghiên cứu khám phá thiên nhiên, lịch sử, du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, v.v... dần trở thành nhu cầu thiết yếu.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí