Phát Triển Sản Phẩm Tạo Nguồn Cung Trên Thị Trường Du Lịch


tổng vốn đầu tư trong ngành dịch vụ 1.527,38 tỷ LAK, chiếm 38,5% của GDP trong năm 2011, 2.427,7 tỷ LAK, chiếm 43,6% trong năm 2015, 2.678,7 tỷ LAK, chiếm 44,4% của GDP trong năm 2016 và 3.257,9 tỷ LAK, chiếm 46,3% của GDP trong năm 2018 [16, tr.30].

Các dịch vụ hỗ trợ khác: hầu hết các ngân hàng và các công ty tài chính lớn của Lào và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm quốc tế đều có chi nhánh tại Luông Pra Băng như: ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Phắt Thạ Na Lào, ngân hàng Thương mại quốc tế, ngân hàng Phông Sa Văn, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, ngân hàng cùng phát triển, ngân hàng STB, ngân hàng liên doanh Lào - Việt,... các dịch vụ này trong những năm gần đây được mở rộng phát triển phục vụ khách du lịch, ngày càng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

3.2.2.2. Phát triển sản phẩm tạo nguồn cung trên thị trường du lịch

Cung trên TTDL được cấu thành từ tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm hàng hóa dịch vụ du lịch và hệ thống kinh doanh du lịch là cơ sở để đánh giá thực trạng cung trên TTDL tỉnh Luông Pra Băng.

Việc phối hợp các bộ phận hợp thành trong sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung ứng cho du khách là quá trình phức tạp và đa dạng. Đầu tư phát triển sản phẩm hàng hóa du lịch trên thị trường theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng cũng đã được coi trọng ở Luông Pra Băng thông qua hoạt động cơ bản sau:

Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Trong năm qua, việc tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch nhằm xây dựng các khu, điểm du lịch với các sản phẩm du lịch đa dạng để tạo tính hấp dẫn cho khách du lịch của tỉnh Luông Pra Băng đã được quan tâm.

Việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch trên thị trường hướng tới các sản phẩm chủ yếu như sau:


Du lịch văn hóa - lịch sử: nhằm thỏa mãn nhu cầu mở rộng sự hiểu biết và nghệ thuật, phong tục tập quán của người dân nơi khách du lịch đến thăm hay để tham quan, nghiên cứu, mở mang kiến thức, tìm hiểu về lịch sử dân tộc,... Những nơi in đậm dấu ấn văn hóa lịch sử thường thu hút nhiều đối tượng khách du lịch này như: các di tích lịch sử, chùa, văn hóa dân tộc, làng nghề, nhà vua Si Sạ Vang Vông,...

Du lịch lễ hội, tín ngưỡng đang là sản phẩm du lịch độc đáo ở Luông Pra Băng. Những nơi có đền, chùa như: chùa Phu Si, chùa Xiêng Thong, chùa Phôn Phâu, chùa Bán Mường Ngoi, chùa Bán Xộp Văn,... Trong đó lễ hội của các dân tộc, Bun Pi May; đua thuyền; Lay Hừa Phay; Khấu Sạ Lac,... đối tượng chính mua sản phẩm du lịch này là người lớn tuổi và trẻ em, những người kinh doanh buôn bán.

Du lịch làng nghề. Những điểm du lịch làng nghề thu hút đồng du khách là làng nghề đồ gỗ thủ công (làng Săng Khạ Lồc), thủ công mỹ nghệ giấy Sa (làng Xang Khóng), dệt thủ công mỹ nghệ (làng Pha Nôm), bông satin thủ công mỹ nghệ (làng Na Nhàng), thủ công mỹ nghệ sơn mài Lào (làng Pong Khăm) và các làng khác như: Xàng Hay, Xang Khóng, Xiêng Lệk, Phon Xay, Bán Chàn, Muồng Kéo, Mương Ngoi, Chợ đêm,... Trong những năm qua, Luông Pra Băng đặc biệt quan tâm đến phát triển du lịch làng nghề, tổ chức Hội du lịch làng nghề nhằm khai thác tiềm năng và góp phần bảo tồn những làng nghề có nguy cơ bị mai một, đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề được quy hoạch gắn với phát triển du lịch, hỗ trợ tiền xây nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các làng nghề.

Du lịch khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên, là sản phẩm thu hút đông khách du lịch sau sản phẩm du lịch văn hóa. Du lịch sinh thái kết hợp tham quan, nghỉ ngơi thường tập trung ở những nơi có danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu trong lành, hệ sinh vật chất phong phú như: thác, hang, rừng núi,... Đây là sản phẩm du lịch có thể bán quanh năm, chỉ hạn chế vào những tháng giá rét hoặc mưa.


Du lịch thể thao, vui chơi giải trí là sản phẩm đang được Luông Pra Băng chú trọng đầu tư phát triển. Khách tiêu dùng sản phẩm này có xu hướng tăng mạnh, nhất là khách quốc tế đến sân golf, sân bóng đá quốc gia. Nhiều khu vui chơi giải trí được hình thành gắn các hoạt động vui chơi giải trí và thể thao dựa vào các tài nguyên du lịch sông hồ, suối, thác,...

Du lịch chữa bệnh: sản phẩm du lịch này trên TTDL Luông Pra Băng chưa phổ biến và mới chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối tượng chủ yếu mua sản phẩm du lịch này là người già, người cao tuổi, người có thu nhập ổn định, người cần phục hồi sức khỏe sau khi chữa bệnh, thường tập trung ở nơi có nguồn nước nóng, nước khoáng phù hợp cho chữa bệnh như: thác Sé, thác Khoang Si thành phố Luông Pra Băng, nguồn nước nóng Bo Kẹo huyện Xiêng Ngân,...

Du lịch hội nghị, hội thảo những năm gần đây có vai trò rất quan trọng, khách mua sản phẩm này ngày càng tăng. Đặc điểm cơ bản của du lịch hội nghị, hội thảo là số lượng khách tập trung rất lớn, đòi hỏi có trình độ tổ chức phối hợp cung cấp đầy đủ các dịch vụ với chất lượng cao. Các sự kiện du lịch cũng đang là sản phẩm được bán trên TTDL. Những sự kiện du lịch thu hút hàng trăm khách, được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây thực sự là những cơ hội hiếm để quảng cáo cho du lịch.

Hàng hóa lưu niệm: được bán hết sức đa dạng trên thị trường, thường mang dấu ấn của các điểm, tuyến du lịch. Nhóm hàng này được sản xuất chủ yếu trong các làng nghề thủ công truyền thống của Luông Pra Băng. Phần lớn là các hàng thủ công mỹ nghệ, đôi khi là sản phẩm truyền thống về ẩm thực hoặc trò chơi dân gian. Với lợi thế của vùng đất, hàng hóa lưu niệm của Luông Pra Băng nổi tiếng khắp trong và ngoài nước gắn với tên tuổi của mỗi làng nghề như: Ọ Lam (một món hầm dày được làm bằng thảo mộc rừng), Chèo Bong (nước chấm làm bằng ớt và da trâu), Khay Phen (cỏ khô đã được chiên nhẹ với hạt vừng và tỏi), vải, quần áo của các dân tộc thiểu số,...

Các chương trình du lịch trọn gói đến các khu, điểm du lịch kết nối những sản phẩm du lịch đặc trưng của Luông Pra Băng là nhóm hàng quan trọng nhất, là nhóm để thu hút khách và giữ khách. Số lượng, chủng loại các chương trình


khó thống kê đầy đủ bởi ngày càng tăng theo nhu cầu của du khách. Nhóm hàng hóa này chủ yếu được sản xuất từ nguyên liệu giá trị tài nguyên du lịch. Các chương trình du lịch trong tỉnh thời gian ngắn, thường từ 1 đến 3 ngày. Đây là các chương trình du lịch tổng hợp kết hợp cả tham quan, nghỉ ngơi giải trí, tìm hiểu, mua sắm,... Các chương trình du lịch chuyên đề như du lịch sinh thái, nghiên cứu lịch sử,… chiếm tỷ lệ nhỏ. Các chương trình du lịch nội địa thường có thời gian từ 3 đến 6 ngày.

Phát triển hàng hóa, dịch vụ du lịch bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vận chuyển là những phương tiện làm cầu nối cho du khách tiếp cận với các giá trị tài nguyên du lịch. Đây là loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và thưởng thức ở mức cao chứ không đơn thuần là dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của con người. Vì vậy, những dịch vụ này đang được quan tâm phát triển ở Luông Pra Băng với mục tiêu đảm bảo sự tiện dụng, chất lượng phục vụ và giá cả phù hợp đối với du khách.

Như vậy, giá trị của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ du lịch đang được chú ý nâng lên thông qua việc thu hút lớn nguồn vốn đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng tại các khu, điểm du lịch. Các tài nguyên du lịch được khai thác tối đa để xây dựng các khu, điểm du lịch với các sản phẩm có nhiều du khách ưa thích như du lịch lễ hội, tín ngưỡng, tham quan di tích lịch sử,… Sản phẩm đều mang tính đặc trưng riêng của Luông Pra Băng, đó là những giá trị tài nguyên du lịch, du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Những sản phẩm này khi du khách tiêu dùng, giá trị của nó vẫn được giữ nguyên. Việc tôn tạo, bảo dưỡng tài nguyên này ở Luông Pra Băng đang làm cho giá trị của nó tăng lên. Sự liên kết nối các sản phẩm du lịch để cung cấp cho khách du lịch đem lại cho khách những cảm giác mới lạ, thỏa mãn nhu cầu tối đa của du khách tùy theo mức độ cảm nhận của họ.

3.2.2.3. Phát triển điểm đến và các tuyến du lịch

Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh trên TTDL Luông Pra Băng phát triển mạnh trong thời gian qua, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chỉ thỏa mãn nhu


cầu của du khách mà đồng thời của cả những đối tượng không phải là khách du lịch và bản thân các doanh nghiệp cũng không bó hẹp phạm vi khách hàng của mình là khách du lịch.

Bảng 3.8: Doanh nghiệp lữ hành và lưu trú tại Luông Pra Băng

giai đoạn 2011 - 2018


Doanh nghiệp

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Doanh nghiệp lữ hành

50

57

65

71

76

78

93

95

Cơ sở lưu trú

279

296

380

312

299

297

313

477

Tổng số

329

353

445

383

375

375

406

572

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 13

Nguồn: Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch [9, tr.22; 10, tr.26; 11, tr.26]. Phân tích thực trạng các hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch trên

TTDL Luông Pra Băng cho thấy:

Kinh doanh lưu trú, ăn uống rất đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng và mức giá. Nó tùy thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật và phương thức phục vụ, nguyên liệu đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của các nhà sản xuất.

Trong những năm qua, kinh doanh lưu trú, ăn uống ở Luông Pra Băng không có sự tăng trưởng lớn, số lượng cơ sở không nhiều. Từ năm 2011 đến nay, số cơ sở lưu trú, số buồng, phòng, số giường đều tăng và giảm trong giai đoạn năm 2015 - 2016. Năm 2017 - 2018, số cơ sở lưu trú đăng ký tại sở du lịch có xu hướng tăng, năm 2018 có 477 đơn vị. Công suất sử dụng phòng những năm qua tăng khá, giá bán phòng của các doanh nghiệp rất khác nhau tùy theo điều kiện tiện nghỉ. Giá bán trung bình một ngày đêm là 150.000 LAK/phòng (nhà nghỉ), giá tối thiểu là 100.000 LAK/phòng (nhà nghỉ) và 800.000 LAK/phòng (khách sạn 5 sao và resort), giá bán tối đa là 20.000.000 LAK/phòng (khách sạn 5 sao và resort) và giá theo giờ là 80.000 - 100.000 LAK/phòng.

Hiện nay, nhiều cơ sở lưu trú đã và đang đầu tư nâng cấp chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng quy mô kinh doanh như khách sạn Maison Suovannaphoum, Santi Resort & SPA, Manoluck, Mekhong Riverview, Muang Thong,... Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống, các nhà kinh doanh còn tổ


chức nhiều hoạt động dịch vụ bổ sung khách như: đăng cai tổ chức hội nghỉ, hội thảo, đám cưới, cửa hàng lưu niệm, dịch vụ bán vé máy bay, dịch vụ điện thoại, máy vi tính, dịch vụ thể thao,...

Ngoài cơ sở lưu trú kinh doanh ăn uống, còn nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống độc lập như các quán ăn, nhà hàng, quầy giải khát mang tính chất thỏa mãn nhu cầu của khách. Đó là điều kiện thuận lợi cho khách lựa chọn, song nhiều cơ sở còn thiếu những điều kiện tối thiểu, vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Những cơ sở này vừa phục vụ khách du lịch vừa phục vụ các đối tượng không phải là khách du lịch. Khách sạn, nhà hàng du lịch,… Nhìn chung cả thời kỳ này đều có sự tăng trưởng khá do sự phát triển của các loại hình dịch vụ về nhà hàng, khách sạn và dịch vụ trong toàn tỉnh.

Kinh doanh lữ hành. Đây là nhà cung cấp cho khách hàng dịch vụ tổng hợp kết nối dịch vụ của các đơn vị riêng lẻ thành một quá trình xuyên suốt qua chương trình du lịch và hướng dẫn thực hiện. Các doanh nghiệp lữ hành giúp cho du khách giải quyết những vấn đề như: lựa chọn hành trình du lịch, lựa chọn dịch vụ thủ tục làm visa, hộ chiếu, lựa chọn thời gian thích hợp cho chuyến đi, lựa chọn loại hình du lịch, v.v... Tại Luông Pra Băng, số lượng doanh nghiệp còn thấp. Năm 2011 có 50 đơn vị, năm 2015 có 76 đơn vị, đến năm 2018 tổng số doanh nghiệp lữ hành tại Luông Pra Băng là 95 đơn vị, trong đó có 19 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Để bán được các chương trình du lịch và thu được lợi nhuận, các doanh nghiệp rất chú trọng nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch, dự báo nhu cầu khách trên TTDL. Hầu hết các doanh nghiệp đều xác định, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch là công việc hàng đầu của mình. Một chương trình du lịch có khả năng cạnh tranh, thu hút khách trên thị trường phải là chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nghĩa là một chương trình có chất lượng cao. Hiện nay, một số doanh nghiệp đang cố gắng làm mới các chương trình du lịch nhưng nhìn chung vẫn mang tính truyền thống. Ngoài bán chương trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành còn bán các dịch vụ lẻ. Phần lớn các sản phẩm này được bán một cách độc lập không có sự gắn kết giữa các


sản phẩm với nhau. Các dịch vụ lẻ chủ yếu bao gồm đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay và các loại phương tiện giao thông khác, môi giới và bán bảo hiểm, đăng ký đặt chỗ trong khách sạn, tư vấn du lịch,… Một số doanh nghiệp có điều kiện còn tổ chức du lịch hội nghị, hội thảo, các sự kiện du lịch.

Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch. Khối lượng hàng hóa và khách luân chuyển trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng có tốc độ tăng trưởng rất cao. Vận tải hành khách và hàng hóa ở Luông Pra Băng bằng đường bộ, đường sông và đường hàng không, trong đó đường bộ vẫn là chủ lực bởi những ưu điểm vốn có của nó. Doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển du lịch của Luông Pra Băng chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho khách du lịch bằng đường bộ với phương tiện ô tô, xe tuc tuc, xe chăm bô, mô tô, xe đạp. Hiện số lượng các phương tiện vận chuyển này ở Luông Pra Băng khá lớn, hàng ngàn ô tô, xe tuc tuc, xe chăm bô, mô tô và hàng ngàn xe đạp. Sự gia tăng mạnh của các phương tiện giao thông đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách. Có 11 công ty cổ phần vận tải hành khách đường bộ và hàng chục các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cá nhân, hộ gia đình cũng tham gia công tác vận tải với năng suất vận tải hiện vẫn còn thấp so với nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa hết sức to lớn và đa dạng trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng và một số tỉnh lân cận.

Vận tải đường bộ qua Luông Pra Băng chưa phát triển mạnh và còn nghèo nàn, đơn điệu. Các bến sông như: bến sông Viêng Kéo, Thà Hùa Luông, Bán Đòn, Mương Ngoi, chủ yếu phục vụ chuyên chở hàng hóa và hành khách. Đầu tư cho các phương tiện thuyền hàng hóa, thuyền chuyên chở khách du lịch chưa được các nhà kinh doanh quan tâm, hầu hết thuyền chuyên hàng hóa, vận chuyển còn kém an toàn cho du khách.

Vận tải đường hàng không. Trước mắt Luông Pra Băng chọn phương án đường hàng không để khai thác vận chuyển khách có nhu cầu đi lại nhanh. Phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế như: Luông Pra Băng - Hà Nội; Luông Pra Băng - Bang Koc, Xiêng Mai; Luông Pra Băng - Jinghong,... và các tuyến bay


trong nước. Vận tải hàng không, nhìn chung chưa đảm bảo được dịch vụ thuận tiện, kể cả nối tuyến bằng những phương tiện thích hợp.

3.2.2.4. Tạo môi trường và các tổ chức dịch vụ du lịch

Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí: Tại các khu, điểm du lịch ở Luông Pra Băng hiện nay, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí tăng mạnh và ngày càng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu cảm thụ cái đẹp và sức khỏe, giảm sự căng thẳng về thể chất và tinh thần đã hình thành mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí phải dựa trên cơ sở khai thác tài sản du lịch để cung ứng dịch vụ. Tại Luông Pra Băng, do số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí khá lớn, đa dạng trên các dịch vụ được cung cấp rất nhiều với các mức giá khác nhau. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các khu nghỉ nhỏ, nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí diễn ra rầm rộ trên địa bàn tỉnh. Các khu vui chơi giải trí này có quy mô nhỏ, nhưng dần trở thành địa chỉ quen thuộc cho các hoạt động du lịch cuối tuần của thị trường khách du lịch Luông Pra Băng và các tỉnh lân cận, phần nào đáp ứng nhu cầu du lịch của khách du lịch từ thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh miền Bắc.

Phân tích, khảo sát thực trạng phát triển sản phẩm và hệ thống kinh doanh du lịch, có thể thấy một số đặc điểm của cung trên TTDL Luông Pra Băng như sau:

Cung trên thị trường chủ yếu là các dịch vụ tham quan, lưu trú, ăn uống, vận chuyển,... Do vậy, các doanh nghiệp rất coi trọng việc cung cấp thông tin về các dịch vụ mà mình cung cấp cho khách du lịch. Người tiêu dùng du lịch thường tìm kiếm thông tin qua mạng và đặt chỗ, đăng ký, thanh toán các dịch vụ phục vụ chuyến đi qua thương mại điện tử. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp tại Luông Pra Băng do ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, khả năng xúc tiến, quảng bá chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp.

Các nhà cung cấp sản phẩm du lịch với tư cách là chủ thể thị trường đều có tính độc lập, không chịu sự can thiệp trực tiếp, cưỡng chế của các chủ thể thị trường khác. Họ tự điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023