Thực Trạng Việc Tổ Chức Phát Triển Thị Trường Du Lịch Tỉnh Luông Pra Băng


Quan tâm bảo vệ các cổ đại, chùa; xây dựng và phát triển các khu du lịch, cơ sở lưu trú như: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế [24, tr.32].

Làm cho du lịch Luông Pra Băng trở thành hợp tác du lịch miền Bắc và trong cả nước; tạo thuận lợi cho khách du lịch thuận tiện, thỏa mái, nhanh chóng và an toàn; liên kết du lịch với các nước láng giềng như: tỉnh Điện Biên Phủ, Sơn La, Quảng Ninh,...(Việt Nam); Khun Minh, 12 Phăn Na,...(Trung Quốc); Xiêng Mai, Xiêng Lai, Nan, Lời, Sụ Khô Thai, Ụ Đòn Tha Ny,... (Thái Lan); Thành phố cổ đô Luông Pra Băng di sản văn hóa thế giới với các tỉnh trong nước và nước ngoài như: Myanma, Việt Nam, Căm Pu Chia, Trung Quốc, Pháp, Đức và Thái Lan [24, tr.23, 32].

Tại Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng lần thứ VI đã khẳng định:

Xây dựng tỉnh Luông Pra Băng trở thành trung tâm vùng kinh tế, dịch vụ, du lịch và tuyến đường giữa các tỉnh miền Bắc và ngoại ô, là trung tâm văn hóa - xã hội, tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ và dịch vụ y tế của các tỉnh miền Bắc. Bằng cách giữ dịch vụ, chất lượng du lịch liên quan đến chuyển đổi công nghiệp và hiện đại phát triển trang trại lâm nghiệp bền vững [25, tr.53].

Tiếp tục phát triển ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng tỉnh Luông Pra Băng trở thành trung tâm du lịch - văn hóa, thiên nhiên và lịch sử. Bảo vệ huyện Luông Pra Băng cổ đô di sản văn hóa thế giới trở thành huyện du lịch quốc gia và trung tâm du lịch trong khu vực, xây dựng Luông Pra Băng trở thành nơi học hỏi về văn hóa và lịch sử lâu đời và thu hút được khách du lịch trong nước và quốc tế [25, tr.35-36].

Đại hội đảng bộ lần thứ VII đã tiếp tục xác định:

Phát triển ngành dịch vụ về số lượng và chất lượng cho đạt tiêu chuẩn quốc tế, để phục vụ ngành du lịch; đẩy mạnh ngành du lịch


liên quan đến việc bảo vệ phong tục truyền thống, văn hóa, thiên nhiên và lịch sử, tạo việc làm cho nhân dân trong ngành du lịch ngày càng cao. Tạo ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xây dựng tỉnh Luông Pra Băng trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng trong khu vực và thế giới [26, tr.93].

Bên cạnh việc xây dựng nghị quyết và ban hành các văn bản chỉ đạo trực tiếp cho phát triển du lịch. Tỉnh Luông Pra Băng đã tổ chức hệ thống các cơ quan chuyên trách quản lý du lịch ở tỉnh, huyện, thành phố. Luông Pra Băng là một trong số ít các tỉnh có Sở du lịch độc lập. Trong phạm vi của tỉnh đã tổ chức Ban chỉ đạo phát triển du lịch do các vị trí chủ chốt của các sở, ban, ngành liên quan nắm giữ nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ. Điều này thể hiện sự quan tâm đúng mức của toàn tỉnh đối với hoạt động của thị trường. Hoạt động của ngành, của Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh ngày càng có hiệu quả. Vai trò của Sở du lịch và các thành viên Ban chỉ đạo được khẳng định trong công tác chỉ đạo, định hướng hoạt động của TTDL.

Xây dựng quy hoạch, chính sách phát triển ngành du lịch của tỉnh. Trong những năm qua, trên cơ sở các chủ trương, nghị quyết của tỉnh Ủy, Ban Thường vụ tỉnh Ủy và quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, các ngành chức năng, các địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết và quyết định của Đảng và chính quyền thành các chương trình hành động để tổ chức thực hiện, các huyện, thành phố có các điểm du lịch được phân cấp quản lý đã chủ động lập quy hoạch chi tiết, áp dụng các chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển TTDL.

Nhiều chủ trương, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng để nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư được triển khai như: đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa" đối với các dự án đầu tư, quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư và trình tự thủ tục chấp thuận đối với các dự án đầu tư, công khai danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Những cơ chế, chính sách này nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà đầu tư về đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng hạ tầng trong và ngoài


dự án, ưu tiên thời gian thuê đất, đào tạo lao động,… Các ngành, các cấp của tỉnh Luông Pra Băng tăng cường phối hợp trong quản lý, hỗ trợ hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội; thanh tra, kiểm tra,… Những cơ chế, chính sách ngày càng được cụ thể, minh bạch. Công tác quản lý nhà nước đã có tác động mạnh vào việc hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; bảo đảm an toàn cho du khách; phát triển quan hệ trao đổi mua bán, phát triển cung, kích thích nhu cầu du lịch tăng cao.

Xây dựng ngân sách cho hoạt động marketing và tổ chức thực hiện marketing trực tiếp. Luông Pra Băng luôn quan tâm đến chiến lược tuyên truyền, quảng bá rộng khắp nhằm nỗ lực đưa hình ảnh của Luông Pra Băng đến với thị trường khách du lịch. Nguồn ngân sách hàng năm của tỉnh dành cho xây dựng các website, tham gia các hội chợ ngày càng tăng. Ngành du lịch Luông Pra Băng tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin báo chí địa phương và trung ương tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch, về một số điểm, khu du lịch; hoạt động du lịch lễ hội, du lịch làng nghề Luông Pra Băng; xây dựng chương trình tuyên truyền quảng bá, đặc biệt chiến dịch vào hè của các khu du lịch sông, suối, thác. Công tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị được thực hiện dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú như tổ chức hội thảo, triển lãm du lịch, hội chợ,… Nhân dịp các sự kiện, lễ hội văn hóa, ngành du lịch đã phối hợp với các ngành và các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động quảng bá du lịch quy mô lớn. Nhiều ấn phẩm thông tin, quảng cáo, sách hướng dẫn, phim VIDEO, CD - ROM được phát hành; nối mạng Internet để giới thiệu các sản phẩm, tình hình hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước,...

Liên kết hợp tác với các tỉnh để phát triển TTDL nội địa. Tham gia các chương trình liên kết phát triển sản phẩm như: chương trình du lịch của các tỉnh miền Bắc và trong nước được thực hiện và mang lại kết quả tốt. Liên kết trong công tác quảng bá, tiếp thị du lịch tới các tỉnh và thành phố lớn nhằm


khai thác nguồn khách du lịch đến Luông Pra Băng và tạo nguồn khách Luông Pra Băng đi du lịch ở các tỉnh khác như: phối hợp với Sở du lịch thủ đô Viêng Chăn và một số tỉnh xây dựng chương trình quảng bá du lịch làng nghề; cử cán bộ tham dự nhiều lớp tập huấn và nâng cao nghiệp vụ quản lý du lịch do Tổng cục du lịch tổ chức tại các tỉnh,...

Tham gia các hội chợ du lịch, hội nghị du lịch của các tỉnh trong nước và quốc tế như: Hội nghị EATOP tại Căm Pu Chia năm 2013; hội nghị đánh giá hợp tác du lịch 3 tỉnh (Luông Pra Băng - Quảng Ninh, Việt Nam - Ụ Đon Tha Ny, Thái Lan) và tham gia hội ký kết về du lịch tỉnh Quảng Ninh (Vinh Hạ Long) và tỉnh Luông Pra Băng trong năm 2014; hội nghị hợp tác 3 di sản thế giới Luông Pra Băng, Hà Long (Việt Nam) và Bán Xiêng (Thái Lan); hội nghị hợp tác EATOP và tham gia hội chợ thương mại - du lịch quốc tế tại Singapore; hội chợ thương mại - du lịch quốc tế tại Khun Minh (Trung Quốc); hội chợ thương mại - du lịch quốc tế ở Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam; hội chợ thương mại - du lịch "Ngàn Đọc Phái" tại tỉnh Lời, Thái Lan; hội chợ thương mại - du lịch quốc tế tại huyện Xôn, Hàn Quốc và hội du lịch bảo tồn ASEAN tại huyện Pạc Xê, tỉnh Chăm Pa Sắc,v.v...

Nghiên cứu xây dựng các chương trình xúc tiến để khai thác TTDL quốc tế. Để mở rộng TTDL quốc tế, củng cố các thị trường hiện tại và hướng tới thị trường tiềm năng nhằm phát triển mạnh trong điều kiện mở cửa, Luông Pra Băng đã đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế và tích cực tham gia các chương trình phát triển du lịch như chương trình mở rộng hợp tác hành lang Đông - Tây,… Nghiên cứu thị trường, tập trung phát triển củng cố các thị trường khách đến Lào nhiều trong thời gian qua như thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... đối với các thị trường tiềm năng, tham gia khảo sát TTDL Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,... để khai thác nguồn khách. Tổ chức đoàn công tác tham quan học tập kinh nghiệm phát triển tại Việt Nam, Thái Lan. Phối hợp với đoàn đại diện tổ chức du lịch thế giới khảo sát kết quả phát triển TTDL Luông Pra Băng gắn với xóa đói giảm nghèo; khảo sát xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển du lịch. Nhiều đoàn quốc tế đến Luông Pra


Băng để nghiên cứu thị trường và khả năng phát triển sản phẩm dịch vụ của Luông Pra Băng, nghiên cứu chuẩn đoán môi trường kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của tỉnh. Quá trình hợp tác liên kết trong xúc tiến quảng bá, nghiên cứu khảo sát thị trường tất yếu thúc đẩy cung - cầu. TTDL Luông Pra Băng với những sản phẩm đặc trưng đã được biết đến không chỉ trong nước mà còn ở nhiều quốc gia khác, lượng khách du lịch đến Luông Pra Băng ngày càng đông và người Luông Pra Băng đi du lịch ngày càng nhiều.

3.2.2. Thực trạng việc tổ chức phát triển thị trường du lịch tỉnh Luông Pra Băng

3.2.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật tạo điều kiện phát triển thị trường du lịch

Kết cấu hạ tầng là điều kiện để đón tiếp khách du lịch của một quốc gia, một địa phương. Đây là điều kiện quan trọng để tạo nên giá trị của sản phẩm, phát triển TTDL.

Hệ thống đường giao thông: tỉnh Luông Pra Băng không ngừng được mở rộng và xây mới. Hiện nay mạng lưới đường bộ Luông Pra Băng có tổng chiều dài trên 4.518,38 km, trong đó có đường quốc lộ 605,2 km, tỉnh lộ 565,05 km, đường của huyện 356,42 km, đường của thành phố 170,41 km và đường của vùng nông thôn 2.820,98 km với các trục và tuyến giao thông như: đường quốc lộ 13 là trục giao thông chính nối với thủ đô Viêng Chăn, quốc lộ số 1C nối liền với tỉnh Luông Năm Tha - tỉnh Phông Xa Ly - tỉnh U Đôm Xay - tỉnh Hua Phăn, quốc lộ số 7 nối liền với tỉnh Xiêng khoảng và tỉnh Hua Phăn, quốc lộ số 8 nối liền với tỉnh Xay Nha Bu Ly. Ngoài ra còn có vận chuyển quốc tế như: Luông Pra Băng - Vinh, Hà Nội, Điện Biên Phủ, Huế (CHXHCN Việt Nam); Luông Pra Băng - Xiêng Hùng, Khun Minh (Trung Quốc); Luông Pra Băng - Xiêng Mai, Lơi, Nan, Ụt Ta La Địt, Phít Sa Nụ Lộc (Thái Lan). Tỉnh Luông Pra Băng còn có đường sông Me Khong nối liền từ thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Bo Kẹo; sông Năm Khan nối liền từ tỉnh Xiêng Khoảng, sông Năm U nối liền tỉnh Phông Xa Ly. Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh Luông Pra Băng, các huyện, bản trong tỉnh đã có đường nối liền chiếm đến 96,55%, không chỉ tạo


điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nói riêng đối với phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của Luông Pra Băng.

Đường hàng không: sân bay quốc tế Luông Pra Băng là một trong 4 sân bay tốt nhất của Lào. Ngoài các chuyến bay nội địa, còn có các chuyến bay quốc tế trực tiếp từ Luông Pra Băng - Nội Bài Hà Nội, Huế (CHXHCN Việt Nam), Bang Koc, Xiêng Mai (Thái Lan), Jing Hông, Cheng du (Trung Quốc). Sân bay quốc tế Luông Pra Băng hiện đang được nâng cao, xây dựng nhà ga quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách và hàng hóa ngày càng tăng. Số lượt hành khách nội địa thông qua hàng không tăng nhanh trong 5 năm qua (2012 - 2016). Trong tổng số 577.454 lượt hành khách, trong đó năm 2012 có

103.324 lượt hành khách và năm 2016 với 140.589 lượt hành khách.

Nhìn chung, điều kiện giao thông của tỉnh Luông Pra Băng trong những năm qua được cải thiện rõ rệt cả về hạ tầng và phương tiện, đặc biệt là nâng cấp, mở rộng sân bay, máy bay, hệ thống đường bộ [14, tr.11].

Hệ thống cấp điện: nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của tỉnh được đảm bảo cung cấp lưới điện quốc gia thông qua đường quốc lộ 13. Mạng lưới toàn tỉnh đến nay đang trong quá trình phát triển; năm 2017 toàn tỉnh đã được sử dựng điện chiếm 88% của làng trong tỉnh và 86,62% của hộ gia đình. Tỉnh Luông Pra Băng đang chuẩn bị và tạo điều kiện để đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện trong thời gian tới 22 dự án; trong đó Chính phủ đã ban hành 14 dự án. Hiện nay đang xây dựng 5 dự án như: nhà máy thủy điện sông Me Khong Luông Pra Băng - Xay Nhạ Bu Ly, nhà máy thủy điện sông Năm Khan 2 và 3, nhà máy thủy điện sông Năm U 1, 2 và 3 [14, tr.10].

Hệ thống bưu chính viễn thông: Luông Pra Băng là một trong những trung tâm bưu chính viễn thông lớn. Toàn tỉnh có 12 bưu cục, 1.304 tủ bưu điện; có công ty phục vụ hệ thống bưu chính viễn thông 4 công ty (ETL, Lào Telecom, Be line, Unitel), trạm điện thoại 27 trạm và mở dịch vụ tín hiệu điện thoại 389.347 số; trong đó điện thoại bàn 37.113 số, điện thoại di động 313.404 số và mạng (internet) 38.830 số. Luông Pra Băng đã cung cấp các dịch vụ viễn thông đa dạng và hiện đại, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng [14, tr.15].


Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: hệ thống khách sạn, resorts, nhà nghỉ, nhà trọ, bungalow được đầu tư phát triển ở khắp mọi nơi, đặc biệt là khách sạn tại đô thị, các khu điểm du lịch, resorts, các huyện và các khu nghỉ dưỡng. Các cơ sở lưu trú du lịch phần lớn có quy mô nhỏ. Nhiều khách sạn, resorts mới đầu tư những năm gần đây có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại ở Luông Pra Băng có trên 820 cơ sở lưu trú các loại. Với hệ thống cơ sở lưu trú có tốc độ tăng trưởng như hiện nay hoàn toàn đáp ứng nhu cầu du lịch gia tăng trong thời gian tới.

Bảng 3.6: Số khách sạn, Nhà nghỉ - Resorts, Nhà hàng ở Lào và tỉnh Luông Pra Băng giai đoạn 2015 - 2018

TT

Chỉ tiêu

Năm(cả nước)

Năm (Tỉnh Luông Pra Băng)

2015

2016

2017

2018

2015

2016

2017

2018

1

Khách sạn

542

545

569

670

61

49

53

90

2

Nhà nghỉ+Resort

1.907

2.452

2.165

2.432

238

248

260

384

3

Nhà hàng

1.664

2.969

2.360

2.646

289

457

290

300

4

Các chỉ tiêu khác

164

365

249

305

3

27

19

19

Tổng

4.280

6.331

5.343

6.053

591

781

622

796

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 12

Đơn vị: cơ sở


Nguồn: Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch [9, tr.21; 10, tr.25; 11, tr.25]. Do vốn đầu tư qua các năm tăng, số lượng cơ sở lưu trú ngày càng tăng.

Năm 2011 với 279 cơ sở lưu trú có số lượng phòng là 3.241 phòng. Đến năm 2016, toàn tỉnh có 297 cơ sở với 4.844 phòng.

Bảng 3.7: Cơ sở lưu trú du lịch ở tỉnh Luông Pra băng giai đoạn 2011 - 2018

Đơn vị: cơ sở


Chỉ tiêu

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Cơ sở lưu trú

279

296

380

312

299

297

313

477

Tổng số phòng

3.241

3.529

4.126

6.634

5.005

4.844

5.368

5.276

Nguồn: Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch [9, tr.22; 10, tr.26; 11, tr.26].


Hệ thống nhà hàng ăn uống du lịch: với thế mạnh về ẩm thực, hệ thống nhà hàng phục vụ du lịch nói riêng và phục vụ dân cư nói chung, phát triển mở rộng những năm gần đây. Các loại nhà hàng với nhiều phong cách phục vụ nhiều chủng loại các món ăn châu Âu, châu Á rất phong phú được mở ra. Đặc biệt phong cách phục vụ và hình thức bài trí món ăn cũng như các dịch vụ văn hóa ẩm thực khác như nghệ thuật dân gian được lồng ghép trong các bữa ăn tạo giá trị trải nghiệm đặc sắc cho khách du lịch. Trong giai đoạn năm 2014 - 2015 toàn tỉnh có 289 dự án và năm 2016 đã phát triển và mở rộng với 457 dự án.

Hệ thống cơ sở dịch vụ lữ hành, cung cấp thông tin: hệ thống các công ty lữ hành, văn phòng du lịch xuất hiện ở khắp mọi nơi trong 12 huyện, tập trung nhiều ở thành phố Luông Pra Băng, huyện Phu Khun, Xiêng Ngân, Pặc U, Năm Bạc, Mương Ngoi… Các đại lý du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và quảng bá du lịch thông qua hệ thống bán lẻ.

Các dịch vụ lữ hành cho tới nay chỉ cung cấp bởi các công ty lữ hành thông qua hệ thống văn phòng đại lý du lịch. Các điểm cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại sân bay hoặc trung tâm du lịch lớn do Sở Thông tin, văn hóa và du lịch cung cấp. Tại khu, điểm du lịch hệ thống cung cấp thông tin du lịch, biển chỉ dẫn,... ở hầu hết các huyện, địa phương còn rất thiếu thốn. Khách du lịch trong nước và quốc tế tìm kiếm thông tin chính xác về nơi ăn, nghỉ, giải trí, đi lại,v.v... rất khó khăn vì vậy thường khó lên kế hoạch, trả giá cao hơn thực tế và không thỏa mãn sự mong đợi.

Cơ sở dịch vụ tại điểm du lịch: số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí khá lớn, đa dạng. Đa số các cơ sở có quy mô nhỏ, tiện nghi phục vụ khách nhìn chung còn đơn điệu. Những năm qua Luông Pra Băng đã xây dựng các khu vui chơi giải trí thể thao như: khu vực Đờn Thạt Luông; sân thể thao Na Săng Vơi; sân bóng đá quốc gia Luông Pra Băng; sân golf; sân cầu lông Si Ri Vông; vườn Hói Khùa; vườn Đóc Phấng,... nhìn chung, Hệ thống cơ sở và các tiện nghi vui chơi giải trí phục vụ du lịch. Luông Pra Băng đã mở rộng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí phục vụ du lịch với

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí