Quá Trình Phát Triển Thị Trường Du Lịch Ở Tỉnh Luông Pra Băng Giai Đoạn 2011 - 2018


lách), Kháo Pún Nắm Pa (phở với súp trâu)... ngoài ra còn có các loại bánh đặc sản của Luông Pra Băng như: Kháo nôm Khí Nu (kẹo bột gạo), kháo nôm Xắn (bánh hấp), kháo nom Bá Bin (bánh kép dừa), Hệt Xa Vẳn (nấm khô), Nò Máy Xa Vẳn (măng khô),...

Về giáo dục - thể thao: tỉnh Luông Pra Băng là trung tâm giáo dục của các tỉnh miền Bắc Lào, gồm 1.381 trường như: 1 trường chính trị - hành chính, 1 trường đại học, 11 trường cao đẳng, 46 trường trung học, 57 trường trung học phổ thông, 713 trường tiểu học, trường mầm non,… tỷ lệ học sinh đi học tiểu học chiếm 98,47%, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 40 tuổi chiếm 92,26%. Nhìn chung, sự phát triển về giáo dục của tỉnh thể hiện khá rõ nét những năm qua.

Phong trào thể dục thể thao được phát triển ở hầu hết các cụm bản, huyện, thành phố,… Cơ sở vật chất và trang thiết bị thể dục thể thao được đầu tư cơ bản như: sân bóng đá, nhà thi đấu và bể bơi ngoài trời... góp phần thúc đẩy các hoạt động thể dục thể thao phát triển. Đặc biệt Luông Pra Băng đã hoàn thành tổ chức lễ thi đấu thể thao toàn quốc lần thứ IX và giành được 72 huy chương vàng, 71 chương bạc, 117 chương đồng; được xếp hạng thứ 3 của cả nước [14, tr.18].

Về y tế: tỉnh Luông Pra Băng đã quan tâm và phát triển mạng lưới y tế từ thành phố xuống cơ sở, địa phương. Toàn tỉnh có 1 bệnh viện thuộc tỉnh, 1 bệnh viện quân đội (bệnh viện 107), 2 bệnh viện hữu nghị Lào - Trung Quốc, 1 bệnh viện hữu nghị Lào - Việt Nam và 32 phòng khám tư nhân (CLINIC), 12 bệnh viện thuộc huyện, 80 trạm xá. Các cơ sở nông thôn, vùng sâu vùng xa đã có hiệu thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các bộ tộc được khám, chữa bệnh nhiều hơn và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ, trẻ em tốt hơn [14, tr.19].

Về văn hóa: tỉnh Luông Pra Băng là một vùng quần cư lâu đời, có nền văn hoá phát triển với vị thế là đất nước triệu voi, có thành phố Luông Pra Băng là thủ đô hoàng gia, trung tâm của Vương quốc Lào, là cố đô của Lào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới trong ngày 2/2/1995.


Cùng với sự đa dạng về tài nguyên, Luông Pra Băng còn có một kho tàng di sản văn hoá vật thể vô cùng đồ sộ và phong phú với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Luông Pra Băng có nhiều địa danh đặc sắc về văn hóa trong cả nước như: múa Nang Kẹo, múa Pha Lặc Pha Lam, múa lăm vông, nhảy múa của các dân tộc,... hát hò của các dân tộc như: Khắp thúm, An Năng Sư, hát hò của dân tộc Khơ Mu, dân tộc Mông,... Đặc biệt Bun Py May Lào (tháng 4 âm lịch) Luông Pra Băng là nổi tiếng nhất trong cả nước. Tỉnh còn có di tích lịch sử văn hóa, tài sản vô giá của dân tộc, toàn tỉnh có tới 38 chùa và riêng thành phố Luông Pra Băng có hơn 17 chùa. Hiện nay ở Luông Pra Băng có 230 di tích được nhà nước xếp hạng, trong đó có 107 thắng cảnh, 37 di tích lịch sử và 86 di tích văn hóa được phân chia theo vùng, cụm du lịch chính như:

Bảng 3.3: Các khu du lịch ở 4 huyện miền Bắc năm 2018

Đơn vị tính: điểm



TT


Huyện

Tổng khu du lịch

Loại khu du lịch

Sinh thái


Văn hóa


Lịch sử

1

Viêng Khăm

7

4

2

1

2

Mương Ngoi

23

7

5

11

3

Năm Bạc

14

6

4

4

4

Phôn Thong

20

12

5

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 11

Nguồn: Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Luông Pra Băng [36].


Bảng 3.4: Các khu du lịch ở 5 huyện miền Trung năm 2018

Đơn vị tính: điểm


TT

Huyện

Tổng khu du lịch

Loại khu du lịch

Sinh thái

Văn hóa

Lịch sử

1

Luông Pra Băng

35

5

28

2

2

Chom Phết

21

9

11

1

3

Pạc U

20

9

9

3

4

Pạc Xeng

10

9

0

1

5

Phôn Xay

23

16

5

2

Nguồn: Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Luông Pra Băng [36].


Bảng 3.5: Các khu du lịch ở 3 huyện miền Nam năm 2018

Đơn vị tính: điểm



TT


Huyện

Tổng khu du lịch

Loại khu du lịch

Sinh thái

Văn hóa

Lịch sử

1

Xiêng Ngân

22

12

8

2

2

Mương Nan

13

6

5

2

3

Phu Khun

16

11

3

2

Nguồn: Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Luông Pra Băng [36].

Đồng thời, nhân dân các dân tộc còn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng và truyền thống mến khách thương người, cần cù lao động. Luông Pra Băng là tỉnh được chọn là nơi du lịch nổi tiếng của thế giới, được tặng huy chương vàng của tạp chí du lịch nước Anh với danh hiệu là thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới trong bốn năm như: năm 2005, 2006, 2007, 2009 và trong giai đoạn 2010 - 2015 đã nhận được thành phố du lịch phổ biến 2 năm liền như năm 2011, 2012 và đặc biệt năm 2014 thành phố Luông Pra Băng đã nhận được thành phố phát triển bền vững, thành phố xanh của ASEAN, làm cho hàng năm có khá nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch. Như vậy, tỉnh đã đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các khu di tích văn hóa nổi tiếng của tỉnh, của các địa phương, kết hợp việc phát triển kinh tế, khoa học công nghệ với việc bảo đảm bản sắc văn hóa dân tộc [1, tr.2].

3.1.2. Những khó khăn

3.1.2.1. Về điều kiện tự nhiên

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, Luông Pra Băng còn có những khó khăn như sau:

Về mặt địa lý: Luông Pra Băng là một tỉnh có diện tích phần lớn là rừng núi cao, đồng bằng nhỏ hẹp, diện tích trồng lúa có ít. Trong đó có diện tích trồng lúa hai vụ 1.509 ha. Đây là một trong những khó khăn cho tỉnh trong việc đảm bảo an ninh lương thực để phát triển kinh tế - xã hội ổn định.

Khí hậu: Luông Pra Băng được đánh giá là một trong các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất như: bão, lũ, gió lốc, sạt lở đất là hiện tượng thiên tai


xảy ra ở các lưu vực sông suối, các sườn dốc trên địa bàn miền núi. Ngoài ra, chênh lệch nhiệt độ trong năm cũng rất lớn: mùa hè, nhiệt độ cao nhất có thể đạt tới 34,9 0C; mùa đông, nhiệt độ có thể hạ thấp xuống dưới 16,4 0C ở vùng núi. Sự chênh lệch nhiệt độ đó ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và các hoạt động phát triển kinh tế, trong đó có ngành du lịch.

Tài nguyên khoáng sản: mặc dù có nguồn tài nguyên khá phong phú. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế chưa hiệu quả, còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái và có tác động tiêu cực tới hoạt động du lịch.

3.1.2.2. Về điều kiện kinh tế và xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Luông Pra Băng, trong những năm qua kinh tế - xã hội đã có sự phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó tỉnh vẫn còn những khó khăn sau:

Địa bàn rộng, trong đó phần lớn diện tích lãnh thổ là vùng núi cao, có địa hình phức tạp, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng cao còn lạc hậu, dễ bị các thế lực xấu lôi kéo. Như bài phát biểu của ông Thong Sing Thăm Ma Vông Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng lần thứ III năm 1993 đã chỉ rõ "Luông Pra Băng là một tỉnh nằm ở miền Bắc Lào, là một tỉnh đồi núi cao, với dân số hơn hai trăm nghìn người và gồm có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhằm rải rác, có mức độ kinh tế, văn hóa, cuộc sống và truyền thống khác nhau" [22, tr.107]. "Việc du lịch chưa phát triển so với tiềm năng và điều kiện thực tế của tỉnh, cũng như phục hồi và mở cửa khu du lịch, sự quảng cáo khách du lịch, quản lý khách du lịch và dịch vụ khách không tốt" [23, tr.45].

Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, việc huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế để phát triển nhanh trong giai đoạn tới còn hạn chế.

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị còn rất lớn.


Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa bền vững. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm, chưa hình thành các ngành mũi nhọn của tỉnh, sản phẩm chủ lực và ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn các dịch vụ và các khu công nghiệp phát triển còn chậm.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh tuy được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập, nhất là hạ tầng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,... chưa có sức hấp dẫn để thu hút đầu từ tư bên ngoài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa quá thấp, các hạt nhân tăng trưởng có sức lan toả rộng và thúc đẩy các vùng ngoại vi cùng phát triển, chưa có tác động đáng kể thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nguồn nhân lực có nhiều nhưng chất lượng còn thấp, lao động phổ thông dôi dư, nhưng lao động kỹ thuật, khoa học - công nghệ cao lại đang còn thiếu, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định chiếm tỷ trọng lớn, nhất là ở khu vực nông thôn. Đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp khác còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của tỉnh Luông Pra Băng trong giai đoạn hiện nay.

3.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2018

3.2.1. Những chủ trương, chính sách về phát triển thị trường du lịch của Đảng, Nhà nước và của tỉnh giai đoạn 2011 - 2018

3.2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển thị trường du lịch

Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VI, đã tiếp tục triển khai quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch, trong đó nhấn mạnh: "Du lịch là một bộ phận quan trọng trong công tác mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, là một tiềm năng trong công tác tạo nguồn thu


nhập quốc gia"; "Công tác dịch vụ là một trong những 8 ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước" [17, tr.25].

Giai đoạn năm 1999 - 2000, CHDCND Lào nhận được sự viện trợ từ các tổ chức quốc tế và có quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và sự hợp tác về du lịch với các nước trong ASEAN, các nước tiểu vùng sông Me Khong, tổ chức UN-WTO, PATA, v.v… CHDCND Lào còn nhận được sự viện trợ từ các cơ quan tổ chức quốc tế như: ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), liên minh Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (IUCN), quỹ Động vật Hoang dã thế giới (WWF), Chính phủ Newzerland, Lúc Xăm Bua,... [6, tr.19].

Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VII (2001), đã tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và quyết định đường lối chính sách của Đảng: "Tạo điều kiện cho CHDCND Lào trở thành điểm du lịch mới của thế kỷ, có bản sắc riêng của mình để thu hút khách du lịch nước ngoài đến Lào, phát triển ngành du lịch trở thành một ngành công nghiệp hóa hiện đại" [18, tr.81]. Đặc biệt, năm 1999 - 2000, lần đầu tiên CHDCND Lào đã tổ chức năm du lịch ASEAN tại Lào và đã rất thành công về việc thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế.

Quốc hội khóa V, kỳ họp lần thứ 8, năm 2005 đã thông qua Luật Du lịch năm 2005 được bổ sung sửa đổi năm 2013. Luật được xây dựng trên đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào, thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước, những văn bản pháp luật liên quan đến du lịch đã được sử dụng trong những năm qua. Pháp luật đã tổng kết những kinh nghiệm và hoạt động phát triển du lịch và khuyến khích du lịch trong nước, kinh nghiệm từ nước ngoài.

Năm 2016, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch, trong đó khẳng định tầm nhìn đến năm 2025 và 2030 với việc thông tin, văn hóa và du lịch: "Phát triển thông tin, văn hóa và du lịch với chất lượng, nhanh chóng, nhìn xa chuyển đổi thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, an toàn và đẩy mạnh sự đóng góp của xã hội để bền vững".


Để đạt được mục tiêu trên, Bộ thông tin, văn hóa và du lịch Lào đã khẳng định rõ về việc phát triển du lịch: Phát triển du lịch Lào bền vững, đẩy mạnh du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử, thích hợp với du lịch của các nước trong khu vực và thế giới, làm cho Lào trở thành khu du lịch nổi tiếng và chấp nhận của hành khách trong khu vực và thế giới, phát triển và đẩy mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp nhân dân Lào thoát khỏi sự nghèo đói; tập trung nghiên cứu và mở rộng khai thác, sắp xếp và phát triển nhiều màu sắc với các loại du lịch như: du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, thực hiện theo nguyên tắc khoa học, đúng mức có quản lý tốt và bền vững. Hạn chế sự khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không đúng mục đích. Nguồn tài nguyên thiên nhiên là di sản văn hóa của đất nước và của nhân dân, nếu sử dụng không đúng mức, thì du lịch sẽ gây sự thiệt hại trực tiếp đến các di sản văn hóa.

3.2.1.2. Cơ chế, chính sách và biện pháp của tỉnh Luông Pra Băng về phát triển thị trường du lịch

Trên cơ sở chiến lược phát triển du lịch CHDCND Lào đến năm 2025 với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên các cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa và lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa đất nước Lào trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực và thế giới. Phấn đấu sau năm 2025 du lịch Lào được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Tỉnh ủy tỉnh Luông Pra Băng đã cụ thể hóa những văn bản pháp luật, quyết định của Chính phủ, Bộ thông tin, văn hóa và du lịch như: Luật du lịch số 32/QH, ngày 24/7/2013; nghị quyết số 1150/CP, ngày 25/10/1993 về việc "Tổ chức và hoạt động doanh nghiệp du lịch"; số 159/VP-CP, ngày 30/7/1997 về việc "Quản lý khách sạn và nhà nghỉ";số 1107, ngày 30/8/1999 về việc "Điều kiện cơ bản của khách sạn và nhà nghỉ";thông báo hướng dẫn số 883, ngày 26/2/2007 về việc "Quản lý và an toàn cho du khách du lịch"; quyết định số 059, ngày 26/2/2007 về việc


"Quản lý doanh nghiệp resort, nhà hàng"; số 060, ngày 26/2/2007 về việc "Tiêu chuẩn của khách sạn và nhà nghỉ ở CHDCND Laò"; quyết định số 0281, ngày 5/7/2010 về việc "Quản lý cán bộ hướng dẫn viên du lịch"; nghị quyết số 119/CP, ngày 10/4/2017 về "Quỹ du lịch" và nghị quyết số 315/CP, ngày 2/10/2017 về việc "Giải trí".

Tỉnh ủy tỉnh Luông Pra Băng đã ban hành quyết định số 296, ngày 29/4/2011, về việc "Thành lập hội đồng quản trị tiêu chuẩn của khách sạn và nhà nghỉ cấp tỉnh".

Triển khai thực hiện các mực tiêu được nêu ra trong Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng lần thứ III đã xác định:

Du lịch là một ngành có tiềm năng kinh tế của tỉnh. Do đó, cần tập trung phát triển để tăng doanh thu cho tỉnh. Dựa trên điểm nổi bật về văn hóa và vẻ đẹp tự nhiên. Tỉnh Luông Pra Băng đã mở rộng du lịch theo du lịch văn hóa và du lịch tự nhiên. Vì vậy, một nhiệm vụ cấp bách trong những năm tới là một khám phá bản sắc văn hóa, văn học nghệ thuật, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh, mở rộng khu du lịch, cập nhật sự quản lý và phục vụ khách du lịch, tạo thuận lợi, bảo mật an toàn cho du khách, cập nhật và mở rộng dịch vụ du lịch như: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng cửa hàng lưu niệm để thu hút nhiều khách du lịch [22, tr.64-65].

Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng lần thứ V đã xác định: Phát triển Luông Pra Băng trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ và điểm qua của các tỉnh trong nước và khu vực; là một tỉnh có cơ cấu kinh tế ổn định; trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ; là trung tâm giáo dục và là gương mặt tốt đẹp của các tỉnh miền Bắc [24, tr.29].

Đối với ngành du lịch Luông Pra Băng:

Du lịch là tiềm năng thứ nhất của tỉnh Luông Pra Băng, trong những năm tới phải quan tâm về việc giáo dục cho mọi người nhận ra, đẩy mạnh và bảo vệ văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, phong tục tập quán.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí