Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 2

Chỉ ra những đặc điểm về phương diện nội dung và nghệ thuật của thể luận. Khẳng định những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ

Để làm sáng tỏ vấn đề thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thì nhiệm vụ của khóa luận đặt ra là:

Thứ nhất: đọc, tập hợp và phân tích hệ thống tài liệu liên quan đến thể

luận.


Thứ hai: thống kê số lượng tác phẩm viết bằng thể luận.

Thứ ba: đi vào vào nghiên cứu kế sách canh tân đất nước và chống chọi

với kẻ thù của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch để thấy được đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thể luận.

4. Đối tượng nghiên cứu

Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ

XIX. Cụ thể là qua các tác phẩm thuộc thể loại luận của hai tác giả tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch.

5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

Phạm vi tư liệu: Chúng tôi tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể luận giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Đi sâu vào tìm hiểu những bài luận của hai tác giả Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Những tư liệu chúng tôi dùng để nghiên cứu là: Tế cấp luận (1863), Giáo môn luận (1863), Thiên hạ phân hợp đại thể luận (1863), Thời vụ sách thượng (1877), Thời vụ sách hạ (1882), Thiên hạ đại thế luận (1892).

6. Phương pháp nghiên cứu


sau:

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu


- Phương pháp nghiên cứu văn học sử.

- Phương pháp loại hình.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.

- Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh.

7. Đóng góp của khóa luận

Khái quát lại diện mạo, đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

8. Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận tốt nghiệp kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Hệ thống vấn đề bàn luận chủ yếu trong thể luận Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật

NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam

1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm

Thể luận là thể văn đã có từ rất lâu đời trong nền văn học cổ Trung quốc. Văn học Trung Quốc có một truyền thống luận rất hùng hậu. Ví như Hàn Dũ có Tranh thần luận; Liễu Tôn Nguyên có Phong kiến luận; Âu Dương Tu có Bản luận, Bằng đảng luận...; Tăng Củng có Đường luận; Tô Tuân có Dịch luận, Nhạc luận, Thi luận, Tư luận; Tô Thức có Phạm Tăng luận, Tu Hầu luận, Lưu Hầu luận, Giả Nghị luận... Như vậy thể luận ở Trung Quốc có từ xưa. Thể văn này đã du nhập vào Việt Nam cùng với thời gian Trung Quốc đô hộ Việt Nam. Cụ thể là xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII tiêu biểu là Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu và đạt thành tựu tiêu biểu vào nửa cuối thế kỷ XIX với các nhà văn chính luận tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch [24; 253, 254].

Để đưa ra một khái niệm thống nhất về luận, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thông qua cuốn từ điển.

Theo từ điển tiếng Việt:

Danh từ

(Từ cũ) bài tập làm văn

viết bài luận

Động từ

1 (Từ cũ) bàn về vấn đề gì, có phân tích lí lẽ

luận việc thời sự luận văn chương

2 dựa vào lí lẽ, ý nghĩa mà suy ra

chữ viết quá mờ, rất khó luận [40; 758].

Cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết:

Luận là một thể văn nhằm phân tích sự lí, phán đoán đúng sai. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long mục “Luận thuyết” nói “thuật kinh kể lý thì gọi là luận”. “Luận là tổ chức, sắp xếp các ý kiến để làm sáng rò một chân lí nào đó”. Luận bắt đầu từ Khổng Tử trước đó không có chữ luận. “Luận là thứ tự, sắp xếp các lý lẽ cho có thứ tự, không bị sơ hở thì thành ý không bị sụp đổ”. [24; 203].

Cuốn Văn chính luận Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến, phát triển, Nguyễn Đức Thăng dẫn: “Luận là một thể văn phân tích sự lí, phán đoán đúng sai. Luận là tổ chức, sắp xếp các ý kiến để làm sáng rò một chân lí nào đó. Luận bắt đầu từ Khổng Tử, trước đó không có chữ luận. Luận khác sử luận vì nó chủ về đạo lí. Tuân Tử có Lễ luận, Nhạc luận, Hán nho có Thạch cừ luận, Bạch hồ luận...” [31; 84].

Tóm lại, theo chúng tôi luận là thuyết minh lí lẽ, đạo đức, phân tích đúng sai, biện bác ý kiến người khác. Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ, có ví dụ thực tế để chứng minh. Cách tổ chức, sắp xếp các ý kiến, triển khai các luận điểm, luận cứ phải theo một thứ tự để làm sáng rò một chân lí nào đó. Thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng, tác động trực tiếp vào lí trí người đọc và người nghe một cách dễ hiểu nhất. Qua đó người đọc thấy được một quan điểm, tư tưởng, lập trường có cơ sở lý luận trong đời sống và học thuật.

1.1.2. Diện mạo

Bảng thống kê các tác phẩm viết bằng thể luận trong văn học trung đại Việt Nam:

Giai đoạn

Tác giả

Tác phẩm

Thế kỷ X - hết thế kỷ XIV

- Trần Thái Tông (1218 - 1277)


- Lê Văn Hưu (1230 - 1322)

Khóa hư lục có:

- Phổ huyết sắc thân

- Thu giới luận

- Niệm phật luận

- Tọa thiền luận

- Tuệ giáo giám luận

- Giới định túc luận


- Sử luận

Thế kỷ XV - đến hết thế kỷ XVII

- Ngô Sỹ Liên (khoảng đầu thế kỷ XV - ?)


- Bùi Kỷ (1888 - 1960)

- Sử luận


- Thân thể luận

Nửa đầu thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX (thể luận không xuất hiện)



Cuối thế kỷ XIX

- Vũ Phạm Hàm (1807 - 1872)


- Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871)

- Hòa Nhung luận


- Thiên hạ phân hợp đại thể luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 2


Giai đoạn

Tác giả

Tác phẩm



- Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895)

- Tế cấp luận

- Giáo môn luận


- Thiên hạ đại thể luận

- Thời vụ sách thượng

- Thời vụ sách hạ


Giai đoạn từ thế kỷ X - hết thế kỷ XIV diện mạo của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam chưa được phong phú. Đời Trần, Trần Thái Tông có Khóa Hư Lục, đây là một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII. Về nội dung cuốn sách tác giả đã trình bày những tư tưởng triết lý đại tạng Phật giáo nhằm mục đích tự thức tỉnh mình và đồng thời có tính cách giáo dục quần chúng, nói lên niềm thao thức khổ đau cùng sự giác ngộ của một con người có trách nhiệm với mình, với đời và với đồng bào, nhân loại. Trong sách này có các thiên Thu giới luận, Niệm Phật luận, Tọa thiền luận, Tuệ giáo luận, Giới định túc luận. Có thể nói Phật giáo đã mở đầu thể luận ở nước ta. Tiếp đến Lê Văn Hưu là người mở đầu Sử luận. Ông không viết thành bài luận riêng mà dựa vào sự thực lịch sử mà vạch ra ý nghĩa của nó. Với tư cách là nhà Sử học, ông lấy trách nhiệm của Sử thần mà phát biểu ý kiến riêng, ý kiến này có giá trị độc lập tương đối so với việc chép sử. Ví dụ bài Luận về Hai Bà Trưng hay đoạn luận về việc nhà Lý sùng Phật.

Giai đoạn từ thế kỷ XV - đến hết thế kỷ XVII: thời Lê Sơ nhà Sử học Ngô Sĩ Liên có Sử luận. Tác phẩm hoàn toàn theo quan điểm của nho gia, tin mệnh trời, xét đạo đức theo các phạm trù lễ, nghĩa, tín... Cuối triều Lê, Bùi Kỷ giới thiệu bài luận của ông tự làm là Thân thể luận. Giống như các thế hệ nhà nho trước kia, thơ văn Bùi Kỷ là nơi để nói chí, tỏ lòng, thể hiện thế giới

tinh thần của mình trong những nét thanh cao với nhiều ưu tư lo đời, thương đời, cũng là để răn mình, răn đời.

Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thể luận không xuất hiện. Ở giai đoạn này nó đã vắng bóng. Trải qua gần chín thế kỷ có thể thấy thể luận của nước ta hiếm đến cỡ nào, không thấy để lại mẫu mực. Có lẽ điều đó ứng với nhận định của học giả thời nay: “Tổ tiên ta ít làm lý luận. Không phải không có nhưng rất ít” [24; 257].

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX khi đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, họa ngoại xâm khó bề lẩn tránh, đất nước lạc hậu tiêu điều thì xuất hiện những bài luận. Ví như Hòa Nhung luận của Vũ Phạm Hàm (1807 - 1872). Dưới triều vua Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ đã gửi triều đình Huế 58 bản điều trần và những bản văn xuất sắc Tế cấp luận (Bàn về những vấn đề khẩn cấp, 1863), Giáo môn luận (Bàn về tự do tôn giáo, 1863), đặc biệt, Thiên hạ phân hợp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ).

Sau đó, có thể kể đến Nguyễn Lộ Trạch với Thời vụ sách thượng, Thời vụ sách hạ, nhất là tập Thiên hạ đại thế luận (Bàn về thế lớn trong thiên hạ, cụ thể bàn về tình thế của các nước Đông Á trước nguy cơ thôn tính của phương Tây).

Phải chăng khi xã hội có biến động lớn thì buộc người ta phải suy nghĩ, mới có nhiều điều phải luận. Bởi vậy giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thể luận đã đạt được thành tựu tiêu biểu.

Nhìn chung thể luận trong văn học trung đại Việt Nam xuất hiện từ triều đại nhà Trần và kết thúc khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam. Trải qua những thăng trầm trong lịch sử, thể loại luận đã để lại những tác phẩm giá trị, đạt giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật trở thành những tác phẩm mang màu sắc cổ điển trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam.

1.2. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX

1.2.1. Tình hình lịch sử xã hội, văn hóa tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, năm 1858 là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cuộc xâm lăng do thực dân Pháp phát động đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này đã kéo theo những biến động ghê gớm, những đổi thay sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân.

Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm lược nước ta từ lâu, từ cuối thế kỷ XVIII nhưng âm mưu này chưa thực hiện được. “Cuộc chiến bị chậm lại một mặt là do những biến động chính trị trong nội tình nước Pháp, mặt khác là bởi cung cách ứng xử của các vua Nguyễn” [20; 264]. Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn chặn thông thương nên đã chính thức xâm lược Việt Nam. Chúng đã phải mất gần 40 năm mới đặt được ách thống trị trên đất nước ta và gần một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp.

Trong tình hình xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX thì sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phối các sự kiện khác và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển to lớn. Việt Nam từ một xã hội phong kiến đã biến thành một xã hội thuộc địa, mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến. Song khi đã hình thành thuộc địa thì tất cả các mặt của xã hội đều nằm trong quỹ đạo chuyển động đó. Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí