bất tài của đám quan lại và cái vô nghĩa của lối học cử tử lúc bấy giờ. Ông đọc nhiều sách, biết nghề thuốc, có kiến thức sâu rộng, nhưng không đi thi, chỉ chú tâm vào con đường thực dụng. Ông thường ngao du khắp các tỉnh miền Trung, tìm người cùng chí hướng kết giao, được người đương thời gọi là "cậu ấm tàng tàng".
Năm 20 tuổi, ông kết hôn với Trần Thị Nhàn, con gái Phụ chính Trần Tiễn Thành. Chính ở văn phòng cha vợ, ông đã đọc được nhiều sách tân thư của Trung Quốc, đọc được cả bản những bản điều của Nguyễn Trường Tộ, và chịu ảnh hưởng những tư tưởng canh tân này.
Năm Tự Đức thứ 30 (Đinh Sửu, 1877), kỳ thi Hội ở Huế, có lấy chuyện "Sứ Pháp vào chầu, hòa hiếu hợp lễ" làm đề thi. Tuy không dự thi, nhưng với tấm lòng luôn băn khoăn day dứt về tình hình đất nước, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên một bản "Thời vụ sách thượng", vạch rò mưu kế giả vờ hòa nghị của thực dân Pháp, đồng thời khuyên triều đình nên "gấp lo tự cường tự trị" để cứu nước. Mặc dù, Thời vụ sách thượng không được triều đình thi hành, nhưng cũng đã gây được tiếng vang lớn.
Đầu năm Nhâm Ngọ 1882, Cơ mật viện có ý cử ông sang Hương Cảng (Hồng Kông) học kỹ thuật, nhưng về sau không thành. Sau đó, ông có gửi thư lên cha vợ là Trần Tiễn Thành đề nghị ông nhắc nhở triều đình là "phải biết tự cường, tự trị, đồng thời phải biết mật giao với các cường quốc thù địch của Pháp như Anh, Đức... để làm thế chân vạc kiềm chế Pháp". Tự Đức xem xong và phê rằng "Ngôn hà quá cao" (Nói sao quá cao!) rồi thôi.
Tháng 4 năm đó, quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai. Nguyễn Lộ Trạch liền dâng bản "Thời vụ sách hạ". Trong bản điều này, ông chỉ rò những điểm cụ thể cần làm ngay và chủ trương rất mạnh mẽ, kiên quyết: xây dựng thủ đô ở Thanh Hóa để chuẩn bị kháng chiến, tổ chức lại quân đội, ngoại giao
với Đức, Anh để kiềm chế Pháp... Song lần này, triều đình nhà Nguyễn cũng đã làm ngơ trước các đề nghị của ông.
Tháng Giêng năm Giáp Thân (1884), Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường mời ông và Phạm Phú Đường (con trai Phạm Phú Thứ) đến kinh đô Huế bàn việc nước. Để nhắc lại lần nữa những luận điểm cơ bản trong kế sách chống ngoại xâm của mình. Khi trở về, Nguyễn Lộ Trạch đã thảo một bức thư có tên là "Dữ Phạm Phú Đường thướng Phụ chính đại thần" (Thư đứng tên cùng Phạm Phú Đường gửi Phụ chính đại thần), rồi dâng lên ông Tường.
Tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi chạy ra chiến khu Quảng Trị, ban bố dụ Cần Vương. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt, đồng thời phong trào Cần Vương bị đàn áp khốc liệt, Nguyễn Lộ Trạch đành phải lui về ở ẩn song vẫn không nguôi lưu tâm đến việc nước.
Năm 1892 dưới triều Thành Thái, lại có kỳ thi Hội ở Huế. Tuy không đi thi, nhưng nhân đầu đề hỏi về "đại thế hoàn cầu", ông cũng viết một bài có tên là "Thiên hạ đại thế luận" (Bàn về thế lớn trong thiên hạ) bàn về tình thế các nước Á Đông trước nguy cơ thôn tính của một số nước ở Phương Tây. Sau khi phân giải, ông đã chỉ ra đại để rằng: dã tâm xâm lược của thực dân Pháp đã có từ lâu, không vì chúng ta sợ sệt cầu hòa mà họ ngừng lại, cũng không vì chúng ta khiêu khích mà họ dấy binh nhiều hơn. Nay nhà vua và triều đình chỉ còn cách:
- Từ bỏ hẳn tệ quan liêu, tham nhũng, thói chuộng hư danh... thì "biết đâu một ngày kia lại không thể tung hoành làm nên nghiệp lớn".
Có thể bạn quan tâm!
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 1
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 2
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 3
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 5
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 6
- Một Số Phương Diện Nghệ Thuật
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
- Cần nắm lấy, kịp thời sửa sang chính trị, giáo dục để không khỏi phụ lòng mong mỏi của nhân dân.
Ông viết bài luận này cốt để khơi gợi cho vua Thành Thái và các quan đầu triều gấp lo phục hưng đất nước, nhưng khi được công bố, nó đã gây
được tiếng vang rộng rãi, được đông đảo sĩ phu và những người có tư tưởng cách tân tìm đọc và tán thưởng, trong số đó có Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Phạm Hàm, Trương Gia Mô...
Về cuối đời, ông lại tiếp tục ngao du đây đó, tìm người tài giỏi kết bạn tri âm. Năm Ất Mùi (1895), ông làm một chuyến Nam du vào Phan Thiết - trung tâm “tỵ địa” của nhóm sĩ phu Nam Trung Bộ thuở ấy. Ông còn tính chuyện xuất dương nhưng chưa thực hiện được đã lâm bệnh nặng rồi mất tại Bình Định vào năm 1895, lúc 42 tuổi.
Năm 1957, con cháu Nguyễn Lộ Trạch đã đưa di cốt ông từ Bình Định về táng tại nghĩa trang của làng Kế Môn, thuộc xã Ðiền Môn, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mộ ông hình tròn đơn giản, đường kính 3 m, thành cao 40 cm, dày 20 cm; và đã được nhà nước công nhận là di tích quốc gia theo quyết định số 52/2001/QÐBVHTT ngày 28 tháng 12 năm 2001.
Sự nghiệp
Tác phẩm của Nguyễn Lộ Trạch phần lớn đều bằng chữ Hán, gồm có:
- Quỳ Ưu lục: là tập hợp các bài văn nghị luận của ông (trong đó có "Thời vụ sách I, II", và "Thiên hạ đại thế luận"), do tự tay ông sắp xếp vào năm 1884.
- Kỷ trào lục (Tự nhạo mình như người nước Kỷ)
- Kỳ Am dã thoại (Những lời quê mùa của Kỳ Am)
- Kỳ Am thi văn toàn tập (Toàn tập thơ văn của Kỳ Am)
- Quốc ngữ thị phụ giai ẩn từ (Bài ca quốc ngữ khuyên vợ cùng đi ẩn).
Song phần lớn thơ văn trên đều đã thất lạc, chỉ còn lại tập Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch di văn (Những bài văn còn lại của Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch) do người đời sau góp nhặt. Trong đó có Quỳ Ưu lục, một số thư từ và 15 bài thơ.
Nhìn chung, thơ ông mang âm hưởng trầm buồn. Văn nghị luận của ông, ngoài sự nhiệt huyết ra còn hấp dẫn người đọc ở những ví dụ giàu sức biểu cảm, vừa tác động vào cảm xúc, vừa có ý vị trào lộng hài hước, khiến người đọc không ai có thể thờ ơ.
Tiểu kết chương 1
Ở chương một, chúng tôi đã tìm hiểu những vấn đề về thể luận trong văn học trung đại Việt Nam. Chúng tôi cũng khái quát cơ bản những vấn đề về: khái niệm, diện mạo, đặc trưng thể luận giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Đồng thời nghiên cứu về tác giả Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Các tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch đã mang đậm những đặc trưng về nội dung cũng như nghệ thuật của thể loại luận. Tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch là hướng đi đúng đắn, góp phần đánh giá được vị trí văn chính luận của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch trong dòng chảy văn chính luận trung đại.
Chương 2: HỆ THỐNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN CHỦ YẾU
TRONG THỂ LUẬN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
Trong tiến trình văn học trung đại, thể luận với nội dung chính về chính trị - quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội... góp phần quan trọng trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và thể hiện sâu sắc tư tưởng của con người Việt Nam. Giai đoạn đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạc hậu, tiêu điều thì thể luận xuất hiện và đạt được những thành tựu tiêu biểu. Điều đó được thể hiện cụ thể qua kế sách canh tân đất nước và kế sách chống chọi với kẻ thù của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Bởi lẽ nó như mũi dao găm, là thuốc nổ chống lại mọi sự bất công, cường quyền.
2.1. Kế sách canh tân đất nước
2.1.1. Về chính trị, quân sự
Trong Thiên hạ phân hợp đại thể luận Nguyễn Trường Tộ trình bày những chiến lược cơ bản về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ. Ông đề nghị triều đình chủ hòa nhưng không phải là chủ hàng.
Trong bài Tế cấp luận Nguyễn Trường Tộ đã đề cập đến việc canh tân và phát triển đất nước. Đối với tình thế nước ta, ông đã đưa ra những điều cần phải làm ngay.
Thứ nhất: xin gấp rút sửa đổi vò bị. Xuất phát từ mối nguy hại của kẻ xâm lược, nổi loạn trong nước và quân đội triều đình thì yếu kém, không có sức chiến đấu nên ông rất quan tâm đến vò bị. Ông nói với triều đình phải “Gấp rút chấn chỉnh biên phòng... Xiết chặt hàng ngũ”, “Phải có một hàng ngũ mạnh mẽ”, “Thì mới khỏi bị các nước phương Tây đến viếng”. Ông nhấn mạnh, nếu có được quân đội mạnh thì mới bảo vệ được đất nước cho nên nhà nước phải trọng vò. Ông chống lại quan niệm cho rằng “một lời nói mạnh hơn
mười vạn quân”, tức là quan niệm đương thời chỉ coi trọng văn chương phù phiếm.
Ông đề cập những biện pháp để chấn chỉnh quân đội. Theo ông, quân đội phải được huấn luyện khoa quân sự mới với phương châm là lí thuyết phải gắn với thực hành, học vò là học các sách binh thư đồ trận. Học việc gì phải thực tập việc ấy. Nội dung thực tập gồm nhiều mặt như: cách bắn súng, đâm lê, cách đánh đồn, phục kích, cách sử dụng địa hình. Ông còn đề nghị triều đình soạn binh thư cho binh lính học tập. Việc soạn binh thư thì triều đình phải dựa theo sách binh pháp cũ, loại bỏ những phần không thích hợp và tham khảo binh thư phương Tây bổ sung vào. Ngoài ra phải thu nhặt ý kiến của người giỏi quân sự trong nước để thêm vào binh thư. Qua đó cho thấy Nguyễn Trường Tộ có tư duy sáng suốt của một nhà cải cách quân sự, cải cách nhưng không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn những gì tiến bộ của cha ông, học hỏi những cái hay cái mới, thậm chí đó là những cái của kẻ thù. Về tổ chức, ông đã đề nghị triều đình nên theo các nước phương Tây xây dựng các chế độ cho binh lính và vò quan. Các vò quan khi về hưu vẫn được lĩnh lương như khi còn ở tại chức và khi chết cũng vậy. Các vò quan phạm tội thì bị tội, nhưng không nên không giảm lương bổng, giáng chức hoặc làm khổ nhục thân họ. Với những chính sách đó sẽ khiến binh lính hết lòng phục vụ cho triều đình, đây thật là một cách làm hay. Ông đề nghị triều đình phải thải bớt những người bất tài. Theo ông, vò quan cần giỏi chứ không cần nhiều và vò quan mà bớt đi thì lại có điều kiện tăng lương cho binh lính. Tướng tá chỉ cần những người giỏi, chứ dở dầu nhiều cũng vô ích... Cho nên ông cho rằng nếu vò quan mà bất tài thì cho dù họ là con cháu những vị công thần trước kia cũng phải thải vì để họ chỉ huy quân sự sẽ có hại hơn là cho họ ngồi không hưởng bổng lộc. Đây là quan điểm rất sáng suốt của ông. Ông còn nêu lên tình trạng dốt nát của sĩ quan lúc bấy giờ như nhiều người chỉ biết viết hai chữ
“tuân phụng” và đề nghị phải tuyển những người đậu cử nhân, tú tài rồi cho đi học vò bị. Đối với binh lính, ông đề nghị nhà nước phải tuyển dụng những binh tráng từ 20 tuổi trở lên, chưa có vợ con và thải bớt những người già yếu về nhà để lấy số lương ấy cấp thêm cho binh lính tại ngũ. Vò quan phải dành thì giờ cho binh lính tập quân sự không nên bắt họ làm công việc khác. Nếu có công việc kiến thiết nên huy động dân quan và tù nhân làm. Các vò quan không được coi họ như tôi tớ trong nhà hay sỉ nhục, ngược đãi họ. Đời sống vật chất của binh lính phải được chú ý, không nên cho binh lính ăn gạo cũ, mặc rét... Các thương binh phải được hưởng lương bổng và chăm sóc chu đáo. Đây là chính sách quân sự mang đầy tính nhân đạo và tiến bộ. Qua đó thể hiện tài năng nhìn xa trông rộng của ông. Ngoài ra, để tăng cường lực lượng binh bị giữ làng, giữ nước, ông đề nghị triều đình phải chú ý xây dựng đội ngũ quân dân. Đây là lực lượng khá quan trọng, khi xảy ra loạn lạc hay họa xâm lăng, dân quân sẽ làm nhiệm vụ tự vệ và phối hợp với quân đội triều đình chiến đấu. Đội quân này tổ chức thành đội ngũ, có những vũ khí thông thường như giáo mác, và chủ yếu là giữ làng và bảo vệ an ninh ở địa phương. Họ vẫn tham gia sản xuất làm ăn như người bình thường, khi cần họ còn làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, xây dựng đường sá, đào vét sông ngòi và các việc công ích khác. Họ không có lương bổng như binh lính nên khi huy động họ làm việc công ích thì nhà nước phải cấp tiền gạo cho họ. Đây là một trong những tư tưởng cải cách rất hay về quân đội của ông, chẳng những tăng cường và mở rộng sức mạnh cho quân đội triều đình mà còn tăng cường tinh thần đoàn kết giữa quân và dân, huy động được sức mạnh của nhân dân, mặt khác tạo ra một vòng bảo vệ chắc chắc thứ hai, cản bước chân quân địch, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Chính sách này cho tới ngày nay chúng ta vẫn sử dụng nó một cách hiệu quả ở mỗi địa phương. Ông còn xin triều đình lập một số binh chủng mới. Ngoài bộ binh ra, còn phải có đội kị binh để