Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 3

giai cấp. Tuy nhiên, mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.

Trong tình hình đất nước lúc bấy giờ, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Nông nghiệp sa sút, nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô và cuối cùng đất đai khai khẩn lại rơi vào tay địa chủ. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến, đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền công thương của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại.

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đấu tranh chống thực dân Pháp quyết liệt. Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối nhưng ngày càng yếu ớt và cuối cùng thì nhượng bộ, thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp mọi nơi tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân chống triều đình phong kiến đầu hàng và chống Pháp xâm lược. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩa của Ba Cai Vàng, Ðoàn Hữu Trưng, Trần Tấn… Phong trào đấu tranh yêu nước của các sĩ phu, các lãnh binh đã lãnh đạo nhân dân chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương cũng nổ ra rầm rộ kéo dài từ Bình Ðịnh, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Phan Ðình Phùng, Ðinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Phong trào chống Pháp tuy sôi nổi, đều khắp nhưng không có lực lượng hậu thuẫn làm nòng cốt nên cuối cùng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta bị thất bại. Tuy thất bại nhưng chứng tỏ được tinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm của nhân dân và khẳng định phong trào đấu tranh mang tính nhân dân sâu sắc. Có thể nói, đây là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, nhiều hi sinh mất mát nhưng rất tự hào, giai đoạn Khổ nhục nhưng vĩ đại.

Trước những biến cố lớn lao, xã hội nước ta có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Mỗi tầng lớp bị phân hóa đều mang sắc thái tâm lý và thái độ chính trị riêng. Giai cấp thống trị cũ của xã hội, thái độ của họ không giống nhau nhưng tâm lý chủ yếu của tầng lớp này là đầu hàng và thỏa hiệp. Bên cạnh đó một số sĩ phu, trí thức phong kiến thấy rò quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế quốc nên họ tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, sống gần gũi với nhân dân và hăng hái cùng với nhân dân chống giặc. Số khác là những nhà thơ, nhà văn yêu nước họ đã dùng ngòi bút để chiến đấu, để nói lên tâm tư, nguyện vọng và thái độ của mình trước cảnh nước mất, nhà tan. Bên cạnh lực lượng nho sĩ, nhiều tầng lớp mới xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản và vô sản, quyền lợi đối lập nhau. Giai cấp tư sản mới hình thành nên chưa đủ sức mạnh để chống lại tư sản chính quốc, cũng chưa đủ sức để vươn cao ngọn cờ yêu nước. Giai cấp vô sản đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, giai cấp này lớn mạnh nhanh chóng nhất là sau chiến tranh thế giới I. Tuy nhiên, sáng tác văn học giai đoạn này vẫn thuộc về giai cấp cũ nên văn học vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến.

Đến giữa thế kỉ XIX, cùng với sự hèn yếu của triều đình nhà Nguyễn, sự xâm lược của thực dân Pháp và bước đầu tiếp cận với nền văn minh phương Tây, tầng lớp nho sĩ ở nước ta đã phân hóa sâu sắc. Lúc này, ở Việt Nam diễn ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu, giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Thiên chúa giáo du nhập từ phương Tây. Trước đây, nền tảng xã hội là Nho giáo, nó là gốc rễ của mọi hệ tư tưởng. Hiện tại, khi thực dân Pháp xâm lược, Nho giáo đã không thể giữ vững vị trí độc tôn và lãnh đạo dân tộc được nữa. Biểu hiện rò nhất là việc xuất hiện những nhóm sĩ phu tiến bộ có đầu óc canh tân đất nước. Những nhân vật điển hình có thể kể đến là: Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871), Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895)... Đây là

những sĩ phu có đầu óc canh tân đầu tiên trong lịch sử nước ta, đặt nền móng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Khi đối diện với vấn đề xâm lược của Pháp, họ phân hóa thành ba khuynh hướng: chủ chiến, chủ hòa và không chiến cũng không hòa. “Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, vấn đề được quan tâm nhiều nhất, có ý nghĩa sống còn là câu hỏi: chiến hay hòa?” [20; 267]. Chủ chiến có thể kể đến những cái tên như Đốc học Phạm Văn Nghị (1805 - 1884), Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Trần Xuân Soạn (1849 - 1923), Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913)… trong phong trào Cần Vương. “Là người trí thức phong kiến, họ yêu nước, quyết tâm cứu nước thoát khỏi khổ nạn, nhưng lại cố làm sao cho hành động của mình vẫn nằm trong giới hạn cương thường” [20; 268]. Đó là những người có lòng yêu nước sâu sắc, họ sẵn sàng hi sinh tính mạng cứu nước. Tuy nhiên, do tư tưởng Nho giáo in sâu, họ không thoát khỏi sự bảo thủ đối với việc canh tân đất nước, xem đó là hành động đi sai luân thường đạo lí. Về phía chủ hòa, chia thành chủ hòa hoàn toàn và chủ hòa để canh tân đất nước. Trong đó, các nhà nho canh tân còn theo xu hướng cũ và mới. Có thể kể đến các nhân vật tiêu biểu cho chủ hòa hoàn toàn như: Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành (1813 - 1883)… Sự phân hóa này còn bắt nguồn từ sự lúng túng trước một kẻ thù mới hoàn toàn khác với các tập đoàn phong kiến phương Bắc trước đây. Dù Vương triều Nguyễn là một trong số những Vương triều tiếp xúc và am hiểu nhiều về sức mạnh của phương Tây từ sớm, từ thời Nguyễn Phúc Ánh còn đang tranh chấp với triều Tây Sơn. Nếu như khuynh hướng chủ chiến hay chủ hòa đã rò nét thì khuynh hướng không chiến cũng không hòa cũng khá phức tạp. Tư tưởng của khuynh hướng này là giặc từ xa đến trước hết chúng ta phải thủ rồi từ từ mà tiến thoái. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các nhà nho như: Trương Đăng Quế (1793 - 1865), Lâm Duy Hiệp (1806 - 1863)…

Đội ngũ trí thức nho học giai đoạn này còn đối diện với việc gìn giữ những giá trị truyền thống nho học đã tồn tại nghìn năm nay hay cải cách đổi mới theo nền văn minh phương Tây tiến bộ hơn. Sự phân hóa này chiếm vai trò chủ đạo trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Vấn đề canh tân đất nước đã trở thành một mối quan tâm lớn của tầng lớp trí thức khi một số quốc gia lân cận nhờ cải cách mà thoát khỏi sự kìm hãm của chủ nghĩa tư bản. Đại diện cho khuynh hướng chủ hòa để canh tân đất nước có thể kể đến như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ. Họ tiêu biểu cho một nhóm trí thức đã kịp thức tỉnh, thoát khỏi ý thức hệ phong kiến mà nắm bắt được bước tiến của thời đại. Trong con người họ luôn trăn trở, lo âu với sự đổi mới canh tân đất nước. Nhờ tiếp xúc với luồng tư tưởng tiến bộ của phương Tây, họ luôn mong muốn dùng tư duy và trí tuệ của mình để đưa đất nước tiến bộ. Còn bộ phận còn lại họ luôn ra sức bảo vệ những giá trị truyền thống nho học lâu đời, chống phá lại những tư tưởng canh tân đất nước lúc bấy giờ.

Ngoài những vấn đề nói trên, sự phân hóa trong tư tưởng của nho sĩ đương thời còn thể hiện ở việc xuất và xử. Những cái xử của nho sĩ lúc bấy giờ không giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp mà là sự bất hợp tác với kẻ thù và quyết bảo vệ tiết tháo nhà nho. Đối lập với khuynh hướng xử thế là khuynh hướng xuất thế. Họ có xu hướng hợp tác với Pháp tuy nhiên trong nhóm xuất cũng có những sự phân hóa khác nhau.

Nhìn chung, giai đoạn này tầng lớp nho sĩ Việt Nam có sự phân hóa mạnh mẽ và sâu sắc. Sự phân hóa này mang tính chất lịch sử cụ thể, đó là sự lúng túng trước một kẻ thù mới với nền văn minh tiến bộ. Bởi nho sĩ là tinh hoa của xã hội cho nên sự phân hóa của họ đã có tác động to lớn đến phong trào yêu nước Việt Nam. Như vậy, những biến cố lịch sử trong nửa cuối thế kỉ XIX đã làm phân hóa hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam tồn tại bao đời nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Điều này đã tác động không nhỏ đến quan điểm sáng tác cũng như nội dung phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.

1.2.2. Hai tác giả tiêu biểu

Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 3

1.2.2.1. Nguyễn Trường Tộ

Cuộc đời

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô. Cha là Nguyễn Quốc Thủ, một người hay chữ, một thầy thuốc Đông y có tiếng, nhưng mất sớm. Thuở ấu thơ, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy ở trong vùng: Tú Giai ở Bùi Ngòa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc. Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ" . Ông từng mở trường dạy học tại nhà, đức cha Hậu biết ông là người tài đức, liền mời ông làm người dạy các chúng sinh của giáo phận. Đồng thời Nguyễn Trường Tộ cũng nhờ cậy đức cha để học thêm tiếng Pháp và nghiên cứu nền văn minh phương Tây cùng sự thay đổi của các quốc gia trên thế giới.

Năm 1858, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng (Hồng Kông), Tân Gia Ba (Singapore), Thụy Sỹ, Rôma, … rồi cuối cùng sang Paris(Pháp) theo học trong gần 2 năm. Khoảng thời gian ở Paris, chẳng những ông hiểu biết nhiều về khoa học - kỹ thuật, có trình độ như một kiến trúc sư, một người biết khai mỏ, mà còn đọc rộng về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật, ... và tìm hiểu được một số hoạt động công nghệ của nước Pháp. Cuối 1858, Nguyễn Trường Tộ cùng với Giám mục Gauthier vào Đà Nẵng tránh nạn (phân tháp) rồi đầu năm 1859 sang Hồng Kông.

Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Sài Gòn với một hoài bão lớn là đem những hiểu biết thu thập được của mình để giúp đất nước canh tân, tự cường, tự lực để mong tránh được sự mất nước, ông làm chức từ - hàn (thông

dịch viên) và bị triều đình nghi kị là tay sai của ngoại bang. Do sống trong lòng địch nên việc phải làm việc với quân Pháp là bất đắc dĩ. Ông làm công việc phiên dịch các công hàm trao đổi giữa triều đình Huế với Soái phủ Pháp ở thành Gia Định. Nhiều lần ông có sửa đi một số chữ nghĩa trong công hàm của hai bên để tránh những lời lẽ quá khích, xúc phạm tới triều đình và gây hại cho việc tạm hòa. Ngoài ra, một số lần ông còn thông báo cho một số đại thần của triều Nguyễn như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ những âm mưu của thực dân Pháp. Do ông là người công giáo, có thời gian làm việc với thực dân Pháp lâu dài, và triều đình lại luôn căm ghét đạo Ki - tô cho nên triều đình cũng như nhân dân luôn có thái độ không tin tưởng đối với ông. Chính điều này cho nên một người tài năng, thông minh, giàu lòng yêu nước như ông lại không được đánh giá đúng và tin dùng như một số người khác.

1862, ông xin thôi chức Từ - hàn, lui về quê, ông dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước.

Năm 1863, Nguyễn Trường Tộ tìm cách thoát ra khỏi khu vực chiếm đóng của quân Pháp, liên hệ được với triều đình Huế. Từ đây cho đến cuối đời ông viết hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc cho quê hương đất nước.

Trong lúc chờ đợi ở Sài Gòn, sau khi thôi làm phiên dịch cho Pháp ông đã giúp xây cất tu viện dòng thánh Phaolo, số 4 Tôn Đức Thắng hiện nay. Công cuộc xây dựng được bắt đầu tháng 9 năm 1862 và hoàn tất vào 18 - 7 - 1864. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Trường Tộ sống trong những ngày buồn tẻ và bệnh tật. Ông còn bị bệnh tê thấp, chính căn bệnh này đã hạn chế phần nào những hoạt động của ông.

Từ 1861 - 1866, Nguyễn Trường Tộ chủ yếu ở Sài Gòn, không về Nghệ An, ông cũng ít đi Huế, cho tới giữa năm 1866 mới được về Xã Đoài. Trong

năm này, ông được mời về Huế, đây là những năm tháng đầy triển vọng của ông. Trong thời gian này, ông được vua Tự Đức chú ý đến và được triệu vào kinh giải quyết vấn đề tàu London. Tuy nhiên, triều đình không sử dụng và nhà vua cũng nghe theo, cuối cùng Nguyễn Trường Tộ thấy mình ở Huế cũng không có gì để làm nên đã xin đi ra Quảng Bình để về Nghệ An.

10 - 4 - 1866, Nguyễn Trường Tộ cùng với linh mục Croc và Nguyễn Hoàng rời Huế để đi Bố chính. Sau đó ông cùng giám mục Gauthier đi về Xã Đoài, Nghệ An. Nhưng không lâu sau ông quay lại Huế. Lần quay lại này Nguyễn Trường Tộ thấy bức xúc về việc canh tân đất nước nhưng ông cũng thấy được rò ràng và sâu sắc hơn những khó khăn trước mắt. Vua thì nghi ngờ ông vì ông là người công giáo, các quan trong triều thì cổ hủ không hiểu về hoàn cảnh thực tế mà luôn ghen ghét sinh lòng đố kị với nhau.

1867, Nguyễn Trường Tộ đã cùng với giám mục Gauthier và một số người khác đáp tàu đến Pháp. Đây là giai đoạn mà Nguyễn Trường Tộ viết dâng lên triều đình Huế nhiều bản điều trần có giá trị nhằm góp phần cho công cuộc canh tân đất nước. Gần 60 di thảo của ông được người đời sau sưu tầm và gìn giữ đã thể hiện tài năng, tư duy tài tình của ông trên nhiều phương diện về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự…

Trong những năm cuối đời (1868 - 1871), Nguyễn Trường Tộ có góp phần quan trọng trong việc xây dựng nhà chung Xã Đoài, đồng thời ông cũng có nhiều liên lạc với triều đình Huế, khoảng hai mươi văn bản trong số đó hiện có ba văn bản chưa tìm thấy ở đâu. Ngày 3 - 1 - 1871, Nguyễn Trường Tộ được tổng đốc Nghệ An cử đi Huế với lí do là để đem học sinh đi du học. Trong những ngày ở Huế, ông đã lặng lẽ gặp gỡ nhiều quan chức trong triều đình và ông cũng để lại nhiều văn bản thôi thúc triều đình mở rộng bang giao, canh tân đất nước… Sau một thời gian ở Huế bệnh cũ tái phát, Nguyễn

Trường Tộ về Nghệ An. Ông chết âm thầm ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871.

Sự nghiệp

Nguyễn Trường Tộ đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, cả văn và di thảo thơ gồm khoảng 36 tác phẩm trong đó có 3 tác phẩm được viết bằng thể luận đó là: Tế cấp luận (Bàn về những vấn đề khẩn cấp, 1863) mà cụ thể là vấn đề về chính trị - quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội. Giáo môn luận (Bàn về tự do tôn giáo, 1863) ông kêu gọi triều đình phải có chính sách bao dung, nhân ái đối với những tín đồ Công giáo. Đặc biệt, Thiên hạ phân hợp đại thế luận (Bàn về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ) ông trình bày những chiến lược cơ bản về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ. Ông đề nghị triều đình chủ hòa nhưng không phải là chủ hàng.

1.2.2.2. Nguyễn Lộ Trạch

Cuộc đời

Nguyễn Lộ Trạch tự Tổn Tu, Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, Hồ thiên Cư Sĩ, Bàn Cơ Điếu Đồ, Tùng Linh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1853 tại Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, quê gốc của ông là làng Kế Môn, huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Tổ tiên ông có lẽ là người Hoan Ái (tức vùng Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay), đến thế kỷ XVI, theo tướng Nguyễn Hoàng vào vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn Thanh truyền đến Nguyễn Lộ Trạch là 12 đời. Cha ông là Nguyễn Thanh Oai (1816-1876), đỗ Tiến sĩ năm 1843 dưới triều vua Thiệu Trị (cùng khoa với danh thần Phạm Phú Thứ), từng giữ chức quyền Thượng thư bộ Hình, Tổng đốc Ninh Thái (gồm Bắc Ninh và Thái Nguyên)...

Nguyễn Lộ Trạch có tiếng là thông minh, tài giỏi, nhưng không theo lối mòn vạch sẵn thời bấy giờ: đi học, đi thi, làm quan - có lẽ vì ông thấy được sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022