Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


KHÚC THỊ HÀ


THỂ LUẬN

TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 1


Người hướng dẫn khoa học


ThS. LÊ THỊ HẢI YẾN


HÀ NỘI - 2018

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến ThS. Lê Thị Hải Yến - Giảng viên Tổ Văn học Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Tổ Văn học Việt Nam cùng các thầy, cô trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018

Tác giả khóa luận


Khúc Thị Hà

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Thị Hải Yến. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2018

Tác giả khóa luận


Khúc Thị Hà

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1. Mục đích 3

3.2. Nhiệm vụ 4

4. Đối tượng nghiên cứu 4

5. Phạm vi nghiên cứu 4

6. Phương pháp nghiên cứu 4

7. Đóng góp của khóa luận 5

8. Bố cục khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6

1.1. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam 6

1.1.1. Nguồn gốc, khái niệm 6

1.1.2. Diện mạo 8

1.2. Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX 11

1.2.1. Tình hình lịch sử xã hội, văn hóa tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX 11

1.2.2. Hai tác giả tiêu biểu 16

1.2.2.1. Nguyễn Trường Tộ 16

1.2.2.2. Nguyễn Lộ Trạch 19

Tiểu kết chương 1 24

Chương 2: HỆ THỐNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN CHỦ YẾU 25

TRONG THỂ LUẬN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX 25

2.1. Kế sách canh tân đất nước 25

2.1.1. Về chính trị, quân sự 25

2.1.2. Về kinh tế 31

2.1.3. Về văn hóa - xã hội 34

2.2. Kế sách chống chọi với kẻ thù 40

Tiểu kết chương 2: 48

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 49

3.1. Kết cấu và lập luận 49

3.2. Ngôn ngữ 54

3.3. Giọng điệu 58

Tiểu kết chương 3: 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Luận là một thể văn của văn chính luận. Trên hành trình tiếp cận với tác phẩm văn học, không thể bỏ qua đặc trưng thể loại của tác phẩm. Như

M. Bakhtin đã nói “thể loại mới chính là nhân vật số một của văn học”. Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu các tác phẩm viết bằng thể luận từ góc độ thể loại là cần thiết và ý nghĩa. Vấn đề về thể luận được nhiều nhà văn chính luận quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên chưa có giáo trình nào viết về thể luận và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX để nghiên cứu nhằm thấy được những vấn đề về: khái niệm, diện mạo, phương diện nội dung và nghệ thuật của thể luận. Khẳng định những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam.

Trong những năm nửa cuối thế kỷ XIX, sự xâm lược của thực dân Pháp đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam. Một vấn đề được đặt ra trong chính sách đối ngoại của các nước phương Đông là làm thế nào để bảo vệ được nền độc lập dân tộc và bảo tồn được các giá trị văn hóa trước sự bành trướng và xâm lược của thực dân phương Tây. Trong giải pháp của các nước Đông Bắc Á được xây dựng trên nền tảng Nho Giáo như Trung Quốc, Nhật Bản ta có thể tìm thấy một nét chung là: cố gắng hòa nhập yếu tố cũ và mới, truyền thống và hiện đại trên bước đường phát triển của đất nước. Nhưng tình hình ở nước ta dưới triều Nguyễn lại diễn ra hoàn toàn khác. Trước vận mệnh sống còn của đất nước những nhà văn chính luận thức thời lúc đó đã trăn trở, suy ngẫm và cuối cùng bật lên những tư tưởng sáng chói tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Những tác phẩm viết bằng thể luận của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch góp phần quan trọng trong công

cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước và thể hiện sâu sắc tư tưởng của con người Việt Nam.

Ngoài ra, bản thân là một giáo viên trong tương lai, với mong muốn được bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu sẽ giúp tôi có thêm những hiểu biết sâu sắc về thể luận và những tác phẩm thuộc thể loại luận. Đặc biệt, có cái nhìn rộng hơn về văn học thời trung đại.

Đó là những lí do mà chúng tôi chọn đề tài “Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX”. Hi vọng rằng, nghiên cứu về đề tài này sẽ phần nào làm rò đặc trưng về nội dung, nghệ thuật cũng như đánh giá đúng vai trò của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khi nghiên cứu về thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX trước hết chúng tôi đi nghiên cứu về thể luận nói chung. Để tìm hiểu về thể luận đã có cuốn sách viết về thể luận tiêu biểu là: Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2005). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra khái niệm về thể luận và khái quát được diện mạo của thể luận qua các giai đoạn với những tác phẩm viết bằng thể luận.

Tiếp theo, nghiên cứu về thể luận giai đoạn cuối thế kỷ XIX có cuốn tiêu biểu là : Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến và phát triển của Nguyễn Đức Thăng trong đề tài khoa học năm 2015. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã dẫn ra được khái niệm đồng thời nêu ra được một số đặc trưng về phương diện nội dung, nghệ thuật của thể luận thông qua một số tác phẩm viết bằng thể luận.

Bên cạnh đó, để nghiên cứu đề tài này chúng tôi cũng tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch tiêu biểu có những tác phẩm sau:

“Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX” của Chương Châu (1961), Nxb Giáo dục. Công trình nghiên cứu này, khái quát nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX.

“Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo” của Trương Bá Cần (1988), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu này, đã đề cập tương đối đầy đủ về con người và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

“Nguyễn Lộ Trạch điều trần và thơ văn” của Mai Cao Chương - Đoàn Lê Giang (1995), Nxb khoa học xã hội. Công trình nghiên cứu này, đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Lộ Trạch.

“Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn” của Đỗ Bang (1999), Nxb Thuận Hóa. Công trình nghiên cứu này, đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871). Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895)... những đề xuất trong tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

Tuy nhiên, tất cả các tác giả trên chưa tập trung đi sâu vào phân tích kĩ những đặc trưng tiêu biểu của thể loại luận. Vấn đề được nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu khái niệm và kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc thể luận. Vẫn còn khoảng trống về diện mạo phát triển qua các giai đoạn, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thể luận. Vẫn chưa khẳng định được những đóng góp của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam. Đặc biệt, chưa ai nghiên cứu những tác phẩm này theo góc nhìn từ góc nhìn thể loại.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Khái quát cơ bản những vấn đề về: khái niệm, diện mạo, đặc trưng thể luận giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022