Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 19

142


Cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài, tư tưởng và giọng điệu, góp phần tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm. Do vậy, công việc khảo sát cảm hứng không thể chỉ căn cứ vào một bộ phận, một thành tố nào, mà phải dựa trên toàn bộ lô gich nghệ thuật của tác phẩm. Bêlinxki đã khẳng định: “Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi lên bởi một tư tưởng nào đó (…). Cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó trở thành lòng say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và thành khát vọng nồng nhiệt” [53; 208].

Cảm hứng đóng vai trò quyết định trong tùy bút- một thể loại văn xuôi đậm đà chất trữ tình và giàu chất thơ. Những thiên tùy bút đặc sắc bao giờ cũng được viết ra bằng cảm hứng mãnh liệt và chân thành. Không có cảm hứng hoặc cảm hứng giả, gượng, thì không thể có tùy bút hay. Tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975 thấm nhuần nhiều dạng thức cảm hứng khác nhau, trong đó nổi bật lên các dạng chính sau đây: cảm hứng dân tộc - lịch sử, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng anh hùng và cảm hứng trữ tình.

3.2.1. Cảm hứng dân tộc - lịch sử


Chỉ trong gần nửa thế kỷ, đất nước ta đã trải qua những biến động lịch sử dữ dội. Đời sống tinh thần của con người Việt Nam nhiều phen bị xáo trộn hoặc trở nên phiến diện, không còn giữ được sự ổn định cần thiết. Xã hội buổi giao thời 1930 - 1945 đã “cơ khí hóa tâm hồn con người” (Nguyễn Tuân), thiên hạ đua nhau chạy theo những giá trị vật chất tầm thường, đánh mất vẻ đẹp vốn có của thiên lương. Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn trước ảnh hưởng mang nặng tính áp đặt của văn hóa phương Tây. Thực trạng đáng buồn ấy gây nên nỗi bất bình sâu sắc và cảm giác xót xa, tiếc nuối về những giá trị truyền thống đã sai lệch hoặc sắp mất đi. Những điều trông thấy là chất xúc tác để khơi gợi liên tưởng, suy tư ở nhà văn về những vấn đề lớn lao, cao cả hơn (như vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, sự xung đột giữa thiện và ác, vấn đề quyền sống của con người,…):

“Tôi muốn nghe tiếng nhạc buồn-buồn kéo dài với tiếng đọc kinh êm ái của hạng người say vì tín-ngưỡng trong nhà thờ hơn nghe khúc nhạc khải- hoàn hùng-tráng hòa lẫn với bản quốc-ca vang-động của binh-sĩ giữa chiến- trường. Người ta sẽ nói tôi khờ ? Tôi chịu. Tôi cứ cứ muốn khờ như thế mãi

143


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

để mưu được sự yên-tĩnh cho linh-hồn tôi và kính được sự hòa-bình của đồng-loại” (Phút thoát trần - Lư Khê).

Cách mạng tháng Tám thành công, kỷ nguyên độc lập tự do được mở ra, bừng dậy một niềm tin vào tiền đồ xán lạn của dân tộc. Nhưng rồi kẻ thù không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, lại nhấn chìm đất nước và dân tộc ta vào khói lửa chiến tranh suốt 30 năm. Máu và nước mắt lại phải đổ ra để giành quyền sống làm người, quyền tự do, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh đạn bom khốc liệt, bản lĩnh dân tộc được trui rèn thêm, các giá trị văn hóa truyền thống chẳng những không bị hủy hoại mà càng ngời sáng hơn. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần hết sức quý báu.

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 19

Cho nên, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi hầu hết những tác phẩm tùy bút tiêu biểu được sáng tác từ 1930 đến 1975 đều dành sự quan tâm trước hết đến vấn đề dân tộc - lịch sử. Nếu thơ ca là thể loại có thể giúp con người bộc lộ những cung bậc tình cảm nồng nàn hoặc những rung động tinh tế về chuyện riêng tư (tình yêu, hạnh phúc, khổ đau,…) thì văn xuôi tỏ ra thích hợp hơn khi cần giãi bày suy tư, bức xúc và những mối quan tâm mang ý nghĩa xã hội. Trong đó, tùy bút là thể loại có ưu thế hơn cả.

Cảm hứng dân tộc - lịch sử nổi trội lên trong tùy bút giai đoạn 1945 - 1975, trước hết được biểu hiện ở thái độ quan tâm thường trực đến vận mệnh cộng đồng trải qua những thăng trầm lịch sử. Chất sử thi thấm sâu vào cách nghĩ, cách cảm và cả bút pháp thể hiện. Trong khuynh hướng chung của cả nền văn học, tùy bút dành phần ưu tiên cho những vấn đề lớn lao, cao cả. Ở thời kỳ “Cả đất nước có chung một tâm hồn, cả dân tộc có chung một gương mặt” (Chế Lan Viên), Tổ quốc được cảm nhận như một không gian thiêng liêng, quy chiếu toàn bộ nghĩ suy và cảm xúc con người. Nghĩa cử cao đẹp nhất là xả thân cho độc lập tự do nên con đường đẹp nhất là con đường dẫn ra mặt trận. Cái không gian khốc liệt nơi tuyến lửa lại chính là nơi để thử thách và trui rèn bản lĩnh, khí phách dân tộc:

“Cao quý biết bao nhiêu khi giữa chiến trường ta thường quên hẳn ta đi, ta chỉ còn nghĩ đến phải làm tròn nghĩa vụ, phải xả thân cứu nước. Đó là hành động mà vận mệnh của Tổ quốc đã quyết định cho mỗi người con đi cứu nước. Đó cũng chính là hành động sinh ra từ nguyện vọng, từ ước mơ của tuổi trẻ khi đất nước bị xâm lăng (…). Xả thân cứu nước ! Đó chính là

144


dáng đánh giặc của người dũng sĩ dám nhìn thẳng vào con đường gai góc mà dấn tới, nhìn thẳng vào những mất mát mà chịu đựng. Cũng bởi lẽ đường gai góc ta hằng quen qua hàng trăm cuộc hành quân giết giặc cứu nước; thử thách ta đã trải qua, bao phen con thuyền Tổ quốc vật lộn trong bão táp; và mất mát thì ta đã hiểu không có mất mát nào lớn hơn mất độc lập tự do !” (Hôm nay, chúng ta ra trận - Khánh Vân).

Cảm hứng dân tộc - lịch sử có ảnh hưởng quyết định đến hầu hết những bình diện giá trị của tác phẩm tùy bút, nhưng rò nét hơn cả là đối với nghệ thuật khắc họa hình tượng không gian và thời gian. Kiểu không gian nghệ thuật đặc trưng của tùy bút thời kỳ chiến tranh là không gian sử thi hoành tráng, dữ dội, có sức mời gọi, giục giã mọi người dấn thân để phụng sự cho lý tưởng giải phóng dân tộc. Đời sống cách mạng là một đại gia đình và ở đó không có chỗ cho những nỗi niềm u ẩn, những giằng xé riêng tư. Những tháp ngà nhỏ bé, cô đơn đã trở nên lạc lòng, không còn lý do để tồn tại. Một khi số phận mỗi cá nhân đã phụ thuộc hoàn toàn vào vận mệnh cộng đồng thì nghĩa cử cao đẹp nhất là gác lại tình riêng để lên đường cứu nước. Những khoảng không gian quen thuộc hàng ngày như căn nhà, góc phố, con đường, cánh đồng, dòng sông,… không còn mang ý nghĩa vật chất bình thường mà luôn được cảm nhận trong khuynh hướng sử thi hóa nên vừa rất đỗi thiêng liêng vừa gắn bó máu thịt với mỗi công dân. Đó là những vùng đất anh hùng của một đất nước, một dân tộc anh hùng:

“Lòng người sẽ trống trải và buồn tủi biết nhường nào nếu quá khứ không để lại cho ta một cái gì để ghi nhớ, để tự hào. Bước chân người sẽ cô đơn biết nhường nào, nếu phải bước trên những vùng đất trống rỗng. Những vùng đất ở Việt Nam, một thành phố, một làng quê, một ngọn núi, một cánh rừng, một trảng cỏ,… những vùng đất có tên và cả những vùng đất chưa có tên, tất cả đều lấp lánh những sự tích anh hùng (…). Những vùng đất ấy đã làm cho đất nước ta thêm mênh mông, cho tâm hồn ta thêm thoáng rộng, thêm sâu thẳm. Trong cái giang sơn hùng vĩ của Tổ quốc Việt Nam, mỗi mảnh đất mà ta đã qua, sắp qua, thật đáng tự hào biết bao !” (Bài ca về những con người và những vùng đất anh hùng - Đặng Văn Nhưng) [129; 100].

145


Ngay từ tiêu đề, các tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Tuân đã gợi liên tưởng đến những vùng không gian thật dữ dội, khốc liệt; ở đó có sự tương phản gay gắt giữa ta và địch, giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa cao cả với thấp hèn: Xuân lửa trên dòng Gianh và sông tuyến, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Sài Gòn tống Mỹ, Đám cưới giữa trận địa pháo, Bưu điện Thanh đánh Mỹ, Về thăm đất lửa Quảng Trị, Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán, Cho giặc Mỹ nó ăn một cái tết ta,… Là những bức ký họa tài tình, trang viết của Nguyễn Tuân mang đến cho người đọc ấn tượng sinh động về không khí sôi nổi, khẩn trương ở mặt trận hậu phương - hai vùng không gian điển hình của đời sống dân tộc thời chiến tranh. Yếu tố tự sự phát huy ưu thế trong việc tái hiện lại bối cảnh chiến đấu và đời sống sinh hoạt, nhưng không vì thế mà yếu tố trữ tình bị mờ nhạt đi. Song song với quan sát, miêu tả và kể chuyện, nhà văn còn bộc lộ tâm trạng phấn chấn trước sức mạnh, tầm vóc, phong thái của quân dân ta và bày tỏ thái độ miệt thị, khinh bỉ bản chất tàn bạo cùng những thủ đoạn thâm độc của kẻ thù:

“Trên đất Quảng Bình đây đó có thể còn vương vất cái mùi khen khét cay cay thuốc tô - lít của bom đạn Mỹ, nhưng giờ đây mùa xuân đất nước đang ngan ngát một mùi hoàng mai. Âu cũng là đặc điểm của Việt Nam, của miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa chiến tranh vừa hòa bình. Và trên mảnh đất còn hầm hập hơi lửa bắn quân xâm lược Mỹ, hoa mai vàng nở rộ như là không ngớt những lời mừng công, như là liên tiếp nở những nụ cười khen ngợi những người con dũng cảm của Quảng Bình” (Xuân lửa trên dòng Gianh và sông tuyến).

Một kiểu không gian nghệ thuật khác cũng thường gặp trong các tác phẩm tùy bút tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1975 là không gian hoài niệm đậm đà màu sắc văn hóa. Bằng cảm quan nghệ thuật có chiều sâu triết lý, nhà văn luôn đặt các sự vật, hiện tượng trong mối tương quan so sánh, đối chiếu giữa truyền thống với cách tân, giữa dân tộc với thời đại, giữa phương Đông với phương Tây; để từ đó mà thanh lọc, khẳng định và gìn giữ những giá trị văn hóa đích thực.

Buổi giao thời đầu thế kỷ XX, khi các giá trị tư tưởng, đạo đức xã hội bị băng hoại không phương cứu vãn, con người Việt Nam luôn mong mỏi có được một cuộc sống bình yên và ổn định. Không trông mong gì ở tương lai (vì mọi nỗ

146


lực tìm đường cứu nước đều thất bại), họ ngoái trông về quá khứ - nơi còn lưu giữ những vẻ đẹp xưa của một thời vang bóng. Thiên tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam mang đến cho người đọc ấn tượng đẹp về bản sắc văn hóa của thiên nhiên tạo vật và con người vùng đất kinh kỳ. Nhà văn say sưa miêu tả, bình phẩm về các món ăn, thức uống dân dã, quê mùa, từ các công đoạn chế biến cho đến nghệ thuật thưởng thức. Những thứ ấy có thể tìm thấy ở nhiều nơi khác, nhưng hình như phải ở Hà Nội thì mới đậm đà hương vị, mới trở nên độc đáo:

“Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút quà Hà Nội là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ kỵ đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chồng đi làm Nhà nước ngày nghỉ mua tặng cho cô vợ mới cưới… Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi các vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường” (Quà Hà Nội).

Rò ràng, qua ngòi bút Thạch Lam, ba mươi sáu phố phường Hà Nội đã trở thành một không gian văn hóa tiêu biểu, là cội nguồn sản sinh ra và làm thăng hoa các giá trị truyền thống.

Nhưng thật đau lòng, mọi thứ đổi thay quá nhanh chóng. Những vẻ đẹp xưa cứ hao hụt, nhạt nhòa dần đi, thay vào đó là lối sống vội vàng, gấp gáp, chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất nhất thời. Xót xa khi phải đối mặt với thực tại phũ phàng bao nhiêu, tác giả càng ngậm ngùi, nuối tiếc thời quá khứ vàng son bấy nhiêu. Cho nên, cảm thức về không gian trong tác phẩm thường nhuốm màu hoài niệm, cả khi đề cập đến những sự việc, hiện tượng đang diễn ra. Có thể bắt gặp ở tần số cao những trạng từ, trạng ngữ nhằm diễn tả hồi ức đẹp về năm tháng đã qua: “Ngày tôi còn nhỏ, ông thầy dạy vẽ của tôi bỏ nghề ra mở một xưởng vẽ ở phố Bờ Hồ”, “Đã hơn mười năm rồi, mà mỗi lần nhớ đến câu chữ Pháp ấy tôi không khỏi buồn cười”, “Ngày trước, ở trước cửa phủ Toàn quyền, còn có một nhóm tượng mà người ta đã phá đi rồi, cách đây đâu mươi năm gì đó”, “Sau đó ít lâu, một dạo, ngay bên cổng của đền Ngọc Sơn, chúng ta được trông thấy đứng sừng sững và thẳng tắp một cái cột dây điện chằng chịt… Sau đó ít lâu nữa, cảnh đền Ngọc Sơn phải chịu một sự thêm thắt xấu xa khác”, “Dạo này, người ta đã xây nhiều bóp cảnh

147


sát phụ ở lác đác khắp Hà Nội…”, “Hà Nội đã thay đổi nhiều lắmKhông còn gì của Hà Nội ngoài năm sáu mươi năm về trước” (Hà Nội băm sáu phố phường).

Trong tác phẩm Thương nhớ mười hai, nỗi da diết nhớ cố hương và gia đình của Vũ Bằng không chỉ được bộc lộ theo chiều dài thời gian (suốt 12 tháng) mà còn lan tỏa, bàng bạc qua một không gian rộng lớn. Không gian ấy mang vẻ đẹp độc đáo của một vùng văn hóa lâu đời, như chốn thần tiên với đầy ắp kỷ niệm, chan chứa nghĩa tình, là còi đi - về trong nỗi nhớ của kẻ tha hương. Chính màn sương hoài niệm đã làm cho bức tranh tâm tưởng về quê hương xứ sở của Vũ Bằng trở nên lung linh, đẹp đẽ hơn. Không còn là khái niệm trừu tượng, không gian được cảm nhận như một thực thể sinh động, thành nỗi ám ảnh triền miên. Nó vừa gợi niềm tự hào về sự trù phú, giàu đẹp của quê hương vừa gây nên cảm giác đớn đau vì mất mát, hụt hẫng:

“Bây giờ, người xa cách Bắc Việt lâu ngày cũng vậy: ăn một tô hủ tíu thì nhớ phở Bắc “chính cống” ăn vào một buổi sáng rét căm căm; trông thấy cua bể thì lại nhớ bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ, gặp một ngày bão rớt thì lòng lại buồn rười rượi, nhớ đến thu sơ với gió may, hoa vàng. Trời tháng ba, nhớ hội hè đình đám, con gái hát ví nghe thật là hay, đàn ông đánh vật xem mà sướng mắt; tháng bảy, nhớ mưa Ngâu rả rích buồn như lòng người khuê phụ nhớ chồng; tháng tám, cũng thưởng bánh Trung Thu, cũng cộ đèn, nhưng lại nhớ trăng Cổ Ngư và thèm cái cảnh tưng bừng nhộn nhịp ở Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Mã…; tháng một nhớ đến gió ở Đọi Điệp lúc tản cư, mặc áo trấn thủ ngoài khoác varơ đi như muốn bay lên trời mà miệng vẫn không ngớt ngâm bài “Tây Tiến”; tháng chạp nhớ những con đường ẩm ướt, nhớ mưa phùn rét căm căm…”.

Tác phẩm Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc đã tái hiện lại thật sinh động cả một không gian văn hóa rộng lớn: vùng đất Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ XX. Đó không chỉ là không gian sinh tồn mà còn là không gian nghĩa tình, nơi các thế hệ, các cộng đồng người, các tôn giáo bao đời chung sống hòa thuận, gắn bó với nhau. Từ những sự vật, hiện tượng tự nhiên (sông rạch, cây cối, đất đai) cho đến những thứ do bàn tay con người sáng tạo nên

148


(cầu, đường, chùa chiền, đền miếu, nhị tì), tất cả như được gắn kết bền chặt với

nhau trong tình quê hương và nghĩa đồng bào:


“Thủ phủ miền Nam là một thành phố mới. Cây, đá, nhà, phố, phong tục, đều chưa mang được cái vẻ cổ kính. Nhưng trong tình trạng thiếu thốn bản sắc riêng ấy, may thay, Sài Gòn còn được con sông Ông Lãnh (…). Con sông gợi tình, thỉnh thoảng màu nước trong xanh biến ra vàng sậm vì từ lòng cạn vẩn lên phù sa gợi nhớ Thủy Chân Lạp hoang vu, nê địa, gợi hình ảnh đẹp của đoàn người chiến đấu với thiên nhiên để khai thác đất mới (…). Nên chi, đi xa mười năm, vẫn nhớ Sài Gòn. Không nhớ những phố lớn, nhà cao vô vị vì giống phố nhà nơi khác, mà nhớ con sông nho nhỏ, khổ đau vì chở nặng những ghe chài khẳm lừ hàng hóa, thủ phận người vợ hiền chăm nuôi con dại, và bỡ ngỡ như một chị nhà quê lạc lòng vào thành phố”. (Sông Ông Lãnh).

Mặc dù lấy hiện thực cuộc sống của cư dân vùng đất Sài Gòn thập niên 60 của thế kỷ XX làm đề tài chính, nhưng không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc lại mở rộng thêm biên độ về phía quá khứ, với những đối chiếu, liên tưởng thật phong phú và tinh tế. Giữa chốn đô thành Sài Gòn trăm tía nghìn hồng, chàng trai trẻ đã ra đi từ mảnh đất miền Đông Nam bộ bình yên, thơ mộng ấy luôn cảm thấy cô độc, đau khổ triền miên như một người vừa đánh mất thiên đường. Cái không gian văn hóa đậm đà tình nghĩa và bền chặt thủy chung đã vĩnh viễn trở thành quá khứ, chỉ để nhớ nhung, hoài vọng:

Kẹo đậu phộng trà Huế không ? Câu chào mời không hay ho gì, nhưng nghe yêu đời lắm, vì do miệng một kẻ yêu đời rao lên, kẻ ấy đã ngót bảy mươi rồi và chắc không con cháu, nhưng chưa hề ai thấy lão than thở một lần. Đêm đêm quạt lò xành xạch để sống những ngày nhàn nhã như thời Sài Gòn chưa thấy xe hơi, những ngày một miếng kẹo, một tô trà Huế đậm và một miếng trầu, cả ba thứ đều bán chung lại với một giá kinh khủng… một xu” (Quà đêm trên sông Ông Lãnh).

Trong tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975, thời gian được cảm nhận trong tương quan với những chặng đường và những biến cố của lịch sử. Để có thể phát hiện và ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, bản lĩnh phi thường của dân tộc ở hiện tại, mạch cảm xúc chủ quan của nhà văn đôi khi ngược dòng tìm về với quá khứ, truyền

149


thống. Bởi quá khứ không bao giờ tách rời mà là tiền đề của hiện tại, nên những chiêm nghiệm về nó sẽ giúp ích cho việc nhận thức quy luật vận động của lịch sử và nguồn cội của văn hóa dân tộc. Nếu trong tiểu thuyết và truyện ngắn, khi tái hiện lịch sử, nhà văn vừa phải đảm bảo tính chân thực vừa có thể hư cấu để thêm sức hấp dẫn cho cốt truyện, nhân vật, tình tiết, thì ở tùy bút, biểu hiện của hư cấu nghệ thuật không phải thêm vào mà là bớt đi. Lịch sử thường không được tái hiện lại như những bức tranh toàn cảnh, mà chỉ là những hồi quang, những âm vang mang ý nghĩa soi sáng, thúc giục, để củng cố niềm tin, tiếp thêm nghị lực cho con người trong hiện tại:

“Ta biết rằng trải qua mấy ngàn năm, tất cả các bọn xâm lược phương Bắc cũng như phương Tây - Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ - đều đã vùi sâu danh vọng và xương cốt ở đất này ! Lẽ ra thế núi ở đền Hùng này có thế cao ngút trời mây ! Lẽ ra đền đài lăng tẩm ở đây có thế nguy nga đồ sộ. Lẽ ra những lời máu lửa có thể khắc lên tượng đồng. Thế nhưng đến đây, núi vẫn điềm đạm, cây cỏ hiền lành ! Đền, lăng vẫn khiêm nhường hiền hậu. Tôi đọc những lời của đồng chí Lê Duẩn, treo kín đáo trên tường, càng xiết bao xúc động: “Thời Hùng Vương, xã hội ta sống rất lành mạnh, nhẹ nhàng. Làng nước gắn bó, trên dưới thuận hòa, vua tôi cùng tắm chung một dòng sông, cùng uống chung một dòng nước (…). Trên cái nền của thời Hùng Vương dựng nước, chúng ta sẽ xây lên một cuộc đời hoàn toàn mới, một xã hội phồn vinh, văn minh hiện đại, trong đó những di sản quý báu nhất từ nghìn xưa sẽ được gìn giữ, phát huy” (Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân - Chế Lan Viên).

Cảm hứng lịch sử trong tùy bút không chỉ thể hiện ở khuynh hướng tìm về khai thác ý nghĩa của những giá trị trong quá khứ mà còn giúp phát hiện ra tầm vóc lịch sử của những sự việc, hiện tượng đang xảy ra. Cảm thức về thời gian trong tùy bút Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân của Chế Lan Viên thấm nhuần cảm hứng dân tộc - lịch sử. Bằng trí tuệ mẫn tiệp và cảm quan văn hóa sắc sảo, tác giả đã phóng tầm mắt suốt tiến trình lịch sử để phát hiện sự luân chuyển diệu kỳ của mạch ngầm truyền thống dân tộc. Lòng tri ân vô hạn đối với tiền nhân, ý thức trách

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí