Văn Hóa Dân Tộc Và Hiện Thực Chiến Tranh - Hai Mảng Đề Tài Chính

126


Nguyễn Trung Thành là nhà văn có phong cách độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật rò ràng, quyết liệt. Ông đã khẳng định được vị trí chắc chắn của mình trong đời sống văn học thời kỳ hiện đại:

“Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử trọng đại luôn luôn được đặt ra trong các bước ngoặt của dân tộc và cách mạng, cùng với niềm say mê những tính cách anh hùng, mạnh mẽ, khiến cho tác phẩm của Nguyên Ngọc mang tính chất sử thi lại đậm nét trữ tình và chất lý tưởng. Nhận thức rò ràng về những hạn chế mang tính lịch sử của một thời đã qua để hướng tới sự đổi mới, đó cũng chính là kết quả của sự nhạy cảm trong tư tưởng của nhà văn Nguyên Ngọc” [61; 1101].

2.3.5.2. Đường chúng ta đi là thiên tùy búttiêu biểu nhất của Nguyễn Trung Thành, sáng tác vào thời kháng chiến chống Mỹ, in lần đầu trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).

Bắt đầu bằng từ “Đêm nay” rồi kết thúc bằng từ “Sáng rồi”, tác phẩm ghi lại chân thực và cảm động những cảm xúc, suy tư của người chiến sĩ Giải phóng quân trong một đêm thức trắng trước giờ xung trận. Những câu văn ngắn xuất hiện liên tục, tạo ấn tượng mạnh về tình thế căng thẳng, ngột ngạt giữa cuộc chiến tranh: “Đêm nay là một đêm chuẩn bị. Ngày mai chúng tôi sẽ ra trận. Chúng tôi đóng trong làng. Bây giờ đã khuya, bốn bề đều im lặng”.

“Ngày mai chúng tôi sẽ ra trận”, nghĩa là sắp đối mặt với hiểm nguy, vậy mà những người lính vẫn ung dung, thanh thản và nhạy cảm đến lạ thường. Một ngôi sao xa, một làn gió nhẹ cũng đủ làm họ bồi hồi, xao xuyến cả tâm hồn: “Cho đến ngôi sao xa ngoài khung cửa cũng đứng im, lóng lánh như giọt nước mắt vui lặng lẽ của người vợ ở quê ta gặp chồng sau mười năm trời gian lao và cách biệt. Gió se lạnh, thoang thoảng hương lúa lên đòng, thơm như sữa một người mẹ trẻ”.

Đây không phải là trận đánh đầu tiên. Đã trải qua bao nhiêu đêm căng thẳng như thế này rồi, người lính “cũng không còn nhớ rò”. Nhưng đêm nay, giọng hát dân ca của một người con gái trên đài lại khiến anh “sửng sốt, kinh ngạc, bàng hoàng”. Bởi qua giọng hát ấy, anh cảm nhận sâu sắc thêm những vẻ đẹp tâm hồn và sức sống diệu kỳ của dân tộc:

127


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

“Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng… có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát (…). Kỳ diệu biết bao nhiêu ! Kỳ diệu biết bao nhiêu - tiếng hát và tấm lòng Việt Nam chúng ta ! (…). Một dân tộc đánh giặc bốn nghìn năm mà tiếng hát vẫn êm dịu, uyển chuyển như vậy, dân tộc ấy mãnh liệt và bình tĩnh biết chừng nào !”.

Tiếng hát dân ca nghe vội trên đường ra trận như chất xúc tác gợi lên bao liên tưởng, khơi nguồn mạch cảm xúc thiêng liêng hướng về Tổ quốc và dân tộc. Đường chúng ta đi là con đường đấu tranh vì chính nghĩa, tiếp nối vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc qua bốn nghìn năm không yên tĩnh. Dấn bước trên con đường vinh quang ấy, người chiến sĩ nhận thức được sự hòa hợp diệu kỳ giữa dân tộc với thời đại, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Trong cuộc đối đầu quyết liệt với kẻ thù xâm lược, con người Việt Nam không hề đơn độc. Truyền thống oai hùng, bất khuất của cha ông là nguồn sức mạnh tinh thần quý báu, là điểm tựa lịch sử để thế hệ hôm nay dũng cảm đương đầu với cái ác, bằng niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng:

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 17

“Sáng rồi. Cuộc chiến đấu của chúng tôi sắp bắt đầu. Trong trận đánh hôm nay chúng tôi sẽ tiêu diệt địch thật gọn, phối hợp với cuộc đấu tranh đang dậy khắp quê hương. Có thể hôm nay, điều ấy cũng thường tình, tôi sẽ ngã xuống. Nếu như vậy, thì cũng có sao đâu. Bởi vì giá như sau đó vì một sự kỳ diệu, tôi được sống trở lại thì cũng xin cho tôi được sống trong ngày hôm nay của dân tộc ta. Tôi thiết tha yêu cái ngày hôm nay của đất nước, thiết tha yêu đội ngũ trùng trùng điệp điệp của chúng ta đang tiến lên trong cuộc hành quân cả nước sục sôi và chiến thắng này. Sáng rồi. Phương đông rực rỡ một màu hồng chói lọi”.

2.3.5.3. Sự hài hòa giữa chất chính luận với chất trữ tình, giữa trí tuệ với tình cảm, giữa bi với hùng đã tạo nên âm hưởng riêng cho tùy bút Nguyễn Trung Thành. Nhà văn không tái hiện lại toàn bộ hiện thực khốc liệt của chiến tranh để tô hồng, ngợi

128


ca hay phê phán chỉ từ một phía. Hiện thực chiến tranh được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau, trong mối tương quan biện chứng với lịch sử và thời đại; từ đó, hướng con người tới lý tưởng sống cao đẹp và những tình cảm cao thượng hơn. Dù chỉ là một tùy bút ngắn nhưng Đường chúng ta đi đã thể hiện tập trung những nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành, góp phần làm nên sự phong phú cho mảng văn xuôi cách mạng thời chống Mỹ. Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ chủ biên), Bích Thu đã đánh giá cao tác phẩm này:

“Nguyễn Trung Thành đã từ trong cuộc chiến đấu viết lên những dòng tùy bút tâm huyết và ấn tượng, cảm động và bi tráng về Tổ quốc, nhân dân và thế hệ trong cuộc đụng đầu lịch sử với kẻ thù để bảo vệ non sông, đất nước. Thiên tùy bút vọng vang như một lời hịch hòa quyện cảm hứng sử thi, anh hùng, lãng mạn và trữ tình. Mỗi câu chữ, âm điệu là lời mời gọi của hiện tại, là tiếng vọng của quá khứ xen lẫn, hun đúc lòng tự hào dân tộc và tinh thần chiến đấu của những người dù sống trong gian khổ, hy sinh, trong máu lửa và nước mắt vẫn tin tưởng ở ngày chiến thắng” [34; 435].

2.3.6. Nguyễn Thi với Dòng kinh quê hương


2.3.6.1. Nguyễn Thi là nhà văn liệt sĩ. Ông đã hi sinh trên chiến trường như một người lính thực thụ (Nguyễn Thi ngã xuống trên đường Minh Phụng, nội ô Sài Gòn, trong đợt tổng tiến công Mậu Thân 1968). Quãng đời cầm bút tuy không dài (khoảng 18 năm) nhưng ông cũng kịp để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn học Cách mạng miền Nam thời chống Mỹ.

Quê ở xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhưng nhà văn Nguyễn Thi đã gắn bó gần trọn cuộc đời với vùng đất và con người Nam bộ. Nhắc tới Nguyễn Thi, độc giả không thể quên những trang viết đặc sắc ở các thể loại khác nhau: Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà, Chuyện xóm tôi, Mùa xuân (truyện ngắn); Người mẹ cầm súng, Ước mơ của đất, Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa (truyện ký); Ở xã Trung Nghĩa (tiểu thuyết)… Ở thể loại tùy bút, ông có 3 tác phẩm: Dòng kinh quê hương, Đại hội anh hùng Những câu nói trong đại hội. Tác phẩm của Nguyễn Thi đã tái hiện một cách chân thực và sinh động hiện thực bi hùng ở nông thôn Nam bộ trong những năm tháng ngột ngạt trước Tết Mậu Thân 1968. Qua đó, tác giả cực lực lên án tội ác man rợ của kẻ thù,

129


đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng và khẳng định sức

sống bất diệt của con người Việt Nam.


Ở Nguyễn Thi luôn có sự hài hòa tuyệt vời giữa sống, chiến đấu và sáng tác. Trang viết của ông thể hiện một thái độ dứt khoát, một lập trường tư tưởng vững vàng: tất cả vì nhân dân, vì Tổ quốc. Ông từng tuyên bố: “Trước khi là nhà văn, tôi đã là người lính, nếu gặp lúc gay go tôi có thể cho cây bút vào túi áo, cầm lấy súng và bóp cò. Tôi cần cái không khí của chiến dịch, những cái mà mắt tôi nhìn thấy được, tai tôi nghe được. Trước sự kiện lịch sử trọng đại như thế này, nhà văn không thể đứng ngoài mà ngó” (Nhật ký). Trong sáng tác, Nguyễn Thi luôn có xu hướng “bám sát hiện thực một cách nghiêm nhặt” và “thường trung thành với những nguyên mẫu xã hội mà ông lựa chọn trong thực tại” [61; 1185]. Khi đề cập đến những gian khổ, mất mát, hi sinh, tác phẩm của Nguyễn Thi bao giờ cũng toát lên chất thơ trong sáng của niềm lạc quan, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai. Giọng điệu văn chương đằm thắm, nhân hậu, giàu chất trữ tình; ngôn ngữ đặc sệt chất Nam bộ; năng lực quan sát sắc sảo, có khả năng nắm bắt và diễn tả sâu sắc những khoảnh khắc tâm trạng… cũng là những đặc điểm nổi bật, góp phần làm nên sức hấp dẫn của tùy bút Nguyễn Thi.

2.3.6.2. Dòng kinh quê hương tùy bút tiêu biểu hơn cả, thể hiện rò những nét đặc sắc của phong cách văn xuôi Nguyễn Thi. Viết về vùng sông nước Nam bộ, Nguyễn Thi đặc biệt chú ý khai thác nghĩa biểu tượng của hình ảnh dòng sông, dòng kinh. Ở truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhân vật Chú Năm có cách ví von cụ thể mà giàu sức gợi hình, gợi cảm; thể hiện nhận thức đúng đắn và tình cảm sâu sắc về truyền thống dân tộc, về mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình với cộng đồng, với thời đại:

“Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

130


Trong tùy bút Dòng kinh quê hương, hình ảnh dòng kinh cứ trở đi trở lại, tạo nên một ám ảnh nghệ thuật - như cái tứ trong thơ - để làm nền cho mạch suy tư, cảm xúc và liên tưởng dào dạt của tác giả. Mạch cảm xúc ấy được khơi gợi từ cảnh tượng tang thương của dòng kinh quê hương vì sự hủy diệt của thuốc khai hoang và bom đạn Mỹ:

“Tôi có dịp trở lại dòng kinh này… Trước mặt tôi bây giờ là một buổi sáng mùa hè đầy nắng. Không phải một chỗ, hai chỗ mà suốt hai bên bờ kinh dài thẳng mắt, những cành cây bị bom Mỹ phát rụng đang phơi thân khẳng khiu dầy đặc trên mặt nước. Những đàn cá lòng tong như những chiếc lá chết, nằm phơi bụng trắng bập bều trôi theo. Trên bờ, màu đen của khói đã quệt lên những gốc cây còn lại. Một cành điều chưa chịu ngã xuống, từng cục nhựa đỏ, trong suốt, từ những vết thương chảy ra. Không còn cái lá nào ! Màu xanh của lá đã được thay vào màu xanh của trời nhìn được qua những kẽ cây thưa nghiêng ngả. Thuốc độc Mỹ đã rải xuống đây. Hơi bom napan đã thay thế mùi quả chín…”

Có một nỗi xót xa, nghẹn ngào đang trào dâng trong lòng tác giả. Kẻ thù đã thẳng tay gieo rắc cái chết hòng hủy diệt màu xanh, hủy diệt mầm sống của thiên nhiên và con người. Cái không gian bình yên, thân thuộc từ bao đời chừng như đã bị xóa sạch, thay vào đó là cảnh chết chóc, hoang tàn. Nhưng bi thương không phải là âm điệu chủ đạo của tác phẩm. Từ trong đổ nát đã “trỗi dậy trăm vạn niềm tin”, đau thương không làm hèn yếu đi mà trái lại, nó hướng người ta đến những nhận thức sâu sắc về bản chất xấu xa, lừa mị của kẻ thù và sức sống bất diệt của con người Việt Nam:

“Có phải một chút màu xanh trên mình Tổ quốc đã mất đi chăng, khi những xóm làng trù phú của tôi bị tàn phá và bóng người thân không còn thấy nữa ? Nhưng sao tiếng chày giã bàng, giọng hát đưa em, tiếng sào hái quả, tiếng ai đang túc túc gọi gà cứ vang mãi bên tai tôi. Càng đi sâu vào cảnh tàn phá, những âm thanh ấy càng dâng lên tha thiết, thấm trong từng hơi thở”.

Lạc quan, yêu đời vốn là một phẩm chất truyền thống, giúp con người Việt Nam có đủ niềm tin và nghị lực để vượt qua bao thử thách hiểm nghèo của lịch sử.

131


Cảm hứng lãng mạn đưa ngòi bút Nguyễn Thi vượt lên những mất mát, đau thương ở hiện tại để suy tư về tư thế, bản lĩnh và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc giữa khói lửa chiến tranh:

“Có phải chúng ta sinh ra, lớn lên, đôi mắt đã quen nhìn những gì thân thuộc của quê hương ? Nếu một gốc dừa nào đó bị phạt trụi, một bờ kinh nào đó bị bom làm loang lổ thì từ đâu đó, hình ảnh những vườn dừa xanh trùng điệp vẫn gợi lên trong trí ta. Những dòng kinh, những dòng sông vẫn mang nặng phù sa, vẫn rì rào mát lạnh dưới chân ta. Ta không quên được, bởi vì cái thói quen Việt Nam, thói quen của lòng chung thủy, nghĩa nhớ thương không bao giờ quên được những hình ảnh đã sống với mình mấy ngàn năm nay, thân thuộc như da thịt”.

Trong cảm nhận của tác giả, chính cái “thói quen của lòng chung thủy, nghĩa nhớ thương” ấy là cội nguồn của sức mạnh và sức sống Việt Nam trải suốt chiều dài lịch sử. Một khi “nhân nghĩa bị xúc phạm thì nhân nghĩa lại mang sức quật khởi ghê gớm”, đó là lúc “Trưng Trắc nghe tin Tô Định giết chồng mình”, “Nguyễn Trãi một đêm nào đó đã đem hết trí tuệ và tâm hồn mình ra viết Bình Ngô đại cáo”. Đau thương sẽ được nung nấu thành lòng căm thù và quyết tâm trả thù: “những gốc dừa, bờ kinh vốn quen mắt thường ngày bỗng biến thành máu thịt và tiếng mẹ hiền ru ta thời thơ ấu bỗng trở thành mệnh lệnh cho chúng ta lên đường”.

Mạch cảm xúc của tác giả không chỉ triền miên qua chiều dài thời gian mà còn trải ra trong bề rộng không gian để có thể nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa và tầm vóc của vấn đề. Cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, để giành lại quyền sống tự do và hạnh phúc con người đã đưa dân tộc ta lên tầm cao thời đại, trở thành biểu tượng sinh động của sự quật cường và lòng dũng cảm. Ở tuyến đầu chống Mỹ, dân tộc Việt Nam ý thức được trọng trách lịch sử cao cả của mình đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới: “Ta ra đi mang hình ảnh của quê hương mình ở trong lòng và từ khắp nơi trên mặt đất, những người lao khổ mang lại hình bóng của chúng ta. Sợi dây xiềng mà giặc Mỹ mang khóa ngang mình thế giới đang đứt một khoen từ đất nước Việt Nam. Một khoen bị đứt sẽ cuốn theo sự rã rời của cả sợi dây, đó là định mệnh, giặc Mỹ không thể hàn gắn được”.

132


Ở cuối tác phẩm, hình ảnh dòng kinh lại hiện ra với ý nghĩa biểu tượng độc đáo: là hiện thân sinh động của truyền thống văn hóa dân tộc. Trong dòng chảy bất tận từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, dòng kinh quê hương chở theo những di sản tinh thần để tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ hôm nay trong cuộc đối đầu không cân sức với kẻ thù:

“Kính chào dòng kinh quê hương đang mang trong mình sức sống đó và đã truyền cho tôi sức sống đó. Tôi có cảm giác như ngày còn nhỏ mình vừa được nhảy xuống dòng kinh tắm mát, tai lại được nghe giọng ru em dìu dặt trong những miếng vườn quen thuộc vọng ra, và đâu đây vang lên tiếng nói tình yêu… những tiếng nói đầy tin tưởng, tự hào giữa một không gian rộng lớn. Tôi xốc lại súng, lên đường !”.

2.3.6.3. Tùy bút Nguyễn Thi không mang nét tài hoa, uyên bác như tùy bút Nguyễn Tuân hoặc hùng tráng, mạnh mẽ như tùy bút Nguyễn Trung Thành, nó hấp dẫn người đọc trước hết bằng giọng trữ tình tha thiết và bút pháp nghệ thuật giản dị, trong sáng. Chất thơ bàng bạc trên từng trang văn Nguyễn Thi như một lẽ tất nhiên, bởi ở đó luôn lấp lánh mồ hôi, nước mắt và cả máu của một nghệ sĩ chân chính đã hiến dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Dòng kinh quê hương là một tùy bút đặc sắc, bộc lộ tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt, niềm tự hào về sức sống diệu kỳ, sức quật khởi phi thường của dân tộc và niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh vì chính nghĩa.

* * *


Trên đây là những tác gia, tác phẩm tiêu biểu, góp phần làm nên thành tựu của thể loại tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975. Chúng tôi đã trình bày các vấn đề theo trình tự thời gian để đảm bảo tính khách quan khoa học và tránh phải làm công việc phân định thứ bậc một cách không cần thiết. Tuy nhiên, vì còn phụ thuộc ít nhiều vào khả năng nhận định, đánh giá của cá nhân, nên tiêu chí lựa chọn và mức độ đề cập ở mỗi nội dung chắc chắn không tránh khỏi chủ quan hoặc đậm nhạt chưa thật hợp lý. Số lượng tác gia, tác phẩm được chọn để giới thiệu có thể nhiều hơn, nhưng quan điểm của chúng tôi là cần dành ưu tiên cho những đóng góp nổi bật. Phần còn lại sẽ được điểm qua trong Danh mục các tác phẩm tùy bút từ 1930 đến 1975, phụ lục 1 của Luận án.

133


Chương 3


ĐẶC ĐIỂM CỦA TÙY BÚT VIỆT NAM


TỪ 1930 ĐẾN 1975


Trong gần nửa thế kỷ, tùy bút Việt Nam đã định hình và phát triển qua hai chặng đường chính: 1930 - 1945 và 1945 - 1975. Ở mỗi chặng, tùy bút mang những đặc điểm khác nhau, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Các đặc điểm ấy đã không tồn tại như những giá trị bất biến mà luôn có sự vận động, biến đổi để thích ứng với tâm lý tiếp nhận của độc giả ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Do vậy, để tránh những nhận định có tính áp đặt chủ quan, chúng ta cần phải xem xét vấn đề một cách linh hoạt và dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể.

Mặt khác, như đã xác định ở các phần trước, tùy bút là một thể loại nằm ở vị trí giáp ranh, lai ghép giữa tự sự với trữ tình. Vẻ đẹp lưỡng hợp của tác phẩm tùy bút được biểu hiện một cách nhuần nhị và biến hóa sinh động ở mọi phương diện, mọi cấp độ giá trị. Cho nên, sẽ là không thỏa đáng nếu khảo sát thực tế sáng tác của tùy bút qua sự phân chia tự sự, trữ tình rạch ròi như xử lý một thể loại thuần chủng.

Để phù hợp với một đối tượng khá phức tạp như tùy bút, ở chương này, chúng tôi tiến hành khảo sát những đặc điểm của tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975 trong sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống với cách tiếp cận của thi pháp học hiện đại. Trong khi xem xét những đặc điểm cơ bản trên đại thể, các yếu tố lặp đi lặp lại của phương thức và phương tiện biểu hiện cũng sẽ được tính đến như những nét giá trị tư tưởng nghệ thuật riêng biệt.

3.1. Văn hóa dân tộc và hiện thực chiến tranh - hai mảng đề tài chính


Theo cách hiểu đơn giản, đề tài là phạm vi đời sống, là mảng chất liệu hiện thực mà nhà văn chú ý khai thác để dựng lên thế giới hình tượng trong tác phẩm. Nhưng đề tài không chỉ là phần bề nổi có thể ghi nhận bằng các giác quan, nó còn bao hàm cả cái hiện thực tâm hồn và đời sống tình cảm chỉ có thể cảm nhận được ở bên trong con người. Do vậy, đề tài là một yếu tố thuộc bình diện nội dung, thể hiện rò khuynh hướng tư tưởng, thẩm mỹ của tác giả. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022