Bình Nguyên Lộc Với Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc

110


những thời trân đất Bắc suốt bốn mùa: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt; Tháng Hai, tương tư hoa đào; Tháng Ba, rét nàng Bân; Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường; Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng; Tháng Sáu, thèm nhãn Hưng Yên; Tháng Bảy, ngày xá tội vong nhân; Tháng Tám, ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng trị thu; Tháng Chín, gạo mới chim ngói; Tháng Mười, nhớ gió bấc mưa phùn; Tháng Mười một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng; Tháng Chạp, nhớ ơi chợ Tết.

Trong hoài niệm của một kẻ xa xứ, ký ức về quê hương thật lung linh, đẹp đẽ. Hình như không phải mỗi mùa mà mỗi tháng đều có một quang cảnh thiên nhiên với những dấu hiệu thời tiết không thể lẫn lộn. Mọi biến thái của tạo vật đều diễn ra hết sức mơ hồ, nên phải thật nhạy cảm mới nhận biết được; nó kéo theo sự thích nghi trong nếp sinh hoạt, cách ăn mặc, đi lại và nghĩ suy, cảm xúc của con người.

Bắt đầu là tháng Giêng mùa xuân với trăng non “như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng mười một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở trên lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỷ (…). Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm thấy mình bay trong không gian vô bờ bến”. Và rét ngọt: “mưa riêu riêu, gió lành lạnh,… trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve sầu mới lột (…). Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ: mặc dầu vẫn phải đắp chăn bông, nhưng ban ngày không cần phải mặc áo ấm như hồi cuối chạp”.

Tháng Ba với rét nàng Bân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc và “trời đất quả

thực là kỳ ảo”:


“Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa. Trời trong như ngọc, đất sạch như lau (…) bỗng thấy những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran (…). Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì thấy lá cây sạch bong ra, lóng lánh như trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp:

111

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên khắp nẻo đường

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 15

thành phố”.


Mưa Ngâu tháng Bảy thì buồn không chịu được”, bởi “nó lai rai như muốn cứa vào thần kinh ta, nó tạnh một lát rồi lại mưa, mưa đều trên mái nhà, mưa đều trên bụi cây đồi cỏ, có lúc im phăng phắc nhưng có lúc lại trút xuống rào rào, rồi lại mưa đều đều… hết ngày ấy sang ngày khác, hết đêm nọ đến đêm kia, chán không để đâu cho hết”.

Mỗi tháng có một loại thức ăn, một món quà bình dị quê mùa đặc trưng. Đó là những món quà mà chỉ cần nếm qua một lần thì nhớ suốt đời. Tháng Hai có cá anh vũ Việt Trì “tuyệt trần đời”. Tháng Tư có cả “một hệ thống bao la bát ngát, hấp dẫn, mê ly, đáo để” của chè: chè lam, chè bà cốt, chè cốm, chè củ mài, chè đậu đen, chè hoa cau,… Tháng Năm có nhót, mận, rượu nếp và lá móng để ăn uống “thả cửa, chí tử”. Tháng Sáu có nhãn Hưng Yên “cùi trắng như ngà, mà dày, mà thơm, mà lại ngọt như đường phèn”, ngon đến mức “trời sầu đất thảm, quỷ khốc thần kinh !”. Tháng Chín có gạo mới, chim ngói ngon và quý một cách “rùng rợn… cả thế giới này không có một món ăn nào sánh nổi !”. Tháng Mười có gạo ba giăng “cơm thổi lên ăn quên chết”, ăn với cá mòi “béo và bùi nhất định là hơn đứt cá thu, mà ngọt thịt thơm hương dám cuộc là cá trắm cá mương không thể nào sánh kịp”. Tháng Mười Một có món dầu cà cuống mùi găn gắt khó ngửi nên không phải ai cũng ăn được, nhưng đã ăn rồi thì “nghiện như nghiện cần sa vậy”; thịt cà cuống có vị “nhận nhận bùi bùi, béo béo, thanh thanh…, người tục có thể ăn cả trăm con mà không biết chán”.

Những thú chơi tao nhã cũng diễn ra quanh năm trong các ngày lễ hội, đặc biệt là vào ngày Tết cổ truyền. Đó là những thú chơi, những ngày hội làm mê đắm lòng người, bởi đằng sau không khí hào hứng của các cuộc chơi kết đọng cả vốn liếng văn hóa cổ truyền mấy nghìn năm của dân tộc. Các giá trị văn hóa ấy đã ngấm sâu vào không gian, thời gian và trong máu thịt mỗi con người.

Tháng Hai, dù không còn là “tháng ăn chơi” nhưng cũng thật nhộn nhịp lễ hội: “Vừa hôm nào đi lễ ở Đống Đa, hôm nay đã là hội chùa Vua; mười ba là hội Lim; rằm tháng giêng đi các chùa lễ bái; rồi là chùa Trầm, rồi trẩy hội phủ Giầy, rồi xem tế thần ở Láng, đi về qua Giảng Vò, rẽ vào xem rước vía ở miếu Hai Cô; vài

112


hôm sau lại đi hội Lộ, trở về xem rước ở đình Thiên Hương, ghé qua đình Ủng xem

tế thần và đến đêm thì xem hát tuồng Tầu ở đền Bạch Mã…”.


Mùa hạ tháng Tư có lạc thú đi tắm suối Mường “ngang với cái thú đi chơi những vùng đất đẹp mùa xuân, cái thú uống rượu hoàng hoa mùa thu và cái thú ngâm thơ Bạch Tuyết mùa đông”. Rồi tháng Bảy có ngày rằm xá tội vong nhân, tháng Tám có Tết Trung thu, làm lồng đèn và nghe hát trống quân; tháng Chín có Tết Trùng cửu với tục giết sâu bọ; tháng Chạp có chợ Tết với những trò chơi dân gian đầy hào hứng,… Thương nhớ mười hai không chỉ phục dựng lại cả một cảnh quan văn hóa rộng lớn ở miền quê Bắc bộ, trong ký ức của tác giả còn ghi đậm nét những hình ảnh về gia đình - cái tổ ấm mà ở đó luôn thấp thoáng hình ảnh một người phụ nữ như là hiện thân của tâm hồn Việt, của những phẩm chất tinh thần cao đẹp ở người phụ nữ Việt. Đó chính là nhân vật Quỳ, người vợ “tào khang, tấm mẳn” của tác giả. Người đàn bà ấy hiện lên trên trang văn Vũ Bằng với dáng vẻ đằm thắm và thuần hậu, tuyệt nhiên không có chút gì đài các, kiêu sa. Lớn hơn Vũ Bằng đến bảy tuổi và khi về với ông, bà đã là mẹ của bốn đứa con riêng. Cuộc hôn nhân giữa hai người đáng được xem là một thiên tình sử. Để đến được với nhau, họ phải dũng cảm đối mặt rồi vượt qua biết bao định kiến và sự cấm đoán, chỉ trích từ cả hai phía gia đình, họ hàng, bạn bè. Vũ Bằng tự thấy mình là người chồng kém cỏi, đáng trách với quá nhiều thói hư tật xấu. Nhờ tấm lòng vị tha, thảo thơm của người vợ hiền thục, ông mới có được một mái ấm gia đình với những tháng ngày bình yên, thật sự hạnh phúc:

“Ngày tháng trôi đi nhẹ nhàng. Không lo tiền, không lập mưu thiết kế, không oán ức, ăn rau rút muối mè cũng thấy ngon. Thỉnh thoảng, một người bạn mới đi chơi về lại gửi cho một vài mớ rau sắng, đem nấu suông hay gia thêm một bánh trứng cáy vào cho đậm, vợ chồng ngồi thưởng thức cảm thấy có một phần ngon hơn ăn yến. Trời thương, các con chúng cũng ngoan. Tiền không có nhiều, nhưng cũng tạm gọi là có căn có bản”.

Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, cảnh sum hợp gia đình sớm chấm dứt khi ông phải chia tay vợ con để vào Nam. Những tưởng sau hai năm sẽ có hiệp thương thống nhất đất nước, vợ chồng con cái được đoàn tụ. Nào ngờ thời cuộc đổi thay, ngày trở về cứ vời vợi xa. Ngần ấy năm trời cách biệt là biết bao khắc khoải

113


nhớ thương ! Đầy ắp trong tác phẩm là tình cảm thiết tha hướng về “người vợ tấm mẳn, người vợ bé nhỏ yêu chồng, người vợ bé nhỏ đầu tắt mặt tối” của mình. Nhớ thương không còn là trạng thái mơ hồ, trừu tượng, nó mãnh liệt tới mức phải bật thốt lên thành những tiếng kêu xé lòng, như cứa vào thịt da: “Nhớ quá chừng là nhớ, thương không biết ngần nào là thương”, “Nhớ ơi sao nhớ quá thế này…Yêu người vợ biết chừng nào… Quỳ ơi, bây giờ em đang ở đâu ?”. Cho đến một ngày tháng 10 năm 1967, Vũ Bằng đau đớn đến bàng hoàng khi hay tin vợ mất. Đoản thiên Tháng Mười, nhớ gió bấc mưa phùn như một nén tâm hương được thắp lên để khóc thương, tưởng nhớ người bạn trăm năm: “Tỉnh mộng rồi, người chồng ấy nằm khóc một mình… khóc âm thầm, rồi khóc nức nở, khóc thảm thiết như chưa khóc thế bao giờ (…). Thôi, thế là hết. Bây giờ thì còn ước mơ gì nữa, bây giờ thì còn chờ đợi gì nữa, bây giờ thì còn cầu xin gì nữa ?”. Cái cách biểu lộ tình cảm trực tiếp như thế dễ gợi cảm giác ồn ào, giả tạo. Nhưng ở đây thì không, nó là những lời đau thương, chí tình chí nghĩa, vì không thể bật thốt thành lời nên đã chảy tràn ra trang giấy.

Cùng viết về đề tài văn hóa, phong tục, nhưng nếu ở Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam ngắm nhìn, trân trọng, xót xa và nuối tiếc các giá trị truyền thống bằng tâm thế của người trong cuộc thì Vũ Bằng đã không có được diễm phúc ấy. Ông viết với tâm trạng một kẻ xa quê hương, trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, không hề muốn nêu lên hoặc khẳng định một tư tưởng nào cả. Tất cả chỉ là thương nhớ, triền miên, da diết suốt hơn mười năm trời (từ 1960 đến 1971). Cái mạch trữ tình chủ đạo ấy đã cuồn cuộn trào dâng ngay từ những trang Tự ngôn mở đầu. Nỗi khắc khoải nhớ thương như giăng mắc khắp không gian và choán ngợp cả thời gian:

“Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản; cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống”.

114


Thương nhớ mười hai gói trọn nỗi lòng da diết nhớ thương quê hương và nguyện ước về ngày mai thanh bình, Nam Bắc sum họp một nhà:

“Hòa bình lắm ! Ngồi uống một bát trà tươi nấu với nước mưa, trong như hổ phách, nhẩn nha hút một điếu thuốc lào... mơ về một ngày nào ở vườn xưa quê cũ có những ngày như thế này, có nêu, có khánh, có pháo, có cờ người, có kéo co, có đánh vật, có chọi gà, có trai gái đẹp như thơ lấy nón lá che nửa mặt hoa để ví von, hò hẹn. Ngày ấy bây giờ ở đâu ? Và bao giờ còn ngày ấy ?”.

Điều đáng trân trọng là mặc dù đau đáu nhớ thương quê cũ, hết mực đề cao những nét văn hóa xứ Bắc, nhưng trong tư tưởng của Vũ Bằng không hề có biểu hiện của sự kỳ thị, cục bộ địa phương. Trong khi miên man hoài niệm về một thời quá khứ tươi đẹp ở quê xa, tác giả vẫn thực lòng yêu mến, gắn bó với con người và mảnh đất phương Nam. Cảm quan văn hóa của Vũ Bằng luôn có khuynh hướng so sánh giữa các vùng miền đất nước để nhận ra những nét tương đồng và dị biệt vốn đã làm nên bức tranh muôn màu muôn vẻ của bản sắc dân tộc:

“Hoa trái miền Nam nhiều quá, ngon quá, cứ gì phải bày ra đĩa cho đẹp ăn mới thấy ngon. Tôi đã thấy có nhiều người vào những ngày Tết chói chang nắng lửa, sà vào một cái quán cóc, uống ực một ly rượu đế rồi đưa cay một miếng thơm hay vài trái chùm ruột chấm mắm nêm cũng đã ngon “quá xá” rồi (...). Cùng với những chiếc áo dài may kiểu mới thay thế cho những cái áo bà ba cũn cỡn, anh em ta ở đây, ngày Tết, đã tỏ ra trang trọng hơn trước trong việc trang trí nhà cửa và ăn uống cũng như sửa soạn. Mà người Nam mỗi khi đã sửa soạn thì đẹp như tiên (...). Đàn bà uống xá xị, nước cam, nước sâm ngọt xớt, còn đàn ông thì ít nhất cũng biết uống lave... Cứ trông thấy họ uống mà bắt tởn ! Này anh Ba, đưa cay một miếng bánh tét chơi. Bánh chưng ngoài Bắc có thứ nhân mặn, có thứ nhân đường thì ở đây cũng có bánh tét nhân thịt và bánh tét nhân chuối...”.

Sức hấp dẫn lâu bền của tác phẩm Thương nhớ mười hai phải chăng còn được bắt nguồn từ vẻ đẹp của một nhân cách văn hóa ?

115


2.3.3.3. Thương nhớ mười hai được Vũ Bằng sáng tác “thay mấy lời ai điếu”, là một nghĩa cử thiêng liêng để tưởng nhớ người vợ quá cố của mình. Cho nên, độc giả dễ nhận ra trong tác phẩm một sự cẩn trọng, chỉn chu hiếm thấy từ cách đặt tiêu đề, đề từ, kết cấu cho đến việc chăm chút từng câu văn, từng hình ảnh. Quá khứ được phục dựng lại qua dòng hồi ức dào dạt, tràn trề. Tự sự và trữ tình hòa hợp đến mức tự nhiên, điệu nghệ. Cũng có nhân vật, có chi tiết nhưng câu chuyện được kể lại đã nghiêng hẳn về phía cảm xúc:

“Hai mươi mấy năm đã qua đi từ bữa trẩy hội chùa lần chót ấy, nhưng lòng nào mà quên được cái buổi chiều giữa tháng hai năm đó, chúng ta cùng ngồi ở trên con đò xuôi bến Đục ngắm những con cốc bói cá trên dòng nước trong văn vắt. Kỳ lạ thay là cái Hương Sơn ! Bây giờ, có những đêm nằm thao thức không ngủ được, chợt khi nhớ đến cái cảnh trập trùng non non, nước nước, mây mây đó, tôi thấy quả là trong suốt một đời tôi chưa từng được gặp một nơi sơn thanh thủy tú nào như thế: đẹp từ cái khe núi, gốc cây, đẹp từ cái ghềnh núi, bụi lau, đẹp từ con chim, ngọn cỏ”.

Mặc dù nỗi nhớ niềm thương của tác giả trải dọc suốt mười hai tháng trong năm nhưng tác phẩm không được kết cấu theo kiểu tuyến tính, mà chủ yếu dựa vào mạch tâm trạng. Quá khứ với hiện tại luôn đồng hiện, đan xen vào nhau. Quá khứ không phải là những sự kiện, biến cố khách quan mang tính biên niên, nên tính xác thực của thời gian ít được chú trọng. Nhân vật trữ tình triền miên giữa một dòng hồi ức bất tận với đầy ắp cảm giác. Cả không gian và thời gian đều nhuốm màu hoài niệm. Tất cả chỉ là những ấn tượng, những ám ảnh còn được lưu giữ lâu bền trong ký ức. Không chỉ nhớ, kể lại mà nhà văn đã sống lại, nghiệm sinh cả hạnh phúc lẫn niềm đau của cuộc đời mình.

Một đặc điểm khá nổi bật của bút pháp Vũ Bằng trong Thương nhớ mười hai là sự tài hoa và uyên bác. Tác phẩm luôn đầy ắp, ngồn ngộn chi tiết, hình ảnh của đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần. Nhưng cái mạch trữ tình không vì thế mà bị lấn át đi, bởi nó được khơi bằng một ngòi bút tinh tế, diễn tả chính xác những ấn tượng, những xúc cảm mang tới từ mọi giác quan tinh nhạy của người nghệ sĩ. Năng lực quan sát sắc sảo để ghi nhận và ghi nhớ những sự việc, hiện tượng giàu sức biểu hiện cùng với sự phong phú về vốn sống, sự giàu có về tri thức được bộc

116


lộ rò, nên tác phẩm có sức hấp dẫn cả trí tuệ lẫn tâm hồn độc giả. Thử đọc lại

những dòng miêu tả hết sức thú vị của Vũ Bằng về cá mòi, thứ cá “ngon lạ lùng”:


“Thực ra, cá mòi không lạ gì lắm với miền Nam là đất có tới chín mươi ba thứ cá, tôm, cua, còng, ngon như cá chẻm, cá chìa vôi, cá lăng, lạ như cá duồng, cá tra lóp, cá sặc buồm, có tiếng như cá thát lát, cá chạnh lá tre, cá vồ chó, cá vồ cờ (…). Nhiều người bảo: Thích gì ! Cá mòi đóng hộp quanh năm có bán, ăn vào thơm mà xương lại nhừ, không tanh, tội vạ gì mà mua về làm cho cực ! Những người nói như thế là lầm. Cá đóng hộp kêu là sardines là cá trích, cá lầm, còn sardines của Mỹ và của Nhật là cá chuồn chuồn có râu ở mép và một cái vây dài ở lưng trông như cái cánh. Cá mòi (hareng) cũng thuộc vào loài cá biển, nhưng khác thế: nó dẹp, nhiều xương dăm, mình tròn, thường thường lớn bằng ba ngón tay là cùng. Đặc trưng của nó là lắm mỡ, mua một ký đem về lấy dao khứa ở hai bên lườn ra mà chiên lên có khi được tới một chén mỡ vàng như mỡ gà mái đẻ”.

Câu văn, giọng văn trong Thương nhớ mười hai thật đẹp, giàu nhạc điệu và đậm chất thơ. Hầu như rất khó nhận ra dấu vết sự dụng công nghệ thuật của tác giả trong việc lựa chữ, đặt câu. Chất thơ toát lên thật tự nhiên từ cảnh vật trong lành và tình người ấm áp: “Trăng sáng quá, em ơi, cứ đi như thế này, cả đêm không biết chán. Trăng giãi trên đường thơm thơm; trăng cài trên tóc ngoan ngoan của những khóm tre xào xạc; trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm; trăng ôm lấy những bộ ngực xanh của những trái đồi ban đêm ngào ngạt mùi sim chín…”. Âm hưởng chung là buồn, nhưng văn chương của Vũ Bằng không dẫn tới sự chán chường mà làm cho người ta thêm quý yêu cuộc sống:

“Cái buồn mùa thu lê thê, cái buồn mùa thu tê mê, cái buồn mùa thu não nề nhưng không day dứt đến mức làm cho người ta chán sống. Ấy là vì gió thu buồn, nhưng trời thu lại đẹp, đẹp nhất là trăng thu, đẹp đến nỗi làm cho người ta buồn nhưng vẫn cứ muốn sống, để hưởng cái đẹp bàng bạc trong khắp trời cây mây nước - nếu chết đi thì uổng quá !”.

2.3.3.4. Như đã biết, Vũ Bằng còn hai thiên tùy bútnữa về đề tài văn hóa (Miếng ngon Hà Nội - 1960 và Miếng lạ miền Nam - 1969), nhưng Thương nhớ mười hai là tác phẩm trội hơn cả: “Ngay cả người đọc khó tính nhất cũng phải thừa nhận

117


Thương nhớ mười hai là một tác phẩm thật sự đặc sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại” [40; 59]. Nếu Nguyễn Tuân và Thạch Lam là hai cây bút chủ lực, xây đắp nền móng vững chắc ở thời kỳ đầu thì có thể nói, Vũ Bằng là nhân vật thứ ba, góp công lớn bằng việc ghi được một cái mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thể loại tùy bút. Thương nhớ mười hai cũng mang đến một bài học thấm thía về “sự trông nhìn và thưởng thức” (Thạch Lam). Nó lôi cuốn người đọc vào niềm hạnh phúc thanh tao của sự khám phá và cảm nhận, khiến cho họ trở nên nhạy cảm hơn trước những biến đổi của thiên nhiên tạo vật xung quanh. Tác phẩm không chỉ mang lại nhã thú văn chương qua nghệ thuật ngôn từ độc đáo mà còn góp phần giáo dục ý thức văn hóa và vun bồi tình yêu quê hương đất nước.

2.3.4. Bình Nguyên Lộc với Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc

2.3.4.1. Sinh năm 1914, tại làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là thị trấn Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), Bình Nguyên Lộc là một tên tuổi lớn trên văn đàn miền Nam vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX với sự nghiệp trước tác khá đồ sộ ở nhiều thể loại, nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài sáng tác văn chương (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút), ông còn tham gia chú giải các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam, Trung Quốc (Văn chiêu hồn, Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài ngâm, Tỳ bà hành, Trường hận ca) và nghiên cứu cả về ngôn ngữ học, y học (Lột trần Việt ngữ, Luận thuyết y học). Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tính đến năm 1974, ông đã viết được 1.000 truyện ngắn !

Bình Nguyên Lộc là nhà văn giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ông tham gia kháng chiến từ sau 1945. Tuần báo Vui sống do ông làm chủ bút tập hợp được nhiều cây bút yêu nước như Sơn Nam, Trang Thế Hy, Hà Huy Hà (Kiên Giang), Tô Kiều Ngân, Viễn Châu,… Cảm hứng chủ đạo ở hầu hết tác phẩm của Bình Nguyên Lộc là cảm hứng trữ tình. Trong bối cảnh xã hội nhiều biến động, ông đứng hẳn về phía dân tộc để khẳng định và ngợi ca những chuẩn mực văn hóa, đạo nghĩa truyền thống; đồng thời phê phán hiện tượng lai căng, học đòi, hãnh tiến. Trang viết của ông mang rò dấu ấn văn hóa của cư dân vùng đất phương Nam. Văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022