Hiện Thực 30 Năm Chiến Tranh Vệ Quốc Bi Hùng

134


hưởng từ những đặc điểm về loại hình của tác phẩm: loại tự sự chủ yếu trình bày những sự kiện, biến cố, tình tiết, tính cách; loại trữ tình trực tiếp liên quan tới thế giới tình cảm, tâm hồn; loại kịch tập trung khai thác những xung đột, mâu thuẫn.

Tùy bútlà một thể loại trung gian cho nên đề tài của nó bao gồm cả sự tình, cả phần hiện hữu cụ thể của đời sống và những trạng thái cảm xúc hoặc rò nét, mãnh liệt hoặc mơ hồ, sâu lắng. Chính sự đan xen, hòa quyện, hô ứng một cách uyển chuyển giữa hai yếu tố ấy đã tạo nên nét đặc thù về phương diện đề tài ở các sáng tác tùy bút. Nhìn chung, tùy bút có thể can dự vào mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh đời sống: từ vấn đề có tính sử thi hoành tráng cho đến chuyện đời tư, đời thường; từ cái riêng đến cái chung, cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể nên ở mỗi giai đoạn phát triển, tùy bút có thể ưu tiên đề cập tới những mảng đề tài nào đó của hiện thực.

3.1.1. Tùy bút là một thể loại văn xuôi giàu chất trữ tình, lấy cảm hứng làm nội dung chính cho tác phẩm. Nó tiếp cận hiện thực đời sống trong khuynh hướng lý tưởng hóa, luôn đề cao những chuẩn mực của cái Đẹp và cái Cao cả. Vì thế, các tác gia tùy bút thường quan tâm đến văn hóa dân tộc với những giá trị vừa ổn định vừa biến thiên theo từng bước thăng trầm của lịch sử. Văn hóa dân tộc là di sản vô cùng quý báu, nhưng nó có thể bị xuống cấp hoặc mai một đi, nhất là trong bối cảnh xã hội có tính chất giao thời. Làm sao đảm bảo được tương quan hợp lý giữa truyền thống với hiện đại, giữa kế thừa với cách tân trong quá trình giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, làm sao để tránh, để loại bỏ những biểu hiện lai căng, xu thời, mất gốc - đó chính là những nỗi băn khoăn, trăn trở thường trực trong các tác phẩm tùy bút giai đoạn 1930 - 1975.

Khi đọc những tùy bút giai đoạn này, chúng ta sẽ có cảm giác hình như nó được tạo ra trước hết để tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc và thật khó tìm thấy thể loại văn chương nào thực hiện công việc ấy hoàn hảo hơn. Không chỉ miêu tả, tái hiện những biểu hiện sinh động của sinh hoạt văn hóa (văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếp, văn hóa tâm linh,...), các tác phẩm tùy bút còn dựng lên được những không gian văn hóa tiêu biểu (Hà Nội, Huế, Sài Gòn), qua đó thể hiện sự trân trọng đối với những giá trị của văn hóa dân tộc.

135


Cùng khai thác mảng đề tài văn hóa dân tộc nhưng ngòi bút của mỗi nhà văn có nét độc đáo riêng. Bằng tài hoa và sự uyên bác hơn người, bao giờ Nguyễn Tuân cũng gợi lên, lảy ra được cái chất văn hóa tiềm ẩn trong mọi đối tượng mà ông đề cập. Thạch Lam luôn tỏ ra tinh tế, thâm thúy khi quan sát, thưởng lãm và bình phẩm về các sự việc, hiện tượng đang diễn ra; từ đó gợi lên sự tiếc nuối về một dĩ vãng tươi đẹp đã bị đánh mất. Vũ Bằng sở trường trong việc phục dựng lại cả một không gian văn hóa truyền thống qua dòng hoài niệm êm đềm mà đầy khắc khoải về cố hương. Qua việc phát hiện, miêu tả những nét văn hóa ẩn tàng trong cảnh sắc thiên nhiên và đời sống cần lao của cư dân vùng đất mới, tùy bút Bình Nguyên Lộc đã gợi lên niềm thương cảm thiết tha và lòng tri ân sâu nặng đối với tiền nhân.

Ở giai đoạn trước 1945, bắt đầu từ lòng yêu nước và ý thức dân tộc, các tác gia tùy bút đã tìm về ngợi ca những giá trị văn hóa truyền thống. Trong bối cảnh xã hội hỗn tạp buổi giao thời, sức công phá khủng khiếp của Tây học làm rúng động thành trì Hán học lâu đời. Cả một hệ thống giá trị vốn bất khả xâm phạm có nguy cơ bị xói mòn, sai lạc. Các nhà văn đã ghé vai vào chống chỏi, hàn gắn, phục dựng lại với kỳ vọng bảo tồn những giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một đi. Ở mảng sáng tác này, thiên tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam là tiêu biểu hơn cả. Tác phẩm như một bảo tàng thật sống động về nếp sống văn hóa của người Tràng An thời xưa cũ: giản dị mà thanh lịch; ung dung, điềm đạm mà hết mực tài hoa. Trong tâm thức Việt Nam, Hà Nội đã trở thành một không gian văn hóa truyền thống, xứng đáng để tự hào và trân trọng: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải (…). Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp nhất (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”. Các tác phẩm Phút thoát trần của Lư Khê, Hoài vọng của lý trí của Đinh Gia Trinh cũng có nhiều trang viết hay để đề cao các giá trị văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Từ sau 1945, đề tài văn hóa trong tùy bút trở nên phong phú, đa diện hơn. Cách đề cập cũng có nét khác so với trước: ngoài những hình tượng nghệ thuật mang màu sắc văn hóa, có thêm nhiều tác phẩm lấy chính các di sản văn hóa làm đề tài để bình phẩm và ngợi ca (Phở, Cốm Vòng, Giò lụa, Về tiếng ta - của Nguyễn Tuân). Nguyễn Tuân là nhà văn ưa khái quát, từ góc độ mỹ thuật. Ông

136

Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 18


luôn có khuynh hướng đào sâu, mở rộng, khám phá triệt để đối tượng, từ đó làm bật lên những ý tưởng tinh tế, sâu sắc đến bất ngờ và đầy thú vị. Ông cho rằng “trong một món ăn cũng thấy rộng được ra những điều cao cả yên vui trên đất nước bao la giàu có tươi đẹp”. Bằng ý thức văn hóa mạnh mẽ, Nguyễn Tuân xem phở là một món ăn “rất nhiều quần chúng tính”, giò lụa là “đỉnh cao của một dạng văn hóa toàn cầu ăn thịt lợn và chế biến món ăn lợn”, tiếng Việt là “cái phần hương hỏa mang vẻ đẹp linh diệu”,… Không chỉ hết lời tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, Nguyễn Tuân còn bày tỏ lòng tri ân vô hạn đối với bao thế hệ tiền nhân:

“Tôi lặng cúi xuống mặt trang giấy trắng tinh đang om sòm những tiếng mời chào kia mà nói bật lên những lời biết ơn đối với đất nước ông bà tiên tổ. Thấy chịu ơn rất nhiều đối với quê hương ông bà đã truyền cho tôi thứ tiếng nói đậm đà tôi hằng nói từ những ngày mới ra đời. Mà rồi cho đến cái phút cuối cùng không được chứng sống nữa, thì câu cuối đời của tôi cũng vẫn lại cứ nói lên vẫn chỉ bằng cái thứ tiếng nói ruột thịt tủy xương đó mà thôi” (Về tiếng ta).

Rò ràng, những câu văn thành thực và đầy tâm huyết này mang ý nghĩa giáo

dục rất sâu sắc, hướng người ta đến nếp ứng xử cộng đồng có chiều sâu văn hóa.


Các sáng tác tùy bút không dừng lại ở chỗ phát hiện, đề cao những giá trị văn hóa dân tộc mà còn nghiêm túc đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy vốn di sản ấy. Di sản văn hóa của cha ông là những giá trị tinh thần không chỉ cần gìn giữ cho nguyên vẹn mà còn cần phải được bồi đắp, nâng cao. Vì thế, mỗi công dân phải luôn ý thức đầy đủ ý nghĩa về sự góp mặt của nó trong hiện tại - như mạch ngầm truyền thống đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Về phương diện này, ở tùy bút Nhân đọc tiếu lâm, Nguyễn Tuân đã bộc lộ những cảm nghĩ hết sức tinh tế:

“Ngày này ngày khác, mùa này mùa khác, đời này đời khác, bao nhiêu thế hệ Việt Nam nông nghiệp xưa đã tiếp nối nhau mà cười cái cười của một dân tộc nhiều khổ nhưng vốn rất nhiều lạc quan. Cái kho cười chung tổ tiên để lại cho ta đó, thực ra phải coi đó là những giá trị trí tuệ của một thứ triết học thực hành. Nó còn là một kho kinh nghiệm về vui sống, yêu cái đẹp, cái phải (…). Được làm một nhà văn ăn thừa tự cái phần hương

137


hỏa tiếng nói dân tộc cùng là tiếng cười dân tộc đó, chúng ta có cái trách nhiệm không những không được bỏ sót nó, mà còn là phải không ngừng làm dậy lên cái vốn đó. Phát triển nó ở văn vần, ở văn xuôi…”.

Như vậy, trong khi phản ánh hiện thực bằng một cảm quan văn hóa thường trực, nghĩa là luôn xem xét sự vật, hiện tượng theo những chuẩn mực truyền thống, các tác phẩm tùy bút đã góp phần đáng kể vào việc định hướng thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục ý thức văn hóa.

3.1.2. Hiện thực 30 năm chiến tranh vệ quốc bi hùng cũng là một mảng đề tài lớn của tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975. Không chú tâm vẽ những bức hoành tráng về các chiến dịch, về những trận đánh hoặc khắc họa chân dung những người anh hùng hiên ngang trên chiến trận, tùy bút ghi lại một cách chân thực và sinh động hiện thực tâm hồn của con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đau thương mà vô cùng anh dũng. Ở đó có tình yêu quê hương đất nước thiết tha, có nỗi đau xé lòng trước cảnh chia cắt, loạn ly, có lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm đuổi giặc để giành lại độc lập tự do.

Giữa khói lửa chiến tranh, con người Việt Nam luôn hướng về Tổ quốc và dân tộc bằng những tình cảm trong sáng, mãnh liệt nhất. Hơn lúc nào hết, họ ý thức thật đầy đủ về ý nghĩa của truyền thống vẻ vang và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân:

“Từ cha ta, anh ta vừa bẻ gãy gông xiềng nô lệ để cầm lấy khẩu súng giành lại chính quyền, đến em ta cất tiếng chào đời, cái nhìn đầu tiên là khoảng trời tươi xanh chế độ… tất cả đều sống một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ. Ta đứng dậy từ trong cái chết của hơn hai triệu đồng bào năm Ất Dậu, ta vùng lên từ những ngục tù, những xiềng gông, những xà lim án chém… mà đế quốc định dìm ta trong biển máu. Từ trong đau thương và căm uất ta làm nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chế độ mang trong mình lịch sử của tinh thần bất khuất, đem cho ta một ngày khai sinh thứ hai về tâm hồn và dáng đứng Việt Nam” (Hai mươi nhăm năm hành quân bảo vệ mùa xuân chế độ - Khánh Vân).

138


Kẻ thù đã gây ra biết bao cảnh chia lìa, tang tóc trên đất nước chúng ta. Đau thương vô hạn và căm thù cũng vô hạn. Trong hoàn cảnh lịch sử hiểm nghèo, hào khí và bản lĩnh Việt Nam càng được khẳng định, ý chí Việt Nam càng được trui rèn. Tư thế ung dung tự tại và tâm thế vững vàng, bình tĩnh đến lạ thường là biểu hiện sinh động của truyền thống bất khuất, của chủ nghĩa anh hùng:

“Đến bây giờ tôi đã hiểu vì sao càng đi sâu vào những cảnh tàn phá, vắng vẻ, những âm thanh trìu mến vẫn vang lên. Giọng hát đưa em, tiếng sào hái quả, mái xuồng cập bến, tất cả những gì của cuộc sống vẫn gợi lên thiết tha, thấm đọng ở trong lòng (…). Nếu một gốc dừa nào đó bị phạt trụi, một bờ kinh nào đó bị loang lổ thì từ đâu đó, hình ảnh những vườn dừa xanh trùng điệp vẫn gợi lên trong trí ta. Những dòng kinh, những dòng sông mang nặng phù sa vẫn rì rào mát lạnh dưới chân ta. Ta không quên được, bởi vì cái thói quen Việt Nam, thói quen của lòng chung thủy, nghĩa nhớ thương không bao giờ quên được những hình ảnh đã sống với mình mấy ngàn năm nay, đã nuôi mình lớn lên, thân thuộc như da thịt” (Dòng kinh quê hương - Nguyễn Thi).

Đau thương, căm thù tất yếu dẫn đến quyết tâm chiến đấu trả thù, để giành lại quyền sống tự do cho dân tộc và độc lập cho Tổ quốc. Các tác phẩm: Đường vui, Tình chiến dịch, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân; Đường chúng ta đi, Trận đánh bắt đầu từ hôm nay, Tiếng gọi của mùa xuân của Nguyễn Trung Thành; Đại hội anh hùng, Những câu nói trong đại hội, Dòng kinh quê hương của Nguyễn Thi; Hôm nay chúng ta ra trận của Khánh Vân,… đã kịp thời ghi lại thật sinh động những khoảnh khắc dào dạt của tâm tư tình cảm con người Việt Nam, khí thế tiến công rạo rực và niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng.

Giã từ những ngày tháng bế tắc, đầy bi kịch, đến mức phải “phóng túng hình hài” ở giai đoạn trước 1945, Nguyễn Tuân hăng hái khoác ba lô lên vai dấn thân khắp các nẻo đường kháng chiến. Nhưng cái sự đi đã khác về bản chất, không còn “xê dịch” vô định, chỉ cốt để “lăn cái vỏ mình” trong không gian, vừa đi vừa phá phách: “lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh” (Phan Cự Đệ) [119; 103]. Giờ đây, không còn cô độc nữa, chàng Nguyễn ngông nghênh ngày xưa đã mở rộng tâm hồn để gắn bó chan hòa với nhân

139


dân và đón nhận bao thanh sắc của cuộc đời mới, để thấm thía, tự hào khi cảm nhận được “sức mạnh của đất nước luôn hiện hình trên từng tấc gang đường xa”. Đường vui (1949) là khúc ca rộn ràng cất lên từ một còi lòng vừa được hồi sinh, đang náo nức, tin yêu vào nhân dân, vào kháng chiến. Chất nghệ sĩ, chất lãng tử không còn đối lập mà hòa hợp nhuần nhị với ý thức công dân, làm nên những trang tùy bút có giọng điệu thật hồn nhiên, cảm động:

“Bạn ơi ta lên dốc cho chắc bước cho đều bước, ta xuống dốc cho ròn cho dẻo. Rừng mai, rừng trúc, chậm lại mà thấm lấy phong quang của cảnh sắc quê hương. Chỗ nào núi đất rừng nứa, ta nhanh bước lên, muỗi vắt nhiều lắm đấy. Suối trong mời ta tắm và giặt phơi luôn quần áo trên những tảng đá của tranh thủy mặc Tàu. Rồi vừa đi vừa phơi quần áo trên lưng mình trên đầu mình, ta hãy dành một phút mà mặc niệm người thợ giặt cũ”.

Nếu ở Đường vui, tuy đã tự nguyện tham gia kháng chiến nhưng vẫn còn đứng bên lề để quan sát và ngẫm nghĩ, thì đến Tình chiến dịch (1950), Nguyễn Tuân đã trở thành một nhà văn - chiến sĩ thực thụ. Sự chuyển biến về tư tưởng và tình cảm đã bắt nhịp được với nhau, nhà văn không chỉ sáng tác bằng trách nhiệm công dân mà còn bằng niềm tin yêu và mối đồng cảm sâu sắc. Hòa nhịp trái tim mình với bao nhiêu vui buồn, sướng khổ của quần chúng nhân dân, nhà văn mới cảm nhận được cái nguy nga, vĩ đại của đời sống muôn màu muôn vẻ quanh mình. Ông hăng hái đi theo các đơn vị bộ đội, trực tiếp tham gia vào những trận đánh để được “nếm mùi chiến dịch”, được nằm “gối đầu lên một ổ kiến càng” ngủ ngon lành, ăn một vắt cơm lạnh ngắt lúc ba giờ sáng mà không kịp súc miệng, hoặc tự tay đào “một huyệt mộ nông choèn” rồi rưng rưng ngả mũ chào vĩnh biệt đồng đội để tiếp tục lên đường… Có thể nói, hiện thực cuộc sống chiến đấu và hy sinh vì lý tưởng cao đẹp đã mang đến cho người nghệ sĩ những cảm xúc tinh khôi, cao cả, là nguồn cảm hứng vô tận để viết nên những trang tùy bút có sức lay động lòng người.

Cùng viết về đề tài chiến tranh nhưng ở tập tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Nguyễn Tuân lại có hướng khai thác riêng. Nhà văn tập trung làm rò sự tương phản giữa tư thế ung dung, đường hoàng với sự lồng lộn, điên cuồng; xem đó như lý do hùng hồn để cắt nghĩa cho chiến thắng xứng đáng của ta và thất bại tất yếu của kẻ thù:

140


“Có vẻ như là Hoa Kỳ vừa đánh Hà Nội, vừa thử tài sức và trí lực của Hà Nội. Trong cuộc đọ súng đọ lửa với giặc Hoa Kỳ, quân và dân thủ đô càng đánh càng phát huy truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc mình. Chắc tay súng, đúng tầm đạn, chiều 5 tháng 5 vừa qua, tất cả cỡ súng Hà Nội có nòng và tên lửa không nòng đã quần cho Mỹ một trận tơi bời (…). Chợ Ngọc Hà không phải là vỡ chợ, mà chính là xác thù đã vỡ tan trên một buổi chợ chiều: mớ rau, xóc cua đồng, mẹt tôm riu đều nhấp nhánh mảnh vụn đuy

- ra F.105. Cô gái trại hàng hoa vứt đó cái ô - dòa sắp tưới vườn chiều, cầm vội tay súng và theo dòi trận mưa đuy - ra đang phá vườn hợp tác hoa. Đây đó có những bông thược dược huyết dụ bị thương đang bầm sắc, và luống hồng quế vẫn như cười gắt cùng với nắng chiều” (Ở mặt trận Hà Nội).

Qua những hình tượng nghệ thuật sinh động, tùy bút Nguyễn Tuân còn muốn khẳng định thêm một sự thật: dân tộc Việt Nam không chỉ có truyền thống anh hùng, bất khuất mà còn rất mực tài hoa, nghệ sĩ. Các giá trị văn hóa như một thứ vàng mười, chẳng những không mai một đi mà càng rạng ngời hơn qua thử thách khốc liệt của chiến tranh. Sức mạnh thần thánh, bản lĩnh và hào khí dân tộc cũng bắt nguồn từ đó:

“Hà Nội nổ súng nhưng mà Hà Nội vẫn nở hoa. Hoa trồng ngay nách hầm, đất đào hầm lại vun luôn vào gốc hoa (...). Cửa hàng hoa quốc doanh, dân doanh góc Hồ Gươm, có cả nam nữ đeo súng trường đi mua hoa mừng ngày cưới. Cô dâu mặc áo dài, chú rể vẫn kè kè súng trường. Và quanh Hồ Gươm, hình như cửa hàng bia nào cũng thật nhiều đá ướp, thật là nhiều hơi nhiều bọt. Hôm nào Hà Nội nhiều báo động nhiều còi và nhất là loa truyền thanh báo tin miền Bắc hạ nhiều máy bay Mỹ, thì hình như các hàng bia quanh Hồ Gươm càng thêm đông người vào uống” (Ở mặt trận Hà Nội).

Trong cuộc chiến đấu hôm nay, con người Việt Nam không hề đơn độc. Lịch sử oai hùng đã tiếp thêm sức mạnh và củng cố niềm tin để họ vững vàng, kiên định hơn trước kẻ thù hung bạo. Truyền thống dân tộc không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà luôn được cảm nhận như những giá trị vừa cao cả vừa gần gũi và có sức cổ vũ, thôi thúc lạ thường. Đến lượt mình, con cháu thời đại Hồ Chí Minh đã không tiếc máu xương để viết tiếp những trang sử hào hùng:

141


“Mười bốn năm trước, lúc Vò Thị Sáu ra pháp trường, chị có cất lên tiếng hát. Bây giờ lịch sử chưa sưu tầm được đó là bài hát gì, nhưng chúng ta nhớ rất rò rằng đã có một buổi sáng giữa tiếng sóng thủy triều ầm ĩ của mặt biển, chân trời vừa ửng lên những ráng đỏ đầu tiên, chen vào trong tiếng gió sớm và tiếng loảng xoảng của xích xiềng, người con gái quang vinh đó đã cất lên tiếng hát để ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi tương lai và vĩnh biệt chúng ta. Tiếng hát, hơi thở và sức sống của người con gái đó đã lướt qua họng súng quân thù, xuyên thủng những cặp mắt sợ hãi xám đen của chúng để bay vào không gian và sống mãi với thời gian. Từ đó, lịch sử của chúng ta ghi thêm một sự tích anh hùng…” (Những câu nói ghi trong đại hội - Nguyễn Thi).

Không khó khăn để nhận ra rằng hiện thực chiến tranh là một trong những mảng đề tài chính của tùy bút Việt Nam từ 1930 đến 1975. Nhưng không đơn thuần là cái hiện thực sôi động có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, tùy bút quan tâm nhiều hơn đến thế giới tâm hồn mênh mông, thẳm sâu của con người giữa những biến động lịch sử ấy. Trong bản hợp xướng bi hùng của văn chương nghệ thuật thời chiến tranh, tùy bút là dấu lặng, nốt trầm, không sôi nổi vút lên mà điềm tĩnh lắng sâu để gợi nhiều hơn tả, nghĩ nhiều hơn kể và cảm nhiều hơn nhận biết. Do vậy, nó góp phần quan trọng để làm cân bằng và đa dạng hơn phương thức phản ánh cuộc sống của cả nền văn học.

3.2. Sự đa dạng của cảm hứng


Trong tác phẩm Dẫn luận nghiên cứu văn học, E.G. Rudneva đã xác định: “Sự lý giải sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với các tính cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng tư tưởng sáng tạo của nhà văn và của tác phẩm của nhà văn” [146; 141]. Các dạng thức khác nhau của cảm hứng “đều được nảy sinh trong ý thức con người - tích cực nhất là trong ý thức của người sáng tạo nghệ thuật, nói riêng là nghệ thuật ngôn từ - do những mâu thuẫn của đời sống xã hội, của tính cách và hoạt động của những đại diện cho một giới xã hội nào đó (…), tất cả đều là sự ý thức về mặt tư tưởng và sự đánh giá về mặt cảm xúc, một sự nhận thức và đánh giá chân thực và sâu sắc về những gì đang diễn ra và đang tồn tại trong thực tế” [146; 142].

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí