Nghệ Thuật Miêu Tả Ngoại Hình Và Tình Huống

sánh ông Cả với Thân. Nôi căm hờn nổi dậy trong lòng. Hai mắt anh quắc lên một cách dữ dội. Anh nghiến răng ném mạnh bát phở ra sân. Tiếng bát vỡ làm lòng anh dịu lại ” [27, 16].

Bản chất khỏe khoắn trong nhân cách của người nông dân còn được nhà văn khai thác trên phương diện đời sống tinh thần của họ. Họ có thể thất nghiệp, thất thế, có thể nay đói mai no, nhưng họ vẫn sẵn lòng, hết mình với những thú chơi, những nhã thú cổ truyền văn hóa. Họ mang trong mình cái tâm thế: “Sống trên đời mà bo bo đồng tiền, chẳng biết ăn chơi là cái gì, chết thì cũng hai tay buông xuôi, dễ mang được của đi chắc?” [27,50]. Vậy nên người nông dân trong tác phẩm của Kim Lân rất ít khi thấy họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Cái nỗi vất vả, cực nhọc của nhà nông hầu như vắng bóng trong sáng tác của ông. Thay vào đó là hình ảnh những con người vừa là thợ cày, thợ cấy, lại có thể là những nghệ sĩ của đồng quê, chân chất, mộc mạc mà không kém phần tài hoa. Hôm nay họ có thể là những đô vật lừng lẫy trên sới đấu, họ tài trí, thông minh, họ khôn khéo, khỏe mạnh nhưng hôm qua, và có thể cả ngày mai, họ lại là những chàng trai tát nước ngoài ruộng, cô gái chăn bò. Vẻ đẹp nơi họ cũng được đánh giá bằng con mắt của người làm nông: “Quắm Đen to trùi trũi như con trâu mộng. Anh ta khỏe lắm. Gánh lúa của anh bao giờ cũng to, nhiều gấp đôi ba lần của người khác” [27, 224]. Chất tài hoa nơi họ không cầu kì, kiểu cách, cao đạo theo lề lối các nhà Nho mà gần gũi, thân thiết, bởi ẩn chứa trong đó là bao hơi thở của đất, của lúa, của khoai, của nắng mưa dầu dãi. Họ có thể tranh tài hơn thiệt trên sới đấu, nhưng họ cũng lại là những người bạn thân thiết lúc ngoài đời (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật), họ sẵn sàng quyết chí đến cùng với đối thủ để bảo vệ cái danh dự của cộng đồng làng xã mình nhưng cũng lại sẵn sàng lật ngược thế cờ khi nhận thấy còn nhiều điều quan trọng và to lớn hơn cả cái danh dự ấy (Ông Cản Ngũ). Chính những lối nghĩ đầy nhân bản, khỏe khoắn trong nhân cách người nông dân ấy đã giúp họ quên đi những nhọc mệt đời

thường, giúp họ có được cuộc sống bình yên thanh thản. Viết về họ, nhà văn như người đãi cát tìm vàng, cố gắng phát hiện và chắt chiu những nét đẹp, nét quí bình dị trong tâm hồn, tình cảm của họ. Đó cũng chính là những nét đẹp tiêu biểu cho truyền thống đạo lí của con người Việt Nam.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Kim Lân đã từng phát biểu rằng: “Khi đói, con người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người ”. Điều này có lẽ tập trung tiêu biểu nhất ở truyện ngắnVợ nhặt, câu chuyện được ông viết lại từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư đã bỏ dở hồi trước Cách mạng tháng Tám. Cái khát khao hạnh phúc, cái niềm tin vào tương lai nơi những người đói đến quắt quay ấy đều được dồn tụ lại trong sự kiện anh cu Tràng lấy vợ.

Người ta dựng vợ gả chồng lúc trong nhà ăn lên làm nổi; lấy vợ lấy chồng với bao thủ tục lễ nghi. Đằng này, Tràng lấy vợ trong lúc gia cảnh cái đói đã ngấp nghé ngay bậc thềm nhà, thậm chí đã bước một chân qua cửa. Hàng xóm xung quanh lại còn thê thảm hơn nữa: “Cái đói đã tràn đến xóm này tựu lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dăt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người ” [27, 147]. Những câu văn tả người sống liền kề những câu văn tả người chết, hao hao nhau, từa tựa nhau, nó nhấn mạnh cái ấn tượng về ranh giới mong manh giữa sự sống và sự chết, cõi âm và cõi dương, chỉ chút sơ sẩy là sa vào âm địa. Cái cơ duyên mà Tràng có vợ cũng từ cái đói, từ miếng ăn. Xót xa biết bao người đàn bà vợ Tràng kia, chỉ vì đói, vì ăn mà theo không một người xa lạ về làm vợ, cái thân phận vợ nhặt đầy tủi hổ. Xây dựng “đám cưới” có một

không hai này, Kim Lân đã rất khéo léo khơi dậy một niềm tin vào cuộc sống, nuôi dưỡng một khao khát cháy bỏng hướng tới hạnh phúc cho mỗi con người.

Trong câu chuyện, Tràng và người đàn bà kia như hai cành củi khô nhưng họ đã chụm vào nhau để nhen lên ngọn lửa sống. Người này cần hạnh phúc, còn người kia lại cần chỗ dựa. Một người vì tình yêu, một người vì miếng ăn. Nói tóm lại là họ liều, nhưng cái liều của họ làm người ta bật khóc. Chỉ vì để sống, họ phải gạt qua tất cả, danh dự, vẻ đẹp, nhân cách, ước mơ. Chỉ vì để có được hạnh phúc, họ phải chấp nhận làm liều với thời cuộc “Thóc gạo này chẳng biết có nuôi nổi cái thân mình không, lại còn đèo bòng” bằng một câu nói “Chậc! Kệ!”. Và họ thực dũng cảm, bởi họ dám nắm tay nhau để bước qua ranh giới của sự sống và cái chết. Họ làm ta khâm phục và kính trọng. Phải chăng hai con người khốn khổ ấy là niềm tin của Kim Lân về một sức sống tiềm tàng mà mãnh liệt của con người trong mọi hoàn cảnh!

Ngay chính nhà văn cũng đã từng nói: “Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không phải là sự giành giật nhau (...). Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh”. [67]. Cái niềm tin ấy không những thắp sáng niềm khao khát sống nơi họ mà còn đánh thức khát vọng sống của bao người xung quanh nữa. Đó là đám dân ngụ cư trong xóm, hàng ngày họ “hốc hác, u tối” thì nay khuôn mặt họ “bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Đó là bà cụ Tứ nghèo thương con, cái quyết tâm, cái duyên kiếp của đôi vợ chồng trẻ đã nhắc bà tới một giấc mơ đổi đời mà có lẽ lâu lắm bà không

nhắc tới nữa: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra rồi thì con cái chúng mày về sau”. Và cả bản thân họ, khi khát vọng sống được thức tỉnh, chính họ cũng cảm thấy mình đổi khác, mình thêm yêu cuộc sống này hơn, dù trước mắt còn bộn bề toan lo, may rủi. Với Tràng, anh tự thấy mình “nên người” hơn, anh cảm thấy phải có “trách nhiệm” “bổn phận” đối với gia đình hơn. Với thị

- người vợ nhặt - bỗng biến đâu mất “cái vẻ chao chát chỏng lỏn” mà trở nên ngoan hiền, rất mực. Tất cả càng làm cho người đọc thấm thía hơn về vẻ đẹp trong tâm hồn những con người nghèo, cần lao cơ cực. Cái chết luôn cận kề sự sống nhưng họ vẫn luôn yêu thương, cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn luôn ước ao khát thèm hạnh phúc - dù đó chỉ là hạnh phúc nhỏ nhặt, tầm thường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới chỉ với vài bát cháo loãng cùng lùm rau chuối thái rối, một nồi “chè khoán” cám đắng chát, nghẹn bứ mà vẫn “ngon đáo để”, bởi “xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy!” [28,160]. Có được không khí ấy là bởi tình thương con của người mẹ nghèo - bà cụ Tứ - thật lớn lao và cảm động. Chính tình thương này đã góp phần xua đuổi cái bóng đen của đói khát và cái chết ra khỏi cuộc sống của con người. Tình thương đó cũng là niềm tin, sức sống to lớn của con người dân tộc: dù hoàn cảnh sống có bi đát, có nghèo đói, túng thiếu, cái chết có cận kề đi chăng nữa thì họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương nhau, vẫn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống và hướng đến ánh sáng Cách mạng với một tương lai tươi sáng.

Nên vợ nên chồng, cái sức sống của con người lại được nhà văn khai thác trên một phương diện khác. Đó là sự thay đổi cuộc đời, thay đổi cả thân phận của những con người đau khổ nhờ công cuộc cải cách ruộng đất. Nhờ cuộc Cách mạng này mà những thân phận tôi đòi, ế vợ như Thế, Hòa đã có được những điều mà trước đó họ chẳng bao giờ dám mơ tới, đó là nhân cách được coi trọng, là tư cách được làm chủ cuộc đời, cao hơn thế, là hạnh phúc gia đình được xây dựng.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 9

Đến Ông lão hàng xóm, dù vẫn viết về đề tài cuộc cải cách ruộng đất,

dù ở một góc nhìn khác, nhưng cái khát vọng sống, cái sức sống tiềm tàng của con người vẫn được nhà văn chú tâm khai thác. Đoàn, nhân vật trong câu chuyện đã từng bị dồn vào chốn cùng đường khi bị tổ chức hiểu lầm, đã từng đau khổ, từng nghĩ đến việc chấm dứt sự sống, rồi cũng chính anh lại tự nhận ra mình không thể làm điều đó, mình phải sống, đàng hoàng và mạnh mẽ: “Không! Đoàn phải sống! Cho dẫu hoàn cảnh có đắng cay, tủi nhục đến chừng nào đi nữa, Đoàn cũng phải sống. Tình thương yêu và bổn phận làm cha, làm chồng day dứt trong lòng, Đoàn không thể trốn mà đi được” [28, 206]. Như thế, nhân vật đã tự vượt lên chính mình để sống, để làm điều gì đó đổi thay được cái hoàn cảnh mình đang sống. Kim Lân viết câu chuyện buồn này vào năm 1958, khi cuộc cải cách ruộng đất vẫn còn nguyên sức nóng của nó. Phải có một tấm lòng tin yêu con người lắm lắm, phải có một niềm cảm thông sâu sắc và lòng dũng cảm lắm với những trường hợp bị oan sai, thua thiệt thì mới đủ để nhà văn có dũng khí nói lên những mặt trái của thời cuộc ấy. Và có lẽ, điều day dứt và thôi thúc nhà văn cầm bút và viết về một vấn đề còn đang rất nhạy cảm hơn cả chính là cái khát khao sống, khát khao hạnh phúc của những con người đang bị xã hội bỏ rơi, hiểu lầm ấy.

Nhìn bao quát thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân có thể thấy rất rõ hình ảnh của những con người bình dị, chân chất, mộc mạc. Họ có thể là những người nông dân nghèo khổ tự thuở nào với những vết tích “đeo nặng trên người như những vết thương. Đời sống đã đổi thay, nhưng cái tật cũ không thể một lúc mà đổi thay ngay được” [29,189]. Họ cũng có thể là những người nghệ sĩ chốn đồng quê với những thú chơi “phong lưu, bặt thiệp”. Vượt lên hết thảy, họ luôn là những con người có một niềm yêu đời, yêu sống đến thiết tha. Ở họ, bạn đọc không thấy nhiều những bóng dáng của nỗi chán chường, bệ rạc, những u uất trầm tư mà thay vào đó là niềm tin vào cuộc sống đang đổi thay dần trên quê hương, niềm tin vào một thế hệ mới của thời đại đang bừng bừng khí thế dựng xây.

Tiểu kết chương 2:

Nhìn bao quát thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân có thể thấy rất rõ hình ảnh của những con người bình dị, chân chất, mộc mạc. Dù hoàn cảnh sống có bi đát, có nghèo đói, túng thiếu, cái chết có cận kề đi chăng nữa thì họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương nhau, vẫn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống vào một tương lai tươi sáng.

Nếu như trước Cách mạng tháng Tám cũng giống như các nhà văn khác, Kim Lân có cái nhìn u ám về cuộc sống, về xã hội. Sau cách mạng các sáng tác của Kim Lân mang cái nhìn hiện thực lạc quan hơn, khoẻ khoắn hơn. Thế giới quan của ông là thế giới quan của thời đại mới, nhân vật của ông không sa vào các bi kịch thông lệ và chấm dứt số phận ở những trang kết thúc. Ngược lại, ngòi bút nhà văn tỏa ra ánh sáng dẫn dường cho nhân vật bước tiếp trên chặng trần thế hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, điều đó được phác họa qua các nhân vật Tràng (Vợ nhặt), Đoàn (Ông lão hàng xóm), Thế, Hòa (Nên vợ nên chồng)... Vạch con đường cho nhân vật không chỉ biểu hiện giá trị nhân đạo đơn thuần, mà giá thị nhân đạo của dòng văn học cách mạng Kim Lân tiếp thu nó để tạo nên sự độc đáo của mình.

Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN

Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm.Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật.

Ngay chính nhà văn Kim Lân cũng đã cho rằng: “Tôi quan niệm truyện ngắn cũng là tiểu thuyết và điều quan trọng là nhân vật. Nhân vật phải có tính cách và phải hành động theo tính cách nhân vật một cách tự nhiên, không giả tạo, sáo rỗng”. Như thế, việc xây dựng nhân vật cho câu chuyện kể đã là việc rất được ông lưu tâm. Nhân vật của ông có chỗ đứng, có ấn tượng cũng vì thế. Chú tâm xây dựng nhân vật, nhà văn đã sử dụng nhiều cách thức nổi bật như tạo dựng chân dung nhân vật, tạo tình huống cho nhân vật khẳng định mình, hay khắc họa đời sống nội tâm.

3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tình huống

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một trong những yếu tố quan trọng của nghệ thuật xây dựng nhân vật là việc khắc họa chân dung nhân vật qua những nét vẽ về ngoại hình. Bằng vốn sống phong phú, khả năng quan sát tinh tế, nhà văn Kim Lân đã đem đến cho người đọc những bức chân dung sắc nét, sống động đến từng chi tiết. Nhân vật của Kim Lân vì vậy không chết cứng cùng trang sách mà hiện diện trong tâm trí người đọc như những con người thật ngoài đời.

Khi khắc họa chân dung các nhân vật, ngòi bút miêu tả của Kim Lân rất chú ý đến việc khắc họa những nét ngoại hình như vóc dáng, khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười. Những nét có thể làm nổi bật lên hoàn cảnh sống, số phận, cũng như có thể minh họa, giải thích cho những nét tính cách của nhân vật.

Miêu tả ngoại hình nhân vật là những người lao động nghèo trước Cách mạng Tháng Tám, ngòi bút Kim Lân như chạm như khắc tạo nên những

bức chân dung góc cạnh, gồ ghề ẩn chứa nhiều khổ đau, vất vả của cuộc đời. Trong truyện ngắn Người chú dượng, Bức chân dung của lão Mộc được hiện lên chi tiết, cụ thể: “Ông ta là một người lùn thấp và to lớn bè bè như cái cối xay. Cả người ông ta như bị một sức nặng gì đè cho lún xuống mà ông thì lúc nào cũng đang lấy hết gân sức mình đội cái sức nặng vô hình ấy lên. Tất cả những bắp thịt trên người, trên mặt, trên vai, trên cổ nổi lên từng cục và đang di chuyển dưới lớp da cháy đỏ như đồng tụ. Ông ta chừng độ ngoài năm mươi tuổi, mặt ngắn, trán ngắn, bàn chân, bàn tay đều ngắn, nứt nẻ, sần sùi như cành củi gộc... Đầu và cổ thì rụt vào trong vai. Cả người ông đều xù ra như một con gấu ngồi thu mình, bằn bặt trong cái vắng lặng của mấy gian nhà. Cái khuôn mặt vuông ngắn, gồ ghề những thớ thịt và những nếp răn khía sâu chổng lên nhau” [28, 467]. Ngắn ngủi và thô kệch là điểm nổi bật của lão nông “vai u thịt bắp” này. Người ta dễ dàng tìm thấy ở lão Mộc trong những đường nét bất công của tạo hoá, vết tích một cuộc đời nhiều khổ đau, oan trái. Cái đói cái nghèo theo năm tháng như chạm khắc tạo nên dáng hình có vẻ cục súc của nhân vật. Ngắm nghía nhân vật lão Mộc trong truyện ngắn Kim Lân, chúng ta không khỏi liên tưởng đến nhân vật nông dân - lão Khúng trong tác phẩm Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu. Cả hai nhân vật của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu cùng gặp nhau ở điểm: họ là những người nông dân chất phác, cục mịch, lực lưỡng hiện ra từ những vất vả, khốn khó của kiếp nhà nông tri điền, ở họ có một cái gì đó rất ấn tượng từ ngoại hình xù xì, hoang dã cho đến tính cách. Điểm tương đồng này của hai nhà văn đều xuất phát từ điểm chung: họ viết rất thật về những con người bình dị, gần gũi của quê hương.

Khi miêu tả những người nông dân nghèo đói, Kim Lân không tô vẽ họ mà hình như tác giả chỉ việc đưa họ từ cuộc đời thực vào trang sách. Ngay những dòng mở đầu tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân vừa ngắm nghía, vừa miêu tả ngoại hình nhân vật Tràng qua từng cử chỉ nhỏ “Hắn vừa đi vừa

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí