Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật Qua Những Biểu Hiện Bên Ngoài

mặt, nụ cười, lời nói, cử chỉ. Hoặc có khi tác giả mô tả trực tiếp ý nghĩ sâu kín, cảm xúc của nhân vật, cũng có khi nhà văn thể hiện tâm lí nhân vật qua những dòng độc thoại nội tâm.

3.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua những biểu hiện bên ngoài

Chẳng hạn ở nhân vật Tràng, tâm lí ngỡ ngàng, phấn chấn của anh nông dân xấu xí, nghèo hèn bỗng nhiên “nhặt” được vợ, Kim Lân thể hiện thật tài tình qua nét mặt và cử chỉ : “Mặt hắn có cái gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tìm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.” [28,199]. Tràng cũng muốn nói một câu gì đó “tình tứ” với vợ nhưng vụng về, lúng túng đến khổ sở “tay nọ xoa mãi vào tay kia” không thốt được câu nào cho ra hồn. Còn tâm trạng lo lắng, ngại ngùng và e thẹn của người “vợ nhặt” khi về nhà chồng được Kim Lân diễn tả chân thật qua một loạt những cử chỉ, hành động: “Chân nọ bước díu vào chân kia” khi nhìn thấy ngôi nhà xúm xó của gia đình chồng “ Ả đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài... ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Và khi đối diện với mẹ chồng “Thị cúi măt xuống, tay vân vê cái tà áo đã rách bợt”. Tâm trạng của người vợ nhặt vừa ngượng nghịu, vừa sờ sợ và có cả sự âu lo nén lại sau tiếng thở dài khi chị nhìn thấy gia cảnh nghèo túng của nhà chồng - nơi sẽ cưu mang chị trong cái đận khốn khổ vì đói.

Trong truyện ngắnLàng, ngòi bút miêu tả của Kim Lân tỏ ra rất tinh tế, sắc sảo trong việc thể hiện tâm trạng bàng hoàng, sửng sốt của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: “cổ ông lão nghen ắng hẳn lại, da măt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được”, “Ông cúi măt mà đi”, “Về đến nhà ông nằm vât ra giường” và “Nước mắt ông lão cứ tràn ra”[28,186-187]. Nỗi tủi hổ, đau đớn tinh thần của ông Hai được tác giả diễn tả cụ thể, chân thật qua từng cử chỉ, hành động và cảm giác của nhân vật. Tác giả đã hoá thân vào nhân vật để cảm nhận nỗi đau tinh thần bằng những cảm giác thật cụ thể của thể xác.

3.2.2. Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật

Nhà văn Kim Lân đã đem đến cho người đọc những cảm nhận rất thật về tâm lí nhân vật bằng việc miêu tả trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm giác của nhân vật.

Chẳng hạn ở Đứa con người vợ lẽ, người đọc được nếm trải một cảm giác đói và cảm nhận rất rõ tâm lí thèm ăn của Tư: “Tư nằm dán mình trên giường. Đầu anh nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét... Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mặt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ, chỉ muốn càu nhàu mấy tiếng... Tai nghe tiếng vo gạo sàn sạt trên rá ngoài cầu ao. Tâm trí anh xáo động lên, anh nghĩ đến bữa cơm nhà hàng xóm”[28, 25-27]. Và từ vị trí của một đối tượng đứng ngoài nhân vật, tác giả miêu tả dòng tâm trạng buồn chán của Tư: “Tư nghĩ liên miên: Anh thấy một niềm oán trách ngấm ngầm trong thâm tâm. Anh oán cha anh, người đã sinh ra anh mà săn sóc anh không chu đáo. Anh oán một cái gì không tên đã đẩy anh vào cảnh cùng quẫn. Tư nhếch một nụ cười thảm hại. Một ý tưởng chua chát hiện ra trong trí: là một thằng con vợ lẽ, không phải vì hương khói, chỉ là thằng thừa trong gia đình” [28, 27]. Đây là kết quả một quá trinh diễn biến tâm lí của nhân vật Tư. Từ thái độ chịu đựng, nhẫn nhục và lúc nào cũng kính phục người anh cùng cha khác mẹ giàu có thành đạt, đến thái độ muốn phản kháng tất cả, chán chường cuộc sống hiện tại, oán trách người cha không có trách nhiệm đẩy con cái rơi vào cảnh túng đói tội nghiệp.

Ở truyện ngắn Vợ nhặt, bỏ qua cái vẻ xấu xí, thô kệch của Tràng, tác giả đã len lỏi vào thế giới bên trong để thấu hiểu những ý nghĩ, những cảm giác rất “người” của nhân vật bỗng nhiên lấy được vợ: “Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả những ngày tháng trước mặt” [28,202]. Và bên cạnh người vợ “nhặt” của mình, Tràng cảm thấy “Một cái gì đó lạ lắm, nó mơn man khắp da thịt, tựa hồ như có bàn tay vuốt

nhẹ sống lưng”. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn, hạnh phúc gia đình, tình yêu thương như một vị thần kì diệu đã đem đến cho Tràng những cảm xúc mới mẻ, làm thay đổi hẳn con người Tràng: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn phải có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này” [28, 213]. Tràng trở thành người đàn ông chững chạc, biết yêu thương, có ý thức, trách nhiệm hơn trong tư cách người con, người chồng đối với mẹ, với vợ.

Nhà văn Kim Lân trong nhiều trường hợp còn can dự vào mạch tự sự, biến ngôn ngữ của nhân vật thành ngôn ngữ của mình để mổ xẻ, phân tích và miêu tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật. Bà cụ Tứ sau khi nghe con trai thưa chuyện về cuộc hôn nhân đầy éo le của mình, từ sự ngạc nhiên bà cụ bỗng hiểu ra tất cả: “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con cái là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì... Trong kẽ mắt của bà rì xuống hai dòng nước mắt…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bà lão khẽ thở dài, ngẩng lên đăm đăm nhìn người đàn bà. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy con mình, mà con mình mới có được vợ...thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...” [28,210-211]. Ngòi bút Kim Lân tỏ ra am hiểu sâu sắc tâm lí của người già, đặc biệt là tấm lòng yêu thương của người mẹ nghèo dành cho con. Nét nổi bật nhất trong tâm trạng bà cụ là tủi hờn, xót thương, lo lắng cho hạnh phúc mong manh của hai vợ chồng Tràng trong cái đận đói khát mờ tối cả đất trời.

Ở truyện Chị Nhâm, khi đối diện với cái chết đang đến dần, Nhâm thật sự hoảng sợ: “Nhâm chết ở đây ư? Không Nhâm còn trẻ quá, Nhâm chưa

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 11

chết được, Nhâm cuống cuồng lên, Nhâm muốn ngồi dậy, chạy nhảy. Nhâm muốn xuống tận dưới làng về nhà mẹ đi gặt, đi gánh những gánh lúa nặng chạy sầm sầm với chị với em…. Nhưng bây giờ Nhâm ngồi lên làm sao được? Nhâm bỗng oà khóc. Nhâm khóc rưng rức như một đứa bé?

“Mẹ ơi! ..Mẹ ơi! ..Mẹ có biết con đang nằm chờ chết ở đây không? Vì đâu con khổ thế này. Vì đâu con không được gặp mẹ, cấn ơi! Em đang làm gì đấy? Em có thương chị không, chị sắp chết đây?”

Nhâm càng khóc to hơn, vưà khóc Nhâm vừa gọi những người thân. “Bà Kiểm ơi! Bà Kiểm đâu rồi? Bà lên cứu cháu mấy…

Nhâm vụt nghĩ đến thằng tổng Đáng. Người Nhâm nóng ran lên, Nhâm như điên như cuồng, Nhâm muốn cắn muốn cào cho nó chết đi. Vì nó mà Nhâm đến nông nỗi này đây!”[26, 290].

Trong truyện ngắn này, nhà văn đã miêu tả thế giới nội tâm với nhiều nét tình cảm thông qua sự tự vận động tâm lí của nhân vật Nhâm. Từ sự sợ sệt, hoảng hốt đến tâm lí khát thèm được gặp gỡ, chia sẻ với người thân, song thực tại không cho phép, nhân vật hụt hẫng và trong khoảng khắc ấy Nhâm đã nhận biết được kẻ thù của mình. Và cuối cùng là sự căm thù muôn giết ngay kẻ đã đẩy mình vào tình cảnh khốn đốn. Một trong những đóng góp của Kim Lân cho thể tài truyện ngắn là việc đi sâu mổ xẻ thế giới nội tâm phong phú, đa dạng của nhân vật. Miêu tả thế giới nội tâm, nhà văn đã rất chú ý đến sự vận động từ đơn giản đến phức tạp tâm lí nhân vật với tất cả sự vi diệu của tâm hồn.

3.2.3. Miêu tả tâm lí đời sống nhân vật

Xuất phát từ cái nhìn con người ở chiều sâu tâm lí, Kim Lân đã khám phá thế giới nội tâm phong phú, đa dạng và miêu tả được những diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên, hợp lí và sâu sắc. Thông qua những tình huống truyện, cũng là những cảnh đời, nhân vật của ông đã bộc lộ đời sống tâm lí bản thân rõ rệt, từ đó góp phần giúp nhà văn khắc sâu ý nghĩa tác phẩm. Đời sống nội tâm ấy có thể được ông khắc họa ở những bình diện khác nhau.

Có khi, nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật qua những biểu hiện bề ngoài như cử chỉ, lời nói hay hành động của nhân vật. Chỉ ngay trong Vợ nhặt, ta có thể bắt gặp điều này. Ví như cảnh người đàn bà vợ nhặt lúc theo không về nhà chồng, nhìn gia cảnh của Tràng: “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị đã “đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, nén một tiếng thở dài”. Đây đâu phải là một hành động đơn thuần của nhân vật. Cái tiếng thở dài của cô gái không hẳn chỉ là thất vọng trước gia cảnh của nhà chồng, bởi thị có thể thừa hiểu gia cảnh của những người kéo xe bò thuê như Tràng trong thời cuộc ấy. Thị theo Tràng về nhưng trong lòng thị vẫn chưa dứt khoát lắm. Thị theo như một sự liều mình. Nhưng khi đặt chân vào ngõ, khi không thể thêm lần thay đổi được tình cảnh, phải thực sự chấp nhận cuộc sống mới dù cuộc sống đó có thế nào đi nữa, thì một tiếng thở dài là không tránh khỏi. Tâm trạng nhân vật được nhà văn chú tâm xây dụng từ những biểu hiện rất nhỏ mà đắt giá như thế.

Cũng có khi tác giả mô tả trực tiếp tâm lí nhân vật. Chẳng hạn ở Đứa con người vợ lẽ, người đọc được nếm trải một cảm giác đói và cảm nhận rất rõ tâm lí thèm ăn của Tư: “Tư nằm dán mình trên giường. Đầu anh nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét. Mắt se sẽ nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mặt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ, chỉ muốn càu nhàu mấy tiếng.Tai nghe tiếng vo gạo sàn sạt trên rá ngoài cầu ao. Tâm trí anh xáo động lên, anh nghĩ đến bữa cơm nhà hàng xóm. Anh ngao ngán nhìn cái bếp lạnh lẽo của nhà...” [27, 12- 15]. Đây là kết quả của một quá trình diễn biến tâm lí nơi nhân vật. Từ thái độ chịu đựng, nhẫn nhục và lúc nào cũng kính phục người anh cùng cha khác mẹ giàu có thành đạt, đến thái độ muốn phản kháng tất cả, đến cùng cực là nỗi chán chường cuộc sống hiện tại, oán trách người cha không có trách nhiệm đẩy con cái rơi vào cảnh túng đói tội nghiệp.

Ở truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn cũng đã rất tinh tế khi thấu hiểu

những ý nghĩ, những cảm giác rất “người” của nhân vật khi bỗng nhiên lấy được vợ: “Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả những ngày tháng trước mặt. Và bên cạnh người vợ “nhặt” của mình, Tràng cảm thấy “Một cái gì đó lạ lắm, nó mơn man khắp da thịt, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng” [27,150]. Hạnh phúc gia đình, tình yêu thương đã đem đến cho Tràng những cảm xúc mới mẻ, làm thay đổi hẳn con người anh: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn phải có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này” [27,158]. Tràng đã trở thành người đàn ông chững chạc, biết yêu thương, có ý thức, trách nhiệm hơn như thế.

Với nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn còn có sự chuyển hóa rất tuyệt vời giữa ngôn ngữ của nhân vật với ngôn ngữ người kể chuyện khi mô tả tâm trạng. Bà cụ Tứ sau khi nghe con trai thưa chuyện về cuộc hôn nhân đầy éo le của mình, từ sự ngạc nhiên bà cụ bỗng hiểu ra tất cả: “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con cái là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì… Trong kẽ mắt của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy con mình. Mà con mình mới có được vợ... thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...” [27, 155]. Nhà văn đã tỏ ra am hiểu sâu sắc tâm lí của người già, đặc biệt là tấm lòng yêu thương con của người mẹ nghèo. Đó là cái tâm trạng vui tất yếu khi con mình có vợ (u cũng mừng lòng), là tâm lí mang tính chất phong tục, lề thói làng quê (kể có ra, làm được dăm ba mâm thì phải đấy),

cũng vừa có cái tâm lí xót xa cho thân phận nghèo hèn. Ở nhân vật, nét nổi bật nhất trong tâm trạng là nỗi tủi hờn, xót thương, lo lắng cho hạnh phúc mong manh của đôi vợ chồng trẻ trong cái đận đói khát đến đau đớn ấy.

Một cách thức khác để khắc họa đời sống nội tâm nhân vật mà nhà văn đã sử dụng, đó là tạo dựng những dòng độc thoại nội tâm, những quá trình tự vận động của dòng tâm trạng. Trong truyện Làng, ông Hai là người yêu làng đến độ mê say. Yêu làng, tự hào về làng bao nhiêu, ông càng đau khổ, tủi nhục bấy nhiêu khi nghe tin làng theo giặc. Cuộc đấu tranh nội tâm đầy bão tố của ông Hai được nhà văn diễn tả qua những dòng tranh luận: “Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà... Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!” [27,139]. Đó là một cuộc đấu tranh phức tạp giằng xé, đan xen giữa niềm tin và sự nghi ngờ, ông Hai tiếp tục cật vấn và lí giải: “Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc chuyện ấy làm gì” [27,139]. Khi không còn nghi ngờ gì nữa ông Hai trở nên tuyệt vọng, đau đớn, tủi nhục vô cùng : “Cực nhục chưa, cả làng Việt gian !... Suốt cả cái nước Việt Nam này, người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước” [27, 142]. Có lẽ trong cuộc đời, ông Hai chưa bao giờ phải nếm trải nỗi đau tinh thần đến tột cùng như thế, nỗi đau của một người yêu làng buộc phải từ bỏ làng với một nhận thức rõ ràng: “về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ” [27, 143]. Tình yêu làng trong ông giờ đây hoà quyện trong tình yêu nước - một tình yêu có ý thức rõ ràng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Qua những dòng độc thoại nội tâm, Kim Lân đã lột tả hết sự khổ sở, sự nghi ngờ, dằn vặt của nhân vật ông Hai. Có lẽ trong nỗi đau tê dại nhất về làng của mình, trong tâm hồn người nông dân chất phác này đang diễn ra một cuộc đấu tranh đầy bão táp để khẳng định tình yêu, niềm hi vọng, lòng trung thành với làng quê và phủ nhận sự phản bội. Ở ông là cả một tâm lí hết lòng vì kháng

chiến, vì làng quê, để rồi khi nghe tin cải chính, ông vui mừng ra mặt: “Ra láo, láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả... Ông lão cứ múa tay lên mà khoe với mọi người.” Cái tâm lí nông dân lại hiện ra rõ hơn lúc nào hết: “Tối hôm ấy, ông Hai lại sang bên gian bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông” [27, 145]. Lần đầu tiên trong văn học, hình ảnh người nông dân kháng chiến không còn là những nét vẽ đơn giản, sơ lược mà họ đã có một quá trình tâm lí với những biểu hiện nội tâm phong phú, đa dạng, nhiều chiều khác nhau.

Ông lão hàng xóm, Đoàn là một đảng viên bao năm “vào sinh ra tử” lăn lộn cùng kháng chiến, bỗng nhiên trong đợt cải cách ruộng đất anh bị vu oan là “Quốc dân đảng”. Đau đớn tuyệt vọng, trong Đoàn dồn dập bao nhiêu là câu hỏi chất vấn: “Làm sao cải cách ruộng đất lại cứ nhằm Đảng viên mà bắt như thế này? Làm sao?Làm sao vậy? Cải cách ruộng đất chưa đầy ba tháng, chi bộ Đảng tơi bời, tan tác như cánh đồng lúa qua một cơn bão lụt! Chao ôi! Chua xót biết bao nhiêu. Tình cảnh này không biết trung ương có rõ cho không?” [27,200]. Và rồi Đoàn có ý nghĩ tiêu cực muốn tìm đến cái chết. Nhưng ngay lập tức: “Đoàn thấy tự xấu hổ với mình và thấy những ý định ấy hết sức vô lí, dại dột và hèn nhát nữa. Đoàn chết đi thì khó khăn này bỏ lại cho ai? Vợ con Đoàn sẽ ra sao? Ông bố già suốt một đời vun đắp, trông mong ở Đoàn sẽ ra sao? Lại còn bao nhiêu người sẽ liên lụy vì cái chết của Đoàn nữa? Không, Đoàn phải sống! Và Đoàn chết đi liệu đã thoát chưa? Hay là rồi đây người ta sẽ cho rằng Đoàn trốn đấu tranh?... Không, Đoàn phải sống! Cho dẫu hoàn cảnh có tủi nhục, đắng cay đến chừng mực nào đi chăng nữa, Đoàn cũng phải sống. Tình thương yêu và bổn phận làm cha, làm chồng day dứt trong lòng, Đoàn không thể trốn mà đi được” [27, 206]. Những dòng độc thoại đứt nối, thay đổi và vận động đã cho chúng ta thấy một phen sóng gió dữ dội đang nổi lên trong nội tâm của Đoàn. Một cuộc đấu tranh đơn thương độc mã trước những oan ức, trước những sự bất công để tự khẳng định mình và tìm ra lẽ phải.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024