Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật

tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tý, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú,vừa dữ tợn”[28,198]. Tác giả tiếp tục hoàn thiện bức chân dung của anh chàng ngụ cư nghèo đói này bằng những nét vẽ: “cái đầu thì trọc lốc”, “thân hình vậm vạp”, lưng thì to như lưng gấu”[28,198]. Không chỉ có vậy, sự vất vả, nghèo hèn như cũng thể hiện rõ qua tướng đi của Tràng: “Tràng đi từng bước mệt mỏi, cái áo nâu tàng vắt qua một bên tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về phía trước”. Người đọc tìm thấy ở Tràng một cái gì đó hoang sơ qua những nét vẽ vụng về của tạo hoá. Một bức chân dung xấu xí, thô kệch, gồ ghề hằn lên những vết tích khắc khổ, đói nghèo.

Ông lão hàng xóm, Kim Lân đã khắc họa rõ nét bức chân dung ngoại hình của cụ Chắt Dự - một người cha yêu con, sống câm lặng trong nỗi khổ đau vì sự oan ức của con trai: “Ông lão như chìm trong một giấc chiêm bao. Hai con mắt lỗ xuống, ngờ ngạc, cái mặt thì võ đi sạm lại, u tối”. Trong tình cảnh bi đát của gia đình, cụ Chắt Dự dồn hết tình thương cho những người cháu của mình. Suốt ngày “cụ không nói không rằng, hai tay ôm thằng cháu nhỏ rờ rẫm đi quanh nhà. Ông lão vừa đi vừa thở ậm è, rên lên từng chập như người đang lên cơn sốt. Cái lưng thì còng xuống, hai vai bé nhỏ, xương xẩu thì hóp lại. Có những lúc ông lão ngồi thu mình hàng giờ trong góc nhà tối im lìm nhìn ra. Hai con mắt long lanh, ri rỉ chảy xuống hai hàng nước mắt”[28,219]. Dáng điệu, cử chỉ, hành động của ông lão ẩn chứa một đời sống nội tâm sâu sắc và phức tạp. Những lo lắng, phiền muộn, rầu rĩ đan xen với nỗi sợ sệt vô hình nào đó như đang bủa vây lấy ông lão.

Người ta thường nói : “Trông mặt mà bắt hình dong”. Khuôn mặt không là dấu vết “chứng minh thư tâm lí” nhưng cũng bộc lộ cái gì đó nội tâm, tính cách con người. Nhà văn Kim Lân rất chú ý xây dựng hình tượng và tính cách nhân vật qua những chi tiết miêu tả khuôn mặt. Chẳng hạn, trong

tác phẩm Trả lại đòn, Kim Lân dừng lại rất lâu quan sát và miêu tả hai khuôn mặt của Chánh Bảy và nhà sư. Hai con người đang cùng nhau hợp bàn mưu kế cho trận quyết đấu cuối cùng nhằm giải lời nguyền. Qua cách miêu tả cụ thể, chi tiết của nhà văn, khuôn mặt của Chánh Bảy hiện ra thật gớm ghiếc đáng sợ: “Cái bộ mặt to lớn, thô kệch và gân guốc sạm đen. Cặp lông mày sâu róm sếch ngược trên tảng trán dô cao, chờm ra che cặp mắt trắng dã, tròn như ốc nhồi, nhìn vào đâu thì trô trố không chớp. Cái mũi sư tử thấp tẹt sù xì, đỏ hỏn náu giữa hai chiếc xương lưỡng quyền nhô cao. Cặp môi thâm sì như hai miếng thịt trâu chết vều lên để lộ bộ răng vẩu cải mả. Và cái quai hàm bạnh ra rất lớn, râu quai nón lâu ngày chưa cạo mọc ra tua tủa, đen sì như bôi nhọ nồi quanh mồm, quanh mặt”.[ 28,138]. Ở nhân vật này, Kim Lân dùng nhiều thành ngữ và lối so sánh quen thuộc trong dân gian để tô đậm những nét xấu xí trên khuôn mặt mà khó có họa sĩ nào vẽ được. Quả là nhà văn rất tinh tế và chính xác khi vận dụng cách nhìn sắc sảo theo con mắt của “nhà nhân tướng học dân gian” để vẽ nên khuôn mặt dữ tợn của một “tay chơi khét tiếng” giàu có.

Cũng với cách vừa tả, vừa nhìn ngắm suy xét sắc sảo theo con mắt của một nhà nhân tướng học, Kim Lân đã để người đọc có dịp tiếp cận bức chân dung của một nhà sư “hổ mang”: “Lão có một nước da trắng trẻo hồng hào. Cái mũi dọc dừa nhòm xuống cái mồm mỏng dính, tỏ ra hay nói. Nhưng đến đôi mắt thì thật quỉ quyệt gian hùng, nhỏ tí mà lúc nào cũng chớp chớp nháy nháy, mỗi lần liếc nhanh coi rất bén, rất sắc sảo, ngời lên những ánh dữ tợn”[28,138]. Trong suốt tác phẩm, nhà văn xen vào câu chuyện những dòng trần thuật để hoàn chỉnh bức chân dung của nhân vật: “Nhà sư luôn kể cho khách nghe những chuyện đâm chém giết người với đốt nhà lấy của”. Và tác giả để tự nhân vật lột trần chân tướng của mình: “Ôi chà ! Sư với mô gì, chẳng qua là núp bóng cửa thiền làm ăn cho dễ đấy thôi, chứ thiết gì". [28,140]. Chân tướng của kẻ đội lốt tu hành được tác giả điểm thêm bằng một

vài cử chỉ, hành động “lão ngừng nói, tợp một hớp rượu, gắp một miếng thịt nhồm nhoàm nhai". Rồi nóng quá “nhà sư phanh chiếc áo nâu rộng tay để hở cả ngực, cả bụng gãi sồn sột”. Nhà văn Kim Lân không chỉ miêu tả tỉ mỉ mà còn rất tài trong việc sử dụng những động - tính từ có khả năng biểu cảm cao như: quỷ quyệt, gian hùng, tợp, nhồm nhoàm, gãi sồn sột để làm nổi bật tính cách lỗ mãng, phàm tục của một kẻ “tiểu nhân” đáng sợ. Ở nhân vật này, nhà văn không chỉ miêu tả tướng hình mà qua đó còn khắc họa rõ tâm tính của nhân vật, bởi vì những kẻ có tâm địa xấu xa thì tâm tính thường bộc lộ khá rõ qua tướng mạo.

Trong truyện Đứa con người vợ lẽ, hoàn cảnh kinh tế, tính cách nhân vật ông anh Cả được thể hiện rõ qua những nét vẽ của nhà văn: “Ông bệ vệ bước vào. Khổ người phì nộn khác hẳn vẻ gầy còm của Tư. Mặt ông tròn và ngắn, lúc nào cũng vui một cách vô tư lự. Nước da trắng nhễ trắng nhại, bóng loáng như bôi dầu. Ông vẫn tự phụ là có vẻ quan dạng lắm. Đi đâu, mặc dù là ông chủ hiệu vải vùng trên ông cũng thắng bộ oai ra phết. Lúc nào cũng cắp cái cặp phồng to tướng trong đựng toàn quần áo hoặc quà bánh cho con” [28, 27]. Qua cách miêu tả của Kim Lân, người đọc không chỉ hiểu biết nghề nghiệp mà còn hiểu rõ tính cách của nhân vật. Đó là một con người vô tư, tự phụ, một kiểu người chỉ biết đến bản thân. Chẳng thế mà anh ta có thể nướng sạch hai chục bạc vào tổ tôm nhưng lại tiếc một hào mua phở cho em.

Nhân vật Nhược Dự trong truyện Con chó xấu xí là một con người kín đáo, khó hiểu. Nhà văn Kim Lân không miêu tả nhiều chỉ đôi nét vẽ sơ sài: “Khỉ Nhược Dự cùng gia đình mới đến nơi tản cư, Nhược Dự còn để cái đầu trọc, cái đầu sinh ra từ ngày còn Nhật chưa kịp chuyển sang đầu thường, nhưng chỉ mấy tháng sau tóc anh đã mọc dài, không những thế anh còn để cả bộ râu dài lượt mượt như ông cụ nữa. Bộ râu lạc lõng trên khuôn mặt non choẹt, trắng nhẫy như râu đóng kịch” [28, 266]. Chỉ đôi dòng trần thuật của nhà văn, Nhược Dự hiện lên với bức chân dung của một kẻ khôn ngoan luôn

tìm cách che đậy con người thật của mình. Việc anh ta để râu dài cũng nhằm mục đích: “già hoá” khuôn mặt non choẹt để dễ bề trốn tránh công việc kháng chiến. Ngay cả khi uỷ ban kháng chiến biết anh ta là một nhà văn và đã có lời mời cộng tác nhưng anh ta luôn đưa: “Bộ mặt rầu rĩ, băn khoăn, than thở đủ chuyện ốm đau bệnh tật” để chối từ. Ở nhân vật Nhược Dự, Kim Lân không miêu tả nhiều và kĩ như cách Nam Cao miêu tả Hoàng trong truyện Đôi mắt. Kim Lân chỉ điểm vài nét sơ lược về khuôn mặt, mái tóc, cách xử sự của anh ta, thế mà bức chân dung một con người cơ hội, giả dối, ham sống sợ chết cứ hiện lên rõ mồn một trước mặt người đọc. Miêu tả như thế, Kim Lân đã tạo sự chuẩn bị cho hành động phản bội đê hèn của anh ta qua việc anh ta “dinh tê” viết báo chửi kháng chiến. Một con người như Nhược Dự, khi cần mưu cầu cho lợi ích riêng của mình, anh ta sấn sàng bán rẻ lương tâm, phản bội bạn bè, Tố quốc.

Ngòi bút Kim Lân miêu tả ngoại hình nhân vật tỉ mỉ, chi tiết nhưng không vì thế mà thừa thãi. Mỗi nhân vật tuỳ vào tình cảnh, vào tính cách, nhà văn lựa chọn chi tiết phù hợp sao cho vừa có thể phản ánh được hiện thực cuộc sông vừa làm nổi bật con người cá thể của từng nhân vật. Với khả năng miêu tả ngoại hình nhân vật như vậy, Kim Lân đã xây dựng nên những con người cụ thể, rõ nét - góp phần cho những thành công của thể tài truyện ngắn trong văn học hiện thực (l940-1945).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tình huống

Đối với văn xuôi tự sự nói chung, truyện ngắn nói riêng, tình huống là phương diện quan trọng thể hiện tài năng, cảm xúc và phong cách của người viết truyện. Tình huống có khả năng liên kết, sắp xếp các sự việc, sự kiện theo một ý đồ riêng đã định trước của tác giả. Truyện ngắn vốn là thể tài ngắn gọn, súc tích do đó người viết truyện ngắn chỉ được phép thể hiện con người trong một tình huống nổi bật nhất của cuộc sống. Có nghĩa nhà văn phải lựa chọn được tình huống mà tự nó có thể bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách, số

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 10

phận nhân vật. Kim Lân tuy chỉ viết về những truyện đời thường song nhà văn đất Kinh Bắc này lại rất tinh tế trong việc sáng tạo tình huống để tạo dấu ấn riêng cho truyện ngắn của mình.

Có thể nói truyện ngắn Kim Lân điểm huyệt hiện thực bằng cách bắt trúng những tình huống nổi bật được ẩn giấu trong muôn mặt cuộc sống đời thường. Hơn nửa trong số 25 truyện ngắn của Kim Lân đều có tình huống truyện độc đáo. Tình huống trong truyện ngắn Kim Lân có thể chia làm hai dạng.

Dạng thứ nhất là những truyện có tình huống bất ngờ, éo le khiến nhân vật rơi vào cảnh bi đát, tội nghiệp. Mẹ con Tư bỗng nhiên bị đuổi ra khỏi nhà khi cha và mẹ già chết, rồi lâm vào cảnh thất nghiệp, đói khát triền miên (truyện Đứa con người vợ lẽ), cụ Cả Nhiêu sau khi trao hết ruộng đất cho con bỗng trắng tay và trở thành “của nợ” trong mắt người con bất hiếu (Cơm con), cô Lan xinh đẹp, giỏi giang bỗng rơi vào cạm bẫy của anh chàng Sở khanh (Nỗi này ai có biết), Cô Vịa, Người Kép già vì hoàn cảnh riêng phải cam chịu cảnh ăn nhờ ở đậu và nhận lòng thương hại của người khác.

Ở những truyện này trong một thời điểm nào đó, một lúc nào đó trong cuộc đời của nhân vật chính bỗng nhiên một tình huống trớ trêu, khổ đau ập đến với họ. Truyện thường có kết thúc buồn, tương lai của các nhân vật chính mịt mù. Chẳng hạn, ở Cô Vịa là cảnh hóa điên hóa dại và cái chết ỏ tuổi đôi mươi của Vịa, trong Nỗi này ai có biết, Lan phải bỏ nhà ra đi khi bụng mang dạ chửa, ở Đứa con người cô đầu, khi mẹ bỏ đi lấy chồng giàu sang, Thạ phải lang thang kiếm sống với bộ dạng tội nghiệp : “Hắn gầy quá. Quần áo rộng lùng bùng, sợi đã bợt nên dù vá chằng vá đụp, áo nó vẫn rách tả tơi, để hở những miếng da đen sạm vì cháy nắng”[26,27]. Khép lại truyện Cơm con là cảnh cụ Nhiêu bị con trai chửi mắng, hắt hủi.

Những tình huống và kết thúc truyện như thế đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, giúp nhà văn khái quát được những thân phận bé nhỏ, mong

manh của người lao động nghèo trước Cách mạng. Dẫu vậy, ở nhóm truyện ngắn này, Kim Lân cũng rơi vào hạn chế như một số nhà văn khác trước Cách mạng tháng Tám: không chỉ ra được những nguyên nhân xã hội làm đảo lộn mối quan hệ trong gia đình, họ tộc, làng xóm.

Dạng thứ hai là những truyện có tình huống bất ngờ, éo le, đặt nhân vật chính vào những chuyện khó xử; đối mặt thử thách mà họ buộc phải vượt qua. Tiêu biểu có các truyện Làng, Người chú dượng, Ông cả Luôn gốc me, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Nên vợ nên chồng, Chị Nhâm, Tìm em, Con chó xấu xí. Xin đơn cử một vài trường hợp, chẳng hạn ở truyện Chị Nhâm, bỗng nhiên Nhâm nhận được sự chăm sóc chu đáo của vợ chồng tổng Đáng. Sự chăm sóc không phải vì tình thương mà vì một mục đích man rợ thời Trung cổ: bọn họ sắp sửa đem Nhâm đi chôn sống làm thần giữ của. Với tình huống truyện bất ngờ như thế, Nhâm buộc phải tìm cách trốn khỏi “điạ ngục trần gian” nhà tổng Đáng. Ở Con chó xấu xí, tình huống chạy loạn nguy cấp đã khiến nhân vật “tôi” rơi vào tình thế khó xử, lưỡng lự không biết đối xử như thế nào với con chó xấu xí. Bỏ nó lại hay là mang nó đi? Chính tình huống chạy giặc bất ngờ đã tạo điều kiện để Kim Lân xây dựng thành công hai sự kiện đối sánh nhau nhằm thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đó là sự trở về trung thành của con chó và sự ra đi đớn hèn, phản bội của Nhược Dự.

Đặc biệt truyện ngắn Vợ nhặt và truyện ngắn Làng là hai tác phẩm xuất sắc nhất tiêu biểu cho nghệ thuật sáng tạo tình huống của Kim Lân.

Ở truyện ngắn Làng, Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai trước một tình huống éo le, đầy thử thách: nghe tin làng Chợ Dầu - quê ông theo giặc. Tình huống này quá bất ngờ, khiến ông Hai đau đớn, hổ thẹn và tuyệt vọng khi nghĩ về làng quê yêu dấu của mình. Kim Lân sáng tạo ra tình huống như thế cũng là cách đưa ra phép thử đắc dụng đối với tấm lòng yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến của ông Hai. Truyện cứ thế cuốn theo những

diễn biến tâm lí, quá trình đấu tranh nội tâm, giằng xé trong tình cảm của nhân vật ông Hai. Thông qua tình huống truyện, Kim Lân đã khắc họa rõ nét tính cách của ông Hai - một lão nông của thời đại Cách mạng mới.

Thành công của truyện ngắn Vợ nhặt chính là nhờ tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. Ngay tên truyện Vợ nhặt cũng gợi lên một tình huống truyện hi hữu khác lạ, hứa hẹn những chi tiết bất ngờ, ngạc nhiên với người đọc. Tràng - một anh nông dân ngụ cư, nghèo xơ xác, xấu xí, thô kệch bỗng nhiên lại “nhặt” được vợ. Tình huống bất ngờ khiến Tràng là người trong cuộc mà cũng hoang mang, ngờ vực “ngờ ngợ như không phải thế”. Kim Lân chú ý tô đậm sự ngờ vực, hoang mang ở Tràng cốt để đẩy tình huống lên điểm kịch tính. Trong cảnh đói khát thê thảm, người đói chết như ngả rạ, việc Tràng lấy vợ là một tình huống hết sức éo le, trớ trêu đặt nhân vật trước một cuộc thách đố vô cùng mạo hiểm của cuộc đời. Mở đầu, truyện khiến ta lầm tưởng một tình huống hài kịch, nhưng càng đọc càng ngạc nhiên, lo âu rồi sợ sệt cùng vợ chồng Tràng. Và thoắt cái, truyện kết thúc khiến ta thanh thản, vui lây với cảnh đầm ấm, sum vầy của gia đình Tràng. Quả là Kim Lân rất có tài trong cách tạo dựng và dẫn dắt tình huống truyện một cách hợp lí, từ tình huống ngẫu nhiên biến thành tình huống tất nhiên. Tràng cũng như những người lao động nghèo khác dẫu tình cảnh có bi đát đến đâu, họ vẫn khát khao hạnh phúc gia đình và luôn sấn lòng cưu mang người khác. Tình huống “nhặt vợ” là một tình huống sáng tạo xưa nay hiếm có trong văn chương, chắc có lẽ chỉ Kim Lân - nhà viết truyện ngắn tài năng và nhân hậu mới phát hiện, đề xuất ra một tình huống truyện độc đáo có một không hai như thế. Một tình huống vừa rất thực, vừa rất lạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Nguyễn Khải, một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại sau khi đọc Vợ nhặt đã thốt lên rằng: “ Đó là thần viết, thần mượn tay người viết nên những trang bất hủ” [21,21].

Truyện ngắn Kim Lân có tình huống éo le, nhiều bất ngờ cốt sao để

ngươi đọc cảm thông, chia sẻ với những biến động thường có, phải có trong cuộc đời nhân vật. Quan tâm và phát hiện ra những tình huống độc đáo nhưng có thật trong cuộc sống người dân quê, phân tích cách ứng xử của họ, Kim Lân đã miêu tả thành công con người bình thường ngay trong tác phẩm của mình. Xây dựng được những tình huống truyện như thế, nhà văn đã tạo nên một phong cách riêng, tiêu biểu cho nghệ thuật viết truyện ngắn của mình. Đồng thời qua những tình huống truyện bất ngờ, éo le đó, Kim Lân muốn người đọc cảm nhận sâu sắc về những phẩm chất cao quí, tấm lòng nhân hậu của những người lao động nghèo.

3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Các tác phẩm tự sự truyền thống rất tôn trọng thời gian thực tại, ít đi sâu miêu tả thế giới nội tâm mà thường tập trung miêu tả sự kiện, hành động của nhân vật. Điều này hoàn toàn xa lạ với tác phẩm của Kim Lân, truyện của ông đơn giản, không có sự kiện gì hấp dẫn nhưng lôi cuốn người đọc bởi cái nhìn khách quan, sự quan sát và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Xuất phát từ cái nhìn con người ở chiều sâu tâm lí, Kim Lân đã khám phá thế giới nội tâm phong phú, đa dạng và miêu tả được những diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên, hợp lí và sâu sắc. Nếu như nhân vật của Ngô tất Tố, Nguyễn Công Hoan còn mang những nét tâm lí đơn giản, chung chung thì nhân vật Kim Lân đã có một quá trình tâm lí phức tạp, đa chiều. Kim Lân đã thể hiện rất sống động hình tượng nhân vật qua từng cảnh ngộ, tâm tư, tình cảm khác nhau bằng khả năng phát hiện và miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật gắn với tình huống truyện. Và vì vậy nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Với bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật như thế, Kim Lân đã góp phần vào sự đổi mới theo hướng hiện đại của truyện ngắn nói chung và văn học hiện thực 1940 - 1945 nói riêng. Khi miêu tả nhân vật, Kim Lân đã khéo léo phối hợp nhiều biện pháp để khắc họa rõ nét tâm lí. Khi thì nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật qua những biểu hiện bề ngoài thể hiện ở nét

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024