Ông dụi mắt nhìn lên nóc nhà. Quả đôi chim quý báu của ông thật. Chúng nó đang há hốc mỏ ra thở, lông cánh phờ phạc, nom gầy tọp đi. Hai mắt sáng lên vì sung sướng, cặp môi héo của ông nở một nụ cười rất tươi”[27,34].
Viết về tình yêu với những con vật nuôi quanh mình, Kim Lân cũng không bỏ qua mối thân tình của con người với một loài vật rất đỗi thân thuộc, con chó. Thật là cảm động khi bạn đọc chia sẻ tấm lòng nhân vật xưng “tôi” trong truyện Con chó xấu xí. Sau khi nghe vợ của mình kể về chuyện con chó xấu xí đã lê lết về nhà để gặp chủ trước khi chết, anh ta vừa thương xót vừa xấu hổ vì cảm thấy ăn năn với những sự việc, những hành động mà mình đã đối xử với con chó: “Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó vừa cảm thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối với mình đâu” [27, 222]. Lời của “tôi” rất thành thật, cảm động. Một sự hối lỗi muộn màng, một niềm day dứt sẽ còn đeo bám nhân vật mỗi khi nhìn thấy một con chó nào khác ngang qua. Và có lẽ, cũng do bởi nhà văn đã viết rất hay, rất sâu sắc về cái tình của con người với con chó nuôi như vậy mà sau này, khi sắm vai lão Hạc trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy, ông đã thể hiện được cái tình cảm của nhân vật với cậu Vàng thật xúc động, chân thành như những gì nhà văn Nam Cao miêu tả và đạo diễn Phạm Văn Khoa mong muốn.
Là một con người đôn hậu, lại rất yêu quê hương mình, Kim Lân luôn nhìn thấy và thể hiện cái bản tính tốt đẹp, hướng thiện của người nông dân thuần phác, để rồi tái tạo lại trong tác phẩm nghệ thuật. Đọc truyện ngắn Kim Lân, bạn đọc gần như thấy vắng bóng các nhân vật với lối sống xảo quyệt, lọc lõi hay bạc ác, gian ngoan, kiểu như Bá Kiến trong Chí Phèo của Nam Cao, hay Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Trải suốt các sáng tác của nhà văn kể cả trước và sau Cách mạng tháng Tám là các nhóm nhân vật dù được
khai thác ở phương diện nào cũng đều toát lên một vẻ đẹp phong phú về đời sống tâm hồn và cao quý về nhân cách, đặc biệt là lối sống đậm tình người. Đó là cái tình với quê hương bản quán, với bà con xóm giềng, và cả cái tình với ngay những người trong những hoàn cảnh họ là đối thủ của mình nữa.
Người nông dân sống trong khuôn viên làng xã bao đời luôn trọng cái tình làng nghĩa xóm. Họ rất trọng cái tinh thần “bán anh em xa, mua láng giềng gần” mà cha ông đã đúc kết. Cũng là điều tất yếu khi một nhà văn gắn bó với làng quê như Kim Lân đã đưa vào trang sách của mình rất nhiều và rất sâu sắc những câu chuyện cảm động về cái nghĩa tình gần gụi ấy. Đầy ắp trong truyện ngắn của ông là những tình cảm đẹp đẽ của những con người “sống tối lửa tắt đèn có nhau”. Ngay từ những tác phẩm viết trước Cách mạng tháng Tám, nhà văn đã cho bạn đọc thấy được điều này. Đó là tấm lòng không tiếc bạn của ông Trưởng Thuận trước lời đề nghị thả chim vào buổi xấu trời của những người cũng sành chơi như ông (Đôi chim thành); là những nghi thức phức tạp mà ông tự Năm đã chuẩn bị thật cẩn thận, kĩ lưỡng cho buổi lễ trừ tà đầu năm mới để cầu cho cả dân làng được an lành, thịnh đạt (Đuổi tà). Sau này, tình làng nghĩa xóm ấy lại là những tiếng cười hềnh hệch của anh cu Tràng mỗi chiều đi làm về mặc sức cho lũ trẻ xóm ngụ cư “đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi”, khiến cả cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy “mỗi chiều lại xôn xao lên được một lúc” (Vợ nhặt); là lời nhắn vội vàng của ông lão hàng xóm “anh liệu mà giữ gìn đấy... Có thế nào bên tôi còn cái hầm bảo đảm được anh ạ!” với một người đang bị “xét lại” như Đoàn (Ông lão hàng xóm). Xúc động hơn nữa khi nhà văn miêu tả cái không khí ấm áp tình người mà ông Tư Mủng (Bố con ông gác máy bay trên núi Côi-kê) xúc động đến độ phải vội vã chạy trốn khi từ bệnh viện về phố: “Những người quanh đấy nghe nói ông Tư Mủng về đổ xô cả lại tíu tít thăm hỏi. Bà hàng bánh đưa bánh. Bà hàng kẹo đưa kẹo. Bà cụ hàng nước già lọng khọng cũng rót một cốc nước chè tươi đầy và gói
“Hoa Lư” vân nguyên chưa bóc đem vào mời ông Tư. Bác hàng phở làm xong bát phở không len chân vào được, gắt gỏng, quát tháo ầm ĩ cả lên. Ông Tư Mủng đỏ văng cả mặt, cuống quýt chối đây đẩy không dám nhận. Ông cảm động quá, nước mắt chỉ muốn trào ra. Ông vừa ngượng ngập, vừa vụng về, ấp úng nói chẳng nên lời. Bốn năm năm giời nay, bây giờ ông mới được gặp bà con trong phố. Được nhìn mặt từng người và thấy rõ sự săn sóc ân cần của từng người qua những khuôn mặt ân cần ấy. Ngoài đường lại thấy ba bốn tốp người nữa đang vào; cả ông già, bà già, cả ông chủ hàng cơm, mấy cô hàng xén, hàng vải nữa...” [29,127]. Xúc động biết bao, thân tình biết bao cái không khí ấm áp ấy. Và “chiều nay, ông sẽ lại đánh kẻng, gác máy bay cho đồng bào họp chợ. Và ngày mai, thằng con ông sẽ cất tiếng học đầu tiên trên quả núi ấy” [29,130]. Cuộc sống của những con người dân quê bình dị lại tiếp tục, bom đạn kẻ thù, gian khổ cuộc đời rồi lại vượt qua bởi những tình người cao đẹp ấy.
Cái nghĩa tình cao đẹp của con người với nhau trong cuộc sống cũng được nhà văn khai thác ở một hoàn cảnh ngặt nghèo hơn: trên sới vật, nơi chuyện hơn thua, được mất trở nên quan trọng hơn hết thảy. Trong ba truyện ngắn viết về thú chơi đánh vật (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật, Cầu đánh vật, Ông Cản Ngũ), nhà văn luôn tạo dựng những tình huống truyện rất hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc. Liên tiếp các cuộc đấu vật, liên tiếp các đô vật so tài. Mỗi tác phẩm nhà văn đều khéo léo cuốn độc giả vào một cuộc đấu vật sinh tử đến phút cuối cùng. Nhưng cũng ngay chính những phút cuối cùng ấy lại chẳng có một chuyện sinh, chuyện tử nào diễn ra cả. Trận đấu đầy kịch tính, tưởng như mười mươi người sống kẻ chết giữa Trạng Sặt và Trạng Kế (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật) lại có một tình huống ngoài dự định: một mảnh áo vàng cũ rơi ra. Hay như cuộc đấu giữa Đô Tàn và “Voi Cái” trong Cầu đánh vật còn không hề diễn ra chỉ bởi cái việc “dọn sới vật cho rộng rãi” của Đô Tàn, khi ông nhổ một cây nhãn và dẹp gọn con
bò buộc dưới gốc cây vào một chỗ. Ông Cản Ngũ lại thể hiện rõ hơn điều này. “Trong keo vật với cụ Cả Lâm, ông Cản Ngũ đã bị năm đầu ngón tay cứng như cái vuốt sắt của cụ Cả Lâm quặp chặt lấy xương quai xanh... toàn thân ông Cản Ngũ đã run lên bần bật... Ông Cản Ngũ hoàn toàn lệ thuộc vào sự điều khiển theo ý muốn của cụ Cả Lâm.” [27, 231]. Cản Ngũ sắp thua. Nhưng cũng đúng vào thời điểm ấy, thế trận lại lật nhào. Bất kì ai vào cuộc đọ tài đều mong mình chiến thắng. Nhưng rồi hầu khắp các cuộc đọ tài mà Kim Lân xây dựng trong truyện ngắn của mình lại vắng bóng cái không khí ăn mừng chiến công ấy. Nhà văn đã để cho các nhân vật - đô vật của mình làm điều quan trọng nhất: là một con người trước khi là một võ sĩ, con người với lối sống vị tha, yêu thương, che chở. Sau cuộc đấu trì hoãn, Trạng Sặt mời Trạng Kế về nhà mình và tôn làm thầy dạy; ông Cản Ngũ vừa đấu với Tí Trâu lại vừa “yêu quý thằng bé đến lạ lùng”, rồi Quắm Đen từng ngầm nuôi ý phục thù lại xin đi theo “kẻ thù” bằng được. Đặc biệt hơn cả là cái cách ứng xử của các đô vật trên sới. Kẻ thắng trận, ông Cản Ngũ, không hề ngạo mạn, kiêu căng mà vẫn sáng suốt nhìn nhận sự việc để thấy mình thật vinh hạnh mà trải lòng những điều không ai nghĩ tới: “Tôi không bao giờ dám nghĩ mình có thể thoát .... về đây tôi càng nghĩ càng lấy làm lạ. Đúng là cụ tha cho tôi keo vật ấy”. Còn cụ Cả Lẫm thì lại nghĩ “Khi phải đánh những miếng hiểm độc đã là hạ sách rồi... huống chi ông Cản Ngũ tiếng là đô vật, nhưng ông lại là một ông tướng nghĩa quân của quan Tán, có nên vì một keo vật mà làm hại một người bấy lâu vì dân vì nước không?” [27, 236]. Với suy nghĩ như thế, rõ ràng cụ Cả Lẫm đã vì tình cảm của con người với cộng đồng, đất nước mà chịu thua không nỡ hại ông Cản Ngũ. Như thế, cũng đồng nghĩa sới vật giữ trọn vẹn được các người tài còn có thể giúp đời, giúp nước. Cách kết thúc truyện của nhà văn thường chan chứa tình người như thế.
Vẻ đẹp của tình người được Kim Lân khai thác sâu hơn cả trong những câu chuyện về những mối quan hệ của những thành viên trong gia
đình. Đó chính là cái đạo lý làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm con cái. Trong tất cả các mối quan hệ đó, ông muốn con người lúc nào cũng phải sống “cho ra người”. Đó là tình cảm của ông Cả Nhiêu trong Cơm con. Vợ chết sớm, thân gà trống nuôi con, “tần tảo buôn rau bán hành, buôn đấu bán thúng, thôi thì xoay xỏa đủ vành.” Ông không bao giờ dám nghĩ đến việc bước thêm bước nữa, bởi lẽ ông sợ “biết rằng về nhà mình người ta có thương con mình không? Hay lại tan cửa nát nhà! ”. Có thể nói, đó là một người cha suốt cả đời chỉ yêu thương lo lắng và hy sinh cho con cái. Nhân vật gợi cho ta nhớ đến tình thương con của lão Gorio trong tác phẩm cùng tên của O.Banzac. Đó cũng là tình cảm của ông Tư Mủng với con mình trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi-kê. Với ông, đứa con như là một báu vật, là một nguồn sáng đối với ông “từ cái khuôn mặt trẻ thơ sáng rực lên một niềm tin, một nguồn an ủi làm dịu đi những đau khổ, tủi nhục cay đắng hàng ngày” [29, 68]. Và thật sự cảm động khi ta đọc truyện ngắn Người chú dượng, Kim Lân đã phác họa được cái tình người qua tấm lòng của ông Mộc gù thương vợ, thương con. Ông Mộc gù đã âm thầm chịu đựng những đau đớn vất vả, oan ức mà người vợ phải lòng trai đã gây ra. Vậy mà “Anh đỏ Mộc nát ruột nát gan, không hiểu sao lúc ấy anh lại càng thấy thương yêu vợ mình. Anh nghĩ; chẳng qua là vợ anh nó dại, nó cả nghe người. Với lại vợ chồng ăn ở với nhau bằng ấy năm giời, đem nhau từ quê lên đây làm ăn, không lẽ mỗi lúc bỏ nhau? (...) Thôi thì, vợ mình trước sau vẫn là vợ mình, bới xấu ra làm gì cho thêm tan nát... Ngày ấy không có đứa con thì tôi cũng muốn chết quách cho rồi anh ạ. Thương nó mình phải sống mà nuôi nó” [29,186]. Vì những đứa con, những bậc làm cha, làm mẹ ấy có thể vượt lên trên tất cả, có thể làm được những điều tưởng chừng như họ không thể làm nổi. Bà mẹ Cẩn trong truyện ngắn cùng tên cũng đã thương con bằng tình thương như thế: “Bà mẹ Cẩn chỉ cắn răng lại, không kêu ca nửa lời. Bà nhân nhục chịu đựng tất cả. Bà chỉ biết có đứa con, chỉ thấy có đứa con, chỉ nghĩ đến đứa con. Bà dồn hết
Có thể bạn quan tâm!
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 1
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 2
- Quan Niệm Về Đặc Điểm Của Nhân Vật
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 5
- Quan Niệm Của Kim Lân Về Việc Viết Văn
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 7
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
tâm lực cho đứa con. Bao nhiêu oan trái, đắng cay, cực nhọc trên đời không gì sánh nổi tấm lòng bà mẹ yêu thương đứa con của mình. Càng đau khổ, càng thương yêu dữ dội” [28, 510].
Từng trải nghiệm qua hoàn cảnh bi đát nhất trong lịch sử của đất nước, nạn đói Ất Dậu 1945, Kim Lân đã có một cái nhìn rất khác biệt về số phận và nhân cách con người. Vấn đề cái đói đã từng được rất nhiều nhà văn cùng thời đề cập đến, nhưng quan niệm giống như ông lại không nhiều. Ông cho rằng: “Khi đói, con người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, vân khát khao hạnh phúc, vân hướng về ánh sáng, vân tin vào sự sống và vân hi vọng ở tương lai” [24, 89]. Tác phẩm thể hiện rõ nhất quan niệm trên của nhà văn chính là Vợ nhặt. Ở Vợ nhặt, câu chuyện tình người lại được nhà văn khám phá và ngợi ca trên rất nhiều cung bậc khác nhau. Có tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ nghèo, có tình thương yêu, đùm bọc chở che nhau của bao con người trong cơn tao đọan, có nghĩa vợ chồng đầy trân trọng, cảm thông. Chừng ấy điều thiêng liêng, cao quý được bật lên từ khung cảnh tối tăm của nạn đói đã tràn đến tự lúc nào với những bóng người đi lại dật dờ, xanh xám như những bóng ma, người chết như ngả rạ.... Và một tiếng “Chậc. Kệ!” giản đơn đã đưa hai con người khốn khổ đến với nhau. Tràng “lấy vợ” khi còn chẳng biết có nuôi nổi thân mình không. Người đàn bà lấy chồng, đã chấp nhận phận theo không, nhặt được, mà cũng chẳng kì vọng gì nhiều vào sự đổi thay số phận khi chứng kiến gia cảnh nhà chồng. Cái ngực lép nhô hẳn lên của thị đã phải “nén một tiếng thở dài”. Người mẹ nghèo với nỗi lo đau thắt: “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Nhưng rồi vượt lên hết thảy, gia đình họ đã có một luồng sinh khí thật mới, thật tươi sáng, như chính cái ánh sáng của buổi sớm mùa hè sáng lóa đã xói vào mắt Tràng. Một nhịp sống mới lại đang cựa mình hồi sinh. Hạnh phúc mới đã trả lại cho người vợ nhặt vẻ “hiền hậu đúng mực”.
Bàn tay từng đẩy chiếc xe bò duyên phận, bàn tay quệt đũa ngang miệng hôm qua, nay đã sắp đặt, sửa sang nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Hạnh phúc mới của những đứa con đã khiến cái mặt bủng beo, u ám thường ngày của bà cụ Tứ rạng rỡ hẳn lên. Đặc biệt hơn cả là anh cu Tràng với bao cảm xúc mới mẻ. Hắn nhận ra những đổi thay quanh nhà, hắn thấy “hắn thương yêu, gắn bó với căn nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa, che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người. Hắn thấy hắn phải có bổn phận phải lo cho vợ con sau này” [27, 158]. Những suy nghĩ mà có lẽ là lần đầu tiên xuất hiện trong óc hắn. Dù bữa cơm đón nàng dâu mới chỉ là niêu cháo lõng bõng, lùm rau chuối thái rối và một nồi cháo cám đắng chát, nhưng cũng không ngăn được họ nghĩ về tương lai, nghĩ về lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
Khi chọn viết về các đề tài nông thôn, Kim Lân đã triệt để khai thác và khám phá mọi ngõ ngách của đời sống làng xã Việt Nam. Đối tượng con người được đề cập trong tác phẩm của ông, vì thế, cũng chủ yếu là người dân lao động thôn quê bình dị, chất phác. Những mâu thuẫn ngàn đời của làng xã, những bon chen của thời cuộc dường như xa lánh trang văn của ông. Những con người nhân vật của tác phẩm đều được nhà văn đặt vào chính cái môi trường sống thân thuộc nhất của họ: làng xã, để mà ngợi ca, khám phá. Vẻ đẹp người nông dân trong tác phẩm của Kim Lân, vì thế, luôn gắn liền với vẻ đẹp của những phong tục văn hóa đồng quê Bắc Bộ đặc thù. Họ yêu cái không gian sống gắn bó lâu đời của mình, họ yêu cái công việc đồng áng bao đời ông cha để lại, họ yêu và cũng chính họ tự tạo nên cho mình những thú chơi tao nhã lúc nông nhàn, họ sống với nhau bằng cái nghĩa tình thân thiết.. Ông phát hiện và ngợi ca những vẻ đẹp nơi họ với một tình cảm hết sức tốt đẹp, với cả sự trải nghiệm của chính bản thân, một người nông dân, một đứa con của làng thực thụ.
Trần Đình Sử trong Dẫn luận Thi pháp học đã cho rằng: “Nghệ sĩ đích thực là người suy nghĩ về con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó, càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ” [58,49]. Sức sống của những tác phẩm của Kim Lân sở dĩ có được như hôm nay cũng là bởi ông đã có những suy nghĩ tích cực về con người như thế.
1.2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp
Với người nghệ sĩ nói chung, nhà văn nói riêng, việc sáng tạo nghệ thuật cũng là việc sáng tạo cái đẹp. Với họ, cái đẹp phải là phạm trù liên quan và hướng tới đời sống của con người. Một tác phẩm nghệ thuật đẹp phải là tác phẩm “thể hiện những giá trị nhân bản, xã hội, do đó khẳng định giá trị của con người trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và con người, thúc đẩy sự phát triển hài hòa của nhân cách, làm nảy sinh và bộc lộ ngày càng đầy đủ những sức mạnh và năng lực của con người” [11, 34- 35]. Cho nên, người nghệ sĩ được coi là mang trong mình cái sứ mệnh đi kiếm tìm cái đẹp. Thạch Lam, trong tác phẩm Theo giòng của mình, đã rất sâu sắc khi nói về hành trình gian truân mà cao cả ấy: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Với sứ mệnh thiêng liêng này, mỗi nhà văn lại có một hướng đi riêng độc đáo để rồi khám phá ra biết bao vẻ đẹp phong phú của cuộc đời. Nếu Nguyễn Tuân mải mê đi kiếm tìm những vẻ đẹp tài tử, siêu phàm thì Thạch Lam lại say sưa với những cái đẹp man mác buồn và hơi cổ điển, những cái đẹp của đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc mà tinh tế. Nếu Nhất Linh, Khái Hưng đi ngợi ca cái đẹp ở những con người tân thời mới, trẻ trung, yêu đời, mạnh bạo đòi quyền sống, quyền yêu, thì Nam Cao lại day dứt và từ đó đi sâu khám phá những vẻ đẹp ẩn tiềm từ “những kiếp đau khổ, lầm than”. Sau này, nhà văn Nguyễn Minh Châu lại có hứng thú đi kiếm tìm những vẻ đẹp còn khuất lấp trong cuộc đời ...