ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN MINH
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Có thể bạn quan tâm!
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 2
- Quan Niệm Về Đặc Điểm Của Nhân Vật
- Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân - 4
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN MINH
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Văn Minh
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đoàn Đức Phương, người thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thày giáo, cô giáo trong trường, các thày giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trường, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Văn Minh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Cấu trúc luận văn 9
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA KIM LÂN 10
1.1. Khái quát về nhân vật10
1.1.1. Khái niệm về nhân vật 10
1.1.2. Quan niệm về đặc điểm của nhân vật 12
1.2. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân14
1.2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người 14
1.2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp 26
1.2.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn 36
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2. CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN 41
2.1. Nhân vật mang thân phận bé nhỏ 41
2.2. Nhân vật mang hồn cốt quê hương 51
2.3. Nhân vật có sức sống tiềm tàng 58
Tiểu kết chương 2 64
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN 65
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tình huống 65
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 65
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tình huống 70
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 74
3.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua những biểu hiện bên ngoài 75
3.2.2. Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật 76
3.2.3. Miêu tả tâm lí đời sống nhân vật 78
3.3. Ngôn ngữ của nhân vật 84
3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại 84
3.3.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm 88
Tiểu kết chương 3 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân (1920 - 2007) thuộc một trong nhóm những nhà văn viết tuy không nhiều nhưng lại tạo được nhiều dấu ấn cho người đọc. Nhắc đến ông, không những người đọc mà ngay cả bạn văn của ông đều cảm nhận sự gần gũi, thân thiết và nể trọng. Tên tuổi của ông được công chúng biết đến từ năm 1942 khi ông cho đăng Đứa con người vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật. Hơn tám mươi năm cuộc đời, gần sáu mươi năm theo nghiệp văn chương, ông đã để lại khoảng ngoài ba mươi tác phẩm chủ yếu là truyện ngắn, mà tác phẩm nào cũng có một chỗ đứng sâu sắc trong lòng độc giả.
Kim Lân thuộc một trong số không nhiều nhà văn luôn có tác phẩm được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn phổ thông qua các thời kỳ. Trước năm 1995, ông có hai tác phẩm được đưa vào chương trình dạy học là Làng (lớp 9 Phổ thông Cơ sở) và Vợ nhặt (lớp 12 Phổ thông Trung học). Sau năm 1995, trong chương trình chỉnh lý sách giáo khoa, hai tác phẩm kể trên vẫn được giữ nguyên vị trí tại chương trình giảng dạy ở các khối lớp. Đặc biệt, tác phẩm Vợ nhặt có mặt trong cả ba bộ sách: Văn học 12 chưa phân ban và Ngữ Văn 12 thí điểm ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngữ Văn 12 thí điểm ban Khoa học Tự nhiên. Hiện nay, khi chương trình Ngữ Văn phổ thông đã có sự thống nhất thì Làng và Vợ nhặt vẫn là các tác phẩm được giảng dạy như trước. Vợ nhặt vẫn có mặt trong hai bộ sách Chương trình chuẩn và Chương trình nâng cao. Cùng với đó, cái tên Kim Lân và Vợ nhặt cũng xuất hiện khá thường xuyên trong các đề thi tốt nghệp Trung học Phổ thông và đề thi tuyển sinh Đại học nhiều năm gần đây. Có thể thấy, Kim Lân là một nhà văn luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học dân tộc.
Trong tác phẩm của Kim Lân, thế giới nhân vật luôn là yếu tố tạo dấu ấn đặc biệt với bạn đọc. Bởi, nhân vật chính là phương tiện để nhà văn khái
quát hiện thực đời sống một cách hình tượng, cũng là nơi để họ thể hiện nhận thức của mình về muôn mặt cuộc đời. Khi viết truyện, Kim Lân luôn có ý thức tạo dựng nhân vật một cách kỹ lưỡng, sao cho vấn đề truyền tải đến bạn đọc được hiệu quả nhất. Bởi vậy, việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân không chỉ giúp bạn đọc phần nào thấy rõ hơn những thông điệp, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống mà còn thấy rõ hơn về tài năng nghệ thuật viết truyện ngắn của ông.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân để thực hiện Luận văn nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Là cây bút viết truyện ngắn, sớm có chỗ đứng vững chãi trên văn đàn dân tộc, cũng là nhà văn được bạn đọc trân trọng và yêu mến trong suốt thời gian qua, Kim Lân và tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng bàn luận, nghiên cứu của rất nhiều học giả, độc giả khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin hệ thống một số ý kiến, nhận xét nổi bật về tác giả, tác phẩm của ông.
2.1. Những ý kiến, nhận xét về truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám
Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đến với làng văn bằng một loạt các truyện ngắn như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già, Cô Vịa, v.v… Đó là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Nguyên Hồng - người bạn văn của Kim Lân đã nhận xét về những truyện ngắn Kim Lân thời kì này trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi rằng: “Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy... Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của đời sống